Chè xanh: 10+ Bài thuốc chữa bệnh không phải ai cũng biết

Tham vấn y khoa : Bác sĩ

Ngày cập nhật :03/02/2023

Chè xanh là loại nước uống quen thuộc của nhiều người, đây là một thức uống lành mạnh, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Bên cạnh đó, trà xanh còn có nhiều tác dụng bất ngờ khác mà có thể bạn chưa từng biết tới. Bài viết dưới đây sẽ làm sáng tỏ vấn đề này. Hãy theo dõi và cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

Thế nào là chè xanh?

Cây chè xanh có tên khoa học là Camellia Sinensis. Đây là loài cây mà lá và chồi của chúng được sử dụng để sản xuất chè. tùy theo mỗi vùng miền mà chè xanh được gọi với các tên khác nhau như trà xanh, trà. Mỗi loại chè có đặc trưng, màu sắc, hương vị khác nhau. chè xanh là loại chè mà nước pha có màu xanh tươi hoặc xanh vàng, mùi cốm nhẹ, vị chát đượm.

thế nào là chè xanh

  • Tên gọi khác: Trà xanh, Trà
  • Tên khoa học: Camellia sinensis
  • Họ: Chè (danh pháp khoa học: Theaceae)

Đặc điểm cây chè xanh

Chè xanh là loài thực vật thân nhỡ, cao từ 5 – 6m, một số cây có thể phát triển đến 10m. Cây mọc thành bụi, phân nhánh nhiều, thân và cành có màu nâu, một số cành non có màu xanh lục.

Lá mọc so le, phiến lá hình trứng, mặt lá nhẵn, mép nguyên hoặc có răng cưa nhẹ. Hoa mọc ở kẽ lá, cánh hoa màu trắng, nhị vàng và có mùi thơm thanh mát. Quả nang, có 3 ngăn.

Cây chè xanh phân bố nhiều ở các quốc gia Châu Á như Việt Nam, Trung Quốc, Triều Tiên và Nhật Bản. Ở nước ta, cây trà xanh được trồng nhiều ở Tuyên Quang, Hà Giang, Thái Nguyên và Lâm Đồng.

Lá trà xanh thường được thu hái vào mùa xuân, chỉ thu hái những lá trà và búp trà non. Sau đó rửa sạch đem sắc uống hoặc vò rồi sao khô để dùng dần.

Ngoài ra chè xanh còn được bào chế bằng cách đem sắc với cam thảo và nước trong 30 phút. Sau đó lọc nước, giữ bã và thêm 1 ít nước vào đun trong 30 phút, tiếp tục lọc lấy nước và hòa hai thứ nước lại.

Đem nước đun với lửa nhỏ cho đến khi còn khoảng 100ml, thêm natri benzoate 0.3g/ nipagin 0.03g vào để bảo quản. Mỗi lần dùng 5 – 10ml, ngày dùng 4 lần.

Xem thêm: Nước cam và những công dụng tuyệt vời từ loại nước uống này

Thành phần hóa học chính có trà xanh

Trong lá chè xanh chứa nhiều thành phần hóa học. Bao gồm flavonoid, saponin triterpen, caffeine, tanine, quercetin, tinh dầu, acid ascorbic (vitamin C), riboflavin (vitamin B), carotene, acid malic, theophylline, xanthin, acid oxalic, kaempferol,…

  • Nhóm chất đường: glucoza, fructoza,.. tạo giá trị dinh dưỡng và mùi thơm khi chế biến ở nhiệt độ cao.
  • Nhóm tinh dầu: metyl salixylat, citronellol,..tạo nên hương thơm riêng của mỗi loại chè, chịu ảnh hưởng của khí hậu, loại đất và quy trình chế biến.
  • Nhóm sắc tố: chất diệp lục, caroten, xanthophin, làm cho nước chè có thể từ màu xanh nhạt đến xanh lục sẫm hoặc từ màu vàng đến đỏ nâu và nâu sẫm.
  • Nhóm axít hữu cơ: gồm 8-9 loại khác nhau, có tác dụng tăng giá trị về mặt thực phẩm và có chất tạo ra vị.
  • Nhóm chất vô cơ: kali, phốtpho, lưu huỳnh, flo,magiê, canxi,..
  • Nhóm vitamin: C, B1, B2, PP,…: hầu hết tan trong nước, do đó người ta nói nước chè có giá trị như thuốc bổ.
  • Nhóm glucozit: góp phần tạo ra hương chè và có thể làm cho nước chè có vị đắng, chát và màu hồng đỏ.
  • Nhóm chất chát (tanin): chiếm 15%-30% trong chè, sau khi chế biến thì nó trở thành vị chát…
  • Nhóm chất nhựa: đóng vai trò tạo mùi thơm và giữ cho mùi không thoát đi nhanh (chất này rất quan trọng trong việc chế biến trà rời thành trà bánh)
  • Nhóm protein và axit amin: tạo giá trị dinh dưỡng và hương thơm cho chè.
  • Nhóm enzim: là những chất xúc tác sinh học quan trọng trong quá trình biến đổi của cơ thể sống.

10+ Tác dụng tuyệt vời của lá trà xanh

Trong lá trà xanh có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe người dùng. Bởi nó có chứa chất chống oxy hóa, cụ thể như sau:

tác dụng của lá trà xanh

Làm giảm số lượng vi khuẩn kháng thuốc

Trong trà xannh có một tinh chất nổi tiếng là epigallocatechin hay EGCG. Chất này có khả năng chống viêm và phòng ngừa một số bệnh mãn tính.

Đặc biệt, sự kết hợp của EGG và aztreonam đã làm giảm số lượng vi khuẩn kháng thuốc. Chứng tỏ EGCG trong chè xanh có chức năng khôi phục lại tác dụng của thuốc kháng sinh. Giúp kháng sinh đi vào trong và tiêu diệt vi khuẩn dễ dàng hơn.

EGCG còn có trong một số loài thực vật khác nhưng khá ít, trà xanh là nguồn EGCG tốt nhất trên hành tinh. Đó là những lý do mà bạn nên sở hữu 1 sản phẩm trà xanh ngay bây giờ để bảo vệ sức khỏe.

Giảm nguy cơ mắc ung thư

Trà xanh chứa chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ cơ thể bạn khỏi các tác nhân gây ung thư. Thành phần chống oxy hóa trong trà xanh hiệu lực hơn nhiều so với vitamin C và vitamin E, có thể giúp bảo vệ các tế bào không bị phá hủy bởi bệnh ung thư.

Ngăn ngừa bệnh tim mạch

Uống trà xanh giúp giảm lượng cholesterol và do đó, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ. Thậm chí nếu ai từng bị đau tim, trà xanh có thể giúp ngăn ngừa tế bào bị phá hủy và tăng tốc quá trình phục hồi tế bào tim mạch.

Làm chậm quá trình lão hóa

Trà xanh cũng giúp làm mờ các nếp nhăn trên khuôn mặt của bạn. Trong trà xanh có chứa polyphenols, một chất chống oxy hóa chống lại các gốc tự do, giúp làm chậm quá trình lão hóa.

Giúp giảm cân nặng

Đây có lẽ là lợi ích hữu hiệu nhất của trà xanh. Trà xanh có thể giúp đốt cháy mỡ và tăng cường khả năng trao đổi chất một cách tự nhiên, đốt cháy gần 70 calo mỗi ngày. Trà xanh cũng có thể ngăn chặn quá trình chuyển hóa glucose thành tế bào mỡ.

Do đó, cùng một chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên, trà xanh có thể giúp kiểm soát cân nặng hiệu quả nếu bạn kết hợp uống trà xanh mỗi ngày.

Giúp hệ xương khỏe mạnh

Chứa florua cao, trà xanh còn giúp hệ xương của bạn khỏe mạnh. Do đó, để bảo vệ hệ xương cho mình, hãy uống trà xanh mỗi ngày. Ngoài ra, trà xanh còn có thể giúp giảm nguy cơ viêm khớp dạng thấp.

Giảm lượng Cholesterol

Trà xanh có tác dụng hiệu quả trong việc giảm lượng cholesterol xấu. Qua đó tăng lượng cholesterol tốt nhiều hơn so với cholesterol xấu.

Tăng cường trí nhớ

Không chỉ giúp thúc đẩy sức mạnh cho các bộ phận trên cơ thể, trà xanh còn giúp trí óc của bạn thông minh hơn, nhạy bén hơn.

Trà xanh giúp bảo vệ bộ não của bạn với sự hỗ trợ của các hợp chất hoạt tính sinh học và catechin có tác dụng chống lại hoạt động của các gốc tự do.

Các gốc tự do này vốn là những tác nhân gây nên các tổn thương màng tế bào của cơ thể. Và nó cũng là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh mãn tính, hoặc làm tăng các nguy cơ bệnh ác tính.

Giúp gan khỏe mạnh

Các vấn đề về gan đang là vấn đề phổ biến ở nhiều nam giới hiện nay. Trà xanh giàu cachein – cũng là một loại chất chống oxy hóa thực vật có thể cải thiện chức năng gan và làm giảm lượng chất béo trong gan.

Duy trì mức huyết áp

Trà xanh giúp kiềm chế angiotensin, một hormone gây ra sự co mạch và tăng huyết áp. Vì vậy, uống trà xanh giảm huyết áp, tốt với những ai mắc huyết áp cao.

Giảm rủi ro bệnh tiểu đường

Một số nghiên cứu gần đây cho thấy rằng, uống trà xanh tốt cho việc cải thiện sự nhạy cảm với insulin và giảm lượng đường trong máu.

Nói chung, lượng đường trong máu có xu hướng tăng theo tuổi tác. Nhưng các chất polyphenols và polysaccharides có trong trà xanh. Giúp giữ cho lượng đường trong máu ở mức thấp.

Nếu khẳng định trà xanh chữa bệnh tiểu đường thì chưa có tài liệu y học nào khẳng định. Nhưng trà xanh giúp giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại II là điều mà các bác sĩ thường chia sẻ với bệnh nhân

Tăng cường hệ miễn dịch

Trà xanh có chứa chất polyphenol và flavonoid, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn. Cũng như giúp cơ thể khỏe mạnh và mạnh mẽ hơn, và có khả năng chiến đấu chống lại chứng nhiễm trùng.

Ngăn ngừa bệnh cảm cúm

Trà xanh cùng với vitamin C giúp cơ thể bạn tăng sức đề kháng với bệnh cúm và cảm lạnh. Và cũng với chất chống oxy hóa catechin có trong trà xanh có thể giúp điều trị chứng bệnh này.

Giảm nguy cơ hen suyễn

Các theophyline trong trà xanh có tác dụng lợi tiểu và làm giãn các cơ trơn hỗ trợ phế quản. Kết quả là, đồ uống lành mạnh truyền thống này có thể làm giảm sự tác động nguy hại của bệnh hen suyễn.

Ngăn chặn sâu răng

Chắc hẳn bạn đã biết, trà xanh là thành phần được sử dụng phổ biến trong nhiều loại kem đánh răng, có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn dẫn đến chứng hôi miệng. Hơn nữa, các thành phần có trong trà xanh có khả năng tiêu diệt vi khuẩn và virus gây bệnh răng miệng.

Bệnh số cách chữa bệnh lá chè xanh

Dưới đây là một số cách chữa bệnh bằng lá chè xanh mà mọi người có thể tham khảo và sử dụng tại nhà khi cần thiết.

Cách trị đầy bụng và ăn không tiêu

  • Chuẩn bị: Đường đỏ, bột sơn tra (sao) và lá chè tươi mỗi vị 10g.
  • Thực hiện: Đem nguyên liệu hãm với nước sôi trong vòng 10 phút và dùng uống khi nước còn ấm. Thực hiện liên tục trong 3 – 5 ngày.

Chữa vết bỏng nhẹ

  • Chuẩn bị: Một nắm lá chè tươi.
  • Thực hiện: Đem sắc đặc, để nguội và dùng để ngâm vết bỏng trong 10 – 15 phút. Thực hiện 2 – 3 lần/ ngày để giúp liền da non và làm dịu tình trạng đau nhức.

