[Chia sẻ]: 10+ Mẹo vặt chữa rong kinh [Đã thử và thành công]

Tham vấn y khoa : Bác sĩ

Ngày cập nhật :22/08/2022

Rau ngót chữa rong kinh, chữa rong kinh bằng ngải cứu… Là một số mẹo vặt chữa rong kinh được nhiều chị em áp dụng. Bởi những cách cầm máu kinh nguyệt này dễ thực hiện, nguyên liêu dễ tìm, tiết kiệm chi phí.

Ngoài ra, còn nhiều cách chữa rong kinh cũng sẽ được tổng hợp trong bài viết sau. Chị em cùng tham khảo để khắc phục tình trạng rong kinh hiệu quả, nhanh chóng.

Xem thêm: Rong kinh là gì – Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị

Rong kinh và hậu quả nghiêm trọng chị em cần biết

Trước khi chia sẻ một số mẹo vặt chữa rong kinh. Chúng tôi sẽ điểm qua một số thông về rong kinh là gì cũng như biến chứng nguy hiểm của tình trạng mang lại.

Rong kinh là gì?

Rong kinh là triệu chứng không còn xa lạ với các chị em phụ nữ, đặc biệt là những người đang trong độ tuổi dậy thì. Hoặc phụ nữ bước vào giai đoạn mãn kinh, tiền mãn kinh.

Rong kinh thực chất là tình trạng hành kinh đúng chu kỳ kinh nguyệt. Nhưng kéo dài trên 7 ngày và mất đi lượng máu vượt quá 80ml/chu kỳ. Tình trạng hành kinh khi kéo dài nhiều ngày sẽ gây nên những bất tiện trong sinh hoạt thường ngày của các chị em phụ nữ.

Khi mắc chứng rong kinh, chị em sẽ nhận thấy biểu hiện đó là kinh nguyệt ra nhiều và ồ ạt. Mỗi lần thay băng vệ sinh cần phải sử dụng nhiều đến 2 chiếc và thay băng liên tục trong ngày.

Chứng rong kinh sẽ khiến lượng kinh nguyệt tiết ra ồ ạt thành những cục máu đông lớn. Gây đau bụng dưới cho các chị em phụ nữ.

Hậu quả khi bị rong kinh

Chứng rong kinh nếu không khắc phục sớm sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm như:

Thiếu máu

Hậu quả đầu tiên của chứng rong kinh mà các chị em nhận thấy rõ nhất đó chính là chứng thiếu máu.

Đối với chu kỳ kinh nguyệt bình thường, lượng máu mất đi sẽ dưới 80ml/chu kỳ. Thế nhưng với chứng rong kinh, chị em phụ nữ có thể mất đi lượng máu vượt xa 80ml/chu kỳ. Về lâu dài, nếu không kịp thời chữa trị sẽ gây nên chứng thiếu máu mạn tính.

  • Thiếu máu cấp tính:

Thiếu máu cấp tính là khi các chị em mất một lượng máu quá lớn trong thời gian ngắn. Thường có các biểu hiện như sau:

+ Cơ thể người phụ nữ sẽ trở nên mệt mỏi, choáng váng. Làn da trở nên tái xanh, nhợt nhạt và thiếu sức sống.

+ Huyết áp giảm đột ngột, nhịp tim nhanh bất thường

+ Rất hay khó thở, tức ngực, đi tiểu ít.

+ Một số trường hợp nặng sẽ dẫn đến tình trạng sốc mất máu.

Hậu quả khi bị rong kinh

  • Thiếu máu mạn tính:

Thiếu máu mạn tính là khi chu kỳ kinh nguyệt kéo dài quá nhiều ngày. Tuy mất một lượng máu ít nhưng liên tục trong nhiều ngày cũng gây tình trạng thiếu máu.

Các biểu hiện của thiếu máu mạn tính mà chị em dễ nhận biết như:

+ Cơ thể luôn uể oải, mệt mỏi và suy nhược.

+ Thường xuyên có cảm giác đau đầu, chóng mặt mất tập trung.

+ Da tái xanh, niêm mạc nhợt nhạt móng tay khô và dễ gãy.

+ Nếu tình trạng thiếu máu mạn tính không được chữa trị kịp thời. Có thể khiến người bệnh khó thở, nhịp tim rối loạn dẫn đến ngất xỉu.

