Dấu hiệu sắp có kinh trước 1 ngày, 1 tuần, có kinh lần đầu
Ngày cập nhật :03/12/2021
Dấu hiệu sắp có kinh trước 1 ngày, dấu hiệu sắp có kinh trước 1 tuần. Hay dấu hiệu sắp có kinh nguyệt và có thai có giống nhau không? Nắm rõ biểu hiện sắp có kinh sẽ giúp chị em có biện pháp khắc phục các dấu hiệu tiền kinh nguyệt.
Trong phạm vi bài viết sau, chúng tôi sẽ chia sẻ chi tiết các triệu chứng có kinh trước 1 ngày, 1 tuần. Chị em cùng tham khảo để bỏ túi những kiến thức bổ ích về sức khỏe.
Nội Dung Chính
- 1 Kinh nguyệt là gì?
- 2 Dấu hiệu sắp có kinh trước 1 ngày
- 2.1 Đau bụng dưới – Dấu hiệu sắp có kinh nguyệt
- 2.2 Biểu hiện sắp có kinh – Phần hông nhức mỏi, đau lưng
- 2.3 Ngực đau và căng – Dấu hiệu sắp có kinh trước 2 tuần
- 2.4 Ra chất nhờn vùng kín – Dấu hiệu sắp có kinh nguyệt lần đầu
- 2.5 Da dầu, xuất hiện nhiều mụn trứng cá – Dấu hiệu nhận biết sắp có kinh
- 2.6 Dấu hiệu sắp có kinh sau sinh – Cảm xúc thất thường
- 2.7 Dấu hiệu tới kinh nguyệt – Ngủ không ngon giấc
- 2.8 Nhận biết sắp có kinh qua các triệu chứng về hệ tiêu hóa
- 2.9 Nhu cầu tình dục tăng cao – Dấu hiệu nhận biết sắp có kinh nguyệt
- 2.10 Chóng mặt hoa mắt – Dấu hiệu sắp bị hành kinh
- 2.11 Uể oải, mệt mỏi – Dấu hiệu khi sắp có kinh nguyệt
- 2.12 Biểu hiện sắp có kinh nguyệt – Thèm ăn vặt, đồ ngọt
- 2.13 Thân nhiệt tăng lên – Dấu hiệu sắp có kinh lần đầu tiên
- 2.14 Làm sao để biết sắp có kinh nguyệt – Cảm thấy sưng, phù hơn
- 2.15 Đau đầu – Dấu hiệu đến ngày đèn đỏ
- 3 Dấu hiệu sắp có kinh trước 1 tuần
- 4 Dấu hiệu sắp có kinh nguyệt lần đầu
- 5 Dấu hiệu sắp có kinh nguyệt và có thai có giống nhau không?
- 6 Khi nào cần thăm khám bác sĩ trong chu kỳ kinh nguyệt?
- 7 Cần làm gì khi có dấu hiệu kinh nguyệt?
- 8 Mẹo giảm triệu chứng tiền kinh nguyệt tại nhà
Kinh nguyệt là gì?
Kinh nguyệt là các thay đổi sinh lý lặp lại hàng tháng ở nữ giới. Sự xuất hiện của kinh nguyệt do sự điều khiển của nội tiết tố trong cơ thể.
Khi nữ giới bước vào tuổi dậy thì kinh nguyệt sẽ bắt đầu xuất hiện. Khi vào giai đoạn mãn kinh, kinh nguyệt sẽ biến mất.
Trong mỗi chu kỳ nguyệt san, hai buồng trứng của nữ giới sẽ giải phóng một quả trứng. Lúc này, niêm mạc tử cung cũng sẽ chuẩn bị cho việc mang thai và làm tổ.
Nếu quá trình thụ tinh không diễn ra, không có sự mang thai. Nồng độ hormone trong cơ thể sẽ giảm đột ngột. Từ đó, gây nên hiện tượng chảy máu kinh qua âm đạo. Quá trình bong tróc nội mạc tử cung, chảy máu kinh sẽ diễn ra từ 2 – 7 ngày.
