[Tìm hiểu] Kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì có sao không?
Ngày cập nhật :16/02/2023
Kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì có sao không? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách khắc phục kinh nguyệt không đều ra sao? Đây là những thắc mắc thường gặp của các bạn gái tuổi dậy thì từ 14 – 16 tuổi.
Theo dõi bài viết sẽ giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích và cách giải quyết nhanh chóng, hiệu quả.
Nội Dung Chính
- 1 Nguyên nhân kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì
- 1.1 Hoạt động của buồng trứng chưa ổn định khiến kinh nguyệt không đều
- 1.2 Kinh nguyệt ở tuổi dậy thì không đều do rối loạn nội tiết tố
- 1.3 Kinh nguyệt rối loạn do thói quen sinh hoạt không khoa học
- 1.4 Mắc bệnh phụ khoa – Nguyên nhân thường gặp khiến chậm kinh nguyệt
- 1.5 Rối loạn kinh nguyệt do ảnh hưởng của thuốc tránh thai
- 1.6 Kinh nguyệt không đều – Hậu quả của việc phá thai không an toàn
- 2 Dấu hiệu nhận biết kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì
- 3 Kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì có sao không?
- 4 Nên làm gì khi bị rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì?
- 4.1 Vệ sinh vùng kín sạch sẽ – Biện pháp đơn giản phòng tránh rối loạn kinh nguyệt
- 4.2 Ngừa rối loạn kinh nguyệt nhờ xây dựng thời gian biểu làm việc, nghỉ ngơi hợp lý
- 4.3 Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên giúp cải thiện kinh nguyệt không đều
- 4.4 Trị kinh nguyệt không đều bằng cách nào? Không thức khuya
- 4.5 Kinh nguyệt không đều ăn gì? Chế độ ăn uống cho người rối loạn kinh nguyệt
Nguyên nhân kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì
Ở nữ giới, tuổi dậy thì được đánh dấu bằng kỳ kinh nguyệt đầu tiên. Đây là hiện tượng chảy máu ở âm đạo do lớp niêm mạc tử cung bong tróc tạo nên.
Phần lớn các cô bé sẽ có kinh lần đầu vào năm 14 – 16 tuổi. Nếu qua 17 tuổi, bạn gái không có kinh nguyệt cần đi thăm khám bác sĩ để được tư vấn trực tiếp.
Kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì xảy ra khá phổ biến. Nguyên nhân gây bệnh là do:
Hoạt động của buồng trứng chưa ổn định khiến kinh nguyệt không đều
Khi bước vào tuổi dậy thì, các hệ thống vùng dưới đồi và hoạt động của buồng trứng chưa được hoàn chỉnh. Cần ít nhất 1 – 2 năm đầu để hệ thống này được điều chỉnh ổn định. Đây là nguyên nhân khiến kinh nguyệt ở tuổi dậy thì thường xuyên bị xáo trộn.
Kinh nguyệt ở tuổi dậy thì không đều do rối loạn nội tiết tố
Nội tiết tố nữ estrogen hoặc progesterone ở giai đoạn dậy thì chưa có sự ổn định. Chúng có thể tăng hoặc giảm đột ngột. Từ đó gây ảnh hưởng đến thời gian và số ngày hành kinh ở bạn gái.
Kinh nguyệt rối loạn do thói quen sinh hoạt không khoa học
Ở độ tuổi dậy thì, phần lớn các bạn gái chưa chú trọng lịch sinh hoạt. Nhiều bạn ăn uống thất thường không đủ chất dinh dưỡng, thường xuyên nhịn ăn để giữ dáng. Một số khác lại thích thức khuya, ngủ nướng, lười vận động.
Tất cả những thói quen xấu này đều có thể trở thành tác nhân gây rối loạn kinh nguyệt.
Mắc bệnh phụ khoa – Nguyên nhân thường gặp khiến chậm kinh nguyệt
Một trong những nguyên nhân chậm kinh nguyệt ở tuổi dậy thì chính là mắc bệnh phụ khoa. Thường gặp là: Viêm âm đạo, viêm vùng chậu, u xơ tử cung, buồng trứng đa nang, …
Bệnh phụ khoa nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây kinh nguyệt không đều, rong kinh kéo dài. Bệnh nghiêm trọng sẽ gia tăng nguy cơ vô sinh – hiếm muộn về sau.
Rối loạn kinh nguyệt do ảnh hưởng của thuốc tránh thai
Hiện nay, nữ giới quan hệ tình dục ở độ tuổi dậy thì chiếm tỷ lệ cao. Nhiều bạn gái phải dùng thuốc tránh thai để ngừa mang thai ngoài ý muốn. Việc lạm dụng thuốc nhiều lần kích thích tuyến yên sản sinh nhiều chất ovestrin. Đây là chất có khả năng gây tắc kinh, bế kinh kéo dài.
Kinh nguyệt không đều – Hậu quả của việc phá thai không an toàn
Lối sống thoáng khiến nhiều bạn gái trong độ tuổi dậy thì trót lỡ mang thai ngoài ý muốn. Khi phá thai, thay vì tìm đến cơ sở y tế chuyên khoa uy tín họ lại lựa chọn cơ sở kém chất lượng. Hậu quả gặp phải là dính buồng tử cung, sót nhau, sót thai, … Từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến chu kỳ kinh nguyệt.
Xem thêm: Trễ kinh 2 tuần và ra huyết trắng là bị làm sao?
Dấu hiệu nhận biết kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì
Ở trạng thái bình thường, vòng kinh kéo dài từ 28-30 ngày, thời gian hành kinh từ 3-7 ngày. Kinh nguyệt có màu đỏ thẫm, không đông, mùi hơi nồng, không tanh.
Kinh nguyệt không đều nếu các triệu chứng trái ngược với những đặc điểm trên. Dấu hiệu nhận biết kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì mà chị em thường gặp là:
Chu kỳ kinh đến sớm hơn dự kiến
Thông thường, một kỳ kinh sẽ dài khoảng 28 đến 30 ngày. Tuy nhiên, với những bạn gái độ tuổi dậy thì chu kỳ kinh nguyệt có thể diễn ra không đúng ngày. Thay vào đó, kỳ dâu đến sớm hơn 3 ngày, 7 ngày. Thậm chí không hiếm trường hợp chị em “rụng dâu” 2 lần/tháng.
Trễ kinh – Dấu hiệu kinh nguyệt không đều tuổi dậy thì
Mối quan ngại lớn nhất, ảnh hưởng nhiều nhất tới tâm lý phái đẹp chính là trễ kinh. Chị em có thể trễ kinh 3 – 4 ngày là chuyện hết sức bình thường. Nếu thời gian trễ kinh quá 7 ngày, chị em không nên chủ quan.
Nếu thời gian trễ kinh quá lâu mà trước đó có quan hệ tình dục, rất có thể đây là một dấu hiệu cho biết bạn đã có thai. Để chắc chắn, bạn có thể tự kiểm tra bằng que thử thai tại nhà.
Biểu hiện kinh nguyệt không đều là gì? Rong kinh
Rong kinh cũng chính là một biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt. Nó biểu hiện bằng việc chu kỳ kinh kéo dài từ 7 – 10 ngày. Thậm chí có những trường hợp rong kinh kéo dài từ nửa tháng đến 1 tháng.
Kinh thưa – Rắc rối thường gặp khi kinh nguyệt rối loạn
Kinh thưa là một hình thức khác của trễ kinh. Ở nữ giới có chu kỳ kinh nguyệt bình thường, cứ sau một tháng sẽ bắt đầu đến giai đoạn hành kinh. Ngược lại, kinh thưa được hiểu là tình trạng để lại khoảng cách giữa các chu kỳ lớn hơn có thể là 2, 3 hoặc 5 tháng.
Vô kinh – Dấu hiệu kinh nguyệt không đều chị em cần cảnh giác
Chị em được coi là vô kinh xảy ra trong trường hợp sau:
- Vô kinh nguyên phát: Bạn nữ đã qua 18 tuổi nhưng vẫn chưa hành kinh.
- Vô kinh thứ phát: Kinh nguyệt đều đặn nhưng bỗng mất kinh 3 tháng liên tiếp. Hoặc kinh nguyệt không đều và 6 tháng liên tiếp chưa hành kinh.
Kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì có sao không?
Kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì có sao không là thắc mắc của rất nhiều bạn gái. Theo chia sẻ của các chuyên gia y tế, đây là hiện tượng sinh lý hết sức bình thường. Thống kê cho thấy, có đến 70% bạn gái rơi vào tình trạng này.
Sau khoảng 1-2 năm, nội tiết tố ổn định kinh nguyệt sẽ dần trở lại bình thường. Do đó, chị em không nên quá lo lắng. Chỉ cần chăm sóc sức khỏe tốt, vệ sinh cô bé sạch sẽ, sinh hoạt khoa học, tâm lý thoải mái kinh nguyệt sẽ dần đi vào quỹ đạo ổn định.
