Đau tai là bị làm sao và những phương pháp chữa trị phù hợp
Ngày cập nhật :23/12/2022
Đau tai là một trong những vấn đề thường gặp ở cả người lớn và trẻ em. Tuy tình trạng này không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống hằng ngày của người bệnh. Vậy đau trong tai là bị làm sao? Phương pháp chữa trị đau tai như thế nào? Câu trả lời sẽ có trong nội dung bài viết dưới đây. Hãy theo dõi và cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!
Nội Dung Chính
Thế nào là đau tai?
Đau tai biểu hiện bởi mức độ đau khác nhau ở tai trong. Đau tai thường là do nhiễm trùng bởi vi khuẩn hoặc vi rút, lên cao, hoặc ứ đọng ráy tai. Đau tai thường không phải là nguyên nhân gây ra các bệnh nghiêm trọng, mặc dù nó có thể rất đau và khó chịu.
Nếu bị đau tai kéo dài quá 24 tiếng, tốt nhất là đi khám bác sĩ. Họ có thể kiểm tra xem liệu có vấn đề gì tiềm ẩn gây đau.Sốt, sưng tai, yếu cơ mặt, và chóng mặt đôi khi có thể xảy ra khi bị đau tai. Những triệu chứng này có thể cần chăm sóc y tế nhiều hơn.
Nguyên nhân đau tai
Mặc dù có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây đau tai. Nhưng các chuyên gia nhận định rằng, tình trạng này đều xuất phát từ những cơ chế gây đau của cơ thể, đó là:
Đau do thụ cảm thể
Da, cơ xương khớp, mạch máu vùng tai là các cấu trúc có thể cảm nhận được triệu chứng đau do chứa nhiều thụ cảm thể. Khi các cấu trúc này bị đè nén, co thắt, căng thẳng, viêm.
Hoặc kích ứng sẽ kích thích thụ cảm thể truyền tín hiệu cho não bộ khiến cơ thể cảm nhận được cơn đau. Một số trường hợp đau do nguyên nhân thụ cảm thể đó là chấn thương, va đập, phẫu thuật, tổn thương, chèn ép,…
Đau do nguyên nhân thần kinh
Tai là một trong những cơ quan chứa nhiều dây thần kinh trong cơ thể. Các bệnh lý gây viêm nhiễm, tổn thương kéo dài. Có thể làm phá hủy lớp màng bao bọc bên ngoài dây thần kinh. Khiến xung điện bị rò rỉ gây ra những cơn đau tai dai dẳng, kéo dài nhiều ngày không khỏi.
Đau do thay đổi môi trường acid ngoại bào
Nếu cơ thể mắc một số bệnh lý gây viêm nhiễm làm acid môi trường ngoại bào thì đây cũng có thể trở thành tác nhân sinh cơn đau.
Đau do nguyên nhân này thường gặp trong trường hợp bị khối u ở tai. Bởi đặc điểm của tế bào khối u là phát triển trong môi trường acid. Do đó, khi xuất hiện ở bất kỳ bộ phận nào của cơ thể chúng có xu hướng làm acid hóa môi trường xung quanh gây đau đớn.
Triệu chứng của đau tai
Ngoài việc cảm nhận thấy đau ở tai thì khi người bệnh bị đau tai sẽ thấy có một số triệu chứng kèm theo như:
- Chảy máu tai
- Chảy dịch hoặc mủ
- Ho
- Giảm thính lực
- Khó ngủ hoặc khó chịu (ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ mới biết đi)
- Chóng mặt hoặc cảm giác quay cuồng
- Cảm giác đầy trong tai
- Sốt
- Nhức đầu hoặc đau mặt
- Ngứa mũi, miệng hoặc cổ họng
- Đau nhức cơ thể nhẹ
- Buồn nôn hoặc nôn mửa
- Đỏ tai
- Đỏ hoặc sưng tai ngoài
- Tai có tiếng chuông hay ù
- Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi
- Da có vảy hoặc bong tróc ở tai ngoài
- Hắt xì
- Viêm họng
- Chảy nước mắt hoặc ngứa
Đau nhức bên trong lỗ tai có nguy hiểm không?
Tai là một cơ quan phức tạp chứa rất nhiều mô nhạy cảm và xương nhỏ giúp con người có thể nghe được. Do tai được nối với mũi, họng và gần với hàm và cơ mặt nên các đau trong tai có thể liên quan đến bệnh lý ở các cơ quan này.
Các cơn đau tai có thể bắt nguồn từ tai ngoài hoặc tai giữa khi người bệnh bị nhiễm vi khuẩn hoặc virus. Trong hầu hết các trường hợp, đau nhức bên trong lỗ tai là do nhiễm trùng gây ra. Nhiễm trùng tai có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như:
- Nhiễm trùng có thể làm ảnh hưởng đến màng nhĩ và các xương trong tai. Điều này có thể gây mất thính giác trong vài tuần hoặc vĩnh viễn.
- Nhiễm trùng không được điều trị có thể lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể. Các cơ quan phổ biến dễ bị ảnh hưởng bao gồm xoang mũi và xương xọ nằm sau tai. Điều này có thể gây viêm màng não.
- Đau nhói bên trong tai kéo dài có thể là dấu hiệu vỡ màng nhĩ. Các dấu hiệu kèm theo bao gồm chảy má từ tai.
- Gây các bệnh liên quan đến đường hô hấp và viêm Amidan.
Tùy thuộc vào các nguyên nhân mà mức độ nghiêm trọng của đau nhức bên trong lỗ tai phải, trái có thể khác nhau. Tuy nhiên, để tránh các trường hợp không mong muốn, người bệnh nên đến bệnh viện để kiểm tra và được điều trị phù hợp.
Xem thêm: Bệnh lác đồng tiền (hắc lào): 10+ Nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa
Bị đau tai là mắc bệnh gì?
Nếu bạn hay những người thân trong gia đình bị đau tai cần lưu ý. Bởi đây chính là triệu chứng của một số bệnh lý dưới đây.
Ráy tai quá nhiều
Ráy tai là phàn phần sáp được sản xuất bên trong ống tai. Ráy tai được hình thành để bảo vệ tai khỏi bụi và nước bên ngoài cơ thể. Thông thường ráy tai có thể tự làm sạch và đẩy ra khỏi ống tai.
Tuy nhiên, đôi khi sáp tai quá dày hoặc quá nhiều khiến tai không để tự đào thải. Khi đó, ráy tai sẽ từ từ được tích tụ, tăng lên về kích thước, khối lượng dẫn đến tình trạng đầy tai và cảm giác đau nhức bên trong tai.
Để xử lý tình trạng này, người bệnh có thể dùng dụng cụ lấy ráy rai để lấy ráu tai ra ngoài. Hoặc nếu không thể tự thực hiện các thao tác, hãy đến bệnh viện hoặc phòng khám tai, mũi, họng để được xử lý.
Ngoài ra, không nên dùng tăm bông hoặc các dụng cụ tương tự khác để lấy ráy tai ra ngoài. Điều này có thể vô tình đẩy ráy tai vào sâu hơn. Đôi khi có thể gây tổn thương tai gây đau nhói, chảy mủ hoặc nhiễm trùng.
Viêm tai ngoài
Viêm tai ngoài là tình trạng nhiễm trùng tai bên ngoài của bạn. Đây là một nguyên nhân gây đau nhức bên trong lỗ tai trái hoặc phải phổ biến. Đôi khi cơn đau có thể lan rộng ra đến cổ hoặc phía sau tai.
Tình trạng viêm tai ngoài thường là do nhiễm trùng khi người bệnh cố gắng làm sạch tai bằng tăm bông hoặc các vật khác. Ngoài ra đôi khi bệnh chàm hoặc vẩy nến cũng có thể dẫn đến tình trạng viêm tai ngoài.