Với những chị em có sức khỏe tốt, chu kỳ kinh nguyệt sẽ diễn ra từ 21 – 37 ngày. Tuy nhiên, chu kỳ kinh nguyệt có thể bị ảnh hưởng do các yếu tố sau:
- Tập luyện quá sức;
- Sử dụng thuốc tránh thai;
- Đang mang thai;
- Nữ giới đang cho con bú;
- Rối loạn tiêu hóa.
Xem thêm: Những điều chị em nên biết: Chu kỳ kinh nguyệt 35 – 40 ngày
Dấu hiệu sắp có kinh trước 1 ngày
Trước khi có kinh nguyệt, cơ thể của nữ giới sẽ có những thay đổi. Chị em có thể nhận biết dấu hiệu sắp có kinh trước 1 ngày để có sự chuẩn bị tốt nhất.
Dưới đây là một số triệu chứng thường gặp.
-
Đau bụng dưới – Dấu hiệu sắp có kinh nguyệt
Đau bụng dưới râm ran là dấu hiệu sắp có kinh nguyệt chị em thường gặp. Triệu chứng diễn ra khá phổ biến ở nữ giới. Tùy vào từng trường hợp mà cơn đau sẽ diễn ra âm ỉ hoặc đau quặn thắt từng cơn.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, sự thiếu hụt Omega 3 là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Omega 3 là axit giúp ức chế quá trình hoạt động của hormone sinh dục nữ.
Nên khi lương axit này không đủ để kiểm soát. Sẽ khiến tử cung co thắt và gây đau bụng.
Nếu chu kỳ kinh đến đúng lúc thì tình trạng đau bụng dưới cũng sẽ biến mất. Nhưng cũng có trường hợp chị em bị đau hết cả chu kỳ kinh. Chính vì thế, nhiều người phải tìm đến các biện pháp để giảm đau hiệu quả.
-
Biểu hiện sắp có kinh – Phần hông nhức mỏi, đau lưng
Một biểu hiện sắp có kinh khác chị em có thể nhận biết đó là đau mỏi ở hông và lưng.
Nguyên nhân gây nên hiện tượng này là do tử cung bị co thắt bởi hormone Prostaglandin. Lúc này, Prostaglandin sẽ hoạt động nhiều hơn do tử cung co thắt với tần suất lớn. Hệ lụy là chị em thấy nhức mỏi ở hông và lưng.
Tuy nhiên, chị em cũng cần lưu ý đến dấu hiệu này. Bởi mỏi lưng hông còn có thể là dấu hiệu của các bệnh xương khớp.
Do đó, nếu tình trạng đau mỏi diễn ra nghiêm trọng. Chị em cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám tìm rõ nguyên nhân.
-
Ngực đau và căng – Dấu hiệu sắp có kinh trước 2 tuần
Ngực đau và căng hơn là dấu hiệu sắp có kinh trước 2 tuần, 1 ngày chị em nên lưu ý.
Chị em thấy kích thước ngực lớn hơn, bầu ngực cũng căng lên. Nhũ hoa có cảm giác râm rát, tình trạng này còn lan sang xung quanh. Triệu chứng này sẽ xuất hiện khi trứng sắp rụng.
Nguyên nhân khiến vòng 1 thay đổi kích thước là do thiếu hụt vitamin. Khi ngày đèn đỏ ghé thăm, triệu chứng này sẽ không còn xuất hiện nữa.
-
Ra chất nhờn vùng kín – Dấu hiệu sắp có kinh nguyệt lần đầu
Ra chất nhờn ở vùng kín là dấu hiệu sắp có kinh nguyệt lần đầu cũng như các lần tiếp theo.
Khi ngày đèn đỏ sắp ghé thăm, dịch nhờn trong âm đạo sẽ tiết ra nhiều hơn. Chị em sẽ thấy vùng khó chịu vì vùng kín luôn trong trạng thái ẩm ướt.
Triệu chứng này xuất hiện là do lượng chất nhờn ở cổ tử cung tăng lên. Do chất nhờn thoát ra để tống các chống độc ra ngoài cơ thể. Đây là triệu chứng bình thường nên chị em không cần quá lo lắng.
-
Da dầu, xuất hiện nhiều mụn trứng cá – Dấu hiệu nhận biết sắp có kinh
Da mặt tiết dầu, xuất hiện nhiều mụn trứng cá. Đây cũng là dấu hiệu nhận biết sắp có kinh phổ biến.
Thông thường, triệu chứng này sẽ xuất hiện khoảng 1 tuần trước khi đến ngày đèn đỏ. Mụn do chu kỳ kinh nguyệt thường sẽ thấy ở cằm, đường viền hàm dưới. Tuy nhiên, mụn cũng có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác của mặt hay lưng.
Nguyên nhân gây nên hiện tượng này được giải thích như sau. Trong chu kỳ kinh nguyệt, khi trứng rụng nhưng thụ thai. Nồng độ progesterone và estrogen trong cơ thể sẽ suy giảm. Còn androgen, testosterone sẽ tăng nhẹ.
Trong khi đó, androgen có vai trò kích thích để sản xuất bã nhờn. Đây là loại dầu sản xuất tuyến bã nhờn ở da.
Khi bã nhờn sản xuất quá nhiều sẽ gây nên tình trạng nổi mụn. Tình trạng này cũng sẽ kết thúc vào những ngày cuối của chu kỳ. Hoặc sau khi nồng độ estrogen và progesterone tăng lên.
-
Dấu hiệu sắp có kinh sau sinh – Cảm xúc thất thường
Cảm xúc thất thường là dấu hiệu có kinh trước 1 ngày. Cũng là dấu hiệu có kinh sau sinh ở nhiều chị em.
Một số dấu hiệu chị em có thể gặp gồm:
- Cáu gắt.
- Tâm trạng vui buồn thất thường.
- Lo âu.
- Trầm cảm.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, sự thay đổi của động estrogen và progesterone chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.
Estrogen có vai trò trong việc sản xuất serotonin và endorphin. Giúp cơ thể cảm giác dễ chịu trong não. Nên sẽ khiến cảm giác hạnh phúc suy giảm, tăng lo âu, mệt mỏi.
Ở một số chị em, progesterone mang đến cảm giác dịu em và thư thái. Nhưng khi hàm lượng này bị suy giảm, tác dụng này sẽ giảm đi. Nên sẽ khiến chị em khóc không có lý do hay dễ xúc động.
-
Dấu hiệu tới kinh nguyệt – Ngủ không ngon giấc
Trước chu kỳ kinh khoảng 1 tuần, lượng Tryptophan sẽ suy giảm. Chất này có tác dụng giúp chị em ngủ ngon, ngủ sâu giấc hơn. Tuy nhiên, sự suy giảm Tryptophan sẽ khiến chị em khó ngủ, ngủ không sâu giấc.
Lời khuyên cho chị em trong trường hợp này đó là nên bổ sung Tryptophan cho cơ thể. Chị em có thể sung bằng cách ăn các thực phẩm như thịt gà hay thịt bò.
-
Nhận biết sắp có kinh qua các triệu chứng về hệ tiêu hóa
Để nhận biết sắp có kinh hay chưa, chị em cũng có thể dựa vào các triệu chứng ở đường tiêu hóa.
Khi tử cung co thắt, hệ tiêu hóa của chị em cũng sẽ bị ảnh hưởng. Triệu chứng chị em có thể gặp như tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, ợ nóng, buồn nôn…
Những triệu chứng này chỉ diễn ra trong thời gian ngắn. Do đó, chị em không cần quá lo lắng khi thấy hệ tiêu hóa có bất thường.
-
Nhu cầu tình dục tăng cao – Dấu hiệu nhận biết sắp có kinh nguyệt
Dấu hiệu nhận biết sắp có kinh nguyệt tiếp theo chúng tôi muốn nói đến đó là nhu cầu của chị em sẽ tăng.
Nguyên nhân do lúc này lượng estrogen sẽ tăng đột ngột. Nên nhu cầu tình dục sẽ cao hơn so với mức bình thường.
Tuy nhiên, các bác sĩ khuyến cáo chị em không nên qua hệ trong thời điểm này. Bởi sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh lý phụ khoa.
-
Chóng mặt hoa mắt – Dấu hiệu sắp bị hành kinh
Nếu chị em bỗng thấy chóng mặt hoa mắt. Đây cũng có thể là dấu hiệu sắp bị hành kinh.
Sự thay đổi của nội tiết tố khiến cho cơ thể không kịp thích ứng. Nên sẽ khiến chị em thấy hoa mắt chóng mặt.
Triệu chứng này chỉ diễn ra trong thời gian ngắn. Không ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hàng ngày. Nên chị em không cần quá lo lắng.
-
Uể oải, mệt mỏi – Dấu hiệu khi sắp có kinh nguyệt
Khi sắp đến ngày hành kinh, cơ thể sẽ diễn ra nhiều chuyển hóa. Đồng nghĩa với việc cơ thể sẽ cần nhiều năng lượng hơn. Nên chị em sẽ rơi vào trạng thái mệt mỏi, uể oải.
Lời khuyên cho chị em trong trường hợp này là nên ăn nhiều trái cây và rau củ quả. Như vậy tình trạng mệt mỏi sẽ được thuyên giảm.
-
Biểu hiện sắp có kinh nguyệt – Thèm ăn vặt, đồ ngọt
Thèm ăn vặt và đồ ngọt là biểu hiện sắp có kinh nguyệt ít chị em để ý tới. Khi sắp đến ngày đèn đỏ, các hormone trong cơ thể tăng nhanh. Nên sẽ tạo cảm giác thèm ăn, nhất là đồ ngọt.
Tuy nhiên, chị em cũng nên kìm hãm không nên ăn quá nhiều. Bởi có thể tăng cân rất dễ.
-
Thân nhiệt tăng lên – Dấu hiệu sắp có kinh lần đầu tiên
Thân nhiệt tăng lên là dấu hiệu sắp có kinh lần đầu tiên cũng như ở các lần tiếp theo. Chị em thấy cảm thấy sốt nhẹ hoặc có thể bị sốt cao.
Đây là biểu hiện bình thường không đáng lo ngại. Nhưng nếu sốt kéo dài trong nhiều ngày chị em cần đi kiểm tra. Bởi đây có thể là dấu hiệu của các bệnh lý khác.
-
Làm sao để biết sắp có kinh nguyệt – Cảm thấy sưng, phù hơn
Làm sao để biết sắp có kinh nguyệt? Cảm giác sưng, phù hơn cũng là dấu hiệu để chị em nhận biết.
Chị em sẽ thấy vùng bụng có cảm giác to và nặng nề hơn. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do sự thay đổi của estrogen và progesterone. Nên cơ thể của nữ giới sẽ giữ nhiều nước và muối hơn bình thường.
Chính vì vậy, chị em thấy cảm nhận thấy mình tăng cân. Nhưng đây không phải là dấu hiệu tăng cần. Tình trạng này sẽ giảm dần sau vài ngày hành kinh.
-
Đau đầu – Dấu hiệu đến ngày đèn đỏ
Nội tiết trong cơ thể của nữ giới có nhiệm vụ tạo phản ứng đau. Nên khi nội tiết tố thay đổi, sẽ gây nên tình trạng đau đầu hoặc đau nửa đầu.
