Nấm lim xanh: Công dụng, liều dùng và lưu ý khi sử dụng
Ngày cập nhật :06/02/2023
Nấm lim xanh có công dụng giảm đau xương khớp, tăng cường sức khỏe, ngăn ngừa ung thư… Đây là loại nấm mọc ở rễ hoặc thân cây lim.
Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về công dụng của loại nấm này cũng như cách sử dụng trong bài viết sau.
Nội Dung Chính
- 1 Mô tả nấm lim xanh
- 2 Vị thuốc nấm lim xanh
- 2.1 Tính vị
- 2.2 Tác dụng của nấm lim xanh
- 2.2.1 Hiệu quả cao trong hỗ điều trị gout và phòng tránh bệnh
- 2.2.2 Nấm lim xanh hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
- 2.2.3 Giảm tình trạng gan nhiễm mỡ, hỗ trợ điều trị xơ gan cổ trướng
- 2.2.4 Hỗ trợ điều trị viêm gan B, C
- 2.2.5 Nấm lim xanh tăng cường sinh lý nam giới
- 2.2.6 Hỗ trợ điều trị ung thư gan
- 2.2.7 Phục hồi sức khỏe sau đột quỵ
- 2.2.8 Một số công dụng khác
- 3 Cách dùng nấm lim xanh và liều lượng
- 4 Tác dụng phụ của nấm lim xanh
- 5 Lưu ý khi dùng nấm lim xanh
- 6 Cách phân biệt nấm lim xanh rừng và nấm lim xanh trồng
- 7 Uống nấm lim xanh kiêng gì?
- 8 Nấm lim xanh giá bao nhiêu?
Mô tả nấm lim xanh
Nấm lim xanh có tên khoa học Ganoderma lucidum (Leyss. Ex Fr.) Karst (tên đồng nghĩa Polyporum lucidus W. Curt). Thuộc họ nấm Lim Ganodermataceae.
Có nguồn gốc từ vùng Tiên Phước (Quảng Nam) nên còn được gọi là nấm lim xanh Quảng Nam. Đây vốn là loại thảo dược đã được sử dụng trong các phương thuốc Đông y cách đây hơn 2.000 năm.
Hơn nữa, người ta phát hiện loài nấm này còn phân bố ở cả khu vực rừng Trường Sơn, Nam Lào và Tây Nguyên. Tuy nhiên, nấm ngày càng trở nên khan hiếm hơn. Do nhiều người săn lùng vì nó là một loại thảo dược quý tốt cho sức khỏe.
Xem thêm: Cà độc dược và 10+ thông tin không phải ai cũng biết
Đặc điểm thực vật
Đây là một loại nấm linh chi đặc hữu, thường sinh trưởng và phát triển trên cây lim xanh sống trong rừng nguyên sinh.
Theo nghiên cứu của cố giáo sư Đỗ Tất Lợi – một nhà nghiên cứu đông y và dược liệu nổi tiếng của Việt Nam. Đã miêu tả nấm linh xanh là một loài nấm quả thể. Nghĩa là cây nấm được chia thành 2 phần mà bạn có thể nhìn thấy rõ ràng, đó là mũ tán và chân nấm.
Phần mũ tán có bề rộng khoảng 20cm, xòe ra như hình quạt và độ dày từ 2 – 5cm. Trong khi phần chân nấm ngắn, có thể khuyết lõm hoặc không khuyết lõm.
Nhìn chung, phần mũ tán nấm dày và cứng, thậm chí nhìn đen bóng như sừng, không có gì đặc sắc. Tuy nhiên, khi phơi khô thì nó có mùi thơm thảo dược rất rõ.
Phân loại nấm lim xanh
Về phân loại, người ta chia nấm lim thành 4 loại, dựa theo vị trí mọc của loại dược liệu này. Đó là:
- Nấm lim mọc từ rễ cây lim.
- Nấm lim mọc từ vỏ cây lim
- Nấm lim mọc ra từ lõi cây lim.
