[Không nên bỏ qua] 20+  thông tin về cây đinh lăng

Tham vấn y khoa : Bác sĩ

Ngày cập nhật :03/02/2023

Ngoài công dụng để làm cảnh, cây đinh lăng còn có nhiều tác dụng trong điều trị bệnh. Vậy cụ thể công dụng chữa bệnh của cây đinh lăng là gì? Cách sử dụng ra sao? Hãy cùng tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé!

Nội Dung Chính

Tìm hiểu chung về cây đinh lăng

Cây đinh lăng có tên gọi khác lại Nam dương sâm, cây gỏi cá thuộc họ ngũ gia bì. Với tên khoa học Panax fruticosum L, Tieghemopanax frutiscosus Vig, Polyscias fruticosa Harms.

tìm hiểu chung về cây đinh lăng

Đinh lăng là một loại cây nhỏ có chiều cao trung bình từ 0.8 đến 1.5m. Thuộc giống cây lá kép. Lá mọc so le, có 3 lần xẻ lông chim còn phía mép có răng cưa.

Phần hoa của cây thường có màu trắng xám, mọc tụ lại ở đầu cành. Phần quả nhỏ có kích thước từ 3 đến 4mm. Thông thường mùa hoa quả sẽ tập trung từ tháng 4 đến tháng 7

Loại cây này có thể trồng làm cảnh trong nhà và phù hợp với hầu như mọi vùng miền ở nước ta. Chính vì vậy đây là một trong những loại cây rất quen thuộc đối với nhiều người.

Hải Thượng Lãn Ông đã gắn cho cây đinh lăng cái tên gọi là “sâm của người nghèo”. Trong Đông Y từ xưa đến nay, Đinh lăng vẫn là loại thảo dược có mặt trong nhiều bài thuốc.

Hải Thượng Lãn Ông đã gắn cho cây đinh lăng cái tên gọi là “sâm của người nghèo”. Trong Đông Y từ xưa đến nay, Đinh lăng vẫn là loại thảo dược có mặt trong nhiều bài thuốc. Hầu như tất cả bộ phận của cây đều được tận dụng. Từ thân, cành, lá đến củ, rễ.

Thông thường cây đinh lăng sẽ được thu hoạch sau khi trồng từ 3 năm trở lên vào mùa thu. Sau đó sẽ được thái nhỏ để phơi hoặc sấy khô

Sau khi phơi khô cây đinh lăng, cần để ở nơi khô ráo. Tránh độ ẩm vì dễ gây ẩm mốc, biến chất.

Thành phần hóa học

Trong rễ củ của cây đinh lăng chứa nhiều saponin và có công dụng tương tự như nhân sâm

Theo nhiều nghiên cứu khoa học, thành phần của cây đinh lăng có chứa tới 8 loại saponin oleaneane.

Còn trong rễ cũng có chứa nhiều saponin tương tự như sâm. Ngoài ra còn có nhiều vitamin và có tới 20 loại axit amin cần thiết cho cơ thể. Đặc biệt là các loại axit amin thiết yếu như: methionin, lyzin, cystein.

Xem thêm: Thuốc ho Prospan có tốt không, gồm mấy loại ? Cách dùng, giá bán?

Cây đinh lăng có mấy loại?

Cây đinh lăng cũng có nhiều giống loại khác nhau, để tránh nhầm lẫn về tên gọi thì mình xin giới thiệu một số giống cây đinh lăng

  • Đinh lăn lá nhỏ: Đây là loại đinh lăng phổ biến nhất, khi chúng ta nhắc tới cây đinh lăng thì hình ảnh đầu tiên chúng ta liên tưởng đó chính là giống cây này. Loại cây này thường dùng để làm lá gia vị, hoặc lấy thân và rễ cây để làm thuốc
  • Cây Đinh Lăng Đĩa: Loại cây này có hình dáng to, thường được trồng để làm cảnh nên rất ít người biết về loại cây này
  • Cây Đinh Lăng Lá Răng: Đặng điểm của loại cây này là lá cây có bản tròn và xé răng cưa. Chúng thường được bán tai các tiệm cây cảnh để trang trí trong nhà
  • Đinh Lăng lá bạc: Loại cây này về hình dáng thì tương đối giống với cây Đinh Lăng lá răng. Tuy nhiên có một đặc điểm rất dễ nhận thấy ở loại cây này đó là viền lá của chúng có màu trắng rất nổi bật.
  • Cây Đinh Lăng lá to: Loại cây này khá hiếm gặp. Lá của loại cây này hình thuôn và to khong như cây đinh lăng lá nhỏ.
  • Đinh Lăng lá tròn: Lá của loại cây này hình tròn nên cũng được gọi với cái tên như vậy . Loại cây này thường được nhiều người lựa chọn dùng để trồng làm cảnh trong nhà.

