Lá hẹ và 20+ công dụng tuyệt với đối với sức khỏe
Ngày cập nhật :03/02/2023
Lá hẹ là một loại rau được dùng để chế biến thêm vào các món ăn hàng ngày, vừa làm tăng hương vị, vừa bổ dưỡng. Trong đông y, là hẹ còn là một vị thuốc với nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về công dụng của loại rau này, trong bài viết dưới đây nhé!
Nội Dung Chính
Lá hẹ là gì?
Lá hẹ là một loại rau xanh có hương vị gần giống như hành, thuộc chi Allium, cùng họ với các loại cây gia vị như tỏi, tỏi tây, hành lá… Loại cây này có vị cay nồng đặc trưng, hơi chua, hăng, thường dùng trong nấu ăn và hỗ trợ chữa bệnh.
Đặc điểm thực vật
Cây hẹ là một loài thực vật thân thảo, có thể sống lâu năm, mọc trên nền đất. Trong tự nhiên, hẹ có thể mọc cao từ 20 – 40cm. Cây hẹ thuộc nhóm cây rễ chùm. Thân và lá cây hẹ có màu xanh lục, ra hoa có màu trắng.
Lá cây hẹ được mọc từ gốc cây. Cán của hoa cũng mọc từ gốc cây, thường có chiều dài từ 20 – 30cm. Hoa trắng nở tại vị trí đỉnh cán hoa.
Cây hẹ thường mọc thành bụi và là loại cây rất dễ trồng. Hẹ thuộc loài thực vật sinh sản vô tính. Chúng sanh ra những cây con bằng cách tách chồi.
Hẹ là một loại cây sinh trưởng và phát triển tốt ở vùng khí hậu nóng ẩm. Tại Việt Nam, hẹ có thể mọc hoang ở ven đường, bờ ruộng. Hẹ được trồng nhiều để thu hoạch làm thuốc, chế biến món ăn.
Cây hẹ mọc và phát triển quanh năm. Do đó, việc thu hái cũng có thể diễn ra quanh năm. Bộ phận dùng chủ yếu là phần thân lá cây, phần hạt. Người thu hoạch cần chọn những cây hẹ còn xanh tươi, vừa ra hoa. Không nên chọn hái cây hẹ quá già.
Sau khi thu hái, bạn nên để hẹ vào chỗ khô ráo, thoáng mát. Tránh để hẹ ở nơi quá ẩm ướt hoặc dưới ánh nắng mặt trời. Để giữ hẹ được lâu, người dùng có thể rửa sạch hẹ, dùng giấy gói lại và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
Thành phần dinh dưỡng của lá hẹ
Lá hẹ là một loại thực phẩm có lượng calo thấp, chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi như vitamin và khoáng chất, các chất chống oxy hóa. Để cơ thể hấp thụ đủ những chất này, bạn cần phải bổ sung một lượng lớn hẹ vào thực đơn hằng ngày của mình. Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) thì 100g có thể cung cấp:
- Năng lượng: 0,9 calo.
- Vitamin K: 6,38 microgram, hoặc 5% giá trị dinh dưỡng hằng ngày.
- Vitamin C: 1,74 miligam, hoặc 2% giá trị dinh dưỡng hằng ngày.
- Folate: 3,15 microgram, hoặc 1% giá trị dinh dưỡng hằng ngày.
- Vitamin A: 6,43 microgram, hoặc 1% giá trị dinh dưỡng hằng ngày.
- Canxi: 2,76 miligam, hoặc ít hơn 1% giá trị dinh dưỡng hằng ngày.
- Kali: 8,88 miligam, hoặc ít hơn 1% giá trị dinh dưỡng hằng ngày.
Tác dụng của lá hẹ
Theo Đông y, hẹ có vị cay và ngọt, tính ấm, không độc. Cây hẹ được quy vào một số kinh sách sau:
- Bản thảo thập di;
- Kinh Can;
- Kinh Vị;
- Kinh Thận.
Dưới đây là một số tác dụng của lá hẹ dựa trên nghiên cứu của y học cổ truyền và y học hiện đại.
Tác dụng dược lý theo y học hiện đại
Theo Y học hiện đại, cây hẹ có các tác dụng dược lý như:
- Vitamin K và canxi trong hẹ có tác dụng bồi bổ xương, giúp xương chắc khỏe;
- Lưu huỳnh và flavonoid có khả năng ngăn chặn một số chứng bệnh ung thư (phổi, dạ dày, đại tràng, vú, tuyến tiền liệt), ngăn chặn các gốc tự do phát triển;
- Một số loại hóa chất như allcin, sulfit, odorin,… có trong hẹ có tác dụng như kháng sinh, giúp điều trị nhiễm trùng da, ngứa, ghẻ, giun kim ở trẻ nhỏ;
- Hẹ có tác dụng giảm lượng cholesterol trong máu và làm giảm cao huyết áp.
