Những điều chị em nên biết: Chu kỳ kinh nguyệt 35 – 40 ngày

Tham vấn y khoa : Bác sĩ

Ngày cập nhật :16/02/2023

Chu kỳ kinh nguyệt là gì? Bảng tính chu kỳ kinh cho chị em? Tại sao chu kỳ kinh nguyệt 35 – 40 ngày? Là thắc mắc của rất nhiều chị em. Bởi kinh nguyệt có vai trò rất quan trọng với sức khỏe sinh sản của chị em. Những thông tin dưới đây sẽ giúp chị em tìm hiểu thật kỹ về vấn đề này. Hãy theo dõi và cùng tìm hiểu nhé!

Chu kỳ kinh nguyệt là gì?

Chị em có thể hiểu đơn giản rằng chu kỳ kinh nguyệt là một hiện tượng sinh lý bình thường. Bắt đầu tính từ thời điểm chị em có kinh đến khi chị em mãn kinh. Do sự tụt giảm đột ngột của các hoocmon estrogen và progesterone. Khiến tử cung của chị em sẽ có tình trạng chảy máu mang tính định kỳ, đây chính là máu kinh.

Nhờ có sự phối hợp hoạt động một cách nhịp nhàng trật tự của hệ thống nội tiết sinh sản. Trong đó có các cơ quan như: vùng dưới đồi, tuyến yên, buồng trứng mà chu kỳ này diễn ra đều đặn. Nếu như quá trình này bị ảnh hưởng sẽ dẫn đến tình trạng rối loạn kinh nguyệt ở chị em. Có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày.

Chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày

Một chu kỳ kinh nguyệt diễn ra bao nhiêu ngày

Thông thường chu kỳ kinh nguyệt ở chị em sẽ diễn ra theo vòng từ 28 – 30 ngày. Tuy nhiên, cũng sẽ có một số chị em có chu kỳ kinh nguyệt ngắn hay chu kỳ kinh nguyệt dài hơn.

  •       Chu kỳ kinh nguyệt ngắn: Là những chị em có chu kỳ kinh chỉ có 20 ngày hoặc ít hơn. Là những người có vòng kinh sớm hoặc còn được gọi là kì kinh ngắn.
  •       Chu kỳ kinh nguyệt dài: Khi chu kỳ kinh nguyệt nhiều hơn 35 ngày hoặc dài hơn. Có nghĩa là chị em có vòng kinh thưa, hay còn gọi là chu kỳ kinh nguyệt dài.

Vì vậy chu kỳ kinh của chị em có thể có sự thay đổi nhẹ giữa các chu kỳ, và điều đó được cho là bình thường. Ví dụ: chu kỳ kinh tháng trước của chị em là 28 ngày và chu kỳ sau lập lại là 30 ngày.

Nếu do một số nguyên nhân nào đó khiến chu kỳ kinh của chị em bị trì hoãn. Như: căng thẳng, mắc một số bệnh bào đó,… Chị em không cần phải quá lo lắng, bởi có thể chu kỳ kinh sẽ bình thường vào những tháng tiếp theo. Tuy nhiên chị em cần gặp bác sĩ ngay nếu chu kỳ kinh nguyệt 35 – 40 ngày thường xuyên trong một khoảng thời gian dài.

Xem thêm: [ Giải đáp thắc mắc] Gần tới ngày kinh quan hệ có sao không?

Chu kỳ kinh nguyệt tính từ ngày nào?

Chị em có thể tự mình tính được chu kỳ kinh của bản thân, bởi cách tính khá đơn giản. Tuy nhiên chị em cần theo dõi kỳ kinh của bản thân liên tục từ 4 -6 tháng. Để có thể tính trung bình chu kỳ nguyệt san chính xác nhất.

Vậy chu kỳ kinh nguyệt tính từ ngày nào? Chị em hãy bắt đầu tính chu kỳ kinh từ ngày hành kinh đầu tiên của chu kỳ này đến ngày đầu hành kinh của chu kỳ kế tiếp. Tính từ lúc có kinh cho đến ngày trước ngày có kinh của kỳ kinh sau là bao nhiêu ngày thì chu kỳ kinh tháng đó của chị em có bấy nhiêu ngày.

Các giai đoạn trong một chu kỳ kinh nguyệt

Như chúng ta đã biết chu kỳ kinh của một người phụ nữ sẽ bắt đầu khi bước vào tuổi dậy thì và kết thúc khi ở tuổi mãn kinh. Và một chu kỳ kinh sẽ diễn ra qua những giai đoạn sau:

Giai đoạn kinh nguyệt

Đây chính là giai đoạn đầu tiên của chu kỳ kinh và còn được gọi là giai đoạn hành kinh. Và chỉ xảy ra khi trứng của chu kỳ kinh trước không được thụ tinh, tức là quá trình mang thai không xảy ra.

Lúc này lớp niêm mạc tử cung bị bong ra và rời khỏi cơ thể thông qua âm đạo. Khiến nồng độ Estrogen và Progesterone giảm xuống. Khi đó trứng sẽ được giải phóng ra ngoài cùng với máu, chất nhầy, niêm mạc tử cung. Từ đó hình thành nên kinh nguyệt ở chị em.

Ở giai đoạn này chị em có thể dễ nhành nhận biết qua một số triệu chứng như: đau bụng kinh, đau tức ngực, đau nhức lưng dưới, đau đầu, dễ nóng giận, tâm trạng thất thường,… Đây là những dấu hiệu báo hiệu giai đoạn hành kinh.

Chu kỳ kinh 35 - 40 ngày

Giai đoạn nang trứng

Giai đoạn nang trứng này thường được xảy ra song song với giai đoạn hành kinh. Thường bắt đầu xuất hiện vào ngày đầu tiên của chu kỳ kinh và kết thúc khi rụng trứng.

Khi đó tuyến yên sẽ tiếp nhận tín hiệu để giải phóng các hormone kích thích nang trứng. Loại hormone này kích thích buồng trứng sản xuất từ 5 – 20 nang nhỏ. Mỗi nang sẽ có một quả trứng chưa trưởng thành. Số trứng không trưởng thành còn lại sẽ được tái hấp thụ vào cơ thể của chị em.

Các nang trứng trưởng thành sẽ làm thay đổi nồng độ Estrogen và làm dày niêm mạc tử cung. Nhằm tạo ra một môi trường giàu chất dinh dưỡng, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thụ thai và hình thành bào thai.

Tiếp theo giai đoạn rụng trứng

Đây là khoảng thời gian duy nhất trong chu kỳ kinh có thể khiến chị em mang thai. Khi đó buồng trứng sẽ giải phóng một quả trứng trưởng thành. Trứng sẽ di chuyển về phía ống dẫn trứng đến tử cung và được thụ tinh bởi tinh trùng.

Quá trình rụng trứng thường xảy ra vào ngày thứ 14 của chu kỳ kinh nguyệt. Trong vòng 24 giờ khả năng mang thai sẽ diễn ra. Trong thời gian này, nếu không được thụ tinh, trứng sẽ được đẩy ra ngoài cơ thể còn được gọi là hành kinh.

Giai đoạn hoàng thể

Giai đoạn hoàng thể xảy ra khi nang trứng giải phóng trứng. Cũng đồng nghĩa với việc có thể chị em bắt đầu giải phóng hormone Progesterone và Estrogen. Khi đó nồng độ hormone này tăng cao giúp cho niêm mạc tử cung dày lên và sẵn sàng cho quá trình thụ tinh tiếp theo.

  •       Nếu có xảy ra sự thụ tinh, lượng hormone gonadotropin sẽ duy trì hoàng thể. Cũng như giữ cho niêm mạc tử cung dày lên, đảm bảo sự an toàn khi mang thai.
  •       Nếu không mang thai, hoàng thể co lại và tái hấp thụ vào cơ thể. Nồng độ Estrogen và Progesterone giảm, chu kỳ kinh nguyệt mới sẽ bắt đầu.

Chu kỳ kinh nguyệt 35 – 40 ngày có bình thường không?

Với câu hỏi chu kỳ kinh nguyệt 35 – 40 ngày có bình thường không? Chị em đừng quá lo lắng bởi đây là điều hoàn toàn bình thường.

Bởi có thể trong mỗi chu kỳ kinh ở chị em mỗi người sẽ có sự chênh lệch và xê dịch một vài ngày vào những chu kỳ kinh tiếp theo. Vì vậy rất ít trường hợp chị em có vòng kinh đều đặn đúng 28 – 30 ngày.

Bên cạnh đó chị em cũng cần lưu ý rằng với những ai có vòng kinh dài. Chắc chắn thời điểm trứng rụng cũng sẽ thưa hơn. Từ đó chị em sẽ có khả năng thụ thai thấp hơn vòng kinh bình thường.

Chu kỳ kinh nguyệt 35 – 40 ngày thì rụng trứng ngày nào?

Như những gì đã chia sẻ ở trên rằng chu kỳ kinh nguyệt ở chị em luôn được chia làm 4 giai đoạn. Đó là:

  •       Giai đoạn hành kinh (trước thời kỳ hành kinh)
  •       Nội mạc phát triển (từ lúc hành kinh cho đến ngày thứ 14).
  •       Thời kỳ rụng trứng (24h tiếp theo).
  •       Hoàng thể tiêu biến và sụt giảm hormone nghiêm trọng (14 ngày sau).

Kết thúc giai đoạn hoàng thể cũng đồng nghĩa với việc một chu kỳ kinh mới bắt đầu. Bởi vậy chị em cần ghi nhớ rằng dù chu kỳ kinh nguyệt 35 – 40 ngày. Thì giai đoạn hoàng thể vẫn luôn có định 14 ngày.

Như vậy chúng ta sẽ có một công thức tính đơn giản như sau: 35 ngày – 14 ngày = 21 ngày. Chị em có thể hiểu là là ngày rụng trứng là ngày thứ 21 trong chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng.

Tuy nhiên công thức này chỉ đúng khi chị em có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn mỗi tháng. Với những chị em có chu kỳ kinh thất thường, tháng này đến sớm tháng kia đến trễ, khó có thể tính được ngày rụng trứng.

Bởi vậy để có thể biết chính xác chu kỳ kinh nguyệt 35 – 40 ngày thì rụng trứng ngày nào. Chị em có thể dựa vào:

  •       Que thử rụng trứng: Sẽ thông báo nồng độ hormone lutein hóa trong nước tiểu tăng sẽ báo hiệu quá trình rụng trứng sắp diễn ra.
  •       Chất nhầy âm đạo xuất hiện nhiều: Nếu chị em để ý kỹ, khi sắp đến ngày rụng trứng nản thân sẽ ra nhiều lượng huyết trắng trong cũng như dai như lòng trắng trứng gà.
  •       Nhiệt độ cơ thể tăng: Thân nhiệt của chị em bỗng nhiên tăng từ 0,5 – 1 độ, luôn cảm thấy nóng bức. Rất có thể chị em sẽ rụng trứng vào ngày hôm đấy hoặc sau đấy 1 – 2 ngày đấy.

Cách tính thời chu kỳ kinh nguyệt dễ hiểu nhất

Để chị em có thể hiểu hơn về cách tính chu kỳ kinh nguyệt và có thể áp dụng để tính chu kỳ kinh cho bản thân. Có thể dựa vào một số cách tính dưới đây.

Dựa vào thời gian

Đây là cách tính đơn giản nhất, giúp chị em chủ động được công việc và sinh hoạt của mình. Tuy nhiên tính chu kỳ kinh bằng cách này thường không chính xác. Bởi chu kỳ mới có thể thay đổi một vài ngày so với chu kỳ cũ. Sự thay đổi này bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như: chế độ ăn uống, lịch sinh hoạt, tâm lý….

cách tính chu kỳ kinh

Dựa vào các dấu hiệu

Khi sắp tới ngày “đèn đỏ” chị em sẽ thấy cơ thể xuất hiện một số dấu hiệu khá đặc trưng. Cách tính này là khá chính xác, giúp chị em chủ động hơn để đón ngày “đèn đỏ”. 