Tác dụng của cây đinh lăng

Loại dược liệu này có rễ vị ngọt, hơi đắng, tính mát. Lá có vị đắng, tính mát.

Dưới đây là một số tác dụng của cây ngũ gia bì này.

tác dụng của cây đinh lăng

Tác dụng theo y học cổ truyền

  • Rễ có tác dụng bồi bổ khí huyết, thông huyết mạch được sử dụng để lợi tiểu, làm thuốc bổ và trị cơ thể gầy yếu, suy nhược
  • Lá có công năng giải độc, kháng dị ứng được sử dụng để giải độc thức ăn, chữa ho ra máu, kiết lỵ, mụn nhọt sưng tấy
  • Thân và cành đinh lăng được sử dụng để chữa đau lưng và phong tê thấp.

Tác dụng của ngũ gia bì theo y học hiện đại

Cây đinh lăng đã được nghiên cứu trong nhiều công trình khoa học. Qua các công trình đã được thực hiện, y học hiện đại nhận thấy thảo dược này đem lại các lợi ích sau:

  • Tăng sức dẻo dai của cơ thể: Thực nghiệm vào năm 1961 cho thấy, nước sắc từ rễ đinh lăng có tác dụng làm sức dẻo dai của cơ thể.
  • Tác dụng co mạch: Sử dụng dung dịch nước 1.2 – 1% rễ đinh lăng trên thỏ nhận thấy có tác dụng co mạch tai.
  • Tác dụng đối với cơ tim: Thực nghiệm trên ếch nhận thấy, dược liệu có khả năng giảm trương lực cơ tim khiến tim giảm co bóp và ngừng đập.
  • Tác dụng hạ áp: Tiêm tĩnh mạch dung dịch cao đinh lăng 100 – 200% với liều 0.5ml/ kg thể trọng vào vành tai nhận thấy huyết áp hạ, tăng biên độ và tần số hô hấp.
  • Tác dụng co bóp tử cung nhẹ: Tiêm dung dịch cao đinh lăng 100% với liều 1ml/ kg thể trọng ở đường tĩnh mạch vào vành tai nhận thấy có tác dụng co bóp tử cung nhẹ.
  • Tác dụng lợi tiểu: Thí nghiệm trên chuột bạch nhận thấy, dược liệu có tác dụng tăng tiết niệu gần 5 lần khi cho chuột uống 2ml dung dịch đinh lăng 100%/ 100g thể trọng.
  • Độc tính: Đinh lăng ít độc tính hơn so với nhân sâm. Khi tiêm phúc mạc ở chuột với liều 32.9g/ kg nhận thấy tim, não, thận và gan của chuột bị tổn thương nặng và dẫn đến tử vong. Trong trường hợp nhiễm độc mãn, đinh lăng có thể gây biến loạn dinh dưỡng gan, thận, tim và gây sung huyết ở ruột, dạ dày, phổi,…

Các bài thuốc chữa bệnh từ cây đinh lăng

Một số bài thuốc chữa bệnh từ vị thuốc đinh lăng:

bài thuốc chữa bệnh từ cây đinh lăng

Bài thuốc giúp phòng ngừa dị ứng và bồi bổ cơ thể

Chuẩn bị: 200 lá đinh lăng.

Thực hiện: Nấu sôi với 200ml nước trong 20 phút. Sau đó chắt lấy nước, nấu thêm 20 phút nữa. Dùng nước chia thành 2 lần dùng và uống hết trong ngày.

Bài thuốc giúp chữa tắc tia sữa ở phụ nữ sau khi sinh

Chuẩn bị: 3 lát gừng tươi và 40g rễ đinh lăng.

Thực hiện: Cho vào nồi, đun sôi với 500ml nước và hạ lửa nấu cho đến khi còn 250ml. Dùng nước sắc uống khi còn nóng.

Bài thuốc chữa mề đay mẩn ngứa do dị ứng thực phẩm, thời tiết

Chuẩn bị: Lá đinh lăng khô 80g.

Thực hiện: Nấu sôi với 500ml còn lại 250ml, chia thành 2 lần uống và dùng hết trong ngày.

Bài thuốc chữa ho mãn tính

Chuẩn bị: Rễ đinh lăng, nghệ vàng, đậu săn, rau tần, bách bộ và rễ cây dâu mỗi vị 8g, gừng khô 4g.

Thực hiện: Đem các vị sắc với 500ml, còn lại 250ml. Chia thành 2 lần uống và dùng khi thuốc còn nóng.