Serotonin là thủ phạm gây nên tình trạng này. Trong khi đó, sự tăng đột ngột của hormone estrogen sẽ làm tăng Serotonin. Cũng như số lượng các thụ thể serotonin trong não ở một số thời điểm trong ngày đèn đỏ.
Chính vì sự tương tác giữa serotonin và estrogen sẽ gây ra tình trạng đau đầu ở nhiều nữ giới.
Dấu hiệu sắp có kinh trước 1 tuần
Theo các bác sĩ, dấu hiệu sắp có kinh trước 1 tuần khá giống với dấu hiệu kinh nguyệt trước 1 ngày. Tùy vào thể trạng của mỗi người mà xuất hiện các dấu hiệu khác nhau.
Có nhiều chị em trước 1 tuần chỉ xuất hiện 1 số dấu hiệu nhỏ. Nhưng trước kỳ kinh 1 ngày lại xuất hiện đủ các triệu chứng trên.
Ngược lại cũng có chị em xuất hiện một vài dấu hiệu trước 1 ngày. Những dấu hiệu này sẽ diễn ra nghiêm trọng hơn thay vì xuất hiện các triệu chứng khác.
Dấu hiệu sắp có kinh nguyệt lần đầu
Kinh nguyệt sẽ bắt đầu xuất hiện khi nữ giới bước vào tuổi dậy thì. Vậy dấu hiệu sắp có kinh nguyệt lần đầu như thế nào?
-
Dấu hiệu có kinh tuổi dậy thì
Một số dấu hiệu có kinh tuổi dậy thì như sau:
- Ngực bắt đầu phát triển: Khi ngực có dấu hiệu phát triển, đồng nghĩa với việc bạn đã đến tuổi dậy thì. Nữ giới cũng sẽ thấy kỳ kinh đầu tiên xuất hiện. Các dấu hiệu cho thấy ngực phát triển gồm đau rát ở nhũ hoa, vùng ngực.
- Xuất hiện lông mu: Khi ngực phát triển thì lông mu cũng sẽ mọc ra. Khi thấy lông mu và lông nách mọc ra. Nữ giới cần trang bị cho mình những kiến thức về kinh nguyệt để có sự chuẩn bị tốt nhất.
- Tiết dịch vùng kín: Nữ giới sẽ thấy ra dịch màu trắng nhạt hoặc vàng nhạt ở quần lót. Nếu có dấu hiệu này chỉ vài tháng nữa nữ giới sẽ có kinh nguyệt.
- Phát triển chiều cao: Nếu bỗng nhiên thấy bản thân cao hơn trước thì kinh nguyệt sẽ sớm ghé thăm. Lúc này, eo cũng sẽ to hơn nhưng chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn.
-
Các triệu chứng tiền kinh nguyệt
Triệu chứng tiền kinh nguyệt sẽ báo hiệu ngày đèn đỏ sắp ghé thăm. Đối với kỳ nguyệt san đầu tiên, các dấu hiệu không rõ ràng. Không đầy đủ như các triệu chứng kể trên.
Các bạn gái chỉ cần lưu ý đến những triệu chứng sau:
- Dấu hiệu tại vùng ngực: Nếu thấy đầu ngực đau và nhức thì chỉ vài tháng sau ngày đèn đỏ sẽ đến. Tùy vào cơ địa của mỗi người mà thời gian có kinh nguyệt sẽ có sự dao động.
- Cảm xúc thay đổi thất thường: Tâm trạng thất thường, suy nghĩ nhiều cũng là triệu chứng có kinh lần đầu. Tuy nhiên, dấu hiệu này chỉ diễn ra trong thời gian ngắn. Nên ít ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
- Xuất hiện mụn trứng cá: Đây là dấu hiệu thường gặp nhất. Triệu chứng này chỉ diễn ra trong thời gian ngắn. Nốt mụn lặn sẽ xuất hiện nốt khác.
