10+ Cách chữa hắc lào không phải ai cũng biết [ Nên tham khảo]

Tham vấn y khoa : Bác sĩ

Ngày cập nhật :15/12/2022

Hắc lào một bệnh lý thường gặp ngoài ra, tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây rất nhiều phiền toát cho người mắc bệnh. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp những cách chữa hắc là cho mọi người cùng tham khảo. Hãy theo dõi và tìm hiểu nhé!

Thế nào là hắc lào?

Hắc lào thực chất là một chứng bệnh ngứa da do vi nấm độc thuộc nhóm dermatophytes. Điển hình như epidermophyton, microsporum, trychophyton gây ra. Người xưa vẫn thường gọi đây là chứng lác đồng tiền vì các vết loang trên da có hình tròn và giống như đồng tiền xu.

Tổn thương do bệnh hắc lào gây ra có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể tuy nhiên vùng da dễ bị nhiễm khuẩn nhât là chân, tay, cổ, bẹn, mặt,… Căn bệnh này không làm ảnh hưởng đến tính mạng nhưng gây ra rất nhiều tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Vùng da bị tổn thương sẽ trở nên thâm sạm xấu xí ảnh làm mất đi vẻ đẹp của làn da. Đặc biệt, bệnh còn có nguy cơ tái phát nhiều lần và lây lan cho người xung quanh nếu không được chăm sóc, phòng ngừa bệnh đúng cách.

hac lao la gi

Nguyên nhân gây hắc lào là gì?

Có không ít người có lối sống sinh hoạt lành mạnh, sạch sẽ nhưng vẫn bị mắc hắc lào không rõ nguyên do. Thực tế, nguyên nhân dẫn đến tình trạng bệnh lý này là nhiều vô kể. Tuy nhiên tiêu biểu nhất có thể kể đến như:

  • Vệ sinh cơ thể không sạch sẽ: nhiều ngày không tắm rửa, mặc quần áo bẩn, nhiều ngày không thay hay mặc quần áo khi chưa khô, lúc còn ẩm là những thói quen xấu. Chúng tạo điều kiện thuận lợi để cho các vi nấm xâm nhập cơ thể và gây ra hắc lào.
  • Bị lây nhiễm bởi người bị hắc lào: khi sử dụng chung đồ như tư trang cá nhân, quần áo, khăn tắm hoặc tiếp xúc da trực tiếp với người bị hắc lào sẽ có nguy cơ lây nhiễm rất cao.
  • Tác động từ môi trường sống bên ngoài: sống trong môi trường ô nhiễm, thường xuyên tiếp xúc với nước bẩn, hóa chất độc hại, khói bụi sẽ làm tăng nguy cơ bị hắc lào.
  • Vi nấm xâm nhập từ vật nuôi: nếu như vật nuôi trong nhà như chó mèo không được sạch sẽ thì đây rất có thể là nơi ẩn trú của các loại vi nấm. Khi chúng ta tiếp xúc với vật nuôi thì rất có khả năng bị vi nấm xâm nhập gây ra hắc lào.

Dấu hiệu nhận biết bệnh hắc lào

Bệnh tuy rất dễ nhận biết nhưng đòi hỏi người bệnh phải tinh ý và biết cách phân biệt. Vì cảm giác chúng mang lại thường là ngứa và có mủ nước. Nên nhiều người lầm tưởng là do dị ứng thời tiết. Bên cạnh đó có một số dấu hiệu đặc trưng như:

  • Người có biểu hiện hiện ngứa ngáy: Những vết hắc lào khi hình thành mang đến một cảm giác ngứa cực kỳ khó chịu, khiến bạn chỉ muốn gãi thật mạnh. Tuy nhiên điều này là cấm kỵ vì chúng có thể khiến bạn bị thương và tình trạng lây nhiễm diễn ra nhanh hơn.
  • Bệnh hắc lào gây ra triệu chứng da bị bong vảy và xuất hiện mủ: tại các vết ngứa, da sẽ có dấu hiệu khô đi và bong vảy. Đặc biệt xung quanh vết ngứa sẽ có hiện tượng ra mủ.
  • Quanh vết ngứa có đường viền tròn mỏng: vết ngứa hắc lào không tập trung ở trung tâm mà chúng trải đều thành hình tròn và ửng đỏ. Lúc này, ở viền ngoài sau khi vết ngứa khô sẽ có một đường viền mỏng phải nhìn kỹ mới thấy.
  • Có mụn nước: Xung quanh vết ngứa xuất hiện chi chít các mụn nước li ti, khi vỡ sẽ khiến bạn cảm thấy xót nhẹ. Những vết mụn nước sau khi vỡ sẽ khô và bị bong, khiến vết hắc lào càng lan rộng
  • Móng tay, chân dày hơn bình thường: Đây là điều ít người để tâm đến nhưng lúc này móng tay và móng chân sẽ có sự thay đổi khá rõ rệt đấy. Bạn nên chú ý khi có biểu hiện nhé!

Các vị trí thường bị nấm hắc lào

Nấm hắc lào thường xuất hiện ở chân hoặc thân mình, gây nhiều dạng tổn thương da khác nhau.

  • Hắc lào ở đùi: Thường bị ở mặt trong của đùi,bẹn màu da vùng bị hắc lào khác hẳn so với vùng da khác. Các mảng bị nấm thường lan nhanh hơn ở các vùng da nếp gấp, kèm theo ngứa,
  • Hắc lào ở chân: Vùng da thường bị hắc lào là ở các kẽ ngón chân. Vùng da tổn thương có cảm giác ngứa kèm theo mùi hôi khó chịu.
  • Hắc lào ở đầu: Hấm hắc lào có thể xuất hiện dưới chân tóc, nấm da đầu lan rộng bằng cách lây lan trực tiếp qua các tế bào trên da đầu hay gián tiếp dùng chung lược, mũ với người bị bệnh. Triệu chứng là ngứa ngáy, khó chịu có mùi hôi lạ hoặc rụng tóc thấy rõ. Trường hợp nặng hơn có thể xuất hiện mụn mủ, da phồng rộp, sưng đau, hoại tử da, chảy nước trên da.
  • Hắc lào dạng đa sắc: Hắc lào dạng đa sắc có thể gặp ở các vùng da sáng như mặt, lưng, cổ, ngực hoặc cánh tay. Dạng nấm da này thường không có dấu hiệu rõ ở giai đoạn đầu. Chỉ thấy rõ khi tổn thương có vảy, rõ bờ viền tạo thành các đốm nhỏ màu hồng hoặc nâu trên các vùng da. Vẫn xuất hiệu triệu chứng ngứa đặc trưng.

Xem thêm: Đau tai là bị làm sao và những phương pháp chữa trị phù hợp

Tác hại của hắc lào gây ra cho người bệnh

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời hắc lào có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm dưới đây:

  • Hắc lào ăn vào máu: Ngoài tổn thương da, nấm có thể trú ngụ trong máu gây tái phát nhiều lần và ngứa dai dẳng kéo dài.
  • Hắc lào chàm hóa: Là tình trạng tổn thương da kéo dài gây sẹo, thâm sạm, bong vảy, nứt nẻ và dày lớp sừng giống biểu hiện của bệnh chàm. Bệnh kéo dài gây nứt da, chảy máu và dễ nhiễm khuẩn. Thâm sạm da tuy không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng thẩm mỹ làm người bệnh tự ti.
  • Hắc lào lan rộng: Nếu không điều trị kịp thời, từ một bộ phận trên cơ thể bệnh sẽ lan ra các vùng lân cận và toàn thân. Lúc này việc điều trị sẽ trở nên khó khăn hơn và cần sự kiên trì của người bệnh.
  • Biến chứng rụng tóc: Khi nhiễm nấm vùng da đầu, các nang tóc bị tổn thương và thoái hóa làm tóc rụng nhiều. Nếu không điều trị kịp thời bệnh nhân có thể bị rụng tóc diện rộng và hói đầu.
  • Biến dạng móng tay: Sự tác động của nấm làm ảnh hưởng đến keratin của móng. Kết quả làm móng yếu, giòn, dễ gãy, biến dạng và thay đổi màu sắc.

Hắc lào có tự khỏi không?

Hiện nay thì hắc lào không phải là căn bệnh quá khó chữa và có thể khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên để mà nói có tự khỏi hay không thì cũng sẽ rất khó trả lời. Bởi đây là vấn đề ở da nhiều người sẽ thuyên giảm sau vài tuần có người lại tốn nhiều thời gian để khỏi.

Thế nhưng mấu chốt đó chính là bạn nên tìm hiểu phương pháp chữa bệnh hắc lào cho phù hợp. Lắng nghe cơ thể bản thân để biết mình cần sử dụng phương án điều trị nào. Bởi mỗi người sẽ có loại da, cơ địa và sức đề kháng kháng nhau.

Bên cạnh đó muốn chữa khỏi hắc lào còn phụ thuộc vào mức độ của bệnh, thời gian và thuốc chữa nữa. Nếu phát hiện kịp thời thì thời gian chữa sẽ ngắn cũng như hiệu quả hơn. Ngược lại để càng lâu thì quá trình chữa cũng sẽ lâu và tốn kém hơn.

10+ Cách chữa hắc lào tại nhà bằng các nguyên liệu tự nhiên

Dưới đây là một số cách chữa hắc lào tại nhà bằng các nguyên liệu có trong tư nhiên. Người bệnh có thể tham khảo và sử dụng khi cần thiết:

Chữa hắc lào bằng rau răm

Rau răm không chỉ là thực phẩm mà còn có nhiều công dụng chữa bệnh. Các sách Y học cổ truyền có ghi Rau răm giúp hạ sốt, giải độc. Ngoài ra chúng cũng giúp giảm ngứa, giảm triệu chứng sưng của bệnh hắc lào.

Cách thực hiện:

  • Sử dụng một năm rau răm đã bỏ rễ ngâm trong nước muối.
  • Giã nát rau răm với một ít muối hạt rồi đắp vào vùng da bị hắc lào.
  • Đợi khoảng 10 đến 15 phút cho hỗn hợp khô, gỡ ra rồi rửa lại bằng nước ấm.
  • Thực hiện từ 1 đến 2 tuần liên tục để vùng da hắc lào được lành lại.

Tỏi trị bệnh hắc lào

Các chuyên gia đã nghiên cứu được trong tỏi có nhiều hoạt chất kháng sinh tự nhiên. Những hoạt chất đó có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, nấm mốc có hại. Do đó sử dụng tỏi để trị hắc lào sẽ đem lại hiệu quả và không gây tác dụng phụ.

Cách thực hiện:

  • Sử dụng vài tép tỏi nghiền nát cùng một ít dầu dừa.
  • Vệ sinh vùng da bị hắc lào rồi bôi hỗn hợp lên.
  • Giữ khoảng 20 phút rồi rửa lại bằng nước ấm.

Điều trị tại nhà bằng giấm táo

Giam táo có tác dụng rõ rệt trong điều trị nấm da. Để cải thiện tình trạng thì hãy pha loãng giấm táo với nước ấm và lau lên vùng da bị nhiễm bệnh. Hãy lặp lại cách làm này 2-3 lần 1 ngày đến khi da khỏi hẳn.

giam tao tri benh hac lao

Củ riềng chữa bệnh hắc lào

Dân gian vẫn hay sử dụng củ riềng để chữa bệnh hắc lào. Trong củ riềng chứa hàm lượng flavonoid, vitamin C cao có khả năng kháng khuẩn, chống viêm tốt. Ngoài ra củ riềng cũng có công dụng chống oxy hóa, giúp tổn thương mau chóng lành lại.

Cách thực hiện:

  • Sử dụng vài củ riềng đã gọt vỏ, thái lát mỏng.
  • Nghiền nát riềng thu lấy dịch nước.
  • Trộn dịch nước với một ít rượu gạo rồi bôi lên da bị hắc lào.
  • Sau 10 đến 15 phút rửa lại bằng nước ấm.

Chữa bệnh hắc lào bằng lá trầu không

Lá trầu không đã được nghiên cứu có công dụng trong việc kháng khuẩn, kháng viêm. Trầu không làm giảm tình trạng ngứa ngáy, khó chịu cho người bị hắc lào.  Ngoài ra lá trầu không cũng giúp tăng độ ẩm cho da, giảm khô da gây ngứa ngáy.

Cách thực hiện:

  • Dùng lá trầu không đã rửa sạch giã nát thu lấy dịch nước.
  • Thêm một ít muối vào dịch nước đó và khuấy đều.
  • Bôi hỗn hợp vào vùng da bị hắc lào, mỗi ngày sử dụng 2 đến 3 lần trong vòng 2 tuần.

Cách chữa hắc lào bằng nha đam

Nha đam là nguyên liệu có khả năng kháng khuẩn, kháng virus và chống nấm. Bạn cắt thịt nha đam rồi xay nhuyễn. Sau đó đắp lên vùng da bị tổn thương khoảng 2-3 lần trên ngày để thấy hiệu quả.

Củ nghệ trị hiệu quả bệnh hắc lào

Như đã biết nghệ vàng chứa hàm lượng Curcumin dồi dào. Thành phần này có khả năng kháng khuẩn, chống viêm và chống oxy hóa tốt. Sử dụng nghệ vàng rất thích hợp để chữa hắc lào, giảm ngứa, ẩm da và ngăn nhiễm khuẩn.

Cách thực hiện:

  • Sử dụng củ nghệ tươi đã rửa sạch.
  • Thái lát mỏng rồi giã vắt lấy dịch nước.
  • Thêm vào đó một ít muối rồi bôi lên vùng da bị hắc lào.
  • Thực hiện 2 lần mỗi ngày, liên tục trong 2 tuần để đẩy lùi bệnh hắc lào.

Trị bệnh hắc lào bằng bồ kết

Các chuyên gia đã đánh giá được hoạt chất Saponin có trong bồ kết có khả năng kháng khuẩn mạnh. Sử dụng bồ kết giúp giảm ngứa, ngăn ngừa nhiễm khuẩn cho những người bị hắc lào.

Cách thực hiện:

  • Dùng một nắm quả bồ kết khô đã rửa sạch đun với 1 lít nước.
  • Thêm khoảng 20 gam phèn chua vào rồi đun sôi khoảng 15 phút.
  • Sử dụng hỗn hợp nước đã để nguội để rửa vùng da bị hắc lào.

Chuối xanh chữa bệnh hắc lào

Chuối xanh là mẹo dân gian hay sử dụng để chữa các bệnh ngoài da như hắc lào,  lang ben hay chàm. Trong nhựa chuối xanh chứa các thành phần có công dụng kháng khuẩn, ức chế sự phát triển của nấm.

Cách thực hiện:

  • Sử dụng chuối xanh thái thành từng lát mỏng
  • Sử dụng để đắp lên vùng da bị hắc lào.
  • Chờ vài phút cho nhựa khô đi, sau đó rửa lại bằng nước ấm.

Chữa hắc lào bằng muối hạt

Muối có công dụng sát trùng, kháng khuẩn nên được sử dụng để sát trùng vết thương. Dân gian cũng hay sử dụng muối để chữa cho người bị hắc lào.

Cách thực hiện:

  • Sử dụng muối trắng hòa với nước thu dung dịch.
  • Thấm dịch muối với khăn sạch rồi lau vùng da bị hắc lào.
  • Thực hiện vài lần mỗi ngày trong vòng 2 tuần để đẩy lùi hắc lào.

Cách trị bệnh hắc lào bằng dầu dừa

Dầu dừa có khả năng tiêu diệt tế bào nấm bằng cách làm hỏng màng bảo vệ của chúng. Chính vì thế mà người ta hay sử dụng dầu dừa để chữa hắc lào đối với tình trạng hắc lào nhẹ. Để phát huy tính hiệu quả thì nên thoa trực tiếp dầu dừa nguyên chất trực tiếp nên vùng da bị bệnh rồi để khô tự nhiên.

Lưu ý khi sử dụng cách chữa hắc lào tại nhà

Dân gian có nhiều cách chữa hắc lào khác nhau. Tuy nhiên các chuyên gia y tế khuyên không nên áp dụng cách chữa dân gian cho bệnh hắc lào vì những lý do sau.

Chưa được chứng minh khoa học

Các phương pháp dân gian trên hiện chưa được chứng minh trên phương diện khoa học về tính hiệu quả. Tính sát khuẩn, kháng viêm của thảo dược có thể có nhưng không đảm bảo tiêu diệt hoàn toàn vi nấm gây bệnh.

Tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng

Cách thực hiện chữa hắc lào dân gian không đảm bảo được sự vô trùng. Vì vậy trong quá trình chữa trị hoàn toàn có thể xảy ra nguy cơ nhiễm trùng, gây khó khăn thêm trong điều trị.

Hắc lào có thể tái phát trở lại

Phương pháp chữa hắc lào tại nhà có thể hiệu quả khi tình trạng bệnh nhẹ. Tuy nhiên việc không trị được dứt điểm rất có thể bệnh sẽ quay trở lại sau một thời gian.

Sử dụng thuốc cách chữa hắc nào hiệu quả

Người bệnh có thể sử dụng những loại thuốc dưới đây để điều trị hắc lào:

Thuốc bôi Ketoconazole

Ketoconazol có tác dụng tiêu diệt và ức chế sự phát triển của nấm sợi gây hắc lào. Ức chế sinh tổng hợp ergosterol của nấm và thay đổi cấu tạo các thành phần lipid khác ở màng tế bào nấm.