Nhiễm trùng

Máu kinh nguyệt trong chu kỳ của phụ nữ bao gồm máu và các tế bào của nội mạc tử cung. Chính vì vậy, vi khuẩn rất “thích thú” với nguồn dinh dưỡng này.

Khi bị rong kinh kéo dài, nếu các chị em không biết cách vệ sinh sạch sẽ. Rất dễ khiến lượng vi khuẩn lớn xâm nhập vào vùng kín gây viêm nhiễm phụ khoa. Tình trạng viêm nhiễm này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản khiến chị em bị hiếm muộn, vô sinh.

Hội chứng sốc độc tố

Sốc độc tố thực chất là chứng nhiễm trùng cấp tính rất nguy hiểm. Hội chứng này thường xảy ra ở những phụ nữ sử dụng băng vệ sinh trong khoảng thời gian dài mà không thay. Như sử dụng tampon để lâu trong âm đạo.

Nguyên nhân do ngoại độc tố của vi khuẩn liên cầu nhóm A hoặc tụ cầu vàng gây nên. Do đó, những chị em bị rong kinh cũng có thể gặp phải hội chứng này.

Khi gặp phải hội chứng sốc độc tố chị em sẽ nhận thấy các biểu hiện rõ nét như sốt, ớn lạnh, đau cơ, đau đầu. Chứng bệnh này sẽ tiến triển vô cùng nhanh chóng. Có thể gây nguy hiểm cho tính mạng của người bệnh.

Biến chứng phụ khoa nguy hiểm

Chứng rong kinh có thể là biểu hiện ban đầu dễ nhận thấy của một vài bệnh viêm nhiễm phụ khoa nguy hiểm. Điển hình như u xơ tử cung, u nang buồng trứng thậm chí là cả ung thư cổ tử cung.

Khi không được điều trị kịp thời, những chứng bệnh này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản của các chị em.

Đau bụng kinh

Khi bị rong kinh, các chị em có thể nhận thấy kèm theo đó là những cơn đau bụng dữ dội. Đôi khi đau bụng ở phụ nữ khi rong kinh còn kèm theo tình trạng nôn và buồn nôn. Lúc này buộc phải dùng thuốc giảm đau để điều trị.

Các mẹo vặt chữa rong kinh

Mẹo vặt chữa rong kinh là giải pháp đầu tiên được nhiều chị em lựa chọn. Bởi phương pháp này đơn giản, có thể thực hiện tại nhà.

Dưới đây là một số mẹo vặt chữa rong kinh được nhiều chị em lựa chọn.

Làm sao để chấm dứt rong kinh – Sử dụng gừng

Làm sao để chấm dứt rong kinh? Lời khuyên đầu tiên dành cho chị em đó là sử dụng gừng.

Gừng có tính nóng, cay, có tác dụng chống lạnh, làm ấm cơ thể, hồi dương, ôn trung…Từ xa xưa, gừng đã được ông bà ta dùng để chữa một số loại bệnh như: cảm cúm, ho, viêm họng, hạ huyết áp, điều hòa kinh nguyệt ở phụ nữ rất tốt.

Tính ấm của gừng sẽ làm giảm triệu chứng đau bụng, lưu thông máu và điều chỉnh lượng máu ra đều hơn.

Làm sao để chấm dứt rong kinh – Sử dụng gừng

Sau đây là cách chữa rong kinh bằng củ gừng:

  • Cách 1: Gừng tươi 1 củ, rửa và gọt sạch vỏ, thái chỉ nhỏ. Sau đó thả vào nồi đun sôi với một bát nước nhỏ. Lọc lấy phần nước, pha thêm với 1 thìa mật ong, uống vào buổi tối. Cách này sẽ giúp cải thiện rong kinh và giúp cho chu kỳ của bạn đều đặn hơn.
  • Cách 2: Nếu bạn bị rong kinh kèm theo đau bụng nhiều. Có thể giã nát vài củ gừng, sau đó đắp lên bụng dưới trong khoảng 30 phút. Phương pháp này dùng nhiệt nóng để giúp tử cung co bóp đều hơn, hạn chế đau đớn.

Hoặc nếu không muốn mất công, bạn có thể chỉ cần dùng 1- 2 lát gừng hoặc kẹo gừng ngậm trong miệng. Để làm ấm cơ thể, vừa tốt cho tiêu hóa, ngăn đầy bụng, chướng hơi, lại giúp giảm đau hiệu quả.

Lưu ý: Nếu đang có bệnh liên quan tới huyết áp, bệnh gan, sỏi mật, bệnh trĩ, đang bị cảm nắng. Tuyệt đối không được ăn gừng.

Chữa rong kinh bằng ngải cứu

Theo Đông y, ngải cứu (hay còn gọi là ngải diệp) là một vị thuốc nam có nhiều công dụng hữu hiệu. Người ta dùng lá ngải cứu tươi hoặc dạng phơi khô. Để chữa các chứng như suy nhược cơ thể, đau đầu, ho, cảm cúm, đau nhức xương khớp… Nổi bật nhất là công dụng chữa rong kinh bằng ngải cứu.

Sau đây là một số bài thuốc dân gian trị rong kinh từ cây ngải cứu:

  • Cách 1: Lấy 1 nắm lá ngải cứu tươi, rửa sạch và đun với lượng nước vừa phải. Sau khi nước cạn còn phân nửa thì chắt ra để uống hằng ngày. Nếu thấy khó uống, bạn có thể cho thêm chút đường. Nên dùng trước khi hành kinh khoảng 1 tuần.
  • Cách 2: 20g cỏ hôi; 16g ngải diệp; hy thiêm, ích mẫu mỗi vị 12g; hương chế 10g. Các vị thuốc được rửa sạch, phơi khô. Sau đó, đem sắc kỹ với khoảng 600ml nước. Cho đến khi nước cạn còn 1/4 thì tắt bếp, để nguội. Uống nước thuốc 2 lần/ngày. Bài thuốc dùng trong 2 – 3 tháng để có hiệu quả.
  • Cách 3: Bạn có thể phòng ngừa hiện tượng rong kinh bằng cách thêm ngải cứu thành một loại rau trong các bữa ăn hằng ngày. Có rất nhiều cách chế biến món ăn với lá ngải cứu. Ví dụ như: trứng đúc ngải cứu, tim hầm ngải cứu, gà hầm ngải cứu thuốc bắc…

Lưu ý: Những phụ nữ đang mang thai, cơ địa nóng trong, huyết áp thấp. Người bị bệnh gan hay rối loạn đường ruột cấp tính. Không nên sử dụng ngải cứu để trị bệnh rong kinh.

Cách cầm máu kinh nguyệt bằng cây nhọ nồi

Cây nhọ nồi còn được gọi là cây cỏ mực, là loại thảo dược có tính lạnh, vị ngọt, không độc. Nhọ nồi có tác dụng cầm máu rất tốt. Do đó, từ xa xưa đã áp dụng cách cầm máu kinh nguyệt bằng cây nhọ nồi.

Sau đây là một vài mẹo vặt chữa rong kinh bằng cây nhọ nồi:

  • Cách 1: 12g nhọ nồi, 12g lá sen, 12g lá hòe. Đem rửa sạch và sắc với lượng nước vừa phải để uống. Mỗi ngày uống 1 thang.
  • Cách 2: Lấy 2 – 3 nắm lá nhọ nồi tươi, rửa sạch, ngâm với nước muối loãng để loại bỏ tạp chất. Sau đó, bỏ vào máy xay, xay nhuyễn và chắt lấy nước cốt để uống. Chị em nên uống nước nhọ nồi trước và trong những ngày hành kinh để cải thiện kinh nguyệt.

Lưu ý: Những ai hay bị đầy bụng, khó tiêu hóa, đi ngoài phân lỏng. Không nên dùng những bài thuốc này.

Chữa bị rong kinh cả tháng bằng cây huyết dụ

Cây huyết dụ (tên gọi khác: thiết dụ, chổng đeng, hồng trúc, phất dũ). Có màu sắc rất bắt mắt nên được nhiều người trồng làm cây cảnh quanh nhà.

Theo phong thủy, cây huyết dụ giúp xua đuổi tà ma. Tuy vậy, nhưng không phải ai cũng biết loại cây này có thể chữa được nhiều bệnh.