Chữa da bị nứt nẻ với lá trà xanh

  • Chuẩn bị: Một ít búp trà tươi.
  • Thực hiện: Nhai nát và đắp lên vùng da nứt nẻ, sau đó dùng vải băng lại và rửa sạch vào sáng hôm sau.

Chữa chứng cảm sốt, đau họng, ho có đờm vàng

  • Chuẩn bị: Muối ăn 1g và lá chè 3g.
  • Thực hiện: Hãm với nước sôi, dùng 4 – 6 lần/ ngày.

Trị cảm sốt kèm ho có đờm trắng

  • Chuẩn bị: Gừng tươi 1 lát và lá chè 3g.
  • Thực hiện: Đem hãm với nước sôi, uống khi nước còn ấm.

Chữa nước ăn chân

  • Chuẩn bị: Phèn chua 60g và lá chè xanh già 400g.
  • Thực hiện: Sắc đặc, rửa sạch chân và thoa nước sắc lên vùng da bị lở ngứa. Thực hiện 2 – 3 lần/ ngày cho đến khi khỏi hoàn toàn.

Chữa nhiệt miệng

  • Chuẩn bị: Lá chè tươi.
  • Thực hiện: Đun lấy nước súc miệng thường xuyên.

Trị chứng viêm nhiễm vùng kín ở nữ giới

  • Chuẩn bị: Một nắm lá chè tươi.
  • Thực hiện: Đun lấy nước và dùng vệ sinh vùng kín hằng ngày.

Chữa viêm lợi

  • Chuẩn bị: Rau má 30g, lá chè tươi 30g, lá đinh lăng 30g và rau rệu (phơi khô) 50g.
  • Thực hiện: Đem sắc uống liên tục trong 3 – 5 ngày.

Ngăn ngừa mụn với lá trà xanh

  • Chuẩn bị: Một nắm trà xanh tươi.
  • Thực hiện: Đem rửa sạch và đun lấy nước, để nguội. Dùng nước này rửa mặt hàng ngày có tác dụng làm sạch bụi bẩn và ngăn ngừa mụn.

Trị gàu

  • Chuẩn bị: Một nắm lá chè xanh, 4 thìa canh dầu dừa và 1 quả chanh.
  • Thực hiện: Đun chè xanh lấy nước, sau đó đun với 1 quả chanh (đun cả vỏ), khi nước sôi thêm vào 4 thìa canh dầu dừa và đun thêm 2 phút. Đợi nước nguội rồi thoa hỗn hợp này lên da đầu và ủ trong 40 phút, sau đó gội sạch bằng dầu gội.

Cách chọn lá chè xanh

Khi nhắc đến lá chè xanh thì chúng ta sẽ nghĩ ngay đến lá chè xanh tươi mua ở chợ.

cách chọn lá chè xanh

Lá chè tươi thì chắc chắn là tốt rồi. Nhưng lá chè tươi có nhược điểm là khó bảo quản. Vì khi để lâu thì lá chè sẽ mất dần những thành phần chống oxy hoá tốt.

Thế nên khi uống lá chè tươi thì bạn nên mua số lượng ít mà thôi. Sau đó nấu và uống ngay trong ngày chứ không nên để nước chè qua đêm.

Ngoài ra thì bạn cũng có thể dùng lá chè xanh khô. Lá chè xanh khô đã được chế biến để có thể giữ được hương vị cũng như thành phần tốt nhất của lá chè tươi.

Lợi ích tốt nhất của lá chè xanh khô đó là giữ được lâu. Chưa kể còn có hương vị ngon nữa nếu bạn mua đúng loại chè xanh đặc sản như chè Thái Nguyên.