- Nấm lim mọc ra từ tầng giữa cây lim.
Một điểm rất đặc biệt của nấm lim đó là, tại những vị trí mọc khác nhau, dược liệu này sẽ có màu sắc khác nhau.
Chẳng hạn, nấm mọc ra từ rễ thường có màu đỏ, nấm mọc ra từ vỏ thường có màu đen. Nấm mọc ra từ lõi thường có màu trắng… Ngoài ra còn có những màu sắc như xanh, đen, tím…
Nếu phân loại theo màu sắc, có thể chia nấm lim thành các loại như sau:
- Hồng linh chi: Loại nấm màu đỏ, mọc ra từ rễ cây lim, chứa nhiều dược tính nhất.
- Hắc linh chi: Loại nấm màu đen, mọc ra từ vỏ cây lim.
- Bạch linh chi: Loại nấm có màu trắng, mọc ra từ lõi cây lim.
- Hoàng linh chi: Loại nấm có màu vàng, mọc ra từ tầng giữa của cây lim.
- Tử linh chi: Loại nấm có màu tím than, mọc ra từ tầng giữa của cây lim.
- Thanh linh chi: Loại nấm có màu xanh, mọc ra từ tầng giữa của cây lim.
Phân bố
Có thể tìm thấy dược liệu tại các khu rừng nguyên sinh ở Lào và Việt Nam. Ở nước ta, thảo dược này thường tập trung tại các tỉnh như:
- Hòa Bình;
- Lâm Đồng;
- Hà Giang;
- Điện Biên;
- Ninh Bình;
- Thanh Hóa.
Thành phần hóa học
Nhiều nghiên cứu về nấm lim cho thấy rằng. Loại dược liệu này có chứa tới hơn 100 loại dược chất gồm các vitamin, nguyên tố vi lượng, khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Bao gồm:
Các loại vitamin
Trong thành phần của nấm lim, các nhà khoa học tìm thấy hàm lượng lớn vitamin A, C, B, E. Đây đều là những loại vitamin thiết yếu cho sức khỏe với nhiều công dụng như:
- Giúp tăng cường sức đề kháng.
- Hỗ trợ thị lực, giảm đau mỏi mắt, phòng ngừa cận thị và các bệnh lý khác.
- Ngăn ngừa ung thư.
- Tốt cho người huyết áp cao, giúp phòng ngừa tai biến, đột quỵ.
- Tống tiễn cholesterol xấu, ổn định đường huyết.
- Ngăn chặn quá trình lão hóa, giúp da mịn màng, nhuận sắc, giảm sự hình thành nếp nhăn.
Lingzhi 8 protein
Đây là một trong những loại protein quan trọng nhất đối với cơ thể. Lingzhi 8 giúp tăng cường chuyển hóa, ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư. Giúp tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của các tác nhân virus, vi khuẩn…
Adenosine
Trong nấm lim có chứa hàm lượng cao adenosine. Đây là loại hoạt chất có tác dụng tốt với hệ thần kinh. Giúp cơ thể dễ dàng đi vào giấc ngủ và ngủ sâu hơn.
Nhờ đó cơ thể được nghỉ ngơi toàn diện, tái tạo năng lượng và tăng cường sự minh mẫn, tỉnh táo.
Triterpenes
Nghiên cứu cũng tìm thấy trong nấm lim hoạt chất triterpenes. Đây là loạt hoạt chất được chứng minh có khả năng ngăn chặn hiệu quả các gốc tự do. Là nguyên nhân phổ biến gây ra căn bệnh ung thư.
Bên cạnh đó triterpenes cũng được biết đến với nhiều tác dụng như khả năng kháng khuẩn. Chữa lành vết thương, chống lão hóa và làm đẹp da hiệu quả.
