Tá dược là gì? Công dụng của tá dược có ảnh hưởng như thế nào?
Chúng ta vẫn thường thấy tá dược được liệt kê trong các bảng thành phần thuốc. Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều không biết tá dược là gì? Công dụng của các loại tác dược đó như thế nào? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu hơn về tá dược nhé!
Nội Dung Chính
Tá dược là gì?
Tá dược là gì? Tá dược là chất không có dược lý và không có tác dụng điều trị bệnh. Với các loại thuốc có tính dược lý mạnh, các nhà khoa học sẽ cho thêm tá dược giống như một chất độn để nhằm mục đích:
- Tăng kích thước của viên thuốc để người dùng có thể dễ dàng cầm nắm được và sử dụng dễ dàng.
- Tá dược cũng giúp tăng sự hấp thu thuốc vào dạ dày.
- Trong các loại thuốc dạng siro uống, tá dược có thể làm tăng độ nhớt của dung dịch để người dùng dễ rót hơn.
- Tá dược còn giúp thuốc được bảo quản lâu hơn.
- Làm giảm vị khó chịu của thuốc, giúp người dùng uống thuốc dễ dàng hơn.
Tá dược có vai trò như thế nào đối với thuốc?
Bên cạnh thắc mắc tá dược là gì, các chuyên gia cũng giải thích thêm vai trò của tác dược đối với thuốc. Trong quy trình sản xuất thuốc, tá dược đóng vai trò giống như một chất phụ gia. Giúp ổn định và hoàn thiện viên thuốc hoàn chỉnh nhất đến tay người bệnh.
Tá dược kết hợp với các thành phần của thuốc sẽ giúp làm tăng hiệu quả điều trị của thuốc. Tuy nhiên, khi những loại tá dược này đứng riêng lẻ sẽ không có hiệu quả điều trị bệnh.
Chúng ta có thể dễ dàng quan sát thấy trên tờ hướng dẫn có đi kèm trong mỗi hộp thuốc. Hầu hết các nhà sản xuất thuốc để chỉ công bố các thành phần chính của thuốc mà dấu đi thành phần của tá dược. Đây có thể là một trong những bí mật kinh doanh của người làm trong ngành dược.
Các loại tá dược được sử dụng phổ biến trong các loại thuốc hiện nay
Tùy từng loại thuốc mà nhà sản xuất sẽ thêm các tá dược thích hợp để tăng hiệu quả và tính ứng dụng của thuốc. Dưới đây là một số loại tá dược được dùng phổ biến trong sản xuất thuốc:
Chất kết dính
Chất kết dính thường ở dạng bột hoặc dạng nước, có tác dụng làm tăng liên kết giữa các thành phần của thuốc. Đồng thời, làm tăng khối lượng của thuốc. Một số chất kết dính thường dùng trong sản xuất thuốc như:
- Gelatin và protein.
- Saccharide và chất dẫn xuất.
- Polyme tổng hợp.
Chất chống dính
Magie stearat là chất chống dính thường dùng có tác dụng tác rời các viên thuốc với nhau. Loại chất này được sử dụng nhiều trong sản xuất thuốc dạng viên đóng hộp.
Chất bao phủ
Cellulose ether là chất bao phủ được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thuốc. Công dụng của chất này giống như một lớp bảo vệ giúp bảo quản thuốc khỏi các tác động của môi trường. Ngoài ra, loại tá dược này còn giúp các loại thuốc có mùi khó chịu,trở lên dễ uống hơn.
Ngoài cellulose ether, một số loại chất bao phủ khác cũng được sử dụng để sản xuất thuốc đó là: protein bắp zein, gelatin, polymer tổng hợp và polysacchride,…
Chất làm tan
Tinh bột biến tính và polyme mạch cầu,… là 2 loại chất làm tan được ứng dụng nhiều trong sản xuất thuốc. Đúng với tên gọi của loại tá dược này, chất này giúp viên thuốc dễ dàng tan ra nhiều mẩu nhỏ để hấp thụ vào cơ thể một cách nhanh nhất.
Thông thường, những chất này sẽ phát huy tác dụng trong ống tiêu hóa.
Chất làm đầy
Loại chất này có tác dụng làm tăng kích thước của viên thuốc. Để dễ dàng hơn trong sản xuất và người sử dụng được thuận lợi hơn khi có thể cầm, nắm được viên thuốc.