Trong y học cổ truyền, huyết dụ có vị ngọt, tính bình, tác dụng làm mát huyết, cầm máu, tán máu ứ, định thống.

Một số công dụng chính của cây thuốc này đó là: trị bệnh kiết lị ra máu, trĩ, đi ngoài ra máu. Thổ huyết, lao phổi, chảy máu cam, băng kinh, chữa bị rong kinh cả tháng.

Một số bài thuốc trị rong kinh với cây huyết dụ:

  • Cách 1: Rửa sạch 3 – 4 lá huyết dụ tươi, thái nhỏ. Nấu với khoảng 200ml nước (một bát nước nhỏ) cho đến khi nước cạn còn phân nửa thì tắt bếp. Uống nước khi nguội hẳn 2 lần/ ngày.
  • Cách 2: 20g lá huyết dụ tươi, 10 g rễ cỏ tranh, 20g xơ mướp, 8g gừng tươi thái chỉ. Đem thang thuốc sắc với 200ml nước (khoảng 2 bát nước nhỏ) cho đến khi còn khoảng 100ml thì tắt bếp. Uống ngày 2 lần, liên tục trong thời gian 2 – 3 tuần.
  • Cách 3: Lá huyết dụ, rễ cỏ tranh, nghệ mỗi vị 20g, xơ mướp 20g sao vàng. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Lưu ý:

  • Nên uống nước huyết dụ trong thời gian khoảng 15 ngày trước khi tới ngày kinh nguyệt.
  • Phụ nữ mang thai hoặc sau sinh vẫn còn sót nhau hoặc nữ giới sau sảy thai, nạo phá thai… Không nên dùng các bài thuốc từ cây huyết dụ..

Trị bệnh rong kinh tại nhà bằng cây ích mẫu

Ích mẫu (cây sung úy, cây chói đèn) là loại thảo dược chữa bệnh phụ nữ rất quen thuộc. Ích mẫu cùng họ với bạc hà. Loài cây này hay mọc dại ở những vùng đất ven sông, suối, bờ ruộng.

Trong Đông y, cây ích mẫu có vị cay, tính mát. Có tác dụng điều trị tình trạng ứ máu ở phụ nữ sau sinh, bế kinh tắc kinh, băng kinh, rong huyết, rong kinh. Ngoài ra, đây còn là vị thuốc trong các bài thuốc gia truyền chữa huyết áp cao, viêm thận, phù thũng…

Theo khoa học hiện đại, người ta tách chiết được các alkaloid và leonurin từ loài cây này. Sau đó, sử dụng làm thuốc điều kinh nguyệt tự nhiên.

Mẹo vặt chữa rong kinh bằng cây ích mẫu như sau:

  • Dùng 30g ích mẫu phơi khô sắc với 300ml nước cho đến khi sôi kỹ, nước còn phân nửa.
  • Chắt lấy nước cốt uống 2 lần/ngày.

Lưu ý: Trước khi sử dụng cây ích mẫu trị bệnh rong kinh. Chị em nên tham khảo kỹ hướng dẫn của thầy thuốc để đảm bảo an toàn. Phụ nữ có thai và những người huyết hư, đồng tử giãn. Không nên dùng để tránh gây biến chứng.

Trị rong kinh bằng cây hương phụ

Cây hương phụ còn được gọi là cây cỏ gấu. Loại cây này thường mọc dại ở nhiều nơi. Mọi bộ phận của cây đều có thể dùng làm thuốc.

Trong đông y, cây hương phụ có vị đắng, tình bình. Được dùng làm thuốc điều kinh, thuốc chữa viêm tử cung hay một số bệnh ở phụ nữ sau sinh. Ngoài ra, loại thảo dược này cũng rất tốt để chữa đau bụng, ỉa chảy, nôn mửa.

Các thành phần trong loại thảo dược này có tác dụng ức chế sự co bóp quá mức của tử cung. Có tác dụng giảm đau hiệu quả. Vì thế, người ta thường dùng cây hương phụ để chữa các chứng liên quan tới rối loạn kinh nguyệt, trong đó có rong kinh.

Cách trị rong kinh bằng hương phụ:

  • Cách 1: Hương phụ sao qua tán mịn. Mỗi lần uống 6g với nước cháo hoặc nước hồ nếp. Hoặc có thể kết hợp hương phụ với ngải diệp, ích mẫu cũng sao đen rồi uống như vậy. Cách này rất tốt để cầm máu trị rong kinh.
  • Cách 2: Hương phụ 8g, ngải cứu 8g, ích mẫu 10g, bạch đồng nữ (mò hoa trắng) 10g. Các vị thuốc rửa sạch, nấu với 600ml nước. Đun sôi nhỏ lửa trong 30 phút, rồi chắt nước ra uống trong ngày. Có thể thêm chút đường cho dễ uống.

Trị rong kinh bằng cây cứt lợn

Cây cứt lợn dân gian còn gọi là cây cỏ hôi, thắng hồng kế, cây bù xít, cây cỏ cứt heo… Đây là loài thảo dược thuộc họ cúc, thường mọc hoang tại khắp vùng miền.

Theo y học cổ truyền, loài cây này có vị cay, đắng, tính mát. Tác dụng vào hai kinh chính là thủ thái âm phế và thủ quyết âm tâm bào.

Cây chủ yếu được dùng làm thuốc trừ mạo cảm, phát sốt, giải nhiệt, sát trùng, chữa ung nhọt, viêm mũi dị ứng. Ngoài ra, cây cứt lợn cũng có tác dụng chữa các bệnh sa tử cung, u xơ tử cung và rối loạn kinh nguyệt.

Mẹo trị rong kinh bằng cây cứt lợn:

  • Lấy khoảng 50g cây cứt lợn tươi, đem rửa sạch, giã nát, cho thêm một ít nước ấm.
  • Sau đó rây lọc lấy nước cốt để uống 1 lần vào buổi sáng. Uống trong 4 ngày..

Mẹo chữa rong kinh bằng rau dền

Rau dền cơm (rau dền gai) mọc hoang ở nhiều vùng miền khác nhau. Người ta thường sử dụng làm món ăn dân dã thường ngày.

Đông y cho rằng dền gai có vị ngọt nhạt, tính hơi lạnh. Có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, trừ thấp, ngừng tả. Thường dùng trị phù thũng, bệnh về thận, chữa lỵ và làm thuốc điều kinh

Mẹo chữa rong kinh bằng rau dền như sau:

  • Cách 1: Rau dền cơm 15g, bạc thau 20g, sắc uống.
  • Cách 2: Dùng cành lá hay toàn cây nấu nước uống. Mỗi ngày 10 – 15g uống thay nước trà.
  • Cách 3: 50g trắc bá diệp, 10g rau dền cơm. Đem sắc lên lấy nước uống mỗi ngày sắc một thang lấy nước uống.

Lưu ý: Rau dền cơm chế biến chung với thịt ba ba có thể gây ngộ độc. Tránh kết hợp chúng chung với nhau hoặc sử dụng cùng thời điểm.

Trị rong kinh bằng bột quế

Quế là loại gia vị quen thuộc, cũng là phương thuốc dân gian dùng để điều hòa kinh nguyệt, cầm máu, giảm đau bụng kinh ở phụ nữ. Trong bột quế có chứa thành phần hydroxychalcone giúp điều chỉnh lượng insulin trong cơ thể. Điều này được cho là có ảnh hưởng đến sự đều đặn của kinh nguyệt.

Để giảm rong kinh, bạn có thể dùng 1 thìa bột quế pha vào cốc nước lạnh, mỗi ngày uống 3 lần. Hiện tượng rong kinh sẽ dần được khắc phục.

Lưu ý: Khi dùng quế thì không nên ăn hành. Phụ nữ có thai hoặc những người bị nóng trong thì tránh dùng bài thuốc từ quế.

Chữa rong kinh bằng đu đủ xanh

Đu đủ là loại trái cây yêu thích của hầu hết mọi người. Không những vậy, đu đủ xanh còn có rất nhiều lợi ích với sức khỏe của chúng ta.

Đối với những bệnh phụ nữ như rối loạn kinh nguyệt. Đu đủ có tác dụng hạn chế lượng máu ra nhiều trong thời gian “đèn đỏ”, chữa rong kinh rất tốt. Ngoài ra, enzyme papain trong đu đủ có thể giúp điều hòa tâm lý. Giảm căng thẳng với phụ nữ trong những ngày ấy.