Các lại khoáng chất
Trong nấm lim chứa hàm lượng rất cao các khoáng chất cần thiết cho sức khỏe. Như: Carbohydrate, canxi, lipid, phốt pho, kali, chất xơ, kẽm, đồng, sắt, selen, magie, terpenoid…
Những khoáng chất này giúp tăng cường sức khỏe, nâng cao hệ miễn dịch. Mang lại sự dẻo dai cho cơ thể, ngăn chặn quá trình lão hóa, có lợi cho sắc đẹp…
Thu hái và bào chế nấm lim xanh
Nghiên cứu cho thấy rằng, tất cả các bộ phận của nấm lim đều chứa thành phần dược tính cao. Có tác dụng chữa bệnh hiệu quả. Chính vì thế nấm lim được thu hái nguyên vẹn.
Mặc dù vậy, nấm lim khi trưởng thành và được hái đúng vào thời điểm mới đảm bảo giá trị dược tính cao nhất. Thông thường, thời gian thu hái phù hợp nhất là vào tháng 7 đến tháng 10 hằng năm. Bởi đây là thời điểm nấm đã phát triển đầy đủ và đạt đến độ trưởng thành tốt nhất. Hấp thụ được đầy đủ tinh hoa của núi rừng.
Nấm lim sau khi thu hoạch không thể sử dụng ngay vì có chứa rất nhiều độc tố. Nấm cần được bào chế đúng cách để sử dụng an toàn.
Ngoài ra bắt buộc phải bào chế trong vòng kể từ khi thu hái để đảm bảo dược tính. Quy trình bào chế như sau:
- Nấm sau khi thu hoạch phải loại bỏ hoàn toàn phần chân nấm có bám vỏ lim. Bởi trong vỏ cây lim chứa hàm lượng độc tố rất cao. Nếu sử dụng ngay có thể nguy hại đến sức khỏe.
- Pha nước muối loãng và ngâm nấm lim trong khoảng 15 – 20 phút để giúp nấm mềm hơn. Loại bỏ các chất bẩn, độc tố bám dính bên ngoài. Tiếp đó rửa sạch nhẹ nhàng dưới nước.
- Thái nấm thành miếng nhỏ, có thể dùng tươi hoặc phơi khô.
- Nấm lim xanh tươi: Cần bảo quản kỹ lưỡng và thời gian sử dụng không dài.
- Nấm lim xanh khô: Đã được phơi, sấy khô nên dễ bảo quản hơn, giữ được trong thời gian dài và sử dụng khá tiện lợi.
Vị thuốc nấm lim xanh
Tiếp đến là những thông tin về vị thuốc nấm lim xanh.
Tính vị
Tính bình và vị đắng.
Tác dụng của nấm lim xanh
Sở dĩ nấm lim là loại dược liệu được đông đảo người săn tìm. Bởi nó có rất nhiều công dụng cho sức khỏe.
Trong đó có thể kể đến những tác dụng chính sau đây:
Hiệu quả cao trong hỗ điều trị gout và phòng tránh bệnh
Nấm lim xanh có khả năng trung hòa lượng axit uric trong máu. Là nguyên nhân hàng đầu gây nên căn bệnh gout. Chính vì thế, sử dụng nấm lim giúp hỗ trợ điều trị bệnh gout hiệu quả. Ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm của bệnh.
Bên cạnh đó sử dụng nấm lim còn giúp làm giảm hiệu quả các cơn đau nhức xương khớp. Dược liệu này cung cấp hàm lượng lớn canxi cùng nhiều loại khoáng chất có lợi cho các tế bào xương. Hỗ trợ phục hồi và tăng cường khả năng vận động của khớp.
Nấm lim xanh hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
Một số nhà khoa học cho rằng nấm lim xanh có khả năng giữ ổn định đường huyết. Đồng thời các thành phần hóa học có trong thảo dược này cũng giúp kích thích sản sinh insulin. Giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.