Tuy nhiên phương pháp tính ngày thường bị chị em bỏ qua, do các dấu hiệu ở mỗi người mỗi khác và các cấp độ cũng khác nhau.

Xuất hiện một số triệu chứng

Ngoài ra chị em cũng có thể dựa vào một số triệu chứng nhận biết chu kỳ kinh sắp đến như:

  •       Đau bụng: tình trạng này có thể diễn ra lâm râm hoặc dữ dội theo từng cơn. Nhiều chị em phải sử thuốc giảm đau để hạn chế các cơn đau bụng. Tuy nhiên bác sĩ chuyên khoa cho rằng chị em không nên quá lạm dụng thuốc. Bởi trong thuốc giảm đau có nhiều thành phần không tốt cho cơ thể.
  •       Đau lưng: Cũng giống như dấu hiệu đau bụng, đau lưng cũng tùy vào cơ địa của mỗi người. Vì vậy nên có nhiều chị em cũng không thấy bản thân đau lưng khi đến chu kỳ.
  •       Dịch tiết âm đạo: Đây là dấu hiệu mà đa số các chị em sẽ thấy xuất hiện, thông thường trước ngày đèn đỏ chị em sẽ thấy âm đạo ra nhiều dịch nhầy không màu, không mùi, hơi dính, đôi khi ra nhiều khiến chị em cảm thấy khó chịu vì ẩm ướt.
  •       Một số dấu hiệu khác: Ngoài ra thì chị em cũng có thể xuất hiện một số dấu hiệu khác như: đau đầu, chóng mặt, cơ thể mệt mỏi, tâm lý bất ổn…

Nếu xuất hiện những dấu hiệu trên thì hãy lưu ý vì có thể “ngày dâu” của chị em đang đến gần. Chị em nên mang theo băng vệ sinh mỗi khi đi ra ngoài hoặc sắp xếp công việc của mình sao cho hợp lý.

Xem thêm: Chu kỳ kinh nguyệt là gì và những điều chị em nên biết

Nhận biết chu kỳ kinh nguyệt khác thường

Chu kỳ kinh nguyệt ở mỗi người thường khác nhau, có người dài, có người ngắn. Điều này tạo ra tâm lý chủ quan, nhiều người nghĩ rằng những thay đổi bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt xảy ra do thời tiết, ăn uống không hợp lý…

Từ đó tạo điều kiện cho những mầm bệnh gây hại phát triển trong cơ thể và dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, chúng ta thường xuyên phải tự theo dõi và phát hiện những bất thường để có thể kịp thời đến các cơ sở y tế chữa trị.

Chu kỳ kinh nguyệt bất thường có thể kéo dài đến 15 ngày. Dưới đây là một số bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt dễ nhận biết mà bạn cần chú ý:

  •   Rong kinh: Là hiện tượng khi kinh nhiều và ra quá 7 ngày, có tính chu kỳ.
  •   Bị rong huyết: Là hiện tượng ra máu dài hơn 7 ngày nhưng không mang tính chu kì.
  •    Mắc cả rong kinh – rong huyết: Là hiện tượng rong kinh kéo dài trên 15 ngày. Nếu kéo dài tình trạng này sẽ gây nguy hiểm cho cơ thể, bạn cần đến gặp bác sĩ ngay để được chẩn đoán bệnh lý kịp thời.
  •   Cường kinh: Là hiện tượng máu kinh nguyệt ra nhiều và diễn ra dài ngày khiến sức khỏe chúng ta bị giảm sút mạnh do mất nhiều máu.
  •   Thiếu kinh: Là hiện tượng lượng kinh nguyệt ra ít và chỉ trong thời gian ngắn khoảng 1 – 2 ngày.
  •   Kinh nguyệt không đều và màu sắc thay đổi.

Chu kỳ kinh nguyệt không đều có ảnh hưởng không?

Kinh nguyệt không đều là một hiện tượng khá phổ biến mà nhiều chị em trong độ tuổi sinh sản thường gặp phải. Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này tuy nhiên dù xuất phát từ lý do nào. Thì kinh nguyệt không đều cũng gây ra những ảnh hưởng nhất định đối với sức khỏe của người phụ nữ.