Hướng dẫn nấu lá trà canh

Dưới đây là hướng dẫn cách nấu trà xanh tươi và trà xanh khô mà bạn độc có thể tham khảo:

Nấu lá chè xanh tươi

  • Lá chè tươi khi mua về thì bạn cần phải rửa thật sạch. Sau đó vò nát lá chè trước khi cho vào nồi.
  • Việc vò lá chè giúp làm vỡ lớp biểu bì của lá chè. Nên khi nấu thì các chất trong lá chè sẽ dễ tan vào nước nhanh hơn.
  • Khi nấu nước chè xanh thì bạn chỉ nên dùn khoảng một nắm tay lá chè cho khoảng 2 lít nước mà thôi. Nấu nước chè quá đặc thì rất dẽ bị say chè.
  • Sau khi cho lá chè tươi nào nồi nước thì bạn chỉ cần đun cho đến khi nước sôi là đủ. Sau đó tắt bếp và để như vậy để khi nước chè nguội đi là có thể dùng được.

Nấu lá chè xanh khô

  • Lá chè xanh khô có thể mua ở các cửa hàng bán chè cũng như siêu thị. Khi pha lá chè khô thì bạn nên dùng ấm sứ.
  • Cho 5g trà vào ấm có dung tích khoảng 500ml. Sau đó hãm chè trong vòng 3-4 phút là có thể rót ra dùng được rồi.
  • Nước chè xanh thường có vị chát tự nhiên. Nếu không chịu được vị chát thì bạn có thể pha lạnh chè xanh.
  • Bạn cho khoảng 5g lá chè khô vào chai nước suối 500ml. Sau đó cho nước lọc vào đầy chai và để trong tủ lạnh từ 2-3 tiếng là có thể dùng được.

Có nên tắm lá chè xanh không?

Lá chè xanh có khả năng kháng khuẩn rất tốt. Thế nên chè xanh này được chứng minh là có khả năng trị một số bệnh ngoài da. Đặc biệt là mụn. Nếu bạn đang bị mụn thì có thể dùng nước chè xanh để bôi lên mặt hàng ngày. Hoặc rửa mặt bằng lá chè xanh cũng rất tốt.

Theo kinh nghiệm dân gian thì tắm lá chè xanh cho trẻ sơ sinh cũng rất tốt. Vì lá chè xanh ngoài kháng khuẩn còn kháng viêm nên được tin là có thể ngừa rôm sảy ở trẻ sơ sinh.

Bị thuỷ đậu cũng có thể tắm lá chè xanh. Nhưng sự thật là lá chè xanh chỉ giúp giảm các triệu chứng của bệnh như ngứa ngáy mà thôi. Khi bị thuỷ đậu thì bạn nên đi gặp bác sĩ.

Xem thêm: [ Nên tham khảo]10+ Tác dụng của ổi không phải ai cũng biết

Một số lưu ý khi sử dụng lá chè xanh

Mặc dù lá chè xanh rất tốt với sức khỏe và làm đẹp, tuy nhiên, nếu bạn sử dụng sai liều lượng sẽ có thể mang lại những tác dụng phụ không mong muốn như:

  • Gây thiếu máu: Thành phần catechin có trong trà xanh có thể khiến bạn bị thiếu máu do thiếu sắt. Do đó, nếu bạn là người thích uống nước trà xanh thì nên bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu sắt và vitamin C.
  • Gây bệnh loãng xương: Trà xanh làm ức chế việc sử dụng canxi của cơ thể, có thể khiến bạn dễ bị loãng xương.
  • Dạ dày khó chịu: Uống trà xanh khi đói có thể làm tăng axit dạ dày. Điều này gây ra một số tác dụng phụ như táo bón, buồn nôn và nôn…
  • Ảnh hưởng đến bà bầu và trẻ nhỏ: Nếu bạn là một bà bầu hay là mẹ bỉm sữa thì không nên uống quá 2 ly trà xanh/ngày. Mặc dù trà xanh rất tốt với sức khỏe nhưng với bà bầu và mẹ bỉm sữa thì nên hạn chế uống bởi có thể làm tăng nguy cơ sẩy thai và mất sữa.

Trên đây là một số thông tin về tác dụng của lá chè xanh mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc. Mong rằng bạn đã nắm rõ và rút ra nhiều kiến thức cho bản thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi bài viết!