- Co thắt tại vùng bụng: Khi nguyệt san đến, tử cung sẽ bị tác động nhiều hơn. Nên sẽ xuất hiện các cơn co thắt ở bụng, đặc biệt là bụng dưới.
-
Nhận biết thông qua tuổi
Nữ giới sẽ xuất hiện kỳ kinh nguyệt đầu tiên khoảng từ 12 – 14 tuổi. Tùy vào cơ địa mỗi người mà kỳ kinh sẽ xuất hiện sớm hoặc muộn hơn.
Nếu ngực đã phát triển khoảng 3 năm nhưng chưa có kinh nguyệt. Nữ giới cần đến ngay các cơ sở y tế để tham khảo tư vấn của bác sĩ.
Nếu kinh nguyệt có ghé sớm hay muộn so với bạn bè. Các bạn cũng không nên quá lo lắng. Bởi điều này phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người.
Các bạn gái có thể tham khảo thời gian có kinh của mẹ hoặc chị gái để ước lượng. Có thể thời điểm không giống nhau nhưng sẽ có sẽ sợ tương đồng.
Dấu hiệu sắp có kinh nguyệt và có thai có giống nhau không?
Dấu hiệu sắp có kinh nguyệt và có thai có giống nhau không? Kinh nguyệt và mang thai có những triệu chứng khá tương đồng. Chị em cần phân biệt để biết đây là dấu hiệu mang thai hay có kinh nguyệt.
Nhận biết dấu hiệu sắp có kinh và có thai
Để nhận biết dấu hiệu sắp có kinh và có thai. Chị em có thể dựa vào những dấu hiệu sau:
-
Trạng thái mệt mỏi
Mang thai: Khi mang thai, lượng Progesterone sẽ tăng lên đột ngột. Nên thai phụ sẽ thường xuyên mệt mỏi và buồn ngủ. Triệu chứng này sẽ xuất hiện trong suốt quá trình mang thai.
Tiền kinh nguyệt: Lúc này, có thể tiêu hao nhiều năng lượng để kích thích các hoạt động cho kỳ kinh. Nên chị em cũng sẽ rơi vào trạng thái mệt mỏi. Tuy nhiên, triệu chứng sẽ biến mất khi kỳ kinh đến.
-
Chảy máu
Mang thai: Khi phôi làm tổ trong tử cung sẽ xuất hiện tình trạng chảy máu. Thời điểm vùng kín chảy máu sẽ xuất sau thụ thai khoảng 10 – 14 ngày. Lượng máu ít, có màu nâu đậm hoặc hồng.
Tiền kinh nguyệt: Trước ngày đèn đỏ, vùng kín sẽ không chảy máu. Chỉ đến khi nước vào ngày đèn đỏ, máu kinh mới xuất hiện.
-
Buồn nôn và nôn
Mang thai: Đây là dấu hiệu đặc trưng của việc mang thai. Thường buồn nôn và nôn sẽ xuất hiện sau khi mang thai khoảng 1 tháng. Chị em sẽ thấy có dấu hiệu buồn nôn, nôn khan.
Dấu hiệu có kinh: Triệu chứng này rất ít khi gặp. Một số trường hợp buồn nôn là do sự ảnh hưởng của đường tiêu hóa.
-
Chuột rút
Mang thai: Dấu hiệu này xuất hiện khoảng 24 – 48 giờ ở giai đoạn đầu mang thai. Nếu chị em trước đó đã bị sảy thai cần phải lưu ý đến dấu hiệu này.
Tiền kinh nguyệt: Triệu chứng này có thể xuất hiện trước kỳ kinh. Nhưng chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, trước 2 ngày khi đèn đỏ ghé thăm.