Sau đây là mẹo trị rong kinh bằng đu đủ xanh:

  • Đu đủ xanh gọt vỏ, rửa sạch, cắt thành từng miếng vừa phải rồi cho vào máy ép để lấy nước.
  • Mỗi ngày uống 2 cốc nước ép đu đủ xanh trước khi hành kinh để cải thiện tình trạng rong kinh.

Lưu ý: Những chị em hay bị rối loạn tiêu hóa, bệnh dạ dày, bệnh loãng máu hoặc đang mang thai thì không nên uống nước đu đủ xanh.

Hạt rau mùi

Hạt rau mùi là một trong những mẹo vặt chữa rong kinh tại nhà. Trong loại hạt này có chứa các hợp chất hoạt tính sinh học. Giúp cân bằng nội tiết tố nữ estrogen và progesterone.

Hạt rau mùi cũng chứa các hợp chất như: Kali, sắt, vitamin K, vitamin A, vitamin C, magiê và canxi.

Cách sử dụng:

  • Thêm hai thìa cà phê hạt rau mùi đã nghiền nát vào ấm nước. Sau đó đun sôi, để nguội và lọc sạch.
  • Bạn nữ có thể uống hai lần hoặc ba lần một ngày.

Hạt lanh

Hạt lanh chứa lignans có đặc tính cân bằng hormone. Bên cạnh đó, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hạt lanh giúp điều chỉnh lượng estrogen trong cơ thể có dấu hiệu rong kinh.

Cách sử dụng:

  • Cho nước sôi vào cốc, thêm 1 thìa cà phê hạt lanh và ngâm trong 10 phút.
  • Sau đó lọc sạch lấy nước và uống ba lần một ngày.

Trà táo tàu

Táo tàu thường được gọi là quả chà là đỏ. Đây được xem như một phương pháp truyền thống để điều trị kinh nguyệt ra nhiều và đau bụng kinh. Bởi trà táo tàu ảnh hưởng đến nồng độ estrogen trong máu và làm giảm lượng máu kinh nhiều.

Cách sử dụng:

  • Lấy một cốc nước sôi, thêm 15 g lá táo tàu và một thìa chà là đỏ.
  • Sau đó lọc trà và uống khoảng 8 đến 10 lần một tháng.
  • Có thể uống nhiều lần hơn trong chu kỳ kinh nguyệt.

Black cohosh

Một trong những mẹo vặt chữa rong kinh mà chúng tôi muốn nói đến chính là sử dụng Black cohosh.

Black cohosh là một trong mẹo vặt chữa rong kinh tại nhà. Có tác dụng giảm các triệu chứng của rong kinh bằng cách điều chỉnh nồng độ hormone estrogen và progesterone. Loại thảo dược này còn giúp giảm mức độ nghiêm trọng và thời gian hành kinh.

Cách sử dụng:

  • Cho nước sôi vào cốc, đun sôi với 1 thìa cà phê black cohosh trong 20 phút.
  • Để nguội và đun sôi uống ngày 2 lần.

Lá mâm xôi

Lá mâm xôi là một loại thảo dược được người xưa sử dụng để giảm bớt các vấn đề bất thường liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt. Loại lá này có đặc tính làm se và ức chế lượng máu chảy quá nhiều. Đồng thời giúp giảm bớt chứng chuột rút khi kinh nguyệt ra nhiều. Do đó làm dịu các cơ tử cung và vùng chậu.

Cách sử dụng:

  • Thêm lá mâm xôi đã rửa sạch vào ấm nước và đun sôi.
  • Sau đó lọc và uống ba lần một ngày.

Chườm đá

Đá có tác dụng làm thắt chặt các mạch máu, giảm đau, giảm lượng kinh nguyệt ra nhiều do rong kinh. Bạn có thể sử dụng túi đá lạnh và áp lên bụng trong 20 phút. Thực hiện lặp lại vài lần trong ngày.

Yarrow (Dương kỳ thảo)

Đây là loại thảo mộc giúp giảm lượng kinh nguyệt ra nhiều do u xơ tử cung, u nang buồng trứng và lạc nội mạc tử cung. Ngoài ra, Yarrow chứa một số hợp chất được gọi là tannin làm co mạch máu và cũng làm thắt chặt và tăng cường các mô tử cung.

