Quả mâm xôi và 12 công dụng tốt cho sức khỏe không phải ai cũng biết

Tham vấn y khoa : Bác sĩ

Ngày cập nhật :03/01/2023

Quả mâm xôi được mọi người biết đến với món nước giải khát, thanh nhiệt mùa hè. Tuy nhiên, loại quả này còn có nhiều công dụng khác cho sức khỏe, nhưng không phải ai cũng biết. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây nhé!

Nội Dung Chính

Quả mâm xôi là gì?

Phúc bồn tử, hay còn gọi là quả mâm xôi, đùm đùm, Chúc xôi, Cơm xôi, Mắc hủ (dân tộc Tày), Co hủ (dân tộc Thái), Ghìm búa (dân tộc Dao).

quả mâm xôi là gì

Loại quả này được xem là một trong những “siêu thực phẩm”. Bởi không chỉ sở hữu nguồn dinh dưỡng dồi dào mà còn đặc biệt hữu ích trong việc điều trị bệnh. Bằng chứng là Đông y coi mâm xôi là một loại “thực dược lưỡng dụng” nghĩa là vừa dùng làm thực phẩm, vừa có thể làm thảo dược trị bệnh.

Có bao nhiêu loại quả mâm xôi?

Cùng là một loại mâm xôi nhưng chúng có những màu sắc đa dạng khác nhau như:

  • Mâm xôi đỏ.
  • Mâm xôi đen
  • Mâm xôi vàng.

Nhưng phổ biến nhất vẫn là mâm xôi đỏ.

Thừa hưởng những đặc tính của dòng họ dâu, nên quả mâm xôi cũng tiếp nhận được mùi vị gần như thế. Dù là mâm xôi đỏ hay đen thì khi ăn vào chúng có ngọt thanh, chua nhẹ.

Mâm xôi có phải là quả dâu tằm? Đôi khi có người lại nhằm lẫn hai loại quả này với nhau. Mặc dù quả dâu tằm lại khá giống với mâm xôi đen, nhưng trên thực tế đây là 2 loại quả khác nhau.

Đặc điểm nhận biết cây mâm xôi

Dưới đây là những đặc điểm hình thái của cây mâm xôi:

  • Cây Phúc bồn tử là cây nhỏ, kích thước nhỏ, mọc trườn, thân cành, cuống lá, cuống hoa có nhiều gai nhỏ.
  • Lá cây mọc đơn, so le, có cuống dài, phiến lá chia thành 5 thùy không đều nhau.
  • Gân lá hình chân vịt, mép có răng cưa không đều nhau, mặt trên phủ nhiều lông, mặt dưới phủ lông mềm màu xám.
  • Cụm hoa Phúc bồn tử thường hay mọc thành chùm ở các nách lá, có màu hồng.
  • Quả hình cầu, bao gồm nhiều hạch tụ lại thành hình dáng quả. Khi chín quả có màu đỏ tươi.
  • Mùa hoa vào tháng 2 – 3, mùa quả vào tháng 5 – 7.

Bộ phân được dùng để làm dược liệu bao gồm: Quả, cành, lá và rễ Mâm xôi được sử dùng để làm thuốc.

Phân bố

Cây Mâm xôi mọc hoang ở châu Mỹ, châu Á, châu Âu.

Ở nước tá, Phúc bồn tử thường được tìm thấy ở các vùng núi, đường đi, rừng thưa. Tuy nhiên cây phổ biến ở miền Bắc hơn miền Nam.

Cách sơ chế và bảo quản

Quả mâm xôi thu hái khi chín, vào khoảng tháng 5 – 7. Có thể dùng ăn hoặc làm mứt.

Cành lá có thể thu hái quanh năm, thái thành đoạn ngắn, phơi khô, bảo quản dùng dần.

Quả Phúc bồn tử có thể bảo quản lạnh để dùng dần. Cành lá sau khi phơi, sấy khô nên bảo quản ở nơi thoáng mát, tránh độ ẩm cao.

Thành phần hóa học

Quả Mâm xôi có chứa một số thành phần phổ biến như:

  • Vitamin C
  • Vitamin E
  • Pectin
  • Acid ellagic
  • Fructoz
  • Các loại Axit hữu cơ khác
  • Lá cây Phúc bồn tử có chứa Tanin.