-
Cảm giác thèm ăn hoặc khó chịu với thực phẩm
Mang thai: Thai phụ sẽ có cảm giác thèm ăn, có thể thèm những món trước đây không thích. Nhiều người có thể không thích món ăn yêu thích trước đây. Thai phụ cũng sẽ nhạy cảm hơn với mùi thức ăn.
Tiền kinh nguyệt: Nữ giới sẽ thích đồ ăn ngọt như kẹo hay đồ ăn chứa nhiều chất béo.
Dấu hiệu đặc trưng chỉ có khi mang thai
Một số dấu hiệu chỉ mang thai mới có như:
- Chảy máu cam;
- Nhũ hoa bị sẫm màu;
- Bụng, vòng eo to hơn;
- Vùng kín ra nhiều dịch màu trắng đục;
- Chậm kinh và không có kinh nguyệt;
- Viêm lợi, sâu răng hoặc tưa miệng;
- Dễ bất tỉnh tạm thời.
Khi nào cần thăm khám bác sĩ trong chu kỳ kinh nguyệt?
Nếu ngày đèn đỏ diễn ra hơn 7 ngày, kèm đau bụng kinh dữ đội. Máu kinh ra nhiều phải thay băng vệ sinh liên tục. Chị em cần đến ngay các cơ sở y tế để tìm hiểu nguyên nhân.
Ngoài ra, nữ giới cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ nếu:
- Mất kinh trong vòng 3 tháng.
- Chu kỳ kinh nguyệt xuất hiện thường xuyên sau mỗi 21 ngày.
- Kinh nguyệt có ít hơn 1 lần sau 35 ngày.
Kinh nguyệt không đều hay mất kinh có thể là dấu hiệu hiện tượng sinh lý hoặc bệnh lý. Do đó, chị em cần đi thăm khám sớm để khắc phục. Tránh ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản sau này.
Cần làm gì khi có dấu hiệu kinh nguyệt?
Việc nắm rõ dấu hiệu sắp có kinh trước 1 ngày, 1 tuần. Sẽ giúp nữ giới có sự chuẩn bị tốt nhất cho kỳ kinh của mình.
Dưới đây là lời khuyên của các bác sĩ:
- Nên để sẵn băng vệ sinh, tampon, cốc nguyệt san, quần lót trong túi.
- Mặc quần lót có chất thấm hút tốt, thoáng mát.
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ mỗi ngày. Nên thay tampon, băng vệ sinh liên tục khoảng 4 giờ/lần.
- Có chế độ sinh hoạt lành mạnh, khoa học, thời gian nghỉ ngơi hợp lý.
- Kiêng bia rượu, đồ ăn cay nóng, không nên đi bơi trong thời điểm này.
Xem thêm: Rối loạn kinh nguyệt uống thuốc gì? 6 loại thuốc chữa rối loạn kinh nguyệt
Mẹo giảm triệu chứng tiền kinh nguyệt tại nhà
Các triệu chứng tiền kinh nguyệt ít nhiều sẽ gây phiền toái trong cuộc sống hàng ngày. Dưới đây là một số mẹo nhỏ các bạn có thể áp dụng.
- Nên giảm lượng muối.
- Nếu đau bụng diễn ra nghiêm trọng, có thể uống thuốc giảm đau không kê đơn. Ví dụ như acetaminophen, ibuprofen.
- Sử dụng túi chườm hoặc chai nước nóng chườm lên bụng.
- Tập thể dục để cải thiện tâm trạng. Hạn chế tình trạng co thắt. Lưu ý, chỉ tập luyện với mức độ vừa phải.
- Tập Yoga hoặc thiền để cải thiện tâm trạng.
- Bổ sung canxi để cải thiện trầm cảm, giữ nước.
- Nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ để duy trì lượng đường trong máu.
Trên đây là tổng hợp dấu hiệu sắp có kinh trước 1 ngày, 1 tuần mà chúng tôi đã chia sẻ. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho chị em, giúp chị em chuẩn bị tâm lý cho ngày đèn đỏ.