Sau giai đoạn này, nếu kinh nguyệt vẫn không đều chị em nên chủ động thăm khám tại cơ sở y tế. Tùy mức độ bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra những tư vấn cụ thể.
Nên làm gì khi bị rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì?
Rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì là điều không ai mong muốn xảy ra? Vậy làm cách nào để khắc phục hiện tượng này? Cùng tham khảo ngay những biện pháp đơn giản, hữu ích sau nhé.
Vệ sinh vùng kín sạch sẽ – Biện pháp đơn giản phòng tránh rối loạn kinh nguyệt
Giữ gìn “cô bé” sạch sẽ là yếu tố then chốt giúp bạn khắc phục tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Đồng thời đảm bảo sức khỏe sinh sản ổn định. Tuy nhiên, rất nhiều bạn gái tuổi dậy thì bỡ ngỡ trong việc này.
Điều chị em cần chú ý nhất là vệ sinh “cô bé” từ trước ra sau. Không thụt rửa sâu âm đạo. Chỉ nên dùng các loại dung dịch vệ sinh độ pH thấp, tránh cô bé khô rát.
Trong thời gian hành kinh, thay băng vệ sinh 2-3 tiếng 1 lần. Lựa chọn quần lót cotton chất liệu thoáng mát.
Ngừa rối loạn kinh nguyệt nhờ xây dựng thời gian biểu làm việc, nghỉ ngơi hợp lý
Đối với các bạn nữ tuổi dậy thì, áp lực học hành, thi cử khá căng thẳng. Tuy nhiên, không nên vì thế mà bạn bỏ qua việc chăm sóc sức khỏe bản thân.
Hãy lên thời gian biểu hợp lý mỗi ngày. Ngoài giờ học, bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn. Có thể là đi chơi cùng gia đình, bạn bè. Nghe nhạc, đọc sách báo, mua sắm, … để cơ thể không quá bị áp lực.
Stress chính là nguyên nhân hàng đầu gây rối loạn kinh nguyệt. Nếu bạn khắc phục được những điều này, kinh nguyệt sẽ dần ổn định hơn.
Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên giúp cải thiện kinh nguyệt không đều
Rèn luyện thể dục thể thao rất tốt cho các bạn gái tuổi dậy thì. Hoạt động này giúp tăng cường lưu thông máu, cân bằng nội tiết tố. Từ đó cải thiện hiệu quả tình trạng kinh nguyệt không đều.
Không những thế, tập luyện thể dục thể thao còn tăng cường sự dẻo dai. Giúp cơ thể phát triển chiều cao, cải thiện sức đề kháng tốt hơn.
Trị kinh nguyệt không đều bằng cách nào? Không thức khuya
Một trong những nguyên nhân thường gặp khiến kinh nguyệt rối loạn chính là thức khuya. Bởi lẽ, thức khuya gây rối loạn nội tiết, ảnh hưởng tới chu kỳ rụng trứng.
Để khắc phục tình trạng này, chị em nên ngủ đủ 7 tiếng mỗi ngày. Giúp cơ thể đạt trạng thái thoải mái và cân bằng nhất cho cơ thể.
Kinh nguyệt không đều ăn gì? Chế độ ăn uống cho người rối loạn kinh nguyệt
Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, đủ chất không chỉ tăng cường sức đề kháng mà còn ổn định kinh nguyệt. Đặc biệt là với các bạn gái đang trong độ tuổi dậy thì cơ thể đang phát triển mạnh về chiều cao và thể chất.
Những nhóm thực phẩm bạn gái nên bổ sung nhiều là: Rau củ quả, nước, các loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất. Bên cạnh đó, các bạn cũng nên hạn chế dùng đồ kích thích, đồ ăn cay nóng, thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ ăn đóng hộp sẵn, …
Xem thêm: [Khám phá] Cách xem bói ngày kinh nguyệt phụ nữ
Bài viết trên đây đã giải đáp giúp bạn kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì có sao không? Cùng với đó là nguyên nhân, triệu chứng, biện pháp phòng tránh kinh nguyệt không đều tuổi dậy thì. Hy vọng, những thông tin này sẽ giúp các bạn chăm sóc sức khỏe bản thân được tốt nhất.
Nếu gặp bất kỳ triệu chứng gì bất thường về kinh nguyệt nói riêng và sức khỏe sinh sản nói chung. Chị em hãy chủ động liên hệ bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cụ thể hơn.