Cách sử dụng

  • Cho 2 lá dương kỳ thảo tươi vào cốc nước sôi.
  • Để trong 10 phút và sử dụng 2 lần một ngày.

Rau ngót chữa rong kinh

Rau ngót (bù ngót) có tên khoa học là sauropus androgynus, họ phyllanthaceae. Loại cây này thường mọc thành từng bụi so le và có thể cao tới 2m. Lá ngót màu xanh thẫm, hình bầu dục, không thấm nước.

Theo Đông y, rau ngót có tính hàn và vị ngọt. Tác dụng chính là giải độc, thanh nhiệt, sát khuẩn và mát huyết. Những công dụng này rất có lợi cho sức khỏe nhưng không thể điều trị chứng rong kinh.

Chuyên gia cho biết, sự thay đổi của kinh nguyệt liên quan tới sức khỏe sinh lý. Một chu kỳ hành kinh ổn định là khi máu xuất ra đều và đúng theo liều lượng cổ tử cung co bóp.

Tuy nhiên, vì rau ngót có tính hàn nên nếu chị em ăn vào ngày hành kinh sẽ làm lượng máu chảy không đều đặn. Do đó, phái nữ không nên sử dụng nó vào chu kỳ kinh nguyệt.

Dùng mẹo vt chữa rong kinh tại nhà có thực sự hiệu quả? 

Các mẹo vặt chữa rong kinh tại nhà được lan truyền rất nhiều trên mạng. Được nhiều chị em truyền tai nhau và làm theo.  

Thực tế, các mẹo chữa rong kinh tại nhà bằng phương pháp dân gian kể trên. Đều bắt nguồn từ các nguyên liệu tự nhiên, dễ kiếm, rẻ tiền… Hơn nữa, các thực hiện vô cùng đơn giản nên được nhiều người áp dụng. 

Tuy nhiên, đến nay chưa có bằng chứng khoa học nào kiểm chứng về tính hiệu quả của phương pháp này. Do đó, chị em cần cân nhắc trước khi áp dụng. 

Bên cạnh đó, các bác sĩ chuyên khoa cho biết, rong kinh có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như: nguyên nhân sinh lý và nguyên nhân bệnh lý. 

Nếu nguyên nhân gây rong kinh là do bệnh lý gây ra, áp dụng các mẹo dân gian trên sẽ không có hiệu quả. Việc điều trị không đúng phương pháp sẽ khiến bệnh trở nên nặng hơn, thậm chí biến chứng nguy hiểm.  

Xem thêm: Bị rong kinh uống gì hết? Tổng hợp 30+ cách chữa rong kinh hiệu quả

Review mẹo vặt chữa rong kinh từ các chị em 

Dạo qua một số diễn đàn, chúng tôi gặp rất nhiều đánh giá từ các chị em về mẹo vặt rong kinh. 

  • Bạn Lê Mai Ly, 27 tuổi chia sẻ: Chị em bị rong kinh, rối loạn kinh nguyệt nên chủ động đi khám. Áp dụng mấy mẹo dân gian không hiệu quả mà tình trạng rong kinh kéo dài hơn. Em cũng áp dụng theo mấy bài chia sẻ trên mạng, nhưng kinh nguyệt vẫn bị rối loạn. Khí hư còn bị ra nhiều hơn, có mùi hôi, đau rát khi quan hệ. Đến khi đi khám, mới tá hỏa mình bị mắc viêm lộ tuyến cổ tử cung. Nếu không đi khám sớm, chắc bệnh nặng phải đốt điện diệt tuyết rồi.  
  • Bạn Nhung Vũ, 29 tuổi, ngụ tại Quận 1 cho biết: Em uống trà gừng mật ong được 1 tuần, thấy cũng giảm đau bụng kinh. Nhưng tình trạng rong huyết vẫn kéo dài 2-3 tháng sau đó. Em lo quá, đi khám mới biết mình bị buồng trứng đa nang. Hiện tại, bác sĩ đã kê thuốc nội tiết cho em sử dụng, để điều hòa kinh nguyệt.  

Như vậy, có thể thấy sử dụng mẹo vặt chữa rong kinh không thể giải quyết dứt điểm bệnh. Điều này còn khiến cho chị em đối mặt với nguy cơ biến chứng từ các bệnh lý. Bỏ lỡ thời điểm vàng điều trị khiến bệnh nặng nề hơn. 

Điều trị rong kinh tại các cơ sở y tế

Khi có triệu chứng rong kinh kéo dài chị em nên đến các phòng khám, bệnh viện chuyên khoa uy tín để chữa trị. Tại đây, các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh.

Tùy vào mức độ bệnh mà chị em có thể được điều trị bằng thuốc hoặc điều trị ngoại khoa. Cụ thể, 2 phương pháp điều trị rong kinh hiệu quả gồm:

Rong kinh uống thuốc gì?

Sử dụng thuốc là một trong những phương pháp phổ biến giúp đẩy lùi nhanh chóng tình trạng rong kinh. Thuốc có tác dụng cầm máu, hỗ trợ tăng nội tiết tố, điều hòa kinh nguyệt.

Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc chỉ có tác dụng đẩy lùi các triệu chứng bệnh. Chứ không thể loại bỏ nguyên nhân gây rong kinh.

Vậy rong kinh uống thuốc gì? Dưới đây là một số thuốc phổ biến được sử dụng để điều trị rong kinh:

  • Thuốc cầm máu rong kinh (tranexamic acid);
  • Thuốc kháng viêm không steroid (mefenamic acid);
  • Chữa rong kinh bằng thuốc tránh thai ;
  • Thuốc chữa rong kinh Danazol;
  • Dụng cụ đặt tử cung có chứa levonorgesterl.

Điều trị rong kinh tại các cơ sở y tế

Điều trị rong kinh kéo dài bằng phẫu thuật

Nếu việc dùng thuốc không đạt hiệu quả hoặc rong kinh là do mắc các bệnh phụ khoa. Bác sĩ có thể định làm một số thủ thuật sau để chữa bệnh. Sau khi các bệnh lý được chữa trị dứt điểm, tình trạng rong kinh sẽ được cải thiện.

Phẫu thuật siêu âm tập trung

Phẫu thuật siêu âm tập trung được sử dụng trong trường hợp rong kinh do u xơ tử cung. Cơ chế của phương pháp này là sử dụng sóng siêu âm để thu nhỏ u xơ.

Thuyên tắc động mạch tử cung

Một trong những phương pháp khác điều trị rong kinh do u xơ chính là thuyên tắc động mạch tử cung.

Với phương pháp này, bác sĩ sẽ chèn ống thông qua động mạch ở đùi và luồn vào động mạch ở tử cung. Các hạt nhỏ sẽ được tiêm vào các mạch máu xuôi đến chỗ u xơ và khiến nó co lại.

Phẫu thuật cắt bỏ u xơ

Phẫu thuật cắt bỏ u xơ cũng là một trong những phương pháp điều trị hiệu quả. Phương pháp này có thể thực hiện thông quan mổ bụng, âm đạo hoặc nội soi ổ bụng.

Phá hủy nội mạc tử cung

Nếu tình trạng rong kinh kéo dài nghiêm trọng, bác sĩ có thể điều trị bằng cách phá hủy nội mạc tử cung bằng nhiệt, laser hoặc tần số vô tuyến. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này chính là chị em sẽ mất khả năng mang thai.

Cắt bỏ nội mạc tử cung

Cắt bỏ nội mạc tử cung cũng tương tự như phương pháp phá hủy nội mạc tử cung. Với giải pháp này, bác sĩ sẽ dùng một vòng dây để loại bỏ hoàn toàn niêm mạc tử cung.

Cắt bỏ tử cung

Cắt bỏ tử cung sẽ giúp chị em giải quyết triệt để tình trạng rong kinh. Tuy nhiên, nếu tử cung bị cắt bỏ thì chị em cũng sẽ không còn khả năng mang thai.

Trên đây là tổng hợp một số mẹo vặt chữa rong kinh. Lưu ý, nội dung bài viết chỉ mang tính tham khảo, chị em không tự ý áp dụng.

Tốt nhất, khi có triệu chứng của rong kinh. Hãy nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được khám và có phác đồ điều trị phù hợp.