Nữ giới cần biết – Uống kháng sinh có bị chậm kinh không?

Tham vấn y khoa : Bác sĩ

Ngày cập nhật :24/11/2022

Một trong những nguyên nhân gây chậm kinh, đó là sử dụng thuốc. Vậy uống kháng sinh có bị chậm kinh không? Uống kháng sinh có gây rối loạn kinh nguyệt hay không? Là câu hỏi được nhiều chị em quan tâm.  

Hãy tham khảo nội dung bài viết dưới đây, bác sĩ Vũ Thị Thanh Dung, chuyên gia sản phụ khoa của Phòng khám Đa khoa Quốc tế sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.

uống thuốc kháng sinh có bị chậm kinh không

Uống kháng sinh có bị chậm kinh không? 

Uống kháng sinh có bị chậm kinh không? Có trễ kinh không? Trước khi giải đáp câu hỏi này, bác sĩ Thanh Dung sẽ cung cấp thông tin giúp bạn hiểu hơn về vai trò cũng như cơ chế hoạt động của thuốc kháng sinh. 

Thuốc kháng sinh là loại thuốc được sử dụng để ngăn ngừa, điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Loại thuốc này có nhiệm vụ làm giảm sự phát triển của vi khuẩn và tiêu diệt chúng. 

Tùy thuộc vào từng bệnh lý, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng nhóm kháng sinh phù hợp. Thuốc kháng sinh được bào chế dưới nhiều dạng như: dạng viên uống, dạng tiêm, kem hoặc thuốc mỡ. 

Vậy uống thuốc kháng sinh có bị chậm kinh không? Khi sử dụng kháng sinh đường uống, tiêm… Sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự trao đổi chất của estrogen và progesterone. Tác động trực tiếp và làm ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng cũng như chu kỳ kinh nguyệt ít nhiều.  

Tuy nhiên, không phải ai uống thuốc kháng sinh cũng bị chậm kinh, rối loạn kinh nguyệt. Theo bác sĩ Thanh Dung, uống kháng sinh có bị chậm kinh không? Còn phụ thuộc vào liều lượng và thời gian dùng thuốc của mỗi người.  

Để đảm bảo an toàn, hạn chế các tác dụng phụ không mong muốn của thuốc kháng sinh. Chị em nên đi khám và sử dụng thuốc kháng sinh khi có chỉ định của bác sĩ. Đồng thời, chú ý dùng đúng và đủ liều lượng theo hướng dẫn của bác sĩ. 

Hậu quả của việc lạm dụng kháng sinh 

Bên cạnh câu “hỏi uống kháng sinh bị chậm kinh không?” Bác sĩ Dung cũng chỉ ra những hậu quả khi lạm dụng quá nhiều vào thuốc kháng sinh. Thuốc kháng sinh được ví như con dao hai lưỡi. Nếu dùng đúng và đủ nó sẽ có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây viêm nhiễm. Ngược lại sử dụng không đúng, lạm dụng thuốc kháng sinh, có thể gây ra nhiều tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe như:  

Dị ứng khi dùng nhiều thuốc kháng sinh

Có không ít trường hợp có cơ địa quá mẫn cảm, tự ý sử dụng thuốc kháng sinh không theo chỉ định của bác sĩ. Có thể bị dị ứng với các thành phần của thuốc gây mẩn ngứa, nổi mề đay. Trường hợp nặng, còn bị sốc phản vệ, đe dọa đến tính mạng.  

Nhờn, kháng thuốc kháng sinh

Lạm dụng thuốc kháng sinh sẽ gây nhờn thuốc, dẫn đến kháng thuốc. Tức là khi đó, bạn có sử dụng thuốc kháng sinh, nhưng vi khuẩn cũng không bị tiêu diệt. Ngược lại chúng còn phát triển mạnh hơn. Đồng thời, làm giảm sức đề kháng, khiến cơ thể dễ bị mắc nhiều bệnh hơn. 