Trong y học cổ truyền, quả mâm xôi có vị ngọt nhạt, tính bình, không chứa độc. Cành, lá, rễ tính bình, vị the. Quả được quy về kinh can vị.

Tác dụng dược lý

Về tác dụng dược lý của quả mân xôi, được phân theo nghiên cứu của y học hiện đại và y học cổ truyền. Cụ thể như:

Theo y học hiện đại:

  • Tác dụng chống oxy hóa, ngừa bệnh tim mạch, đái tháo đường và một số loại ung thư.
  • Tác dụng điều trị, phòng ngừa các bệnh tiết niệu, chống nhiễm trùng đường tiểu, kháng khuẩn và hỗ trợ điều trị nhiễm trùng E. coli.
  • Tăng khả năng, sức mạnh tình dục, giúp nam giới nhanh chóng hưng phấn và hỗ trợ sức khỏe của tinh trùng.
  • Tác dụng tăng cường trí nhớ và cải thiện tâm trạng, ngăn ngừa tổn thương não và mất trí nhớ có liên quan đến quá trình lão hóa.
  • Tăng cường sức khỏe mô và mạch máu, giúp phục hồi làn da, tái tạo tế bào xương, dây chằng và mạch máu.
  • Tác dụng chống viêm, đặc biệt là ở dạ dày và ruột, hỗ trợ tiêu hóa, điều trị viêm dạ dày.
  • Tăng cường hệ thống miễn dịch và tránh tình trạng nhiễm trùng hiếm.
  • Tăng cường sức khỏe của mắt, bảo vệ màng sản xuất thủy dịch, tránh khô mắt và tăng cường thị lực.
  • Tốt cho người bị đái tháo đường nhờ vào Tiliroside, Fructose và chỉ số đường huyết thấp.

Theo y học cổ truyền:

  • Hoạt huyết, tiêu viêm, tán ứ, thanh nhiệt.
  • Bổ thận, tráng dương, tăng cường sức mạnh, giữ tinh khí, tăng sức mạnh tinh trùng.
  • Ích tinh, thận tàng tinh, thận nạo khí, giúp tinh khí luôn đầy đủ.

Tác dụng của phúc bồn tử đối với sức khỏe

Mặc dù chúng ta đều biết phúc bồn tử có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Dưới đây là những lý do khiến chúng ta nên bổ sung loại quả này vào thực đơn.

tác dụng của phúc bồn tử đối với sức khỏe

Tăng cường khả năng “chăn gối”

Theo các nhà khoa học thì cơ quan sinh dục suy yếu có hàm lượng kẽm thấp. Trong hạt của quả mâm xôi có hàm lượng kẽm rất cao và được cơ thể hấp thụ rất tốt. Kẽm giúp kiểm soát lượng testosterone, giúp nam giới hưng phấn và tăng số lượng tinh trùng.

Bên cạnh đó, phúc bồn tử còn chứa hàm lượng cao các chất chống oxy hóa. Hỗ trợ việc lưu thông máu đến cơ quan tình dục. Vì vậy, đây là loại quả được khuyên nên ăn thường xuyên để tăng cường khả năng sinh lý, đặc biệt là với cánh đàn ông.

Bên cạnh đó, vitamin C và magiê trong phúc bồn tử có thể cải thiện khả năng sinh sản ở cả nam giới và nữ giới. Một giả thuyết khẳng định rằng các chất chống oxy hóa trong phúc bồn tử góp phần tăng cường chất lượng tinh trùng và làm giảm nguy cơ sẩy thai.

Phúc bồn tử duy trì sức khỏe tim mạch

Kali trong phúc bồn tử với hàm lượng vừa phải giúp điều hòa nhịp tim và huyết áp của cơ thể. Bên cạnh đó, phúc bồn tử còn giàu khoáng chất như mangan, đồng và sắt − những hợp chất có lợi cho việc sản xuất hồng cầu. Ngoài ra, quả phúc bồn tử còn là một trong những loại trái cây ít đường tốt cho sức khỏe.