Công dụng của lá hẹ trong đông y
Theo Đông y, hẹ là một vị thuốc có các tác dụng:
- Giải độc;
- Tán ứ;
- Giảm ngứa;
- Giảm đau, tức bụng;
- Bổ thận;
- Tráng dương;
- Chữa mộng tinh;
- Điều trị di tinh;
- Cải thiện lưng gối yếu mềm;
- Làm lành các vết thương;
- Điều trị táo bón;
- Điều trị cảm mạo.
Lá hẹ chữa bệnh gì? Công dụng trong điều trị bệnh
Cây hẹ không chỉ được biết đến là một loại rau mà còn có tác dụng chữa bệnh và làm đẹp vô cùng hiệu quả. Cụ thể tác dụng của cây hẹ như sau:
Bổ thận tráng dương
Với tính ôn, vị cay nên hẹ có tác dụng bổ thận, tráng dương rất hiệu quả.
Ích gan bổ dạ dày
Hẹ chứa các thành phần đặc biệt như tinh dầu và sulfide giúp tạo ra mùi vị cay. Do đó, dùng cây hẹ sẽ có tác dụng điều khí dưỡng gan, kích thích ăn ngon và tăng cường chức năng của hệ tiêu hóa.
Tăng cường hệ miễn dịch
Chất Sulfide trong cây hẹ chính là yếu tố chính tạo nên mùi hương đặc biệt của loại cây này. Chất này có tác dụng kháng viêm diệt khuẩn và nâng cao sức đề kháng rất tốt cho cơ thể.
Nhuận tràng thông ruột
Cây hẹ chứa lượng vitamin và chất xơ dồi dào có tác dụng kích thích nhu động đường ruột. Vì vậy, cây hẹ sẽ giúp điều trị táo bón và phòng tránh ung thư đường ruột.
Hanh thông khí huyết
Với vị cay, hẹ có tác dụng kích thích hoạt huyết, hanh thông khí huyết và chữa các chứng buồn nôn, viêm ruột, đau ngực…
Ngăn mồ hôi trộm
Hẹ có chứa một lượng ít chất chua nên có tác dụng trị các chứng mồ hôi trộm, di tinh ở nam giới…
Ngăn ngừa mẩn ngứa
Lá hẹ dùng hơ trên lửa và bôi lên chỗ mẩn ngứa sẽ giúp chữa các bệnh mẩn ngứa ngoài da, sát khuẩn, hạn chế nhiễm trùng…
Giảm mỡ máu và tăng huyết mạch
Cây hẹ có chứa allicin có tác dụng hỗ trợ các bệnh liên quan đến huyết quản, cao huyết áp hiệu quả. Chất này còn giúp ngăn ngừa sản sinh cholesterol trong cơ thể rất tốt.
Chữa cảm mạo, ho do lạnh
Lá hẹ dùng hấp chín với gừng tươi và thêm ít đường rồi ăn hoặc uống nước liên tục 5 ngày sẽ giúp chữa ho, cảm mạo hiệu quả.
Hỗ trợ điều trị đái tháo đường
Dùng hẹ nếu cháo, nấu canh hoặc xào ăn hàng ngày (không dùng muối) sẽ tốt cho người bị đái tháo đường.
Giúp bổ mắt
Lá hẹ xào với gan dê thái mỏng trên ngọn lửa mạnh và ăn với cơm cách ngày sẽ giúp bổ mắt.
Trị bệnh trĩ
Dùng lá hẹ cho vào nồi đất cùng với nước và dùng lá chuối bịt kín đun đến khi sôi thì tắt bếp. Sau đó, chọc 1 lỗ thủng nhỏ cho hơi bay lên rồi xông trĩ. Nước nguội thì dùng để rửa hậu môn sẽ giúp chữa trị bệnh trĩ hiệu quả.
Hẹ tốt cho da khô
Nghiền nhỏ hẹ rồi đắp lên mặt và để khô trong khoảng 30 phút rồi rửa mặt lại. Áp dụng phương pháp này thường xuyên sẽ thấy làn da thay đổi rõ rệt.
Ngăn ngừa mụn
Chất Beta-carotene có trong hẹ có tác dụng làm sáng làn da và ngăn ngừa mụn hiệu quả. Không những thế, ăn hẹ thường xuyên còn giúp làn da sáng và rạng rỡ hơn.
