Lá mơ và những công dụng tuyệt vời từ loại lá này
Ngày cập nhật :03/02/2023
Lá mơ không chỉ là một loại rau thơm trong những món ăn. Mà đây còn là một trong những vị thuốc để điều trị nhiều bệnh lý. Vậy lá mơ là gì và có những công dụng như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé!
Nội Dung Chính
- 1 Thế nào là lá mơ?
- 2 Đặc điểm thực vật của lá mơ
- 3 Phân bố và bộ phận dùng
- 4 Thu hái, sơ chế và bảo quản
- 5 Công dụng của lá mơ lông trong Đông y
- 6 Tác dụng của mơ tròn trong y học hiện đại
- 7 10+ Bài thuốc điều trị bệnh từ lá mơ
- 7.1 Sát khuẩn
- 7.2 Trị giun từ lá mơ
- 7.3 Giảm đau nhức xương khớp ở người già
- 7.4 Lá mơ chữa bệnh viêm đại tràng
- 7.5 Điều trị bệnh viêm tai giữa ở trẻ nhỏ
- 7.6 Trị tiêu chảy do nhiệt
- 7.7 Chữa hội chứng ruột kích thích (IBS)
- 7.8 Chữa co giật
- 7.9 Làm mau lành vết thương ngoài da
- 7.10 Điều trị bệnh thấp khớp, bí tiểu tiện
- 7.11 Làm tăng tiết sữa ở phụ nữ sau sinh
- 7.12 Giảm đau và các triệu chứng khó chịu khi bị đau bụng, chướng hơi, bí tiểu
- 7.13 Điều trị bệnh lỵ amip
- 8 3+ Món ăn từ lá mơ có thể điều trị bệnh
- 9 Lưu ý khi sử dụng mơ tam thể
Thế nào là lá mơ?
Lá mơ còn có tên gọi khác là mơ tam thể, lá thúi địch, là một loại dây leo, dễ trồng dễ mọc. Lá mọc đối, hình trứng, hai mặt có nhiều lông mịn, lá có màu tím nhạt, hoa màu tím. Cây dễ nhận biết vì có mùi khá khó chịu nhưng rất hiệu quả cho những người đầy hơi hoặc rối loạn đường tiêu hóa.
- Tên khác: Mơ tam thể, lá thúi địch, mơ tròn, ngưu bì đống, mơ leo, dây mơ lông
- Tên khoa học: Paederia tomentosa
- Họ: Cà phê
Đặc điểm thực vật của lá mơ
Cây lá mơ thuộc dạng thân leo, dễ phát triển. Cây có lá hình trứng, mọc đối, một đầu nhọn, màu tím nhạt ở mặt dưới và màu xanh ở mặt trên. Ở giữa lá có đường gân nổi rõ được bao phủ bằng một lớp lông mịn ở trên. Phía dưới lá có cuống mảnh.
Hoa cây dây mơ lông mọc thành chùm ở nách lá hoặc trên ngọn, hình loa kèn. Hoa có 6 cánh màu trắng, ở giữa màu tím nhạt. Quả hơi tròn, dẹt, được bao phủ bằng một lớp vỏ mỏng màu vàng. Bên trong quả chứa 2 nhân dẹt, có cánh màu nâu đen.
Toàn thân cây khi vò nát sẽ bốc mùi thối khó chịu. Cây có khả năng sinh trưởng mạnh và rất dễ phát triển.
Hiện tại Việt Nam có khoảng 5 loại cây mơ lông khác nhau. Trong đó, mơ lông được sử dụng phổ biến nhất.
Phân bố và bộ phận dùng
Cây thúi địch được tìm thấy ở nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên nhiều nhất là ở các vùng Ấn Độ, Malaysia, Việt Nam.
Ở nước ta, cây có mặt ở khắp nơi. Nó được trồng làm hàng rào và lấy lá làm thực phẩm, dược liệu. Ngoài ra, cây còn phát triển ở các bụi rậm, bờ vườn.
Lá mơ là bộ phận được sử dụng nhiều nhất. Đôi khi thân và rễ cũng được dùng trong một số bài thuốc chữa bệnh.