Các chất làm đầy được sử dụng phổ biến phải kể đến như:
- Dầu thực vật: được dùng nhiều trong thuốc dạng viên nang.
- Cellulose: Dùng trong sản xuất thuốc viên và thuốc nang.
- Magie stearat, glucose, lactose và canxi cacbonat,…
Chất làm ngọt
Được dùng nhiều trong sản xuất các loại thuốc uống dạng siro hoặc thuốc ngậm, thuốc không cần nhai. Các chất làm ngọt này chủ yếu là đường, tạo vị ngọt giúp việc uống thuốc dễ dàng hơn.
Màu thực phẩm
Được dùng để phân biệt màu các loại thuốc và giúp thuốc bắt mắt hơn.
Chất bảo quản
Loại tá dược này được dùng với lượng vừa đủ để bảo quản được thuốc trong thời gian nhất định. Các chất bảo quản được dùng nhiều đó là:
- Vitamin E, A, C.
- Acid citric, natri citrat và axit amin cysteine,…
Hương liệu
Hương liệu, chất tạo mùi giúp giảm mùi khó chịu của các hoạt chất giúp người dùng dễ uống hơn. Hầu hết các loại hương liệu được sử dụng để điều chế thuốc đều được chiết xuất từ hoa quả hoặc chất tổng hợp.
- Cam thảo, đào, mơ được dùng để giảm vị mặn.
- Vani dùng để giảm vị ngọt gắt.
- Bạc hà, đào, hồi dùng để giảm vị đắng.
- Quả mâm xôi, cảm thảo giúp giảm vị chua.
Một số tá dược bạn có thể cần tránh sử dụng
- Manitol hay sorbitol: các chất làm ngọt nhân tạo này có thể gây tiêu chảy hoặc phân mềm nhưng hiếm xảy ra vì lượng các chất này trong công thức thuốc thường rất nhỏ.
- Lactose: lượng lactose chứa trong viên nén rất nhỏ nhưng có thể gây ảnh hưởng đến người không dung nạp với lactose hay kém hấp thu glucose-galactose.
- Propylenglycol: đã ghi nhận trường hợp ngộ độc propylen glycol ở trẻ sinh non (<1500g) sau khi dùng 3000 mg/ngày trong thời gian dài (ít nhất 5 ngày).
- Các loại rượu: ethanol- một trong các loại rượu không nên có trong các sản phẩm thuốc dành cho trẻ em. Ở người lớn, lượng tá dược này trong công thức thường rất nhỏ, ít hơn 100 mg mỗi liều.
Tá dược có gây ảnh hưởng cho người dùng không?
Sau khi đã biết tá dược là gì thì tá dược có gây ảnh hưởng gì cho người dùng không? Trước khi đưa vào sản xuất, nhà sản xuất có những đánh giá nghiêm ngặt nhằm đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Bên cạnh đó, tá dược chỉ chiếm một phần nhỏ trong bảng thành phần thuốc. Do đó, gần như không gây bất kỳ vấn đề gì cho người dùng.
Tuy nhiên, nếu bạn hoặc trẻ có dị ứng với bất kỳ thành phần nào của công thức thuốc. Hãy cân nhắc trước khi sử dụng nếu bị dị ứng với các thành phần như:
- Aspartame: là chất được dùng để tạo vị ngọt dùng thay đường. Nếu trẻ mắc phenylketo niệu thì nên tránh dùng tá dược này. Thay vào đó, bạn có thể hỏi dược sĩ để chuyển sang loại thuốc có thành phần tá dược là phenylalanyl.
- Chất tạo màu: giúp thuốc trở nên bắt mắt hơn. Tuy nhiên, nếu bạn dị ứng với các loại chất tạo màu thì nên cân nhắc trước khi sử dụng.
- Dầu lạc: Cũng nhằm trong thành phần tá dược giúp hòa tan một số thuốc. Có nhiều người bị dị ứng với lạc, nên cân nhắc dùng thuốc trước khi dùng.
Hi vọng rằng, thông qua nội dung bài viết trên đây, bạn đã hiểu tá dược là gì? Các loại tá dược thường dùng và công dụng của tá dược. Để sử dụng thuốc an toàn, bạn nên đi khám và sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ.
Xem thêm bài viết: