[Giải đáp] Uống thuốc giảm đau bụng kinh có hại không?

Tham vấn y khoa : Bác sĩ

Ngày cập nhật :16/02/2023

Uống thuốc giảm đau bụng kinh có hại không? Có vô sinh không? Các loại thuốc giảm đau bụng kinh? Đau bụng kinh có nên uống thuốc giảm đau?… Là thắc mắc của rất nhiều chị em. Bài viết dưới đây sẽ giúp chị em tìm hiểu kỹ về vấn đề này nhằm giúp chị em giải đáp được thắc mắc cũng như nỗi lo của mình.

Thế nào là đau bụng kinh?

Chắc hẳn chị em nào cũng biết kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý bình thường. Báo hiệu cơ quan sinh sản của chị em bắt đầu hoạt động để đảm đương được thiên chức làm mẹ của mình.

Thế nào là đau bụng kinh

Không phải chị em nào khi có kinh nguyệt sẽ bị đau bụng kinh. Bởi mức độ đau sẽ còn phụ thuộc vào ngưỡng chịu đau ở từng người. Có những chị em kỳ kinh qua đi rất nhẹ nhàng mà không gây bất kỳ ảnh hưởng nào. Nhưng cũng có nhiều chị em sẽ cảm thấy đau bụng kinh dữ dội vào những ngày có hành kinh.

Nguyên nhân là do một chất sinh học có tên prostaglandin. Đây là một chất do cơ thể tự tổng hợp có vai trò điều hòa nhiều hoạt động sinh lý. Khi đến chu kỳ kinh cơ thể chị em sẽ tăng tiết lượng prostaglandin làm co thắt tử cung. Hiện tượng này sẽ diễn ra nhiều hơn khi nội mạc tử cung bong tróc gây nên hiện tượng chảy máu kinh.

Khi đó cơn đau bụng kinh sẽ tập trung tại vùng bụng dưới, có thê diễn ra trước ngày thấy kinh từ 1 -2 ngày. Nhưng thông thường vào ngày đầu tiên của chu kỳ kinh và kéo dài trong khoảng 48 giờ. Lúc này chị em thấy bản thân ngoài hiện tượng đau bụng kinh còn kèm theo các triệu chứng. Như: buồn nôn, nôn, tiêu chảy, nhức đầu…

Thuốc đau bụng kinh là gì?

Như đã chia sẻ ở trên mức độ đau bụng kinh ở mỗi người không giống nhau. Bởi có những người đau bụng kinh ở mức độ nhẹ, có thể chịu đựng được mà không cần dùng đến thuốc. Nhưng có những trường hợp chị em bị đau bụng kinh dữ dội không thể nào chịu nổi thì việc dùng thuốc là rất cần thiết.

Khi đó thuốc đau bụng kinh có thể giúp chị em thoát khỏi cơn đau ở vùng bụng dưới mỗi khi hành kinh. Hiện nay các loại thuốc đau bụng kinh hoạt động theo cơ chế sau:

  • Làm giãn cơ tử cung từ đó làm giảm các cơn co thắt tử cung. Từ đó sẽ làm các cơn đau bụng cũng được giảm bớt.
  • Giúp ức chế sự tổng hợp của prostaglandin – nguyên nhân chính gây ra các cơn có thắt tại tử cung dẫn đến đau bụng kinh ở chị em.

Xem thêm: [Bật mí]: 20+ Cách làm giảm đau bụng kinh ngay lập tức tại nhà

Có nên uống thuốc khi bị đau bụng kinh không?

Thuốc đau bụng kinh sẽ làm giảm các cơn đau tức khó chịu ở bụng xảy ra trước cà trong chu kỳ của chị em. Việc lựa chọn được một loại thuốc đau bụng kinh tốt và an toàn là mong muốn của rất nhiều người.

Vì vậy với vấn đề có nên uống thuốc khi bị đau bụng kinh không còn tùy thuộc và mức độ đau của từng người. Nếu chị em chỉ bị đau nhẹ, còn trong khả năng chịu đựng và không bị ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Thì không nhất thiết phải dùng thuốc.

Trường hợp bị đau bụng kinh dữ dội, cơn đau âm ỉ nhưng kéo dài gây khó chịu thì việc sử dụng thuốc là điều cần thiết. Như vậy sẽ không làm ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống của chị em vào những ngày “ đèn đỏ”.