Thu hái, sơ chế và bảo quản
Lá mơ được thu hái bất kì thời điểm nào trong năm. Lá đem về sẽ được đem sử dụng ngay ở dạng tươi hoặc phơi khô với số lượng lớn dùng dần.
Phần thân, rễ cũng được đem cắt ngắn. Dùng tươi hoặc phơi khô.
Dược liệu phơi khô cần được cất trong bao ni lông hoặc hũ có nắp đậy kín và để nơi thoáng mát. Lá mơ khô rất dễ bị mốc nên tránh để nơi ẩm ướt.
Thành phần hóa học chính của mơ tròn
Trong mơ tròn chứa nhiều tinh dầu, trong đó bao gồm các chất như:
- Bisulfur carbon
- Alcaloid
- Paederin
- Scanderoside
- Sulfur dimethyl disulphit
Ngoài ra, phân tích thành phần của lá mơ, các nhà nghiên cứu còn tìm thấy methyl mercaptan. Đây chính là hoạt chất tạo nên mùi thối đặc trưng của loại lá này.
Công dụng của lá mơ lông trong Đông y
Trong đông y mơ tròn được coi là một trong những vị thuốc điều trị bệnh. Bởi laoij lá này có những tác dụng như:
- Vị đắng, tính mát
- Có tác dụng thanh nhiệt, sát trùng, trừ phong hoạt huyết, chỉ thống giải độc, tiêu thực đạo trệ, trừ thấp tiêu thũng.
- Thường được dùng để chữa các chứng phong thấp, đau nhức, đau bụng, kiết lỵ, phù thũng, đầy bụng, chậm tiêu, trẻ nhỏ suy dinh dưỡng (cam tích, gan, lách sưng to, trúng độc, thoát giang (sa trực tràng), mụn nhọt mọc ở lưng, bạch đới, tổn thương do trật đả…
- Theo kinh nghiệm dân gian, công dụng của mơ lông là giúp thanh nhiệt, sát khuẩn và trị các bệnh về đường tiêu hóa rất tốt.
Liều dùng 20 – 30g/ngày, có thể dùng đến 50g vẫn an toàn. Nếu ăn ít, với tính cách như rau thơm thì lá mơ thanh nhiệt và chống dị ứng.
Thịt chó nóng, lá mơ thanh nhiệt. Thịt chó là protein lạ có thể gây dị ứng, mơ tròn lại chống dị ứng. Như vậy, thịt chó ăn với mơ lông là một cặp kết hợp dược lý rất hay mà người xưa đã từng thực hiện.
Xem thêm: Cây bìm bịp: 10+ Công dụng chữa bệnh không ngờ đến
Tác dụng của mơ tròn trong y học hiện đại
Nghiên cứu hiện đại cho thấy hoạt chất sulfur dimethyl disulphit trong lá mơ có tác dụng tương tự như kháng sinh. Giúp kháng viêm, tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.
Bên cạnh đó thành phần paederin ( alkaloid ) cũng thể hiện hoạt tính sinh lý cao đối với hệ thần kinh của người.
Bởi vậy lá mơ có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, khu phong, lợi thấp, kích thích tiêu hóa, kháng viêm, giảm đau, hoạt huyết, tiêu sưng, giảm ho. Chủ trị các chứng:
- Tiêu chảy
- Ăn không tiêu
- Đau nhức xương khớp
- Phong thấp
- Kiết lỵ, lỵ amid
- Suy dinh dưỡng, tiêu hóa kém ở trẻ em
- Ho gà
- Chấn thương, nhiễm trùng ngoài da
- Viêm tai giữa và một số căn bệnh khác.
10+ Bài thuốc điều trị bệnh từ lá mơ
Dưới đây là một số điều trị bệnh từ lá mơ mà người bệnh có thể tham khảo và sử dụng tại nhà khi cần thiết.
Sát khuẩn
Lá mơ lông có công dụng sát khuẩn, diệt khuẩn lỵ amip và simela – hai vi khuẩn gây tình trạng kiết lỵ. Những người bị kiết lỵ, sử dụng thuốc tây không đỡ, nên áp dụng cách này:
- Mơ lông rửa sạch, băm nhỏ, trộn đều với lòng đỏ trứng gà.