Giảm tình trạng gan nhiễm mỡ, hỗ trợ điều trị xơ gan cổ trướng
Trong nấm lim có chứa hàm lượng cao các hoạt chất hóa học như polysaccharides, triterpenes, germanium… Cùng nhiều loại vitamin và khoáng chất rất có lợi cho quá trình tái tạo tế bào gan mới.
Đồng thời, quá trình sử dụng nấm lim cũng giúp tăng cường trao đổi chất và các hoạt động chuyển hóa trong cơ thể. Nhờ đó làm giảm hiệu quả lượng mỡ tích tụ trong gan. Tăng cường chức năng gan, tăng lưu thông máu. Giúp cơ thể giải độc hiệu quả, ngăn ngừa mỡ máu.
Nhờ khả năng kích thích sản sinh tế bào gan mới và tăng cường chuyển hóa. Nấm lim giúp hỗ trợ điều trị hiệu quả căn bệnh xơ gan cổ trướng. Nâng cao thể trạng cho người bệnh.
Hỗ trợ điều trị viêm gan B, C
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng. Các hoạt chất hóa học có trong nấm lim có khả năng làm giảm virus viêm gan B, C trong cơ thể ở mức thấp.
Do đó, quá trình điều trị viêm gan B, C. Nếu bệnh nhân sử dụng kết hợp nấm linh xanh trong phác đồ. Sẽ mang lại hiệu quả rõ rệt và nhanh chóng hơn.
Nấm lim xanh tăng cường sinh lý nam giới
Nấm lim xanh giúp kích thích cơ thể sản sinh testosterone. Loại hormone quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe sinh lý của nam giới.
Bên cạnh đó dược liệu này cũng giúp tăng cường sức khỏe, sự dẻo dai, thể lực và ham muốn tình dục ở nam giới. Có thể sử dụng nấm lim để ngâm rượu sẽ giúp hỗ trợ sinh lý nam hiệu quả.
Hỗ trợ điều trị ung thư gan
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong nấm lim có chứa nhiều hoạt chất hóa học quan trọng. Giúp ức chế quá trình phát triển của các tế bào ung thư gan, kích thích sản sinh tế bào gan mới. Do đó, loại dược liệu này giúp hỗ trợ điều trị rất tốt với căn bệnh ung thư gan.
Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng loại thảo dược này để hỗ trợ điều trị bệnh.
Phục hồi sức khỏe sau đột quỵ
Trong nấm lim xanh có chứa hoạt chất ganodermic acids – Triterpenes. Với hàm lượng cao gấp 5 – 7 lần so với nhân sâm.
Hoạt chất này có công dụng ổn định huyết áp hiệu quả, làm giảm cholesterol xấu, tăng cường lưu thông máu. Nhờ đó phòng ngừa hiệu quả đột quỵ.
Ngoài ra, trong nấm lim còn chứa rất nhiều khoáng chất, vitamin có lợi cho sức khỏe. Giúp hỗ trợ phục hồi tốt cho người sau đột quỵ.
Một số công dụng khác
Ngoài những tác dụng kể trên, nấm lim còn đem lại rất nhiều công dụng khác cho sức khỏe như:
- Giảm viêm loét dạ dày, hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa.
- Tốt cho gan, tăng cường giải độc, hỗ trợ phục hồi chức năng gan.
- Thanh lọc cơ thể.
- Giảm rụng tóc, hỗ trợ điều trị chứng tóc bạc sớm.
- Tăng cường miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi virus, vi khuẩn.
- Giảm mệt mỏi, giúp tinh thần thư thái, chống trầm cảm.
- Hỗ trợ giấc ngủ, giúp giảm tình trạng mất ngủ.
- Hỗ trợ giảm cân.
- Giúp trị nám da hiệu quả.