Tuy nhiên thuốc Ketoconazol có thể gây nóng bừng trên da, triệu chứng giống như bỏng, ngứa, hơi mẩn đỏ. Nếu nặng có thể gây phát ban, bọng nước, chàm, viêm da tiếp xúc, nổi mề đay…

Cách dùng:

Bôi 1-2 lần/ngày trong thời gian 2-4 tuần hoặc có thể 6 tuần nếu bệnh nặng để mang lại hiệu quả tốt nhất.

thuoc tri benh hac lao

Nizoral bôi hắc lào

Ketoconazole là hoạt chất chính có trong thuốc Nizoral. Giúp tiêu diệt và ức chế sự phát triển của nhiều loại nấm, ngoài ra còn có tác dụng nhanh chóng giảm tình trạng ngứa.

Thuốc giúp ức chế sự sinh tổng hợp ergosterol ở nấm và làm thay đổi các thành phần lipid khác ở màng tế bào vi nấm.

Cách sử dụng:

  • Bôi lên vùng da bị tổn thương, mỗi ngày sử dụng từ 1 đến 2 lần.
  • Mỗi đợt điều trị từ 3 đến 4 tuần tùy tình trạng bệnh.

Thuốc trị hắc lào Kedermfa

Thuốc trị hắc lào Kedermfa là một lựa chọn trong những cách chữa hắc là mà người bệnh có thể tham khảo.

Thành phần chính có trong thuốc Kedermfa

  • Ketoconazol: là chất kháng nấm có khả năng chống lại các mẫu vi nấm cũng như nấm ký sinh dưới da.
  • Neomycin Sulfa: một chất kháng sinh có tác dụng kìm nhiều chủng tạp khuẩn Gram âm (-) cũng như Gram dương (+), ức chế nấm sợi. Kháng sinh giúp ngăn ngừa tình trạng nhiễm khuẩn có thể xảy ra tại vùng da tổn thương.
  • Mỡ trăn: Trong mỡ trăn có chứa hàm lượng chất chống oxy hóa và axit béo lớn nên có tác dụng hiệu quả trong việc phục hồi và làm mềm vùng da bị tổn thương.

Liều dùng thuốc trị hắc lào Kedermfa:

  • Bệnh nhân hắc lào thường được chỉ định sử dụng thuốc 2 lần/ngày vào buổi sáng và tối.
  • Thời gian điều trị có thể kéo dài từ 2 – 4 tuần.

Cách dùng:

  • Dùng nước muối sinh lý vệ sinh nhẹ nhàng vùng da bị bệnh, để da khô thoáng tự nhiên.
  • Lấy một lượng kem vừa đủ và bôi trực tiếp lên vùng da cần điều trị.
  • Để thuốc khô tự nhiên, không băng, phủ kín vùng da bôi thuốc.
  • Tần suất sử dụng thuốc: 2-3 lần/ ngày, dùng đều đặn trong vòng 2-4 tuần.

Thuốc trị hắc lào Asa

Thuốc trị hắc lào Asa có thành phần chính là Axit acetylsalicylic và muối natri salicylat. Có tác dụng tiêu diệt nấm sợ, chống viêm và giảm ngứa rát vùng da hắc lào.

Ngoài ra, Natri salicylat còn giúp làm bạt lớp sừng ở da, giúp thuốc thấm tốt hơn để tiêu diệt nấm. Bên cạnh đó còn chứa còn 70% giúp sát khuẩn vị trí tổn thương, ngăn ngừa viêm nhiễm, ức chế sự phát triển của vi sinh vật.

Cách sử dụng:

  • Vệ sinh vùng da tổn thường bằng nước muối sinh lý, để khô
  • Thấm dung dịch Asa vào bông
  • Thoa lên vùng da bị hắc lào
  • Thực hiện 2 lần/ngày vào buổi sáng và buổi tối

Kem bôi Lamisil

Kem bôi Lamisil có chứa thành phần chính Terbinafine có khả năng tiêu diệt nấm sợi gây hắc lào. Terbinafine can thiệp đặc biệt vào quá trình sinh tổng hợp sterol của nấm. Điều này dẫn đến sự thiếu hụt ergosterol và sự tích tụ nội bào của squalene, dẫn đến chết tế bào nấm.

Cách dùng:

  • Rửa sạch tay bằng xà phong.
  • Làm sạch và lau khô vùng da bị bệnh.
  • Thoa một lớp thuốc mỏng lên trên và xung quanh khu vực da bệnh.
  • Không nên bọc hoặc băng vùng bôi thuốc.
  • Có thể bôi kem 1-2 lần/ngày.

Kem bôi hắc lào Tezkin

Thuốc có tác dụng diệt nấm phổ rộng đối với nấm da, nấm móng và nấm lưỡng hình. Tác dụng diệt hay là kháng nấm men tùy thuộc vào chủng loại nấm.

Làm ảnh hưởng đến khả nǎng tạo chất hóa học là các sterol của nấm. Các sterol là thành phần quan trọng của màng tế bào nấm và liên kết chúng với nhau. Sự ảnh hưởng này làm suy yếu màng tế bào. Người bệnh nên thoa 1-2 lần/ngày lên vùng bị nhiễm.

Lưu ý khi sử dụng thuốc chữa hắc lào

Thuốc trị nấm sẽ được chỉ định cho các trường hợp nhiễm nấm nghiêm trọng kéo dài. Khi điều trị bệnh hắc lào, cần lưu ý:

  • Tuân thủ đúng thời gian sử dụng thuốc để điều trị bệnh nhân, tránh tái phát.
  • Không dùng chung quần áo, vật dụng cá nhân với người khác gây lây nhiễm bệnh.
  • Không tự ý sử dụng thuốc, đặc biệt là thuốc uống trị nấm khi không có chỉ định của bác sĩ.
  • Báo cho bác sĩ nếu bạn bị bệnh về gan trước khi sử dụng các thuốc uống trị bệnh.
  • Báo cho bác sĩ nếu tình trạng bệnh nặng hơn, xuất hiện mụn mủ, gây viêm đau.
  • Giữ vệ sinh sạch sẽ, tắm gội mỗi ngày, đặc biệt là vùng da bị bệnh cần được giữ sạch sẽ và khô ráo.
  • Hạn chế sử dụng chung vật dụng cá nhân với người khác.
  • Mặc đồ cotton hoặc chất liệu giúp thấm hút mồ hôi nhanh.

Nhìn chung, nấm da hắc lào thường không gây những biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên vùng da bị bệnh nếu không điều trị tốt có thể để lại thâm hoặc sẹo kém thẩm mỹ suốt đời. Thời gian điều trị bệnh cũng phụ thuộc vào vùng da nhiễm bệnh.

Xem thêm: Lá hẹ là gì? Công dụng, bài thuốc chữa bệnh và những món ngon từ lá hẹ

Các cách phòng tránh bệnh hắc lào

Bên cạnh việc dùng thuốc hay dung dịch sát khuẩn, người bệnh nên thực hiện một số biện pháp hỗ trợ để đẩy nhanh tốc độ hồi phục:

  • Không dùng chung vật dụng cá nhân, quần áo với người khác.
  • Điều trị tích cực theo chỉ định của bác sĩ nếu mắc bệnh.
  • Hạn chế mặc quần áo ẩm ướt, quần áo chật.
  • Lựa chọn loại xà phòng tắm, sữa tắm phù hợp với làn da bản thân.
  • Vệ sinh thân thể thường xuyên, giữ sạch sẽ và khô ráo.
  • Vệ sinh sạch sẽ cho chó, mèo và những thú cưng khác để tránh lây nhiễm.
  • Báo cho những người tiếp xúc gần để hạn chế lây nhiễm.
  • Có chế độ sinh hoạt, ăn uống nghỉ ngơi khoa học.
  • Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt là các loại Vitamin.
  • Tăng cường sức đề kháng cơ thể bằng tập thể dục thường xuyên, nghỉ ngơi ăn uống khoa học, điều trị triệt để các bệnh liên quan.

Hắc lào là bệnh lý da liễu lành tính và khá thường gặp, tuy nhiên bệnh gây ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống cũng như thẩm mỹ. Vì thế, không nên chủ quan, lơ là trong phòng ngừa và điều trị bệnh. Nên có bất kì triệu chứng bất thường nào lên đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và điều trị kịp thời.

Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn phần nào hiểu hơn về bệnh hắc lào và cách chữa hắc lào. Từ đó sẽ có thêm kiến thức trong việc lựa chọn phương pháp điều trị bệnh phù hợp.