- Dùng lá chuối để lót xuống đáy chảo rồi đổ hỗn hợp lá mơ và trứng gà lên, đun lửa nhỏ.
- Khi chín một mặt thì lật nướng tiếp mặt còn lại cho chín đều.
- Ăn món này liên tục 2-3 ngày, chữa đau bụng tiêu chảy, kiết lỵ và các bệnh liên quan đường ruột.
Lưu ý: Không dùng lòng trắng trứng vì chúng gây khó tiêu. Lá chuối được sử dụng phải còn tươi giúp món ăn chín từ từ, không mất tinh dầu của lá mơ.
Trị giun từ lá mơ
Để chữa giun kim và giun đũa, bạn lấy lá mơ tam thể (30 – 50g), giã nhỏ, thêm ít muối, ăn sống hoặc vắt lấy nước uống. Dùng liền 3 buổi sáng vào lúc đói, giun sẽ ra.
Ngoài ra, bạn có thể lấy lá mơ lông (30g), cho vào 50ml nước chín, giã vắt lấy nước cốt bơm thụt vào hậu môn, giữ lại khoảng 20 phút, vào 7-8 giờ tối trước khi đi ngủ, giun sẽ ra.
Giảm đau nhức xương khớp ở người già
Người già thường bị phong thấp, đau khớp, nhức mỏi khi thời tiết thay đổi. Có 3 cách giúp giảm đau hiệu quả từ lá mơ, bạn có thể tham khảo:
- Cách 1: Lá mơ lông sắc lấy nước uống, có thể sử dụng cả thân và lá đều được.
- Cách 2: Giã dập lá mơ lông rồi cho vào tách, đổ nước sôi vào hãm như trà. Sau đó, rót nước ra cốc, cho thêm một chút rượu vào uống.
- Cách 3: Cắt nhỏ thân và lá mơ, sau đó, phơi khô. Lấy 1kg mơ lông khô ngâm với 2 lít rượu trong 10 ngày. Mỗi ngày uống 1-2 ly. Ngoài uống, bạn có thể sử dụng để xoa bóp giúp giảm đau.
Lá mơ chữa bệnh viêm đại tràng
Từ xa xưa, y học cổ truyền đã sử dụng lá mơ lông trong điều trị các triệu chứng liên quan tới hệ tiêu hóa, đặc biệt là tiêu chảy, viêm đại tràng, khó tiêu, đầy bụng, sa trực tràng…
Y học hiện đại cũng chứng minh, lá mơ chứa các thành phần hóa học như: Protein, Caroten, Vitamin C và tinh dầu… có tác dụng rất tốt trong việc ức chế sự phát triển của một số vi khuẩn, được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc chữa viêm đại tràng, rối loạn tiêu hóa, hội chứng ruột kích thích.
Những người gặp phải hiện tượng đau bụng, đi ngoài sau khi ăn đồ lạ, thường xuyên bị đầy bụng, chướng hơi… có thể là biểu hiện của rối loạn tiêu hóa, hội chứng ruột kích thích.
Tình trạng này không gây nguy hiểm nhưng khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu và mệt mỏi. Để cải thiện triệu chứng trên, người bệnh có thể áp dụng bài thuốc từ lá mơ như sau:
- Lá mơ rửa sạch, băm nhỏ.
- Gừng tươi giã nhuyễn, lọc lấy nước.
- Trộn đều hỗn hợp gồm lá mơ lông, gừng và trứng gà với nhau.
- Chưng cách thủy cho đến khi chín và ăn ngay lúc nóng.
- Mỗi ngày ăn 1 lần, thực hiện trong 15 ngày liên tiếp để đạt hiệu quả cao nhất.
Điều trị bệnh viêm tai giữa ở trẻ nhỏ
- Chuẩn bị: Lá mơ lông tươi
- Cách dùng: Rửa mơ tam thể cho sạch rồi đem hơ trên lửa cho héo. Vò lá rồi nhét vào bên lỗ tai bị bệnh. Thực hiện cách này vào buổi tối trước khi đi ngủ và để qua đêm. Lá mơ sẽ hút hết mủ và dịch trong tai, đồng thời sát khuẩn, giúp trẻ bớt đau.