Cách dùng nấm lim xanh và liều lượng
Nấm lim có rất nhiều công dụng, tuy nhiên để phát huy hiệu quả tốt nhất của dược liệu này cần phải sử dụng đúng cách. Một số cách dùng nấm lim xanh phổ biến và tốt nhất như:
Xem thêm: 15+ công dụng của nhân trần và những lưu ý khi sử dụng
Sắc với nước
Đây là cách sử dụng nấm lim phổ biến nhất hiện nay. Cách dùng này có thể áp dụng với cả nấm lim tươi và khô. Bạn dùng 10 – 30g nấm lim đem sắc với khoảng 2 lít nước, đun ở lửa vừa đến khi cạn còn khoảng 1,5 lít là được.
Sử dụng nước nấm lim để uống, chia 3 – 5 lần mỗi ngày.
Lưu ý:
- Nước nấm lim cần uống cách thời gian uống thuốc Tây khoảng 30 phút. Để không ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.
- Nước nấm lim sau khi đun sắc và để nguội cần bảo quản trong tủ lạnh. Uống hết trong vòng 24h, không để đến ngày hôm sau.
- Sau khi sắc nấm lim, phần bã nấm còn lại có thể đem giã nát. Trộn thêm với dầu oliu hoặc mật ong để tạo thành mặt nạ dưỡng da giúp trị nám rất tốt.
Pha trà
Nếu mua nấm lim đã được bào chế thành dạng trà, bạn có thể pha uống hàng ngày theo nước.
Cách sử dụng rất đơn giản, cho trà nấm lim vào ấm pha trà. Thêm nước sôi và hãm trong 10 – 15 phút, dùng uống hàng ngày.
Trộn mật ong
Một cách sử dụng nấm lim khác cũng rất hiệu quả. Đó là dùng nấm lim ngâm với mật ong theo tỉ lệ 1:1. Sau đó lấy hỗn hợp nấm lim và mật ong để ăn đều đặn hàng ngày rất tốt.
Lưu ý, mỗi ngày chỉ nên ăn từ 10 – 20g nấm lim để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Cách ngâm rượu nấm lim xanh
Cách ngâm rượu nấm lim xanh được rất nhiều người áp dụng. Đặc biệt là nam giới muốn cải thiện sức khỏe sinh lý.
Bạn chỉ cần dùng 200 – 300g nấm lim đem ngâm với 1 lít rượu. Sau 2 – 3 tuần có thể sử dụng được. Uống rượu nấm lim đều đặn 1 – 2 chén nhỏ mỗi bữa sẽ giúp cải thiện sức khỏe hiệu quả.
Tác dụng phụ của nấm lim xanh
Nấm lim xanh là dược liệu quý giúp trị nhiều bệnh lý và không hoặc ít gây ra tác dụng phụ. Hầu hết các trường hợp gặp khó chịu chủ yếu là do mới bắt đầu sử dụng. Nên cơ thể chưa thích ứng kịp với các dược chất chứa trong nấm.
Một số tác dụng phụ của nấm lim xanh thường gặp khi mới dùng như:
- Đau bụng;
- Phát ban;
- Ngứa;
- Khô cổ họng;
Khi gặp các triệu chứng này, bạn nên ngưng sử dụng hoặc giảm liều dược liệu xuống khoảng 5 – 10 gram/ngày.
Lưu ý khi dùng nấm lim xanh
Trong quá trình sử dụng dược liệu điều trị bệnh, bạn nên lưu ý những vấn đề sau:
- Không sắc chung nấm lim xanh với các dược liệu tự nhiên khác.
- Thuốc sắc nấm có vị đắng, khó uống. Do đó, để dễ sử dụng, bạn có thể thêm cam thảo vào. Tuy nhiên, không bỏ đường hoặc long nhãn tránh tác dụng phụ nguy hiểm.
- Trẻ em dưới 2 tuổi, phụ nữ có thai, đang cho con bú. Hoặc người mắc bệnh thận không nên dùng dược liệu này.
- Nên uống nước nấm vào buổi sáng trước khi ăn để dược chất trong dược liệu phát huy tối đa tác dụng.