Có lợi cho đường tiêu hóa

Thực tế hiện nay hầu hết mọi người thường không ăn đủ lượng chất xơ theo nhu cầu. Theo đó, chế độ ăn nghèo chất xơ lại có liên quan đến các vấn đề tiêu hóa như táo bón, đầy hơi, đau dạ dày.

Nhiều cuộc nghiên cứu đã chỉ ra rằng, không nạp đủ lượng chất xơ có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Nên nhớ rằng dưỡng chất này góp phần không nhỏ trong vấn đề bảo vệ sức khỏe, bao gồm:

  • Giảm cholesterol
  • Thúc đẩy cử động ruột thường xuyên
  • Giúp cảm thấy no lâu hơn nên sẽ góp phần giảm cân
  • Cung cấp nhiên liệu để nuôi dưỡng vi khuẩn ruột khỏe mạnh
  • Kiểm soát lượng đường trong máu bằng cách làm chậm tốc độ hấp thụ đường

Một quả mâm xôi dù nhỏ nhưng có rất nhiều chất xơ với 220g loại quả này đã chứa gần 8g chất xơ.

Cung cấp vitamin K từ quả mâm xôi

Vitamin K là một trong những yếu tố tham gia vào quá trình đông máu. Đây chính là lý do vì sao khi bị đứt tay, bạn sẽ không mất máu quá nhiều.

Bên cạnh đó, dưỡng chất này cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất ở xương. Việc thiếu hụt vitamin K có thể dẫn đến nguy cơ giảm mật độ khoáng ở xương và gãy xương. Bầm tím da, chảy máu kinh nguyệt nhiều và xuất hiện máu ở phân hay nước tiểu.

Theo thống kê, một bát mâm xôi thô cung cấp khoảng 29 microgam vitamin K. Tức là chiếm hơn 1/3 nhu cầu dinh dưỡng trong ngày. Trong trường hợp nếu đang sử dụng thuốc giảm loãng máu. Các bác sĩ có thể khuyến nghị bạn dùng thêm những thực phẩm giàu vitamin K như mâm xôi, rau lá xanh, đậu nành và thực phẩm bơ sữa lên men.

Cung cấp mangan

Mangan không phải là khoáng chất quá phổ biến. Nhưng nó vẫn là yếu tố cần thiết để đảm bảo sức khỏe xương khớp, cũng như nâng cao miễn dịch cho cơ thể.

Thực thế, mangan là một trong những thành phần có mặt trong mâm xôi. Theo thống kê, mỗi 220 gram mâm xôi chứa đến 0,9 gram khoáng chất này. Tương đương với một nửa nhu cầu khuyến nghị bổ sung trong ngày.

Mangan giữ vai trò tham gia vào quá trình chuyển hóa carbohydrate, amino axit và cholesterol trong cơ thể. Bên cạnh đó, dưỡng chất này cũng góp phần hình thành nên collagen, tương tự như vitamin C. Và loại enzyme giúp mangan tổng hợp collagen và prolidase. Đồng thời, giúp làm lành vết thương hiệu quả.

Một vài lợi ích khác mà ít người biết về mangan nữa như: phòng ngừa chứng loãng xương, giảm động kinh và kiểm soát lượng đường trong máu. Mặc dù vậy, bạn không nên tiêu thụ quá nhiều thực phẩm giàu mangan trong ngày.

Cung cấp vitamin C cho cơ thể

Vitamin C là một phần không thể tách rời của collagen trong xương, mô liên kết và mạch máu. 220 g mâm xôi chứa 30,2 mg vitamin C. Đó là một nửa lượng vitamin C được khuyến nghị nên bổ sung hàng ngày. Dưỡng chất có tác dụng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, chống lại các bệnh nhiễm trùng.