Trị tiêu chảy do nhiệt
- Chuẩn bị: 16 gam lá mơ và 8 gam nụ sim
- Cách dùng: Kết hợp 2 nguyên liệu trên sắc với 500ml nước. Đun lửa liu riu cho đến khi nước sắc cô đặc còn khoảng 200ml thì ngưng. Gạn ra chia 2 lần uống. Bài thuốc này dùng trong các trường hợp bị đi lỏng nhiều lần trong ngày, phân có mùi khẳm kèm theo tình trạng chướng hơi, đau quặn bụng, môi khô, hay khát nước, nóng rát ở hậu môn, nước tiểu màu vàng đậm.
Chữa hội chứng ruột kích thích (IBS)
- Chuẩn bị: 40 – 100g lá mơ, 10g gừng tươi, 1 lòng đỏ trứng gà
- Cách dùng: Lá mơ thái nhuyễn, gừng giã lấy nước cốt, trứng gà đánh cho tan. Trộn cả 3 nguyên liệu trên với nhau, đem hấp chín. Dùng mỗi ngày 2 lần khi còn nóng.
Chữa co giật
- Chuẩn bị: 15 – 60g lá mơ tươi, vài hạt muối ăn
- Cách dùng: Say nhuyễn lá mơ cùng 1 bát nước ấm. Lọc nước cốt, thêm muối vào quấy đều cho tan. Uống hỗn hợp này trước khi ăn.
Làm mau lành vết thương ngoài da
- Chuẩn bị: Vài cái mơ tam thể
- Cách dùng: Giã nát mơ lông và đắp trực tiếp vào khu vực tổn thương mỗi ngày 2 lần. Trước khi dùng lưu ý rửa kỹ lá mơ với nước muối để diệt khuẩn, ngăn ngừa nhiễm trùng cho vết thương.
Điều trị bệnh thấp khớp, bí tiểu tiện
- Chuẩn bị: 60g lá mơ tươi
- Cách dùng: Đun sôi 300ml nước rồi cho lá mơ vào. Nấu thêm 15 phút nữa, vớt bỏ xác lá. Nước giữ lại để nguội còn hơi âm ấm uống hết trong 1 lần.
Làm tăng tiết sữa ở phụ nữ sau sinh
- Chuẩn bị: Bột nếp, lá mơ
- Cách dùng: Lá mơ cắt nhỏ rồi đem nhồi với bột nếp sao cho hỗn hợp hơi dền dệt. Cho lên bếp xào nóng chườm vào hai bên ngực trong khoảng 1 tiềng sẽ kích thích tiết ra nhiều sữa hơn.
Giảm đau và các triệu chứng khó chịu khi bị đau bụng, chướng hơi, bí tiểu
- Chuẩn bị: 15 – 60g mơ tam thể
- Cách dùng: Sắc lá thúi địch đã chuẩn bị cùng với 3 chén nước. Gạn lấy nước sắc pha chung với 1 chén nước ép trái cây bất kì và uống ngày 1 lần. Hỗn hợp này không chỉ có tác dụng giảm đau mà còn giúp nhuận tràng, kích thích tiêu hóa, lợi tiểu, làm tăng vị giác.
Điều trị bệnh lỵ amip
- Chuẩn bị: 50g mơ lông, 150g cỏ mực, 30g lá đại thanh, 12g dây ba mươi, 16g hạt cau khô, 8g vỏ cây đại.
- Cách dùng: Hạt cau khô sao vàng, vỏ cây đại cạo bỏ lớp vỏ bên ngoài sao vàng. Đem tất cả sắc uống ngày 3 lần. Uống sau khi ăn 30 phút. Dùng mỗi ngày 1 thang liên tục trong 2 tuần. Trường hợp đi ngoài nhiều lần thì cắt giảm vỏ đại.
3+ Món ăn từ lá mơ có thể điều trị bệnh
Người bệnh có thể chế biến lá mơ thành những món ngon dưới đây để có thể điều trị bệnh.
Uống nước lá mơ nguyên chất
Bản thân lá mơ có nhiều lợi ích cho sức khỏe như: kháng viêm, kiểm soát sự phát triển của vi khuẩn và sát chung. Người bệnh có thể cải thiện những triệu chứng của bệnh thông qua việc uống nước lá mơ nguyên chất.
Cách chế biến mơ lông chữa bệnh đau dạ dày vô cùng đơn giản và dễ thực hiện. Dưới đây là cách làm nước lá mơ nguyên chất tại nhà:
- Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị một lượng mơ lông cần dùng. Lượng lá mơ có thể chuẩn bị từ 20 đến 30 g
- Rửa sạch mơ tam thể nhằm loại bỏ chất bẩn và vi khuẩn. Để việc rửa mơ lồnhiệu quả hơn, bạn có thể ngâm lá mơ với nước muối loãng.
- Bạn có thể ép hoặc giã nát mơ tam thể rồi lọc qua rây để lấy được nước nguyên chất.
- Nước thúi địch nguyên chất có thể được sử dụng trực tiếp hoặc pha thêm nước.
Lá mơ lông và dạ dày heo
Món ăn từ rễ mơ lông với dạ dày được rất nhiều người ưa thích. Bên cạnh đó, nó cũng đem lại những lợi ích trong việc điều trị bệnh.
Khi dạ dày bị đau, cơ thể rất dễ bị suy nhược do mệt mỏi. Việc bổ sung dinh dưỡng từ rễ mơ lông với dạ dày heo rất quan trọng. Bởi dạ dày heo có rất nhiều chất đạm và giúp bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể.
Cách làm:
- Làm sạch và để ráo dạ dày và lá mơ
- Đối với dạ dày, bạn cần cắt nhỏ và nấu dạ dày cho mềm
- Khi dạ dày để mềm tới, bạn thả rễ lông mơ vào nồi và tiếp tục hầm thêm khoảng 15 phút đến 20 phút.
- Cuối cùng chắt nước ra uống.
Cách dùng lá mơ lông chữa đại tràng
Theo kết quả nghiên cứu khoa học, trong lá mơ lông có chứa nhiều chất như protein, beta caroten và vitamin C… Có tác dụng giúp sát khuẩn đường ruột, tiêu viêm và chống co thắt đại tràng. Không chỉ vậy, chúng còn giúp giảm nhanh một số triệu chứng rối loạn tiêu hoá của bệnh như:
- Đau bụng
- Đầy hơi
- Ăn uống không tiêu
- Đi ngoài nhiều lần…
Dùng lá mơ lông chữa đại tràng tại nhà an toàn, lành tính, mang lại hiệu quả cao. Cách thực hiện như sau: Mơ lông (loại bánh tẻ)100g rửa sạch và thái nhỏ sau đó trộn với 2 lòng đỏ trứng gà, có thể cho thêm một chút muối cho có vị. Hỗn hợp trên cho vào chảo sau đó lót một lớp lá chuối tươi và chiên chín, ăn khi còn nóng.
Lưu ý: Khi chiên không cho dầu mỡ, thực hiện kiên trì trong vòng 2 tuần giúp giảm các triệu chứng của viêm đại tràng.
Xem thêm: Hoa nhài: 20+ Công dụng chữa bệnh và làm đẹp nên biết
Lưu ý khi sử dụng mơ tam thể
Lá mơ tam thể được đánh giá là khá an toàn khi dùng theo đường uống và đường bôi ngoài da. Mặc dù vậy khi sử dụng bạn cũng cần lưu ý:
- Hỏi ý kiến chuyên gia, bác sĩ trước khi sử dụng
- Sử dụng mơ tam thể sạch để làm thuốc. Dù ăn sống, đắp ngoài hay sắc nước uống cũng nên ngâm với nước muối khoảng 20 phút để khử khuẩn.
- Dùng đúng liều lượng được khuyến cáo hoặc theo hướng dẫn của thầy thuốc
- Không dùng lá mơ nếu bạn bị dị ứng với bất cứ thành phần nào của loại lá này
Qua bài viết trên, chắc hẳn bạn đọc đã nắm được thông tin lá mơ có tác dụng gì. Nếu gặp các vấn đề về hệ tiêu hóa, ngoài việc áp dụng các bài thuốc từ mơ lông, người bệnh nên có chế độ ăn uống khoa học, sinh hoạt hợp lý.