Các loại thuốc giảm đau bụng kinh hiện nay

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều các loại thuốc làm giảm đau bụng kinh. Bởi vậy tùy vào mức độ đau và sự thăm khám của bác sĩ mà chị em hãy cân nhắc lựa chọn loại thuốc cho phù hợp cho bản thân. Dưới đây chúng tôi xin phép chia sẻ đến chị em một số loại thuốc giảm đau bụng kinh. Chị em có thể tham khảo và sử dụng khi cần thiết.

Thuốc chữa đau bụng kinh Mefenamic Acid Stada 500mg

Có thể khẳng định Mefenamic Acid Stada 500mg là một trong những loại thuốc chữa đau bụng kinh mà chị em không nên bỏ qua. Loại thuốc này được chỉ định dùng cho chị em đau bụng kinh ở mức độ nhẹ đến trung bình.

Loại thuốc này được xếp vào nhóm thuốc kháng viêm không steroid. Hoạt động bằng cách ức chế quá trình tổng hợp Prostaglandin. Bên cạnh tác dụng giảm đau, thuốc còn có khả năng giúp giảm viêm nhiễm cơ quan sinh dục và các bộ phận khác trên cơ thể.

Vì vậy ngoài làm giảm đau bụng kinh, Mefenamic Acid Stada 500mg thường được bác sĩ chỉ định dùng cho các trường hợp phụ nữ sau sinh, người bệnh mới làm phẫu thuật. Hay bệnh nhân bị đau răng, nhức đầu, đau nhức xương khớp nhằm khắc phục các cơn đau.

Thuốc trị đau bụng kinh Fenaflam

Fenaflam cũng là một trong những loại thuốc trị đau bụng kinh mà chị em có thể tham khảo.

 

Đây là thuốc kháng viêm được bào chế từ Diclofenac 25mg. Thuốc thường được chỉ định dùng cho các trường hợp đau bụng kinh. Cũng như các chứng viêm đau cấp tính liên quan đến sản phụ khoa. Hay nha khoa, thấp khớp, chấn thương, phẫu thuật hoặc mắc các bệnh lý tai mũi họng.

Thuốc đau bụng màu hồng – Cataflam

Cataflam còn được chị em biết đến với cái tên quen thuộc khác là thuốc đau bụng kinh màu hồng.

Thuốc chứa thành phần chính là Diclofenac potassium – giúp làm giảm tổng hợp prostaglandin. Qua đó giúp chống viêm, giảm đau trong các trường hợp bị đau bụng kinh, đau đầu, đau sau phẫu thuật, đau răng…

Cataflam là loại thuốc thích hợp cho những người bị đau bụng kinh ở mức độ trung bình đến nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu có tiền sử bị viêm loét dạ dày, nổi mề đay mẩn ngứa. Hay dị ứng da sau khi dùng thuốc thì chị em không nên uống loại thuốc này.

Thuốc giảm đau bụng kinh Dolfenal

Dolfenal cũng là một trong những loại thuốc giảm đau bụng kinh mà chị em có thể tham khảo. Thuốc chứa thành phần Acid mefenamic 500mg có tác dụng hạ sốt, giảm viêm. Từ đó làm dịu cơn đau bằng cách ức chế sản xuất của prostaglandin trong cơ thể.

Loại thuốc này thường được các sĩ kê đơn dùng cho chị em bị đau bụng nhẹ cho đến trung bình. Bên cạnh đó thuốc còn dùng được cho các trường hợp đau nửa đầu xương khớp, đau răng hay đau toàn thân.

Thuốc chữa đau bụng kinh Paracetamol

Paracetamol là loại thuốc giảm đau thông dụng nhất và hầu hết có trong mỗi gia đình.  Tuy nhiên, rất ít chị em biết được là có thể sử dụng loại thuốc này để giảm đau bụng kinh.

Thuốc Paracetamol có tác dụng ức chế sản xuất các chất có thể gây ra tín hiệu đau ở não bộ. Từ đó thuốc sẽ giúp giảm đau bụng kinh bằng cách chống lại tình trạng co thắt quá mạnh của các cơ trơn ở tử cung. Paracetamol thích hợp cho những cơn đau bụng kinh ở mức độ nhẹ và trung bình.

Hiện nay loại thuốc này được điều chế ở nhiều dạng khác nhau. Như: Viên sủi, bột pha uống, viên nén hay thuốc tiêm. Nhưng công dụng chính vẫn là giảm đau nên chị em có thể yên tâm khi sử dụng thuốc.

Thuốc đau bụng kinh Diclofenac – uống thuốc giảm đau bụng kinh có hại không

Thuốc đau bụng kinh Diclofenac là thuốc giảm đau kháng viêm non-steroid. Có tác dụng giảm đau nhanh trong các trường hợp bị đau bụng kinh. Cũng như đau viêm cấp tính ở người bị chấn thương, người mới làm phẫu thuật, đau nửa đầu,…

Diclofenac hoạt động dựa trên cơ chế tác dụng úc chết hoạt tính cyclogenase. Một loại emzym là chất xúc tác cho quá trình sản xuất chất gây viêm đau prostaglandin trong cơ thể.

Thuốc giảm đau bụng kinh Hyoscinum

Hyoscinum cũng là một trong những loại thuốc giảm đau bụng kinh được bác sĩ kê đơn khi sử dụng. Loại thuốc này có tác dụng giảm đau nhờ vào khả năng làm giãn cơ, chống co thắt cơ trơn trong tử cung.

Thuốc thường được chỉ định dùng cho những chị em bị đau bụng kinh ở mức độ nhẹ đến trung bình. Và cũng dùng cho các trường hợp người bệnh bị đau xảy ra ở đường tiêu hóa, bàng quang có liên quan đến co thắt cơ.

Thuốc trị đau bụng kinh Nospa dạng uống và tiêm

Nospa dạng uống và tiêm cũng là loại thuốc giảm đau bụng kinh hữu hiệu mà chị em nên biết. Đây là loại thuốc có thành phần chính là Drotaverine chlorhydrate. Từ đó sẽ làm giãn các cơn co thắt của tử cung và làm giảm đau bụng trong những ngày kinh nguyệt.

Ưu điểm của loại thuốc này là ít gây ra các tác dụng phụ. Và không làm ảnh hưởng đến đường tiêu hóa của người dùng.

Ngoài tác dụng làm giảm đau bụng kinh nospa còn giúp điều trị hiện tượng co thắt ruột, dạ dày. Điều trị các hội chứng ở ruột, các cơn đau quặn ở thận, co thắt đường tiết niệu và đường sinh dục. Điển hình như viêm bể thận, sỏi niệu quản, sỏi thận, viêm bàng quang…

Thuốc giảm đau bụng kinh Mofen 400

Để có thể đẩy lùi các cơn đau bụng kinh mỗi khi đến tháng chị em có thể tin tưởng sử dụng thuốc mofen 400.

Thuốc có thành phần chúng là Ibuprofen 400mg thuộc nhóm kháng viêm giảm đau không steroid (NSAID). Có tác dụng ức chế các enzyme cyclooxygenase. Từ đó làm giảm sản xuất prostaglandin. Cũng như giảm các chất gây đau như serotonin, bradykinin. Loại thuốc thuộc nhóm giảm đau nhẹ.

Thuốc giảm đau bụng kinh Alverin

Khi chị em bị những cơn đau bụng kinh liên tục hành hạ có thể tin tưởng sử dụng thuốc Alverin. Là một trong những loại thuốc giảm đau bụng kinh an toàn nhất được bác sĩ khuyên dùng hiện nay.

Thuốc Alverin có coog dụng chính là chống lại những con có thắc ở vùng bụng dưới. Vì vậy ngoài tác dụng giảm đau bụng kinh, loại thuốc này còn được sử dụng để trị những cơn đau do các bệnh lý khác. Như: co thắt ruột kết, túi thừa hay các bệnh liên quan đường ruột một cách nhanh chóng.

Vậy uống thuốc giảm đau bụng kinh có hại không? Có vô sinh không?

Hiện nay rất nhiều chị em mỗi khi đến chu kỳ kinh nguyệt thường bị đau bụng kinh dữ dội. Và giải pháp để nhanh chóng giảm những cơn đau đó là sử dụng thuốc giảm đau bụng kinh như một thói quen. Thay vì tìm đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám, chữa trị.

Chị em cần lưu ý rằng dù là bất cứ loại thuốc điều trị bệnh nào cũng có song song tác dụng phụ. Nếu chị em sử dụng loại thuốc giảm đau bụng kinh sai liều lượng. Hay không đúng cách sẽ gây ra những tác hại vô cùng nguy hiểm.

uống thuốc đau bunh kinh có hại không? có vô sinh không?

Đau bụng kinh chỉ là một hoạt động co thắt tại tử cổ cung. Nhằm đẩy máu kinh từ buồng trứng ra ngoài âm đạo. Khi bước vào chu kỳ kinh chị em thường bị đau bụng kinh và có các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn,…

Bởi đã có rất nhiều chị em bị vô sinh – hiếm muộn do sử dụng thuốc giảm đau bụng kinh trong khoảng thời gian dài. Tốt nhất, chị em nên tiến hành thăm khám phụ khoa định kỳ thường xuyên.

Uống thuốc giảm đau bụng kinh có hại không? Có vô sinh không? Mặc dù hiện nay vẫn chưa có bất cứ nghiên cứu nào chứng minh. Uống thuốc giảm đau sẽ gây vô sinh, hiếm muộn. Nhưng việc chị em sử dụng quá nhiều thuốc giảm đau sẽ gây rối loạn kinh nguyệt, rối loạn nội tiết tố cơ thể. Điều này sẽ dẫn đến các bệnh phụ khoa, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản. Lâu dần sẽ tăng nguy cơ gây vô sinh, hiếm muộn ở nữ giới.

Tác dụng phụ khi dùng thuốc đau bụng kinh không đúng

Chị em sử dụng thuốc giảm đau bụng kinh hoàn toàn không sai. Tuy nhiên nếu sử dụng trong một khoảng thời gian dài, không đúng liều lượng có thể dẫn đến một số tác dụng phụ dưới đây.

Cơ hội cho bệnh cao huyết áp tấn công

Sử dụng nhiều thuốc giảm đau bụng kinh có thể khiến huyết áp của chị em tăng cao. Bởi chị em hay sử dụng thuốc giảm đau có chứa dạng sủi bọt để nhanh chóng thoát khỏi cơn đau. Loại này có chứa dược tá là muối ion Na+. Đây là tác nhân chính gây huyết áp cao.

Khiến cơ thể phụ thuộc vào thuốc hoàn toàn

Sử dụng thuốc giảm đau mỗi khi đến kỳ kinh sẽ khiến cơ thể chị em bị nghiện. Phụ thuộc vào thuốc vì nó như một chất an thần, ổn định tâm lý.

Do đó, khi đến tháng nếu cơ thể chịu được cơn đau thì chị em nên chịu đựng. Nếu cơn đau kéo dài thì bạn nên tìm đến bác sĩ để thăm khám.

Xem thêm: [Bật mí] Cách nhận biết và phân biệt dấu hiệu sắp có kinh và có thai

Tàn phá và hủy hoại gan nghiêm trọng

Tùy thuộc vào cường độ, chị sẽ được kê đúng loại thuốc hỗ trợ xua tan cơn đau và ít gây tác dụng phụ. Loại thuốc này có thể làm tổn thương gan nghiêm trọng nếu lạm dụng quá mức.

Ngoài ra, nếu chị em sử dụng thuốc sai cách thì còn hủy hoại nghiêm trọng lá gan. Như: gây viêm loét, gan nhiễm độc, suy gan… ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sinh hoạt cuộc sống.

Vì thế, lời cảnh tình cho bất cứ chị em nào khi đến tháng bị đau bụng không được tự ý mua thuốc giảm đau về điều trị.

Nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Bệnh tim mạch là do rối loạn hoạt động của tim và mạch máu. Do không được trao đổi oxy khiến nhồi máu cơ tim, đột quỵ… Nguyên nhân chính của điều kể trên là do sử dụng thuốc lá, không chăm luyện tập thể dục thể thao. Sử dụng rượu bia và đặc biệt là lạm dụng thuốc giảm đau bụng kinh.

Để phòng chống bệnh tim mạch thì cơ thể cần kiểm soát thuốc lá. Cũng như không ăn mặn, hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc giảm đau.

Gây những tác động nặng nề tới sức khỏe

Nhiều chị em coi thường sức khỏe, sử dụng thuốc giảm đau một cách bừa bãi. Khiến sức khỏe sinh sản ngày càng tồi tệ, chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn. Thậm chí, nhiều người còn mắc các tác dụng phụ như đau đầu, bại não,  khó thở, suy tim… thậm chí là tử vong.