Không những thế, vitamin C trong quả mâm xôi còn là tác nhân oxy hóa mạnh mẽ. Nhằm ngăn chặn sự xâm nhận của các mầm bệnh đến từ môi trường ngoài. Các chất chống oxy hóa như phenol và anthocyanin cũng tăng cường sức khỏe cho cơ thể. Ngoài ra, vitamin C có thể giúp bạn:

  • Hấp thụ sắt
  • Chữa lành vết thương
  • Ngăn ngừa sâu răng
  • Tái sinh làn da, bảo vệ mô và mạch máu
  • Rút ngắn các cơn cảm lạnh thông thường
  • Chống lại các gốc tự do (các phân tử phát ra bởi chất độc) trong cơ thể

Vitamin C còn giúp làm giảm sự hình thành các chất gây ung thư trong cơ thể. Loại vitamin này hoạt động như một chất chống oxy hóa. Đồng thời giảm sự mất cân bằng oxy hóa trong cơ thể, ngăn ngừa việc dẫn đến ung thư.

Xem thêm: Bà đẻ ăn được quả gì? 10+ loại quả tốt cho mẹ, lợi sữa

Tác dụng của quả mâm xôi giúp não khỏe mạnh

Ăn những loại trái cây mọng nước như quả quả mâm xôi có thể cải thiện sức khỏe của não. Giúp ngăn ngừa sự mất trí nhớ do lão hóa.

Các nhà nghiên cứu đã đưa ra kết luận rằng các chất chống oxy hoá có trong phúc bồn tử. Giúp chống lại các gốc tự do và điều khiển sự giao tiếp của các nơron thần kinh. Điều này có thể giúp giảm viêm não, vốn là nguyên nhân dẫn đến các vấn đề về nhận thức và vận động cùng với lão hóa.

Tốt cho sức khoẻ răng miệng

Quả mâm xôi còn có tác dụng chăm sóc răng miệng do có tính kháng khuẩn và chống viêm. Dù vẫn còn phải nghiên cứu thêm, nhưng các nhà nghiên cứu cũng khuyến cáo bạn nên ăn quả thường xuyên. Vì chúng giúp ngăn ngừa và kiểm soát tình trạng viêm nướu răng và sâu răng.

Hỗ trợ đẩy lùi trầm cảm

Những ngày cuối năm hẳn là ai cũng bận rộn với công việc và luôn ở trong trạng thái căng thẳng. Tác dụng của phúc bồn tử giúp giảm đi hàm lượng cortisol. Đây là hormone được sản xuất bởi tuyến thượng thận gây căng thẳng cho con người. Vì có chứa nhiều vitamin thiết yếu.

Bạn nên mang theo một ít để ăn mỗi khi cảm thấy căng thẳng. Phúc bồn tử được xem là loại quả giúp hỗ trợ đẩy lùi trầm cảm tốt.

Giúp tăng cường hệ tiêu hóa

Tác dụng của phúc bồn tử có thể giúp bảo vệ màng tế bào nhờ đặc tính chống viêm. Bên cạnh đó, loại quả này cũng cố hệ thống miễn dịch và hỗ trợ tiêu hóa. Một nghiên cứu gần đây khẳng định rằng axit ellagic, một chất chống oxy hóa phenol tự nhiên có trong trái cây và rau củ. Đặc biệt có nhiều trong nước ép phúc bồn tử, giúp chống viêm ở dạ dày và ruột.

Quả mâm xôi duy trì sức khỏe cho mắt

Sự kết hợp của chất chống oxy hóa như vitamin C, vitamin A và phenol trong phúc bồn tử. Giúp tránh khỏi bệnh tật và bảo vệ các màng của mắt sản xuất thủy dịch. Nhờ đó làm sạch và bảo vệ mắt khỏi bị khô. Axit ellagic cũng giúp duy trì thị lực khỏe mạnh.

Quả mâm xôi giúp phòng chống ung thư

Phúc bồn tử chứa các chất chống oxy hóa và ngừa ung thư. Loại quả này còn có nồng độ chất chống oxy hóa cao nhất so với bất kỳ loại trái cây khác, gấp 10 lần so với cà chua.

Phúc bồn tử cũng chứa axit ellagic, một chất chống oxy hóa tự nhiên được tìm thấy trong trái cây, rau và có phổ biến ở các loại quả mọng. Các nghiên cứu trên động vật cho thấy tác dụng của phúc bồn tử có thể giúp giảm căng thẳng, giảm viêm. Qua đó giúp cơ thể hạn chế sự phát triển của các tế bào ung thư.