Làm đen tóc
Trong hẹ có chứa các chất có tác dụng tăng cường chức năng hệ thống tyrosine trong các tế bào. Từ đó, giúp điều tiết các sắc tố đen ở chân tóc, tiêu trù các đốm trắng trên bề mặt da và giúp tóc ngày càng bóng mượt.
Như vậy có thể thấy, cây hẹ có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe. Sử dụng đúng cách sẽ là vị thuốc vô cùng tốt giúp chữa trị bệnh.
Xem thêm: Lá mơ và những công dụng tuyệt vời từ loại lá này
Cách dùng và liều dùng
Hẹ có thể được dùng bằng các cách:
- Chế biến thành các món ăn;
- Dùng tươi: Giã nát, lấy nước cốt để điều trị vết thương, viêm nhiễm tại chỗ;
- Chế biến thành các bài thuốc nam bằng cách kết hợp với các loại dược liệu khác.
- Các chuyên gia dinh dưỡng và y tế vẫn khuyên thường xuyên nên dùng hẹ. Tuy nhiên, liều lượng mỗi lần dùng cần cân nhắc, gia giảm vừa đủ. Liều dùng cụ thể còn phải tùy thuộc vào món ăn, công thức của bài thuốc.
Bài thuốc sử dụng cây hẹ
Dưới đây là một số bài thuốc sử dụng cây hẹ để chữa bệnh:
Bài thuốc chữa cảm mạo, ho
Chuẩn bị:
- 250g lá hẹ;
- 25g gừng tươi.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Rửa sạch hẹ, thái khúc. Gừng, bỏ vỏ, thái sợi nhuyễn
- Bước 2: Hấp hẹ, gừng với một ít đường;
- Bước 3: Sau khi chín, ăn lá hẹ, uống phần nước.
Sử dụng bài thuốc này trong vòng 5 ngày để điều trị dứt điểm chứng ho do cảm lạnh và cảm mạo.
Bài thuốc bổ mắt
Chuẩn bị:
- 150g lá hẹ;
- 150g gan dê.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Rửa sạch lá hẹ, thái khúc cho vừa ăn. Rửa sạch gan dê, thái mỏng, ướp gia vị;
- Bước 2: Xào gan dê với rau hẹ, xào bằng lửa lớn;
- Bước 3: Khi món ăn đã chín, nêm thêm ít gia vị cho vừa ăn, bày ra đĩa.
Ăn món ăn gan dê xào rau hẹ này với cơm trong vòng 10 ngày. Món ăn giúp mắt khỏe hơn, thị lực cải thiện hơn.
Bài thuốc trị mụn, làm đẹp da
Chuẩn bị: Rau hẹ tươi.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Rửa sạch hẹ, nghiền nát;
- Bước 2: Rửa sạch mặt, vùng da bị mụn;
- Bước 3: Đắp hẹ lên mặt, để khô trong vòng 30 phút;
- Bước 4: Rửa mặt lại với nước ấm.
Thường xuyên đắp hẹ và ăn rau hẹ tươi giúp da giảm mụn rõ rệt và cải thiện tình trạng khô da. Hẹ giúp da mịn màng và hồng hào hơn.
Bài thuốc chữa đau lưng, mỏi gối;
Chuẩn bị:
- 100g gạo;
- 20g hạt hẹ.
Cách thực hiện: Nấu cháo gạo tẻ với hạt hẹ. Ăn món cháo nóng này trong vòng 10 ngày, mỗi ngày ăn 2 bữa. Món ăn này giúp cải thiện chứng chán ăn, điều trị đau lưng, mỏi gối.
Bài thuốc giúp nhuận tràng
Chuẩn bị: Hạt hẹ;
Cách thực hiện:
- Bước 1: Rửa sạch hạt hẹ, để cho ráo nước;
- Bước 2: Rang vàng hạt hẹ trên chảo nóng, sau đó giã nhỏ;
- Bước 3: Hòa 5g hạt hẹ rang vàng với nước sôi để uống. Mỗi ngày uống 3 lần, dùng trong 10 ngày.
Bài thuốc này có tác dụng chữa chứng táo bón, giúp đi đại tiện dễ dàng hơn.
Các món ăn từ cây hẹ ngon và phổ biến hiện nay
Không chỉ là vị thuốc tốt cho sức khỏe, cây hẹ còn là loại rau được chế biến thành nhiều món ăn ngon. Dưới đây là các món ăn từ cây hẹ mà các bạn có thể tham khảo để bữa cơm gia đình thêm phong phú.
Rau hẹ xào tôm mực
Đây là món ăn rất thơm ngon với các nguyên liệu cơ bản gồm: Tôm, mực, hẹ và các gia vị khác như hành, tỏi, nước mắm hạt nêm… Chế biến món này khá đơn giản, bạn chỉ cần phi thơm tỏi rồi cho mực vào tôm đã làm sạch, úp gia vị vào xào cùng. Tiếp đó, cho ớt xanh vào xào tới khi tôm, mực săn lại thì cho hẹ và hành lá vào đảo đều rồi tắt bếp.
Riêu cua nấu hẹ
Đây là món khá lạ và ngon, bạn chỉ cần nấu nước riêu cua sôi lên rồi cho hẹ vào. Tiếp đó, nêm thêm ít tiêu và đợi nước sôi già cho cua vào là xong.
Canh hẹ nấu thịt và đậu hũ
Với món ăn này gồm có hẹ, thịt lợn (heo) băm nhỏ, đậu phụ và gia vị. Tiếp đó, cho thịt đã nêm vào xào gần chín tới thì cho hẹ vào đảo đều. Sau đó, cho nước vào với lượng vừa phải của canh gia đình hàng ngày đun. Khi nước gần sôi thì cho đậu cắt nhỏ vào và nêm vừa ăn.
Canh hẹ nấu trứng
Món ăn này khá đơn giản, bạn chỉ cần nấu nước sôi rồi thả hẹ vào. Tiếp đó, đánh tan trứng rồi cho vào khuấy đều và nêm gia vị là được.
Bánh hẹ chiên giòn
Bánh hẹ là món ngon như tên gọi của nó, bánh được làm từ bột gạo và lá hẹ cùng nhân thịt hoặc tôm. Sau khi làm xong, để ráo dầu và dọn ra đĩa ăn kèm tương ớt hoặc nước mắm chua ngọt thì khỏi chê.
Ếch xào bông hẹ
Bạn có thể chế biến bằng cách cắt khúc hoa hẹ rồi rửa sạch và để ráo nước. Đồng thời, luộc sơ hẹ trên lửa lớn khoảng 2 phút rồi vớt ra cho ráo nước. Ếch làm sạch, hấp chín và gỡ lấy thịt rồi ướp với chút gia vị cho ngấm đều. Tiếp đó, xào thịt ếch khoảng 1 phút rồi cho ra đĩa cùng hoa hẹ. Sau đó, trộn đều là có thể thưởng thức.
Cá nướng hẹ
Món ăn này có thể dùng cùng với bánh tráng, bún và các loại rau xanh. Thực hiện rất đơn giản, chỉ cần ướp cá và cho vào giấy bạc gói lại rồi cho vào lò nướng. Sau đó, sẽ ăn cùng với hẹ và các loại rau.
Ngoài những món ăn trên vẫn còn rất nhiều các món ăn khác từ hẹ mà các bạn có thể tham khảo. Từ đó, bổ sung vào thực đơn của gia đình thêm phong phú.
Xem thêm: Kinh giới: Công dụng và các bài thuốc chữa bệnh từ kinh giới
Một số lưu ý khi dùng cây hẹ
Không thể phủ nhận các lợi ích của hẹ mang lại cho sức khỏe người dùng và các tác dụng điều trị bệnh của hẹ. Tuy nhiên, khi dùng vị thuốc này, người dùng cần lưu ý những điều sau:
- Người dùng cần hỏi qua ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi áp dụng điều trị bệnh bằng các bài thuốc từ cây hẹ;
- Ăn quá nhiều hẹ có thể gây ra một số tác dụng phụ như bốc hỏa, âm suy, bứt rứt;
- Không nên ăn hẹ vào mùa hè;
- Rau hẹ kiêng kỵ với mật ong và thịt trâu. Do đó, không chế biến rau hẹ cùng với các loại thực phẩm này;
Các bài thuốc từ rau hẹ chỉ có tính chất hỗ trợ trị bệnh, không có hiệu quả ngay lập tức. Do đó, người dùng không nên bỏ dùng thuốc Tây. Khi có ý định ngưng sử dụng thuốc Tây, bệnh nhân cần hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
Tóm lại
Hẹ là một loại cây rau quen thuộc trong bữa cơm của người Việt có thể chế biến thành các món xào, món canh. Trong đông y, lá hẹ còn là một vị thuốc với nhiều tác dụng điều trị bệnh, bồi bổ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Vậy còn chần chừ gì nữa, bạn hãy bổ sung ngay loại rau này vào thực đơn hàng ngày nhé!