Suy giảm chức năng gan

Đây là tác dụng phụ thường thấy nhất mỗi khi sử dụng thuốc kháng sinh. Những người điều trị thuốc kháng sinh trong thời gian dài thường bị chóng mặt, cơ thể mệt mỏi, vàng da, buồn nôn… 

Làm giảm tác dụng của thuốc tránh thai

Như đã nói ở trên, uống thuốc kháng sinh sẽ gây mất cân bằng nội tiết tố có trong cơ thể và trong thuốc tránh thai. Vì vậy, nếu bạn dùng thuốc kháng sinh, thì tác dụng của thuốc tránh thai sẽ bị giảm. Do đó, trong khi dùng thuốc kháng sinh, bạn nên lựa chọn biện pháp tránh thai khác. 

Cách sử dụng kháng sinh an toàn, hiệu quả

Để việc uống thuốc kháng sinh không gây chậm kinh nói chung hay rối loạn kinh nguyệt nói riêng, chị em cần lưu ý một số vấn đề sau:  

  • Chỉ dùng kháng sinh khi đã đi khám và được bác sĩ chuyên khoa kê đơn. 
  • Đảm bảo dùng đúng và đủ liều lượng, thời gian dùng thuốc đúng quy định của bác sĩ. 
  • Không được tự ý đổi thuốc hoặc sử dụng thuốc kháng sinh đã hết hạn. 
  • Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc để sử dụng khi chưa đi khám. Nhất là với một số bệnh thường gặp như: đau răng, viêm họng, viêm phổi, viêm phế quản, viêm xoang… 

Chậm kinh có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Đây cũng là triệu chứng cảnh báo bệnh phụ khoa nguy hiểm. Do đó, để đảm bảo an toàn, chị em nên chủ động đến cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để thăm khám.  

Những loại thuốc không nên dùng trong kỳ kinh

Dưới đây là một số loại thuốc không nên dùng trong ngày đèn đỏ, để tránh gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh: 

Thuốc chống trầm cảm 

Loại thuốc này có thể khiến cho kỳ kinh nguyệt của bạn bị rối loạn, mất kinh, chậm kinh. Chu kỳ kinh ngắn hoặc dài bất thường.  

Những loại thuốc không nên dùng trong ngày đèn đỏ 

Thuốc tránh thai

Là một trong những phương pháp phòng tránh thai được nhiều chị em sử dụng. Tuy nhiên, loại thuốc này có thể gây rối loạn kinh nguyệt nếu bạn sử dụng kéo dài. 

Thuốc giảm cân

Nếu bạn đang trong giai đoạn uống thuốc giảm cân thì chắc chắn chu kỳ kinh nguyệt của bạn sẽ bị ảnh hưởng. Bởi khi lượng mỡ cơ thể xuống dưới 17%, sẽ làm chậm kinh, rối loạn kinh nguyệt. 

Thuốc chữa viêm nhiễm phụ khoa

Khi đang có kinh, chị em không nên dùng thuốc chữa viêm phụ khoa dạng uống hoặc dạng viên đặt. Bởi trong ngày đèn đỏ, cổ tử cung giãn rộng, để đẩy niêm mạc tử cung bong ra ngoài. Sẽ tạo điều trị để vi khuẩn xâm nhập vào sâu bên trong hơn. 

Thuốc có chứa thành phần steroid không nên dùng trong ngày đèn đỏ

Những loại thuốc có thành phần steroid nên tạm ngừng sử dụng trong ngày kinh nguyệt. Bởi thành phần này sẽ gây ức chế quá trình rụng trứng, khiếm chu kỳ kinh của bạn kéo dài hơn. 

Thuốc cầm máu

Loại thuốc này sẽ làm giảm tính thấm máu của mao mạch, thúc đẩy quá trình đào thải máu ra bên ngoài. Từ đó, gây ra hiện tượng ứ huyết ở bên trong. Khiến cho cho kỳ kinh nguyệt của bạn bị ảnh hưởng. 

Hi vọng rằng, thông qua nội dung bài viết trên đây, chị em đã có lời giải cho câu hỏi “uống kháng sinh có bị chậm kinh không?” và một số lưu ý để sử dụng thuốc kháng sinh an toàn.

Xem thêm bài viết: