Hoa nhài: 20+ Công dụng chữa bệnh và làm đẹp nên biết

Tham vấn y khoa : Bác sĩ

Ngày cập nhật :02/12/2021

Hoa nhài không chỉ biết đến là cây cảnh có hương thơm dễ chịu. Loài cây này còn có nhiều công dụng với sức khỏe, làm đẹp.

Cùng tìm hiểu rõ hơn về tác dụng chữa bệnh cũng như của cây nhài trong bài viết dưới đây.

Nội Dung Chính

Mô tả dược liệu hoa nhài

Hoa nhài là loài hoa quen thuộc, mang hương thơm và vẻ đẹp tinh khiết. Chúng mọc nhiều ở các tỉnh thành trên nước ta. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu biết là loại dược liệu này.

mô tả dược liệu hoa nhài

Dưới đây là một số thông tin về loài cây này:

  • Tên dược liệu: Hoa nhài.
  • Tên gọi khác: Mạt lị, nhài đơn, lài, mạt lợi…
  • Tên gọi theo khoa học: Jasminum sambac (L.),
  • Thuộc họ: Oleaceae (Nhài),

Nhiều người thắc mắc về hai tên gọi hoa nhài và hoa lài. Thực chất đây đều là tên một loại hoa, tùy theo từng vùng sẽ có cách gọi khác nhau.

Đặc điểm thực vật

  • Hình dáng bên ngoài: Cây nhài là cây thân gỗ dạng bụi nhỏ. Có cả dạng cây thân leo bám vào những cây khác hoặc tường rào để làm điểm tựa. Đối với cây nhài leo, thân cây thường dài. Có thể uốn xoắn tạo nhiều kiểu dáng đẹp. Hoặc mọc lan ra rất rộng nếu có vị trí rộng rãi.
  • Kích thước: Cây nhài bụi có chiều cao khoảng 50 -100cm.
  • Lá: Lá cây nhài là dạng lá đơn có hình bầu dục, dài. Mọc cách màu xanh đậm và bóng mỡ ở cả hai mặt lá. Mép lá nguyên và hơi nhọn về phần chóp lá. Phần đầu lá là cuống nhỏ và ngắn chỉ chừng 1cm.
  • Hoa: Những chùm nụ hoa nhài màu trắng như tuyết được mọc đua ra trên những ngọn cành phô ra vẻ đẹp tinh khiết. Mỗi chùm hoa chứa khoảng từ 4 – 10 bông mang nhiều kích thước khác nhau. Hoa có mùi thơm nồng, khi hoa ngả màu vàng nhạt là hoa sắp tàn. Thời gian thu hoạch hoa vào khoảng tháng 5 – 9. Chỉ hái những nụ hoa chưa nở vào lúc nắng từ 8 giờ đến 14 giờ trong ngày. Qua khoảng thời gian này là hoa nở, giá trị sử dụng thường kém hơn so với nụ.
  • Cành: Cây nhài chủ yếu phân cành nhánh nhỏ và nhiều. Nên tạo tán tròn xum xuê rất đẹp mắt thích hợp làm cây cảnh.
  • Quả: Cây nhài thường ít đậu quả bởi những lứa hoa đều đã được thu hoạch.

Ý nghĩa hoa nhài

Ý nghĩa hoa nhài là gì? Màu trắng tinh khiết của hoa nhài là biểu tượng cho tình bạn trong sáng tình yêu vĩnh cửu. Hơn nữa còn còn thể hiện sự tôn kính, tôn thờ đối với những người đã khuất.

Điều đó lý giải cho việc những bông hoa trắng thường được cài trên ngực áo, hoa lài cũng không nằm ngoại lệ đó.

Về mặt phong thủy, trưng cây nhài trong nhà tại các vị trí trang trọng ở hướng Đông nơi mặt trời mọc. Thì công việc của gia chủ sẽ khởi đầu thuận lợi, may mắn. Đầu xuôi đuôi lọt, gia đình hòa thuận, êm ấm.

Bộ phận dùng

Rễ, lá và hoa của cây được dùng để làm thuốc.

Phân bố

Cây nhài có nguồn gốc từ Ấn Độ và được trồng ở nhiều quốc gia để làm cảnh, trà và làm thuốc.

Thu hái – sơ chế

Theo kinh nghiệm dân gian, rễ cây, lá và hoa đều có thể sử dụng để làm thuốc. Có thể thu hoạch rễ quanh năm. Tuy nhiên mùa thu đông là mùa rễ có nhiều dưỡng chất nhất. Nên người dùng thường thu hái rễ vào mùa này trong năm.

Sau khi thu hoạch, rễ phải được sơ chế sạch sẽ, đem thái nhỏ rồi sấy hoặc phơi khô.

Hoa lài thường được thu hoạch vào mùa hè, khi hoa mới nở. Người bệnh có thể dùng tươi dược liệu hoặc dùng hoa nhài khô. Lá cây có thể được thu hái quanh năm và dùng tươi hoặc sao vàng, phơi khô.

Bảo quản

Sau khi bào chế, dược liệu phải được bảo quản trong túi bóng kín. Đặt tại những nơi khô thoáng, tránh ẩm ướt, mối mọt sẽ làm ảnh hưởng tới dược tính của dược liệu.

Hiện nay, người bệnh chủ yếu dùng hoa nhài sấy khô, có thể được lâu mà không hề mất đi dược tính.

Thành phần hóa học

Hoa nhài có chứa chất béo thơm với hàm lượng 0.08%. Chất béo này chứa este anthranylic metyl, indol, ester formic acetic-benzoic-linalyl, paraffin…

Vị thuốc hoa nhài

Hoa nhài không chỉ được biết đến là loài cây cảnh mà còn là vị thuốc với nhiều công dụng tuyệt vời.

vị thuốc hoa nhài

Tính vị

Lá, rễ và hoa nhài có vị cay, ngọt, tính mát.

Quy kinh

Chưa có nghiên cứu.

Tác dụng dược lý hoa nhài

Hoa lài có công dụng gì? Cùng tìm hiểu tiếp ngay sau đây.

Theo Đông Y:

Tác dụng: Hoa có tác dụng lợi thấp, giải biểu, thanh nhiệt và trấn thống. Rễ hơi có độc, tác dụng an thần, gây tê và trấn thống.

Chủ trị: Hoa được sắc để chữa sởi mọc không đều, sởi do sốt ở trẻ nhỏ.

Mắt có màng mộng, viêm màng khóe mắt và được dùng để rửa mặt.

Lá và hoa được dùng để trị đau bụng, mụn nhọt có độc, lỵ, tiêu chảy, ngoại cảm phát sốt.

Lá được dùng trị bạch đời, lá khô ngâm với nước rồi đắp để trị loét lâu ngày.

Rễ được dùng để điều kinh, viêm giác mạc, viêm mũi, đòn ngã bị thương và mất ngủ.

Theo nghiên cứu dược lý hiện đại

Theo y học hiện đại, hoa lài có những công dụng dưới đây:

Chứa nhiều chất chống oxy hóa

Trà nhài chứa nhiều hợp chất polyphenol – hoạt động tương tự như chất chống oxy hóa trong cơ thể bạn. Những hợp chất này sẽ bảo vệ tế bào chống lại các tác hại của các gốc tự do gây ra. Gốc tự do vốn là nguyên nhân gây ra bệnh tim và một số loại ung thư khác.

Ngoài ra, hợp chất polyphenol mạnh mẽ gọi là catechin trong trà nhài còn mang nhiều lợi ích cho người uống. Như kiểm soát lượng đường trong máu, giảm bớt triệu chứng suy tim. Giảm cân và bảo vệ răng miệng.

Hơn nữa, theo kết quả dịch tễ học, lâm sàng và thực nghiệm đã chứng minh. Các catechin có trong trà xanh (kể cả trà nhài). Còn có tác dụng như bảo vệ mạch máu thông qua nhiều cơ chế, giảm lipid trong máu…

Hỗ trợ giảm cân

Uống trà hoa nhài còn giúp cho bạn giảm cân hiệu quả. Cũng như thúc đẩy sự trao đổi chất diễn ra trong cơ thể tốt hơn.

Theo đánh giá của một số nghiên cứu cho thấy trà xanh (gồm cả trà nhài). Có thể làm tăng tốc độ quá trình trao đổi chất diễn ra trong cơ thể lên 4 – 5%. Góp phần đốt cháy chất béo đến 10 – 16% (nhờ sự xuất hiện của hàm lượng caffeine và polyphenol EGCG).