Cách dùng – Liều lượng

Quả Mâm xôi có thể sử dụng dưới nhiều dạng khác nhau như dùng tươi, dùng khô, chế biến thành mứt, ngâm rượu. Cành, lá, rễ có thể sử dụng dưới dạng thuốc sắc, có thể dùng độc vị hoặc kết hợp với các vị thuốc khác đều được.

Liều lượng sử dụng khuyến cáo: quả 10 – 30 g, cành lá 30 – 40 g mỗi ngày.

Bài thuốc sử dụng Mâm xôi

Dưới đây là gợi một số bài thuốc chữa bệnh từ quả mâm xôi. Bạn đọc có thể tham khảo:

bài thuốc sử dụng mâm xôi

Điều trị sưng gan, viêm gan mạn tính, viêm sưng tuyến vú

  • Sử dụng cành lá cây Mâm xôi 30 – 40 g
  • Cây Ô rô
  • Mộc thông

Mỗi vị đều 15 – 20 g, sắc thành thuốc, dùng uống.

Chữa sạn thận

Sử dụng quả Phúc bồn tử mỗi ngày có thể làm giảm một lượng lớn Canxi trong nước tiểu. Điều này góp phần điều trị và ngăn ngừa tình trạng sỏi thận, sạn thận.

Điều trị viêm loét miệng, viêm gan cấp và mạn tính, viêm tuyến

  • Sử dụng cành, lá cây Mâm xôi 30 g
  • Kim anh,
  • Ba kích

Mỗi vị 10 – 15 g, sắc thành thuốc, dùng uống.

Điều trị tiểu tiện nhiều do thận hư, liệt dương, di tinh

  • Dùng Phúc bồn tử 12 g
  • Hải sâm 200 g ngâm mềm, rửa sạch, thái nhỏ
  • Thịt dê 150 g rửa sạch, thái lát
  • Ích trí nhân 12 g,
  • Nhục quế
  • Gia vị vừa đủ.

Trước tiên dùng Phúc bồn tử và Ích trí nhân, sắc thành thuốc, bỏ bã. Dùng nước nấu nấu thịt Dê, Hải sâm, Nhục quế, đun nhỏ lửa. Đến khi nhừ thì gia thêm gia vị vừa ăn, dùng khi còn nóng.

Điều trị di tinh, lưng gối mỏi yếu, hư thận gây tay chân lạnh, di tinh, hoạt tinh

  • Sử dụng Phúc bồn tử
  • Ba kích
  • Thỏ ty tử

Mỗi vị đều 15 g, dùng ngâm trong 250 ml rượu gạo, sau 7 ngày là dùng được. Mỗi lần sử dụng 20 – 30 ml.

Điều trị phụ nữ khí hư nhiều, muộn con, nam giới di tinh, khí dương suy dẫn đến liệt dương, xuất tinh sớm

  • Dùng Phúc bồn tử 10 – 15 g
  • Thỏ tỷ tử 30 – 45 g
  • Chim Sẻ 5 con
  • Câu kỷ tử 20 – 30 g
  • Gạo tẻ 100 g và các loại gia vị vừa đủ.

Mang tất các các nguyên liệu nấu thành cháo, chia thành nhiều lần dùng ăn trong ngày.

Trị chứng liệt dương, di tinh, muộn con do thận hư

  • Sử dụng mâm xôi
  • Kỷ tử
  • Ngũ vị tử
  • Thỏ ty tử
  • Xa tiền tử

Mỗi vị phân lượng bằng nhau, sấy khô. Sau đó, tán thành bột mịn, gia thêm mật ong làm thành viên hoàn, kích thước to bằng hạt ngô. Mỗi lần dùng uống 6 g với nước ấm, ngày dùng 2 lần.

Điều trị suy giảm ham muốn tình dục ở nam giới, số lượng chất lượng tinh trùng kém, nữ giới âm đạo khô rát

  • Phúc bồn tử
  • Nữ trinh tử
  • Câu kỷ tử
  • Tang tầm
  • Tây dương sâm
  • Đường phèn
  • Mỗi vị 150 g, ngâm với 1.500 ml rượu gạo.