Uống thuốc đau bụng kinh sao cho đúng?

Nếu chị em bị đau bụng kinh trong ngày “đèn đỏ” không nên lạm dụng thuốc giảm đau. Chỉ nên sử dụng khi không thể chịu nổi cơn đau. Đồng thời, cần sớm tiến hành thăm khám để biết được nguyên nhân thực sự gây ra cơn đau. Từ đó bác sĩ sẽ có hướng điều trị thích hợp nhất. Bên cạnh đó, để tránh tác dụng phụ do thuốc giảm đau gây ra, chị em cần chú ý một số vấn đề sau.

  • Uống thuốc giảm đau bụng kinh theo chỉ định của bác sĩ.
  • Đọc kỹ thành phần của thuốc giảm đau
  • Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa
  • Nếu mắc các bệnh suyễn, dạ dày, thận, gan,… thì không được dùng thuốc ibuprofen, aspirin
  • Trẻ em dưới 16 tuổi không được dùng aspirin
  • Không nên sử dụng thuốc tránh thai để giảm nhanh cơn đau. Bởi loại thuốc này có thể gây vô sinh, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Cũng như huyết áp, tắc nghẽn mạnh máu,…

Các biện pháp hỗ trợ giảm đau bụng kinh không dùng thuốc

Ngoài việc sử dụng thuốc để làm giảm đau bụng kinh. Chị em có thể sử dụng một số phương pháp chữa đau bụng kinh đơn giản, an toàn tại nhà dưới đây.

Tắm nước nóng hoặc chườm ấm

Đau bụng kinh nên chườm nóng

Một trong những nguyên nhân khiến tử cung co thắt mạnh hơn. Gây ra cơn đau bụng kinh nghiêm trọng là nhiệt độ cơ thể xuống thấp. Nhiệt độ cao sẽ giúp tử cung co thắt nhịp nhàng hơn. Khí huyết được đẩy ra ngoài thuận lợi và từ đó làm giảm cơn đau. Có thể làm ấm bằng các biện pháp như: tắm nước ấm, dùng miếng dán nóng, dùng túi chườm hoặc chai nước nóng,…

Massage

Chỉ cần thực hiện một vài động tác massage nhẹ nhàng vùng bụng. Theo hướng vòng tròn, cơn đau bụng kinh sẽ dịu đi nhanh chóng. Tác dụng của việc massage là giúp cơ bụng giãn ra. Từ đó giảm những cơn co thắt đột ngột kích thích dây thần kinh.

Dùng gừng tươi

Một ly nước gừng ấm cũng giúp làm ấm cơ thể, giảm đau bụng kinh cùng triệu chứng khó chịu. Ngoài ra, bạn có thể dùng gừng tươi đắp trực tiếp lên vùng bụng dưới để giảm co bóp cơ tử cung đột ngột, giảm cơn đau.

Chế độ ăn

Khi chuẩn bị hoặc trong kỳ kinh nguyệt, chị em nên lưu ý hơn về chế độ ăn. Nê ăn  ít dầu mỡ, nhiều chất xơ, nhiều hoa quả giàu Vitamin và khoáng chất tốt. Đặc biệt, các nhóm chất như Vitamin E, Vitamin B6, Vitamin B1, kẽm, Magie, Acid béo Omega – 3,.. Những loại thực phẩm này có tác dụng rất tốt trong giảm đau bụng kinh, giảm sự căng cơ và phản ứng viêm.

Lưu ý: Tuy nhiên những phương pháp giảm đau bụng kinh tại nhà này chỉ có tác dụng với những trường hợp đau bụng kinh sinh lý. Không có tác dụng với đau bụng kinh do mắc bệnh lý. Vì vậy để đảm bảo an toàn chị em nên thăm khám thật kỹ và tham khảo ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa khi sử dung bất cứ loại thuốc nào.

Mong rằng với những chia sẻ trên đây đã cung cấp đến chị em những kiến thức bổ ích. Cũng như giải đáp được thắc mắc uống thuốc giảm đau bụng kinh có hại không? Có vô sinh không? Để bảo vệ bản thân, nếu có dấu hiệu đau bụng dữ dội khi đến tháng chị em đến các phòng khám để kiểm tra định kỳ. Chúc chị em sức khỏe!