Hỗ trợ sức khỏe tim mạch

Theo kết quả nghiên cứu trên động vật và trong ống nghiệm cho thấy. Hợp chất polyphenol (trong trà) có tác dụng làm cho cholesterol LDL (có hại) không bị oxy hóa. Đây là nguyên nhân làm cho động mạch bị tắc nghẽn dẫn đến tăng nguy cơ mắc bệnh tim.

Vì nếu cholesterol LDL bị oxy hóa, lượng cholesterol này có nhiều khả năng dính vào thành động mạch. Tạo thành mảng bám, khiến cho mạch máu bị thu hẹp. Hoặc bị tắc nghẽn, gây ra bệnh tim mạch.

Ngoài ra, kết quả phân tích từ 5 cuộc nghiên cứu đã phát hiện thêm. Nếu cơ thể chúng ta uống 3 tách (khoảng 710 ml) trà xanh hoặc trà đen mỗi ngày. Thì làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim đến 21%.

Đồng thời, trong một nghiên cứu khác còn cho thấy chế độ uống 1 – 3 tách trà xanh (khoảng 237 – 710ml) hằng ngày. Làm giảm nguy cơ đau tim thấp hơn 19% và giảm nguy cơ đột quỵ 36%. So với những người uống trà ít hơn chỉ 1 cốc (khoảng 237ml) mỗi ngày.

Trà hoa nhài Tăng cường sức khỏe răng miệng

Hoạt chất polyphenol, nhất là catechin, có khả năng làm vô hiệu hóa sự hoạt động của vi khuẩn. Hạn chế sự hình thành mảng bám (như vi khuẩn Streptococcus mutans) và chống hôi miệng.

Bằng chứng là đã có cuộc thử nghiệm trên 15 người cho thấy. Khi bôi dung dịch có chứa catechin trong trà xanh lên răng. Đã ngăn chặn được vi khuẩn Streptococcus mutans sản xuất axit bám trên răng. Đây là nguyên nhân làm mòn răng.

Ngoài ra, có rất nhiều nghiên cứu khác cho thấy hợp chất polyphenol (có trong trà hoa nhài và các trà xanh khác). Có tác dụng kháng khuẩn và khử mùi hôi hiệu quả trong khoang miệng.

Tăng cường chức năng của não bộ

Trà hoa nhài có chứa caffeine và L-theanine đáng kể. Đây là hai chất có thể giúp bạn tỉnh táo cũng như tăng cường hoạt động các chức năng của não bộ. Nhất là cải thiện trí nhớ.

Caffeine có khả năng kích thích hệ thần kinh bằng cách ngăn chặn chất dẫn truyền thần kinh ức chế adenosine. Ngoài ra, chất caffeine giúp tăng cường hoạt động của não. Hỗ trợ giải phóng các chất dẫn truyền thần kinh như dopamine và serotonin. Từ đó cải thiện tâm trạng và mang lại cảm giác năng lượng tích cực cho cơ thể.

Nói một cách khác, sự có mặt của caffeine và L-theanine có trong trà hoa nhài. Sẽ làm cho người uống cải thiện được các chức năng hoạt động của não bộ. Nhất là tâm trạng cảm thấy thoải mái. Trung bình, mỗi cốc trà nhài (237ml) có chứa 15 – 60mg caffeine.

Tăng cường hệ thống miễn dịch

Trà hoa nhài là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa polyphenol tự nhiên như epicatechin (EC), epicatechin gallate… Nhờ có những hợp chất này mà cơ thể tránh được sự tác động của các gốc tự do. Đồng nghĩa với việc làm tăng cường hệ thống miễn dịch tốt để phòng chống các bệnh ung thư.

Ngăn ngừa các bệnh Alzheimer và Parkinson

Nhờ chứa hoạt chất polyphenol mạnh mẽ. Trà hoa nhài có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và Parkinson.

Hàm lượng EGCG có trong trà nhài, có thể cải thiện tình trạng viêm và vô hiệu hóa tác hại của các gốc tự do gây ra. Một trong những nguyên nhân làm cho tình trạng bệnh Alzheimer và Parkinson nặng hơn.

Ngoài ra, theo kết quả phân tích từ 8 cuộc nghiên cứu được thực hiện trên 5.600 người đã phát hiện ra rằng. Những người thường xuyên uống trà (kể cả trà nhài). Đều giảm khả năng mắc bệnh Parkinson đến 15% so với những người không uống trà.

Thậm chí theo kết quả phân tích khác từ 26 cuộc nghiên cứu trên 52.500 người cho thấy. Việc tiêu thụ trà (có hàm lượng EGCG cao) mỗi ngày. Có khả năng làm giảm đi 35% nguy cơ rối loạn não, gồm cả bệnh Alzheimer.

Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2

Việc uống trà nhài giúp cho cơ thể sử dụng insulin hiệu quả hơn nhờ sự tác động của hợp chất EGCG. Đồng nghĩa với việc làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.

Theo kết quả phân tích từ 17 cuộc nghiên cứu gồm có 1.133 người cho thấy. Việc tiêu thụ trà xanh (gồm có trà nhài). Sẽ làm giảm đáng kể lượng đường trong máu lúc đói và tăng cường hoạt động insulin. Trà hoa nhài giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2

Giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư

Đã có nhiều cuộc nghiên cứu trên động vật và con người cho thấy. Chất polyphenol trong trà hoa nhài có khả năng làm giảm kích thước khối u. Làm chết tế bào ung thư cũng như ngăn chặn sự phát triển và lây lan của tế bào ung thư. Do nó hoạt động như chất oxy hóa mạnh mẽ.

Cụ thể, theo kết quả quan sát từ cuộc nghiên cứu được tiến hành ở Nhật với những người bị ung thư ruột kết, cho thấy. Cứ uống 10 tách trà xanh (khoảng 1,2 lít) mỗi ngày. Được bổ sung thêm viên chiết xuất trà xanh, làm giảm sự phát triển của tế bào ung thư ruột kết xuống 51,6%.

Ngoài ra, việc uống trà còn tác động tích cực trong việc làm giảm ung thư tuyến tiền liệt và ung thư vú.

Ngăn ngừa rối loạn tiêu hóa

Catechin có trong trà hoa nhài tác động tích cực nhiều đến sức khỏe con người. Gồm cả sự hoạt động của hệ tiêu hóa.

Vì chúng có khả năng kích hoạt một số chất chống oxy hóa nội bào. Đồng thời tương tác tốt với các enzym tiêu hóa. Dẫn đến việc thúc đẩy hoạt động ruột được khỏe mạnh.

Tác dụng của hoa nhài trong làm đẹp

Hoa lài còn được tận dụng trong việc làm đẹp cho chị em.

Làm mặt nạ

Trong những ứng dụng phổ biến của hoa lài trong cuộc sống đó là: Dùng để xả tóc, tắm, chăm sóc da mặt, trị mụn…

Có chứa thành phần các chất cung cấp và dưỡng ẩm tự nhiên. Vì thế, sử dụng hoa lài làm mặt nạ giúp bạn luôn có một làn da tươi trẻ, căng mịn và rạng rỡ.

Rất đơn giản, bạn chỉ cần lấy một vài bông hoa ngâm với nước. Sau đó nghiền nát những cánh hoa và thêm vào đó vài giọt sữa tươi, trộn đều.

Sau khi làm sạch mặt, bạn đắp hỗn hợp vừa làm lên trên da và để trong khoảng 10 phút. Sau đó bạn nên rửa mặt lại bằng nước lạnh để làm se khít lỗ chân lông. Sử dụng mặt nạ 2 – 3 lần/tuần để cung cấp ẩm và dưỡng da.

Sử dụng hoa nhài chống lão hóa

Thành phần trong hoa còn có tác dụng chống lão hóa rất hiệu quả. Sử dụng thảo dược này là “thần dược” giúp giữ nét đẹp thanh xuân cho làn da. Ngăn chặn hình thành các nếp nhăn và đường chân chim ở đuôi mắt.

Bạn cũng chỉ cần nghiền nhỏ cánh hoa lài ra và trộn cùng sữa tươi không đường, bột gỗ đàn hương. Bạn cũng sử dụng hỗn hợp đã trộn để đắp lên da mặt trong khoảng 10 phút. Sau đó làm sạch mặt bằng nước lạnh dể làm se khít lỗ chân lông.

Phụ nữ trên 25 tuổi bắt đầu có dấu hiệu lão hóa sử dụng loại mặt nạ này rất tốt.

Dùng hoa lài để tắm

Phụ nữ còn sử dụng loài hoa quý này như một loại nguyên liệu để tắm. Ngoài mang đến hương thơm tự nhiên cho cơ thể. Tắm bằng thảo dược này còn giúp thư giãn, tạo sự mịn màng và tươi trẻ cho làn da.

Khi mệt mỏi, căng thẳng và đau đầu, ngâm mình trong bồn tắm có tinh dầu hoa cũng là cách trị liệu hiệu quả.

Điều trị những tổn thương về da do tiếp xúc với ánh nắng

Khi đi ngoài trời nắng gắt khiến da bị tổn thương, đen sạm và bỏng rát. Bạn có thể nghiền nhỏ hoa lài với nước để thoa lên da.

Điều trị mụn trứng cá với hoa nhài

Mụn trứng cá luôn là nỗi ám ảnh của nhiều người. Nếu bạn sợ tác dụng của những loại kem trị mụn gây kích ứng cho làn da mỏng manh của mình. Bạn có thể dùng hỗn hợp cánh hoa lài đã nghiền nát để trộn với sữa tươi không đường. Đắp lên vùng da bị mụn.

Phương pháp làm đẹp này lành tính và hỗ trợ điều trị được cả mụn nhọt, mụn mủ, ngăn ngừa mụn quay trở lại.

Dùng hoa nhài để xả tóc

Phụ nữ chúng ta cũng rất quan tâm đến việc dùng những sản phẩm tự nhiên để dưỡng tóc. Nếu mái tóc của bạn khô xơ, chẻ ngọn thì dùng hoa lài có thành phần dưỡng ẩm cho tóc sẽ là lựa chọn hoàn hảo.

Đem đến làn da mịn màng

Nếu bạn muốn dưỡng da bằng thành phần dịu nhẹ hàng ngày thì dùng hoa lài cũng là lựa chọn tuyệt vời. Tinh dầu hoa lài thoa lên da mỗi ngày sẽ giúp giữ ẩm. Làm mềm mịn da, loại bỏ da chết và ngăn ngừa mụn trứng cá.

Giảm thâm quầng mắt

Bạn có thể sử dụng tinh dầu hoa lài để làm giảm quầng thâm xung quanh mắt.  Hoặc bạn có thể lấy một ít bông hoa lài mới nở. Ngâm với rượu gạo trong vòng 4 ngày, sau đó lấy bông thấm lên vùng mắt bị thâm. Làm như vậy đều đặn 1 ngày 2 lần bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt sau 7 ngày.

Xem thêm: Chè xanh: 10+ Bài thuốc chữa bệnh không phải ai cũng biết

Cách dùng – liều lượng

Rễ thường được nghiền trong nước, liều dùng 1 – 1.5g/ ngày. Hoa được hãm làm trà uống, lá được dùng chủ yếu ở dạng sắc và đắp ngoài. Liều dùng của hoa và lá: 3 – 5g/ ngày.

Các bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu hoa nhài

Dược liệu hoa nhài thường được để trị sởi do sốt, rôm sảy, mất ngủ, ngăn ngừa bệnh tiểu đường và giảm đau nhức.

bài thuốc từ hoa nhài

  1. Bài thuốc chữa ỉa chảy và ngoại cảm phát sốt

  • Chuẩn bị nguyên liệu: 6gr hoa lài, 10gr chè xanh, 3gr thảo quả.
  • Cách thực hiện: Sơ chế và làm sạch tất cả các dược liệu rồi sắc với 700ml nước. Đun nhỏ lửa cho tới khi chỉ còn 300ml nước thì tắt bếp.

Sử dụng thuốc trong ngày và dùng cho tới khi các triệu chứng của bệnh thuyên giảm.

  1. Bài thuốc chữa rôm sẩy

  • Nguyên liệu chuẩn bị: Lá nhài tươi.
  • Cách thực hiện: Rửa sạch lá và ngâm với nước muối loãng để loại bỏ bụi bẩn. Vò nát lá và hòa cùng với nước tắm. Có thể kết hợp cùng lá ngải cứu để tăng hiệu quả sử dụng.

Tắm với nước lá hàng ngày, kiên trì áp dụng cho tới khi tình trạng rôm sảy biến mất.