Gây khó thụ thai ở nữ giới

khó thụ thai

Kinh nguyệt không đều là dấu hiệu cảnh báo viêm nhiễm phụ khoa như viêm âm đạo, viêm cổ tử cung. Bởi vậy, nếu không phát hiện điều trị kịp thời tình trạng này sẽ gây ra những tổn thương tới cổ tử cung. Làm tăng nguy cơ dẫn tới hội chứng đa nang buồng trứng dẫn đến việc thụ thai rất khó khăn.

Theo các nghiên cứu cho thấy hơn 80% nguyên nhân vô sinh, hiếm muộn ở nữ. Đều thuộc nhóm đối tượng có chu kỳ kinh nguyệt không đều. Hay bị rối loạn chu kỳ kinh nguyệt.

Làm suy giảm sức khỏe và suy nhược cơ thể

Là tình trạng thường gặp ở những nữ giới bị rối loạn kinh nguyệt. Số ngày hành kinh kéo dài, mất máu nhiều sẽ gây ra tình trạng thiếu máu trong cơ thể. Khiến chị em sẽ thường xuyên bị hoa mắt, chóng mặt. Cũng có thể khiến cơ thể bị suy nhược làm ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc.

Ảnh hưởng đến tâm lý của chị em

Kinh nguyệt không đều khiến chị em mất đi sự tự tin trong cuộc sống và giao tiếp hàng ngày. Đặc biệt là việc gần gũi bạn tình, bạn đời sẽ bị ảnh hưởng từ đó gây ra những khoảng cách trong tình cảm. Mà nếu để lâu nó sẽ là nguyên nhân gây tan vỡ hạnh phúc gia đình.

Ảnh hưởng đến việc vệ sinh hàng ngày

Tình trạng kinh nguyệt không đều còn khiến chị em gặp khó khăn trong việc vệ sinh vùng kín do kinh nguyệt có thể kéo dài liên tục. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, nấm, tạp khuẩn… Xâm nhập và gây ra nhiều chứng viêm phụ khoa khác nhau.

Gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Kinh nguyệt không đều liên quan tới nguyên nhân do bệnh phụ khoa gây ra. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ khiến bệnh thêm nặng, khó điều trị về sau. Ví dụ như với một số bệnh như u xơ cổ tử cung, u nang buồng trứng, viêm cổ tử cung… Chủ quan phát hiện muộn có thể khiến kích thước khối u to hơn. Hoặc thậm chí với bệnh viêm nhiễm vùng kín có thể dẫn tới căn bệnh ung thư.

Bởi vậy, khi gặp phải tình trạng kinh nguyệt không đều, kéo dài trong nhiều tháng. Chị em cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để khám và điều trị kịp thời. Đây là việc làm hết sức cần thiết. Bởi bất cứ căn bệnh nào nếu được phát hiện sớm thì khả năng điều trị hiệu quả sẽ cao hơn. Tùy thuộc vào từng nguyên nhân, từng bệnh lý dẫn đến tình trạng kinh nguyệt ra nhiều ở các trường hợp. Mà bác sĩ sẽ có những hướng dẫn và chỉ định cụ thể về phác đồ điều trị nội khoa hay ngoại khoa.

Lưu ý:  Bởi vậy chị em tuyệt đối không nên tự ý điều trị hay mua thuốc về sử dụng mà chưa có hướng dẫn của bác sĩ. Vì rất có thể khiến bệnh không khỏi mà có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Nếu gặp phải tác dụng phụ của thuốc hay thuốc chữa không đúng bệnh, gây khó khăn cho việc điều trị về sau.

Mong rằng với những chia sẻ trên đây đã giúp chị em hiểu hơn về chu kỳ kinh nguyệt 34 – 40 ngày và những điều liên quan đến chu kỳ kinh. Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Vì vậy nếu chị em có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào về chu kỳ kinh cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa. Để thăm khám kiểm và và có hướng điều trị. Tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như khả năng sinh sản về sau.