Tình trạng viêm tai hoặc nhiễm trùng tai có thể dẫn đến các cơn đau nhói bên trong tai
Ngoài việc gây đau bên trong tai, viêm tai ngoài có thể kèm theo các triệu chứng như:
- Ngứa bên trong tai dữ dội
- Đỏ xung quanh tai
- Khiếm thính tạm thời
- Các cơn đau lan ra mặt hoặc một bên đầu (cùng bên với tai bị tổn thương)
Viêm tai giữa
Viêm tai giữa là tình trạng nhiễm trùng sâu hơn bên trong tai và gây các cơn đau nhức ở tai giữa.
Nhiễm trùng tai giữa thường xảy ra cùng với cảm lạnh hoặc cảm cúm. Lúc này các chất lỏng có thể tích tụ bên trong ống tai gây nhiễm khuẩn, hình thành mủ và gây đau nhói bên trong tai.
Viêm tai trong
Viêm tai trong hoặc nhiễm trùng tai trong cũng là một nguyên nhân có thể dẫn đến đau nhức bên trong tai.
Tình trạng này thường ảnh hưởng đến các cấu trúc bên trong tai và đôi khi có thể gây nhức đầu, chóng mặt, chảy mủ từ tai.
Viêm tai xương chũm
Xương chũm là xương nằm phía sau tai. Viêm tai xương chũm thường là do tình trạng nhiễm vi khuẩn do viêm tai giữa mãn tính.
Viêm xương chũm có thể gây ra một cơn đau nhói liên tục ở tai. Các triệu chứng khác bao gồm:
- Sưng và đỏ tai
- Đau phía sau tai
- Sốt
Vỡ màng nhĩ
Đôi khi một cơn đau nhức bên trong lỗ tai phải hoặc trái có thể là dấu hiệu vỡ màng nhĩ.
Vỡ màng nhĩ có thể là do nhiễm trùng, tổn thương màng nhĩ hoặc do các tiếng ồn lớn hoặc sấm sét. Điều này sẽ gây ra một cơn đau nhói ở tai. Đôi khi người bệnh có thể bị mất thính giác hoặc bị ù tai.
Thông thường vỡ màng nhĩ không cần điều trị, không cần phẫu thuật. Màng nhĩ có xu hướng tự cải thiện sau vài tháng. Tuy nhiên, ống tai có nguy cơ bị nhiễm trùng bởi vì chức năng bảo vệ của màng nhĩ bị ảnh hưởng. Do đó, điều quan trọng là giữ cho tai luôn khô và không bị ẩm ướt.
Sưng niêm mạc sau tai
Viêm và nhiễm trùng tai có thể cản trở không khí lưu thông giữa tai và họng. Tình trạng này gây sưng nang niêm mạc ở phía sau tai, gây áp lực ở tai giữa và gây khô và các cơn đau bên trong tai.
Nhiễm trùng cần được điều trị càng sớm càng tốt để tránh các tổn thương đến cấu trúc tai. Nếu không điều trị, nhiễm trùng tai có thể dẫn đến áp xe trong tai hoặc viêm màng não.
Các bệnh lý mũi và họng gây đau nhức bên trong lỗ tai
Cấu trúc của tai, mũi và họng thông với nhau. Do đó, việc nhiễm trùng vòm họng hoặc các bệnh lý ở mũi có thể dẫn đến tình trạng đau nhức bên trong lỗ tai trái hoặc phải. Các bệnh lý phổ biến bao gồm:
- Dị ứng như viêm mũi dị ứng, cảm lạnh hoặc các tình trạng tương tự có thể gây gây đau nhói ở trong tai. Các triệu chứng khác thường bao gồm chảy nước mũi, hắt hơi, sốt và ho.
- Viêm xoang là tình trạng nhiễm trùng xoang hàm. Tình trạng này thường gây ảnh hưởng đến mũi và cổ họng. Viêm xoang thường gây sưng niêm mạc và tăng tiết dịch ở niêm mạc. Điều này có thể gây tắc nghẽn niêm mạc gây nhiễm trùng, xuất hiện mủ và gây đau. Đôi khi các cơn đau có thể lan đến gà má, phía trên mắt, quai hàm và bên trong tai.
- Đau họng thường là do dị ứng hoặc nhiễm trùng. Đau họng làm lượng chất lỏng tăng lên và có thể chảy vào tai giữa và gây các cơn đau nhức ở tai. Các triệu chứng kèm theo bao gồm sưng hạch ở cổ và thay đổi giọng nói.
- Viêm Amidan hoặc các tình trạng nhiễm trùng khác có thể làm Amidan sưng lên gây đau họng khi nuốt hoặc thở. Trong một số trường hợp, viêm Amidan có thể gây sốt cao, ho và đau nhói bên trong tai.
Các nguyên nhân khác
Đôi khi các cơn đau nhức bên trong lỗ tai phải, trái có thể bắt nguồn ở các bộ phận khác, ví dụ như đau răng hoặc tổn thương cơ mặt. Điều này được giải thích là do các dây thần kinh ở mặt và cổ rất gần với tai. Do đó, các cơn đau nhói ở tai có thể bắt nguồn từ:
- Sâu răng, áp xe răng hoặc do mọc răng hàm (răng số 8) có thể dẫn đến các cơn đau tai cùng bên. Bác sĩ có thể kiểm tra các cơn đau bằng cách chạm vào răng hoặc nướu của người bệnh.
- Hội chứng rối loạn khớp thái dương hàm (TMD) có thể liên quan đến các cơn đau nhói ở trong tai. Khớp thái dương hàm là nơi hàm được kết nối với hộp sọ và nằm gần ngay bên tai. Do đó, bất cứ rối loạn hoặc chấn thương nào ở khớp này đều có thể gây đau nhức bên trong tai.
- Một số nguyên nhân khác có thể bao gồm khối u trong tai, viêm mô tế bào, bệnh Zona thần kinh hoặc các bệnh lý khác.
Khi nào bị đau tai nên đến gặp bác sĩ?
Nếu bản thân bị một trong những triệu chứng dưới đây, người bệnh nên đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để găp bác sĩ. Nhằm thăm khám, tìm ra nguyên nhân và điều trị bệnh kịp thời.
- Sốt kéo dài từ 40ºC trở lên. Đối với trẻ sơ sinh, cần đưa trẻ đi cấp cứu ngay lập tức khi sốt cao hơn 38ºC.
- Đau dữ dội và dừng đột ngột
- Chóng mặt
- Đau đầu
- Sưng quanh tai
- Giảm cơ mặt
- Máu hoặc mủ chảy ra từ tai
- Đau tai trở nên tồi tệ hơn hoặc không cải thiện sau 24–48 giờ
Lưu ý: Khi nhận thấy một trong những triệu chứng này hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, bạn vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người không giống nhau. Tốt nhất, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.
10+ Cách chữa đau tai đơn giản tại nhà
Dưới đây là một số cách chữa đau tai đơn giản tại nhà mà mọi người có thể tham khảo và sử dụng khi cần thiết.
Tỏi- Cách trị đau tai
Tỏi là một vị thuốc tự nhiên trị đau tai đã được sử dụng hàng ngàn năm nay. Theo nghiên cứu hiện đại cho thấy, allicin – một chất trong tỏi có tác dụng chống các bệnh nhiễm khuẩn gây ra triệu chứng đau tai.
Bên cạnh đó, ăn tỏi sống được cho là một phương pháp giúp giảm đau tai tự nhiên hiệu quả. Tuy nhiên, tỏi có thể cản trở hoạt động của thuốc kháng sinh, do vậy cần tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi sử dụng.
Lá húng quế
Lá húng quế có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau, đây là biện pháp rất hữu hiệu cho việc chữa đau tai tại nhà.
Bạn lấy lá húng quế rửa sạch, giã nhuyễn rồi vắt lấy nước. Nhỏ vài giọt nước ép này vào tai bị đau mỗi ngày một lần. Áp dụng liên tục cho tới khi tình trạng đau tai không còn.
Lá hẹ
Lá hẹ là loại thảo dược được nhiều người sử dụng để điều trị đau tai tại nhà. Để giảm cơn đau tai, bạn lấy lá hẹ tươi rửa sạch với một chút muối, sau đó đem giã nhuyễn.
Lọc lấy nước, nhỏ 1 – 2 giọt vào tai. Nên thực hiện từ 2 – 3 lần mỗi ngày cho đến khi tình trạng đau nhức giảm hẳn.
Cây diếp cá
Trong dân gian, diếp cá thường được sử dụng để cải thiện tình trạng đau tai do viêm.
Cách thực hiện như sau: Bạn lấy 20g lá diếp cá phơi khô cùng 10g táo đỏ, cho tất cả các nguyên liệu vào nồi sắc cùng 600ml nước lọc. Đun nhỏ lửa tới khi nước cạn còn 200ml là được. Sử dụng uống trong ngày, chia làm 3 lần.
Chườm đá
Áp một túi nước đá hoặc một chiếc khăn ướt, lạnh lên tai trong 20 phút có thể giúp làm tê tai bị đau và giảm viêm gây ra đau tai.
Chườm nóng
Một túi chườm nóng hoặc một chiếc khăn nóng áp lên tai trong 20 phút có thể giúp giảm đau tạm thời.
Trong khi nhiệt độ lạnh có thể làm tê chỗ đau và giảm viêm, thì chườm nóng có thể làm thư giãn cơ và giúp cải thiện lưu lượng máu.
Dùng vitamin C
Vitamin C giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể và do đó nó giúp ngăn ngừa đau tai hiệu quả. Vitamin C chứa kháng sinh tự nhiên và các đặc tính kháng histamine giúp chống nhiễm trùng, sốt và giảm đau tai.
Một số loại thực phẩm có chứa vitamin C tốt cho tình trạng đau trong tai của bạn, bao gồm: Chanh, ổi, cam, ớt và cà chua.
Dầu cây trà
Dầu cây trà được sử dụng theo nhiều cách khác nhau. Dầu cây trà nên được pha loãng trong dầu ô liu, dầu hạnh nhân, hoặc các loại dầu nền khác.
Thường từ 3 – 5 giọt dầu cây trà nên trộn cùng khoảng 15ml dầu nền. Cây trà có tính sát khuẩn, kháng nấm và chống viêm. Nhỏ một vài giọt dầu ấm vào tai mỗi ngày có thể cải thiện tình trạng đau trong tai.
Gừng
Gừng được xem là có đặc tính kháng viêm tự nhiên. Sử dụng nước ép gừng bôi xung quanh ống tai ngoài có thể giúp làm giảm đau trong tai.
Gừng có đặc tính kháng viêm, chữa đau tai hiệu quả. Lưu ý, bạn không nên cho nước gừng trực tiếp vào tai.
Nhai kẹo cao su
Nếu đau trong tai xảy ra trong hoặc sau khi di chuyển bằng máy bay hoặc di chuyển đến cao độ cao hơn. Nhai kẹo cao su có thể giúp “bật” tai và giảm áp lực, từ đó giảm đau tai hiệu quả.
Chữa đau tai bằng thuốc
Dưới đây là một số loại thuốc thường được bác sỹ kê đơn cho người bệnh khi bị đau tai.
Chữa đau tai bằng thuốc giảm đau, hạ sốt
Giảm đau nhanh là điều cần thiết, nhất là trong trường hợp người bệnh có kèm sốt cao.
Trẻ em có thể được dùng acetaminophen (paracetamol) và ibuprofen. Ở Đức và các nước khác, những loại thuốc này có sẵn mà không cần toa bác sĩ. Cả hai đều có tác dụng giảm đau và hạ sốt.
Chúng có thể được dùng dưới dạng thuốc dạng bột, viên uống hoặc viên đặt hậu môn,… Ibuprofen cũng có tác dụng chống viêm.
Liều lượng của các loại thuốc này phụ thuộc vào tuổi và trọng lượng cơ thể của người bệnh. Khi sử dụng paracetamol hoặc ibuprofen, khoảng thời gian tối thiểu giữa các liều cũng phải được tuân thủ (thường là từ 4 – 6 giờ).
Nếu không chắc chắn về bất cứ điều gì, bạn hãy có thể nói chuyện với bác sĩ hoặc dược sĩ để có được lời khuyên chính xác nhất.
Chữa đau tai bằng thuốc kháng sinh
Thuốc kháng sinh thường được sử dụng trong trường hợp nhiễm trùng tai giữa và chúng có thể có tác dụng phụ.
Kháng sinh không có tác dụng giảm đau trong vòng 24 giờ đầu tiên. Nghiên cứu cho thấy, khoảng 15 trong số 100 trẻ vẫn còn cảm thấy đau sau 2 – 3 ngày dùng thuốc kháng sinh.
Thuốc kháng sinh cũng có thể làm giảm nguy cơ thủng màng nhĩ. Lỗ thủng trong màng nhĩ thường chỉ nhỏ và tự lành trong vòng vài ngày hoặc vài tuần. Nghiêm trọng hơn, nếu màng nhĩ thủng ra nhiều lần hoặc bị thủng lỗ lớn.
Khi bị đau tai do viêm, nhóm thuốc beta – lactam, quinolon, nhóm macrolid chính là lựa chọn tốt nhất để điều trị bệnh. Tuy nhiên, người bệnh nên hạn chế sử dụng nhóm chất kháng sinh aminoglycosid (gồm gentamycin, kanamycin,…).
Đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi vì chúng có khả năng gây ra độc với ốc tai. Trẻ dùng thuốc này có thể sẽ bị điếc vĩnh viễn do tác dụng phụ của thuốc.
Thuốc kháng sinh có thể gây ra tác dụng phụ như buồn nôn, tiêu chảy và phát ban. Sử dụng kháng sinh quá thường xuyên cũng dẫn đến sự phát triển. Và lây lan của vi khuẩn không còn phản ứng với kháng sinh (vi khuẩn có khả năng kháng thuốc). Chính vì vậy, bạn cần sử dụng thuốc kháng sinh theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Xem thêm: [Da khô bong tróc] – Nguyên nhân và 20 cách khắc phục hiệu quả nhất
Thuốc chữa đau tai chống viêm
Khi dùng thuốc chữa đau tai, viêm tai giữa, bác sĩ thường chỉ định người bệnh sử dụng thuốc chống viêm. Như thuốc corticoid ngắn, thuốc kháng viêm non-steroid và các loại thuốc chống viêm, giảm phù nề.
Thuốc nhỏ tai
Tùy vào trường hợp bệnh nhân bị đau tai có bị thủng màng nhĩ hay không mà bác sĩ sẽ kê thuốc phù hợp.
Các loại thuốc cho bệnh nhân viêm tai không thủng màng nhĩ có thể kể tới như: Polydexa, cortiphenicol,… Người bệnh thủng màng nhĩ sẽ được dùng các thuốc như: Rifamycin, effexin,…
Lưu ý: Tuyệt đối không được tư ý mua thuốc về nhà sử dụng mà chưa có bất kỳ sự hương dẫn nào của bác sĩ. Sử dụng đúng liều lượng cho phép, không được dunhf quá liều.
Phòng tránh đau tại như thế nào?
Để phòng tránh tình trạng đau tai hiệu quả, bạn và người thân trong gia đình cần thực hiện một số điều dưới đây:
- Tránh hút thuốc và tiếp xúc với khói thuốc.
- Không đưa vật lạ, nguy hiểm vào tai
- Lau khô tai sau khi bơi hoặc tắm.
- Tránh các tác nhân gây dị ứng, như bụi và phấn hoa.
- Tránh những nơi quá ồn ào, gây ảnh hưởng đến thính lực
- Hạn chế ăn các thực phẩm cứng, miếng khá to.
- Ẳn uống lành mạnh, khoa học với nhiều dòng rau củ quả.
- Tránh tất cả những chất kích thích, như rượu bia, thuốc lá, cà phê…
- Cho trẻ bú nhiều hơn (với trẻ sơ sinh)
Mong rằng với những chia sẻ trên đây đã giúp mọi người hiểu hơn về đau tai. Cũng như biết cách điều trị và phòng tránh bệnh hiệu quả. Hãy liên hệ ngay với bác sĩ nếu bạn đã thử áp dụng một số phương pháp bên trên mà không hiệu quả. Chúc bạn sức khỏe!