  1. Bài thuốc chữa đau nhức đầu gối

  • Nguyên liệu chuẩn bị: 50gr hoa lài và 200gr móng giò lợn.
  • Cách thực hiện: Sơ chế sạch móng giò, chặt thành từng khúc vừa phải rồi ướp gia vị. Làm sạch hoa lài và để ráo nước. Hầm móng giò với khoảng 3 – 4 bát nước trong 30 – 45 phút. nêm nếm gia vị và cho nhài vào, đun khoảng 5 đến 10 phút thì tắt bếp.

Sử dụng món ăn móng giò hầm nhài khi còn nóng sẽ thơm ngon hơn. Mỗi tuần ăn 3 lần để đạt được hiệu quả tốt nhất.

  1. Bài thuốc chữa tiêu chảy và rối loạn tiêu hóa do ăn thức ăn sống và có tính lạnh

  • Nguyên liệu chuẩn bị: 10gr hoa lài, 16gr cam thảo đất, 10gr vỏ quả lưu.
  • Cách thực hiện: Sơ chế các nguyên liệu đã chuẩn bị và sắc cùng 700ml nước. Đun nhỏ lửa và khi nước cạn còn 400ml thì tắt bếp.

Sử dụng thuốc trong ngày, chia thành 2 đến 3 lần uống. Thực hiện đều đặn trong 4 ngày sẽ thấy các triệu chứng giảm.

  1. Bài thuốc chữa đầy bụng, tiêu chảy do ăn đồ sống

  • Chuẩn bị: Thảo quả 3g, chè xanh 10g, hoa lài 6g, vỏ dộp ổi 3g.
  • Thực hiện: Đem nguyên liệu sắc với 600ml nước còn lại 200ml. Chia nước sắc thành 3 lần và uống sau khi bữa ăn. Dùng liên tục trong 3 ngày.
  1. Bài thuốc chữa đau nhức mắt

  • Chuẩn bị: Hoa nhài 6g, có thể phối hợp với hoa bạch cúc và kim ngân hoa mỗi thứ 9g.
  • Thực hiện: Đem các vị đun sôi rồi lất xông và uống. Hoặc có thể dùng lá nhài giã, vắt lấy nước và trộn với lòng trắng trứng gà và đắp lên vùng mắt.
  1. Bài thuốc hỗ trợ điều trị tăng huyết áp

  • Chuẩn bị: Hoa hòe và hoa nhài mỗi thứ 10g, hoa đại 6g và kim cúc 6g.
  • Thực hiện: Đem các nguyên liệu sắc với 3 bát nước, còn lại 1 bát đem chia thành 2 lần uống. Nên dùng vào buổi sáng và buổi tối sau khi ăn. Mỗi liệu trình kéo dài khoảng 10 ngày.
  1. Bài thuốc chữa mất ngủ

  • Bài thuốc 1:

+ Nguyên liệu chuẩn bị: Rễ hoa lài.

+ Cách thực hiện: Sơ chế sạch sẽ rễ cây rồi nghiền với nước. Lọc bỏ phần bã và chỉ sử dụng nước.

  • Bài thuốc 2:

+ Nguyên liệu chuẩn bị: 20gr hoa lài, 20gr kim ngân, 20gr bồ công anh, 10gr cam thảo.

+ Cách thực hiện: Sơ chế sạch sẽ rồi đem sắc thuốc, đun cùng 500ml nước. Đun khoảng 20 phút, cho tới khi các dưỡng chất từ dược liệu ngấm ra thuốc thì tắt bếp.

Sử dụng thuốc trong ngày và chia ra thành 2 hoặc 3 lần uống. Liên tục uống mỗi ngày 1 thang cho tới khi các triệu chứng biến mất hoàn toàn.

  • Bài thuốc 3:

+ Nguyên liệu chuẩn bị: Hoa lài và tâm sen.

+ Cách thực hiện: Tâm sen và hoa nhài pha trà, hãm trong khoảng 10 phút. Để dưỡng chất ngấm ra trà thì có thể sử dụng.

Có thể dùng trà thay nước uống hàng ngày và sử dụng 7 – 10 ngày để thấy kết quả rõ rệt.

  1. Bài thuốc giúp tăng cường sức đề kháng và thanh nhiệt mùa hè

  • Chuẩn bị: 1 thìa hoa nhài khô.
  • Thực hiện: Đem hãm với 300ml nước sôi trong 5 phút và dùng trà uống hằng ngày. Có thể thêm mật ong vào để gia tăng hương vị.