Bài thuốc chữa đau nhức xương khớp do thấp khớp

Chuẩn bị: Quế chi và vỏ quýt (trần bì) mỗi vị 4g, thiên niên kiện, cỏ xước, hà thủ ô, huyết rồng và cối xay mỗi vị 8g, rễ đinh lăng 12g.

Thực hiện: Để quế chi riêng, cho các vị sắc lấy nước, sau khi sôi cho quế chi vào. Chia thành 2 lần uống và dùng khi thuốc còn ấm.

Bài thuốc chữa chứng mệt mỏi, lười vận động, uể oải

Chuẩn bị: Rễ đinh lăng phơi khô, 0.5g.

Thực hiện: Đun với 100ml nước trong vòng 15 phút, sau đó chia thành 2 – 3 lần dùng và uống hết trong ngày.

Bài thuốc chữa chứng vú căng nóng và tắc tia sữa

Chuẩn bị: Rễ đinh lăng 30 – 35g.

Thực hiện: Sắc lấy 250ml nước, uống liên tục trong vòng 2 – 3 ngày.

Bài thuốc chữa vết thương sưng đau

Chuẩn bị: Lá đinh lăng tươi.

Thực hiện: Rửa sạch, để ráo nước và giã nát, sau đó đắp lên vùng đau nhức.

Bài thuốc chữa chứng đau lưng mỏi gối

Chuẩn bị: 20 – 30g thân cành cây đinh lăng, phối hợp thêm cam thảo dây, cúc tần và rễ cây xấu hổ.

Thực hiện: Sắc lấy nước, chia thành 3 lần dùng.

Bài thuốc chữa bệnh viêm gan

Chuẩn bị: Nghệ 8g, biển đậu 12g, rễ đinh lăng 12g và rễ cỏ tranh 12g.

Thực hiện: Sắc uống mỗi ngày 1 thang, dùng đều đặn cho đến khi khỏi.

Bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh liệt dương và rối loạn cương dương ở nam giới

Chuẩn bị: Sa nhân 6g, cao ban long và trâu cổ mỗi vị 8g, cám nếp và rễ đinh lăng mỗi vị 12g.

Thực hiện: Sắc uống ngày dùng 1 thang.

Lưu ý: Để đạt được kết quả điều trị tốt, nên kết hợp với thói quen tình dục lành mạnh, tập luyện và ăn uống điều độ.

Bài thuốc chữa bệnh thiếu máu

Chuẩn bị: Tam thất 20g, hoàng tinh, hà thủ ô, thục địa và rễ đinh lăng mỗi vị 100g.

Thực hiện: Đem các vị tán thành bột mịn. Mỗi lần dùng 100g thuốc bột sắc với nước và dùng uống trong ngày.

Bài thuốc trị chứng kiết lỵ, ho, ban sởi và dị ứng

Chuẩn bị: Lá đinh lăng khô 10g.

Thực hiện: Sắc với 200ml nước và dùng hết trong ngày.

Bài thuốc chữa chứng ho suyễn lâu năm không giảm

Chuẩn bị: Gừng khô 4g, xương bồ 6g, đậu săng, rễ đinh lăng, nghệ vàng, tang bạch bì và tần dày lá mỗi vị 8g.

Thực hiện: Sắc với 600ml nước còn lại 250ml. Chia nước sắc thành 2 lần uống và dùng khi thuốc còn nóng.

Bài thuốc chữa chứng ăn uống khó tiêu, đầy bụng và ợ hơi nhiều

Chuẩn bị: 10g rễ đinh lăng.

Thực hiện: Sắc với 300ml nước, còn lại 150ml, chia nước sắc thành 2 – 3 lần uống.

Bài thuốc chữa chứng đau tức ngực, nhức đầu và nóng sốt

Chuẩn bị: Chua me đất, lá tre và rễ sài hồ mỗi vị 20g, rau má, cam thảo dây và rễ đinh lăng tươi mỗi vị 30g, trần bì và vỏ chanh mỗi vị 10g.

Thực hiện: Đem dược liệu thái nhỏ, đổ ngập nước và sắc lấy 250ml. Chia thành 3 lần uống và dùng hết trong ngày.

Bài thuốc chữa bệnh viêm gan mãn tính

Chuẩn bị: Ngưu tất, uất kim mỗi vị 8g, ngũ gia bì, xa tiền tử, rễ đinh lăng, hoài sơn, chi tử, rễ cỏ tranh và hoài sơn mỗi vị 12g, nhân trần 20g, ý dĩ 16g.

Thực hiện: Sắc uống ngày dùng 1 thang.

Rễ đinh lăng ngâm rượu giúp bồi bổ sức khỏe, tiêu thực

Chuẩn bị: Rễ đinh lăng khô 100g.