- Trong quá trình sử dụng nấm không nên uống rượu, bia hoặc sử dụng đồ ăn, thức uống chứa chất kích thích.
- Thay vì sử dụng nồi nhôm, bạn nên dùng nồi đất sắc thuốc. Để tránh trường hợp làm giảm dược tính chứa trong dược liệu.
Cách phân biệt nấm lim xanh rừng và nấm lim xanh trồng
Nấm lim có nhiều công dụng, tuy nhiên chỉ có nấm tự nhiên sinh trưởng trong rừng mới cho giá trị y học cao nhất. Hiện nay, nhiều cơ sở nuôi trồng nấm lim và bán ra thị trường.
Người dùng cần biết cách phân biệt để không mua nhầm nấm trồng. Những yếu tố nhận biết nấm lim rừng đơn giản nhất như:
- Phân biệt dựa vào màu sắc:
+ Nấm lim rừng: Cây nấm thường có màu vàng nâu, mũ nấm cứng, bóng bẩy.
+ Nấm lim trồng: Cây nấm thường có màu nâu sẫm, vỏ ngoài gần giống màu đen. Mỹ nấm có vân sần sùi, sờ mềm tay.
- Phân biệt dựa vào hình dáng:
+ Nấm lim rừng: Thân nấm dài khoảng 10 – 15cm, mũ nấm mỏng và nhỏ hơn nấm trồng. Nhưng cứng cáp hơn, khó gãy, phần chân nấm tươi vẫn còn bám vỏ gỗ cây lim.
+ Nấm lim trồng: Thân nấm chỉ dài khoảng 5 – 8cm, cây nấm mềm, phần mũ nấm dày và to hơn so với nấm rừng.
- Phân biệt dựa vào mùi vị:
+ Nấm lim rừng: Khi phơi khô ngửi thấy mùi thơm thoang thoảng đặc trưng. Khi sắc lên uống vị hơi đắng nhẹ, mát, rất dễ uống.
+ Nấm lim trồng: Sau khi phơi khô không thấy có mùi thơm. Sắc lên uống vị nhạt, không mùi.
Uống nấm lim xanh kiêng gì?
Uống nấm lim xanh kiêng gì? Nấm lim có công dụng thanh nhiệt, giải độc gan hiệu quả. Tuy nhiên, khi sử dụng nấm lim người dùng vẫn cần chú ý đến chế độ ăn uống để không gây ra tác dụng ngược lại.
Theo các chuyên gia, trong thời gian sử dụng nấm lim để bồi bổ sức khỏe, hỗ trợ điều trị bệnh. Cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Hạn chế sử dụng các loại rượu, bia, thuốc lá, chất kích thích trong quá trình uống nấm lim .
- Nếu đang sử dụng thuốc Tây, cần uống thuốc cách thời gian uống nấm lim ít nhất 40 phút.
- Nên uống nấm lim sau khi ăn khoảng 30 phút, không uống lúc đói.
- Nước nấm lim không để qua đêm. Nên uống khi còn nóng, nếu nước nấm lim đã nguội thì hâm nóng lại trước khi uống.
- Không pha đường, hoặc các thực phẩm có vị ngọt vào trong nước nấm lim, sẽ làm giảm dược chất có trong thảo dược này.
Nấm lim xanh giá bao nhiêu?
Hiện nay trên thị trường nấm lim được rao bán ở rất nhiều nơi với giá thành phong phú từ 1 đến 7 triệu đồng. Tuy nhiên không phải loại nấm lim nào cũng có chất lượng tốt.
Khi mua bạn cần tham khảo kỹ lưỡng, tìm hiểu và lựa chọn đơn vị phân phối uy tín để đảm bảo chất lượng và mức độ an toàn của nấm lim. Phải chú ý nguồn gốc xuất xứ, các loại giấy tờ chứng minh để tránh không mua phải nấm lim giả.
Trên đây là những thông tin về nấm lim xanh. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho bạn đọc, sử dụng dược liệu này hiệu quả.