Cách phân loại hoa nhài

Cây nhài được phân thành 3 loại: Hoa lài đơn, hoa lài kép, cây hoa nhài nhật.

  • Hoa lài đơn hay còn gọi là hoa lài ta: Loại này chúng có hoa dạng đơn. Hoa có từ 5-7 cánh nở xòe và hoa thường có kích thước nhỏ hơn hoa lài kép. Hoa lài đơn thường có mùi thơm nhẹ tỏa hương vào buổi tối.
  • Hoa lài kép hay còn gọi là hoa nhài tây: Loại có hoa nhiều cánh xếp chồng lên nhau. Cánh hoa to và có hương thơm nồng nàn, quyến rũ.
  • Hoa lài nhật: Loài này có màu sắc khác biệt. Hoa lài nhật có màu tím, có hoa và lá nhỏ hơn hai loại trên. Hoa lài nhật là giống hiếm và thường ít người chọn trồng.

Cách làm trà hoa nhài tại nhà

Cây hoa lài rất dễ trồng, vì thế bạn có thể làm ngay trà hoa nhài tại nhà mà không cần phải mua ở ngoài với những bước đơn giản như sau:

Cách chọn hái hoa nhài làm trà

Bạn nên chọn hái hoa nhài vào buổi sáng sớm hoặc buổi tối. Đây là hai thời điểm chất dinh dưỡng có trong hoa nhiều nhất.

Ngoài ra, nên chọn hoa vừa mới chớm nở, hoặc nụ hoa vừa mới chuyển màu xanh sang màu trắng đục.

Lưu ý: Tuyệt đối không hái hoa nhài vào buổi trưa và trời mưa xong. Vì hai thời điểm này đều có giá trị dinh dưỡng hoa thấp và không tốt cho sự phát triển của cây.

Cách làm trà hoa nhài

  • Mách bạn:

Nếu không dùng trà hoa lài trực tiếp bạn có thể ướp hương lài. Cho các loại trà mình đang sử dụng ngay tại nhà vô cùng đơn giản.

  • Cách ướp hương nhài cho trà:

+ Sau khi rửa sơ nước và để ráo hoa lài. Bạn xếp một lớp hoa lài xen lẫn với 1 lớp bột trà xanh vào hộp thực phẩm. Tiếp đó, bạn đậy nắp kín ủ trong 1 ngày.

+ Khi thấy hoa lài chuyển sang màu trắng hơi trong, phần bột trà xanh có vị hương lài. Thì bạn nhặt hết hoa lài ra, đây là trà hoa lài ướp hương.

Dưới đây là cách sấy khô hoa lài trực tiếp để làm trà:

  • Bước 1: Bạn rửa nhẹ hoa lài trong chậu nước. Tránh làm dập nát với lực nước mạnh, rồi vớt để ráo trên rổ.
  • Bước 2: Cho hoa vào khay nướng, đặt vào lò và sấy ở nhiệt độ 70 độ C từ 1 – 2 tiếng. Hoặc bạn dùng chảo để rang hoa lài trên ngọn lửa nhỏ sao cho thấy hoa khô khoảng 90% là được.
  • Bước 3: Trải hoa lài sấy khô ra mẹt (hoặc mâm) để nguội. Đặt ở nơi thoáng mát sẽ giúp hoa khô tự nhiên trước khi cho vào hũ để bảo quản.

Cách pha trà hoa nhài

Bạn có thể pha trà hoa nhài với những bước đơn giản như gợi ý phía dưới:

Cách pha trà hoa nhài tươi

  • Bước 1: Cho 4 – 7 nụ (bông) hoa nhài hoặc một nhúm nhỏ vào ly.
  • Bước 2: Bắt nồi nước lên bếp, đợi nước thật sôi, tắt bếp. Để yên khoảng 2 – 3 phút cho nhiệt độ nước giảm bớt.
  • Bước 3: Châm nước sôi vào ly chứa trà hoa lài. Có thể thêm mật ong, đường hoặc chanh để tạo hương vị đặc biệt cho trà khi uống.

Cách pha trà hoa nhài khô

  • Bước 1: Cho 5 bông (nụ) hoa lài khô vào ấm trà. Rồi cho ít nước sôi vào ấm để tráng sơ qua trà khoảng 30 giây. Đổ bỏ nước này đi sẽ giúp cho trà được sạch bụi bẩn và kích thích hương vị trà thơm ngon hơn.
  • Bước 2: Tiếp tục, rót nước sôi (khoảng 90 độ C) vào ấm trà, đậy nắp để khoảng 5 – 7 phút.
  • Bước 3: Rót trà ra tách và thưởng thức cùng với đường hoặc mật ong tùy sở thích của bạn.

Lưu ý khi pha trà hoa nhài

  • Tránh ngâm trà trong nước quá lâu. Vì sẽ làm thay đổi hương vị, không còn ngon nữa.
  • Chú ý đến nhiệt độ sôi của nước, khoảng 90 độ C là được.
  • Nên tráng trà để giúp kích thích hương vị trà và cho màu sắc đẹp hơn.
  • Pha bao nhiêu, uống bấy nhiêu. Tránh để trà qua đêm vì hương vị sẽ không ngon và có thể không tốt cho sức khỏe.
  • Nên pha trà 2 – 3 lần nước, vì nếu pha nhiều lần nước, hương vị trà không còn ngon và đậm đà nữa.
  • Chú ý đến lượng nước pha trà, tránh cho quá nhiều vì trà sẽ bị loãng. Hoặc cho quá ít thì trà đặc làm ảnh hưởng đến hương vị trà khi thưởng thức.

Xem thêm: Cây bìm bịp: 10+ Công dụng chữa bệnh không ngờ đến

Những điều kiêng kỵ khi dùng hoa nhài

  • Trà hoa nhài có chứa caffeine, có thể gây mất ngủ và tăng huyết áp nhẹ. Nếu dùng cần phối hợp với các dược liệu khác để tránh tình trạng nói trên.
  • Không dùng hoa nhài cho phụ nữ mang thai do mùi hương của dược liệu có thể gây co thắt sớm và gây sảy thai, sinh non.
  • Dùng trà hoa nhài khi bụng đói có thể gây đau thượng vị và làm nghiêm trọng các triệu chứng của viêm loét dạ dày tá tràng.
  • Catechin trong trà nhài có thể làm giảm quá trình hấp thu sắt từ thực phẩm. Vì vậy tránh dùng dược liệu này trong thời gian dài vì có nguy cơ gây thiếu máu.
  • Người bị suy nhược không nên dùng bài thuốc từ hoa nhài.
  • Các bài thuốc từ hoa nhài có độ an toàn cao và phù hợp với nhiều đối tượng. Tuy nhiên nếu mẫn cảm với caffeine, bạn nên thận trọng trước khi dùng dược liệu này để tránh các tác dụng không mong muốn.

Cách trồng và chăm sóc hoa nhài đơn giản

  • Chọn cây: Chọn những cây chuẩn bị ra hoa, bộ rễ khỏe, cây đang sinh trưởng phát triển tốt.
  • Đất trồng cây: Để cây ra nhiều hoa và ra hoa quanh năm. Nạn nên trồng cây trên đất tơi xốp và giàu chất hữu cơ. Đất trồng cây bao gồm xơ dừa, tro trấu, phân bò giúp cây ra rễ nhanh hơn.
  • Nước tưới cho cây: Cây mới trồng bạn nên tưới nước thường xuyên. Với những cây trồng công viên thời tiết nắng nóng tưới 2 lần/ngày. Đến khi cây ổn định bạn có thể giảm chế độ tưới.
  • Phân bón: Cung cấp phân chuồng hoai cho cây thường 2 lần/năm. Bên cạnh đó cung cấp thêm phân hóa học NPK định kỳ 3 tháng/lần.
  • Ánh sáng: Hoa nhài đặc biệt thích sống trong môi trường có nhiều ánh sáng. Bạn nên chọn trồng cây ở sân vườn, ban công, sân thượng nơi có ánh sáng sẽ giúp cây sinh trưởng tốt.
  • Chú ý: Cây hoa nhài là cây sống lâu năm. Đối với cây trồng chậu 2-3 năm thay đất mới 1 lần, thay ½ đất trong chậu là thích hợp.

Giá bán cây hoa nhài: 100.000-200.000đ/ chậu có chiều cao từ 40cm-100cm.

Trên đây là tổng hợp một số thông tin về hoa nhài. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn đọc trong cuộc sống.