Thực hiện: Tán nhỏ và ngâm với 1 lít rượu 30 độ trong vòng 10 ngày. Cứ vài ngày lắc đều lọ 1 lần để tránh thuốc đóng cặn. Mỗi lần dùng 10ml trước khi ăn, ngày dùng 2 lần.

Bài thuốc chữa chứng mất ngủ kéo dài, thiếu tập trung và suy giảm trí nhớ

Chuẩn bị: Liên nhục 16g, tâm sen 12g, lá đinh lăng 24g, lá vông 20g và tang diệp 20g.

Thực hiện: Sắc với 400ml nước, lấy khoảng 150ml và chia thành 2 lần uống trong ngày.

Bài thuốc trị chứng tiểu ra nước đỏ, đái rắt, đái buốt do sỏi thận

Chuẩn bị: Kim tiền thảo, xa tiền thảo, lá đinh lăng và liên tiền thảo mỗi thứ 1 nắm to.

Thực hiệc: Sắc uống đều đặn, nếu bệnh nặng nên gia thêm 10 – 12g chè búp non.

Bài thuốc chữa bệnh sỏi thận gây bí tiểu và đau quặn bụng

Chuẩn bị: Xa tiền thảo 20g, rau ngổ 30g, lá đinh lăng và xấu hổ tía mỗi vị 40g, râu bắp 24g.

Thực hiện: Đem các vị sắc uống, ngày dùng 1 thang.

Bài thuốc trị chứng tắc sữa và sưng đau vú ở phụ nữ sau sinh

Bài thuốc 1: Dùng hoài sơn, đương quy, rễ bí đỏ, xuyên khung, bạch truật, đan sâm mỗi vị 12g, lá đinh lăng 40g, kim ngân hoa 16g. Sắc các vị lấy nước uống, dùng mỗi ngày 1 thang.

Bài thuốc 2: Trần bì, kim ngân hoa mỗi vị 12g, sài đất và bồ công anh mỗi vị 20g, lá đinh lăng (sao vàng hạ thổ) 40g. Sắc với 400ml nước, còn lại 200ml chia thành 2 lần dùng. Nên uống khi thuốc còn nóng.

Bài thuốc chữa chứng đau mỏi các khớp, khó khăn khi vận động và có biểu hiện xơ cứng

Chuẩn bị: Trần bì, đại táo, khởi tử, đương quy, cam thảo và xuyên khung mỗi vị 12g. Đỗ trọng 10g, nam tục đoạn, củ đinh lăng (sao thơm) và thổ linh mỗi vị 20g, ngưu tất 16g.

Thực hiện: Sắc với 800ml nước, còn lại 250ml. Đem nước sắc chia thành 2 – 3 lần uống và dùng liên tục trong 15 ngày. Nếu cần có thể lặp lại liệu trình cho đến khi bệnh thuyên giảm.

Bài thuốc trị chứng ho khan kéo dài do phế nhiệt

Chuẩn bị: Cát cánh, đại táo và trần bì mỗi vị 12g, cam thảo, mạch môn và tía tô mỗi vị 16g. Củ đinh lăng, xa tiền thảo, lá xương sông, rau má mỗi vị 20g.

Thực hiện: Đem các vị sắc mỗi ngày 1 thang.

Xem thêm: Bị tắt tiếng là gì? Cách chữa trị tắt tiếng đơn giản hiệu quả tại nhà

Giá đinh lăng

  • Giá đinh lăng giống được tham khảo ở cây thuốc Rừng là 9000 VNĐ/cây.
  • Giá đinh lăng thành phẩm trên thị trường hiện nay tầm 105.000 VNĐ/kg.

Lưu ý – Kiêng kỵ khi sử dụng

Cây đinh lăng có đặc tính dược lý đa dạng và đem lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Tuy nhiên, sử dụng dược liệu quá liều hoặc lạm dụng trong thời gian dài có thể gây ngộ độc và tổn thương cơ quan nội tạng.

Để phòng ngừa rủi ro khi sử dụng dược liệu này, bạn nên lưu ý một số thông tin sau:

  • Sử dụng rễ đinh lăng liều cao có thể gây say thuốc, mệt mỏi, tiêu chảy, nôn mửa,…
  • Có thể kết hợp với các món ăn từ đinh lăng để bồi bổ sức khỏe và giảm mệt mỏi.
  • Người đang mang thai hoặc mắc các bệnh mãn tính nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Trên đây là bài tổng quan về cây đinh lăng. Người dùng cần lưu ý, loại cây này có tính dược mạnh và đa dạng. Nên cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc thầy thuốc trước khi sử dụng. Nếu dùng tùy tiện, có thể gây ngộ độc hoặc say thuốc.