Đậy kín, để ở nơi thoáng mát, sau 3 tuần là có thể sử dụng được. Mỗi lần dùng một cốc nhỏ, khoảng 20 ml.

Điều trị chứng tiểu nhiều lần, đặc biệt ở ở người cao tuổi

  • Mâm xôi
  • Ích trí nhân
  • Tang phiêu tiêu
  • Sơn thù du

Mỗi vị 12 g, sắc thành thuốc, dùng uống mỗi ngày một thang.

Bài thuốc điều trị mộng tinh, di tinh

  • Phúc bồn tử
  • Sơn thù du
  • Long cốt
  • Khiếm thực
  • Liên tu
  • Sa uyển tử

Mỗi vị đều 12 g, sắc thành thuốc, dùng uống mỗi ngày 1 thang.

Chữa xuất tinh sớm, lưng đau mỏi gối, tảo tiết, khí hư ra nhiều

  • Quả mâm xôi , Tỏa dương, mỗi vị đều 10 g
  • Đảng sâm, Hoài sơn, mỗi vị đều 12 g
  • Hồng trà 3 g

Hãm với nước sôi trong 10 – 15 phút, dùng uống thay trà.

Cách làm sinh tố phúc bồn tử ngon

Nếu bạn muốn làm món sinh tố thơm ngon từ quả mâm xôi. Hãy tham khảo cách làm dưới đây nhé:

Thành phần

  • 470g phúc bồn tử tươi
  • 1 quả chuối chín
  • 60ml nước cam ép tươi
  • 120ml sữa tách kem
  • 60ml sữa chua
  • 1 muỗng canh mật ong
  • 2 ly đá

Cách chế biến

  • Bạn cho phúc bồn tử, chuối, nước cam ép, sữa, sữa chua, mật ong và đá vào máy xay. Xay cho đến khi mịn thì đổ ra ly rồi thưởng thức.
  • Ngoài ra, bạn cũng có thể học cách chế biến quả phúc bồn tử thành những món ăn hay thức uống ngon miệng khác như soda, trà, mứt, yogurt, bánh mì…

Xem thêm: [Mẹo hay] 20+ cách trị nghẹt mũi hiệu quả tức thì_không nên bỏ qua

Một số lưu ý khi sử dụng quả mâm xôi

Tương tác thuốc: Nếu bạn đang sử dụng kháng sinh (đặc biệt là Linezolid) thì không nên dùng phúc bồn tử hay các sản phẩm có thành phần của nó. Điều này là do loại trái cây có chứa hợp chất tyramine có thể gây ra sự gia tăng đột ngột và nguy hiểm với huyết áp của bạn.

Ảnh hưởng đến bà mẹ mang thai và cho con bú: Quả mâm xôi có thể kích thích sự co bóp trong tử cung của phụ nữ mang thai. Do đó bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Và đối với các bà mẹ cho con bú hiện vẫn chưa có khẳng định loại quả này có ảnh hưởng tiêu cực.

Tiêu chảy: Phúc bồn tử (đặc biệt là phần lá) có công năng như thuốc nhuận tràng và lợi tiểu. Do đó, người dùng các loại thuốc khác có tác dụng nhuận tràng hoặc lợi tiểu cần hạn chế sử dụng quả mâm xôi. Nếu ngược lại sẽ dẫn đến mất nước và mất cân bằng điện giải.

Phản ứng dị ứng: Một số người mẫn cảm có thể phát triển cảm giác ngứa ran hoặc ngứa trong miệng ngay sau khi ăn quả mâm xôi. Biểu hiện rõ ràng hơn có thể dẫn đến ngứa trên da. Mặt, môi và lưỡi có thể bị sưng, dẫn đến thở khò khè hoặc nghẹt mũi. Số khác có thể bị buồn nôn, đau bụng, chóng mặt và chóng mặt do dị ứng với phúc bồn tử.

Trên đây là toàn bộ tông tin liên quan đến quả mâm xôi (phúc bồn tử). Hi vọng rằng, qua bài viết này, bạn đọc đã biết thêm được nhiều công dụng của loại quả mọng này. Vậy còn chần chừ gì nữa, mà không thêm loại quả này vào thực đơn của bạn.