[Tam thất] Từ A- Z đặc điểm, công dụng, cách dùng, giá bán

Tham vấn y khoa : Bác sĩ

Ngày cập nhật :24/11/2022

Lâu nay, người Việt có thói quen sử dụng tam thất hàng ngày với mong muốn bồi bổ sức khỏe. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ loại thảo dược này. Vậy tam thất là gì. Công dụng, cách dùng, liều dùng, giá bán ra sao. Hãy cùng theo dõi bài viết để có thêm thông tin chi tiết.

Nội Dung Chính

Mô tả về cây tam thất

Đây là loại thảo dược xuất hiện từ thời thượng cổ. Có giá trị ngang với nhân sâm 10 năm.

Tam thất

Tên thường gọi: Cây tam thất, sâm tam thất

Tên gọi khác: Thổ sâm, kim bất hoán

Tên khoa học: Panax pseudo-ginseng Wall.

Họ: Nhân sâm (Araliaceae)

Đặc điểm 

Đặc điểm nhận dạng các bộ phận của cây như sau:

  • Thân cây: Dạng thân thảo, thường chỉ mọc 1 thân chính, ít phân nhánh. Chiều cao của cây chỉ khoảng 30 – 50cm. Thường mọc lá từ sát gốc, giống như thân cỏ.
  • : Lá mọc thành cụm 5 – 7 phiến, nối với thân bằng 1 cuống chung dài 3 – 5 cm và cuống chét dài 1cm. Mỗi phiến lá có hình mác dài, chứa nhiều răng cưa ở mép. Trên 2 mặt lá đều có lông cứng và gân.
  • Hoa tam thất: Những bông hoa mọc theo cụm ở phần ngọn hoặc các tán đơn. Màu hoa vàng lục nhạt, có 5 cánh nhỏ. Chúng thường nở từ tháng 5 đến tháng 7 hàng năm.
  • Quả: Quả có hình cầu dẹt, trong khá mọng, đặc biệt khi chín có màu đỏ rất bắt mắt. Mùa quả chín là từ tháng 8 đến tháng 10.
  • Hạt: Trong mỗi quả có chứa những hạt hình cầu, màu trắng.
  • Củ tam thất: Củ hay toàn bộ phần rễ của cây này chia nhiều nhánh nhỏ quanh củ cái. Phía ngoài có màu vàng nâu, bên trong màu trắng ngà. Đây chính là bộ phận chính được dùng trong nhiều bài thuốc mà chúng tôi đề cập dưới đây.

Khu vực phân bố

Cây phân bố chủ yếu ở phía Bắc Việt Nam và phía Nam Trung Quốc.

Tại Việt Nam, loại cây này thường trồng ở vùng núi cao, khí hậu lạnh như Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai.

Bộ phận dùng làm dược liệu

Hầu hết các bộ phận của cây đều được sử dụng để làm thuốc. Nhưng trong đó phần rễ củ là bộ phận thường được sử dụng làm dược liệu nhất.

Thu hoạch- Sơ chế

Sau khi trồng khoảng 5 – 7 năm thì mới thu hoạch lấy củ. Mùa thu hoạch chính là mùa hè.

Củ sau khi thu hoạch sẽ được mang đi rửa sạch bùn đất, cắt bỏ phần rễ con. Tiếp đó đem đi phơi nắng hoặc sấy khô để làm dược liệu.

Bảo quản

Phơi sấy khô sau đó bảo quản ở nơi có độ ẩm dưới 13%.

Thành phần hóa học

Trong củ tam thất có một số thành phần hóa học như là:

– Saponin triterpen:

  • Saponin A, B, C, D.
  • Acid oleanolic.
  • Đường khử.

– 16 acid amin khác như:

  • phenylalanin
  • leucin
  • isoleucin
  • valin
  • prolin
  • histidin
  • lysin
  • cystein
  • Các chất vô cơ như Fe, Ca.

Bào chế

Thảo dược này thường được sử dụng với nhiều dạng khác nhau. Ví dụ như: Tán bột, dùng tươi, ủ rượu hoặc bào chế dưới dạng viên hoàn giọt.

Vị thuốc tam thất

Đây được coi là vật phẩm bổ dưỡng, có nhiều công dụng hữu hiệu.

Tính vị

Vị ngọt, hơi đắng, tính ôn. Tác dụng của củ là phá huyết tán ứ, chỉ huyết, tiêu thũng định thống, bổ cường tráng,…

Quy kinh

Tam thất đi vào kinh Can, Vị, Phế, Tâm.

Tác dụng dược lý

Một số tác dụng dược lý của củ tam thất được phát hiện như sau:

  • Tăng cường khả năng bảo vệ tim chống lại tác nhân gây loạn nhịp.
  • Ngăn ngừa xơ vữa động mạch. Làm giãn mạch và làm tăng khả năng chịu đựng của cơ thể khi bị thiếu oxy.
  • Có tác dụng cầm máu, tiêu ứ máu bên trong nội tạng và làm lành các vết thương nhanh.
  • Khắc phục chứng teo dạ dày chuột, đảo ngược sự tăng sản, chuyển sản ruột của biểu mô tuyến, làm chậm sự phát triển của khối u.
  • Giảm huyết áp, giảm nhịp tim khi sử dụng một lượng cố định.
  • Cải thiện phản ứng miễn dịch dịch thể. Giảm viêm, giảm đau và làm chậm quá trình lão hóa.

Độc tính

Hiện nay, chưa có bất cứ nghiên cứu nào xác định độc tính cụ thể của tam thất. Nhưng phải thận trọng khi sử dụng với các dược liệu khác.

Phân loại củ tam thất

Dựa trên nhiều đặc điểm về hình dáng của cây, củ, phân bố, giá trị, trạng thái sử dụng mà người ta có phân chia  thành nhiều loại để dễ phân biệt như sau:

Phân loại củ tam thất

Củ tam thất bắc

Tam thất bắc có nhiều tên gọi khác như nhân sâm,  điền thất, kim bất hoán (ý là rất quý, có vàng chưa chắc mua được).

Để phân biệt củ tam thất bắc ta dựa vào đặc điểm về hình dáng như sau: Hình thoi, vỏ ngoài sần sùi, nhiều mấu cứng xám hoặc đen.

Tam thất bắc là cây thuộc họ nhân sâm. Thân cây nhỏ cao khoảng 30-60cm, sống lâu năm, mọc đứng. Vỏ cây không lông với rãnh dọc, lá kép kiểu bàn tay xòe, mọc vòng. Cây cần có tuổi đời từ 3-7 năm thì mới cho thu hoạch củ.

Củ tam thất nam

Tam thất nam củ có hình hơi tròn, bề mặt củ nhẵn. Lá cây khá dày, to, không có răng cưa và thường mọc xếp thành từng tàu trồng lên nhau.

Cây thường mọc hoang ở những nơi đất ẩm và mát như ở bờ suối, ven sông. Nếu so sánh, cả củ và hoa của cây tam thất nam đều ít giá trị hơn so với tam thất bắc.

Củ tam thất rừng

Tam thất rừng còn có tên trúc tiết nhân sâm, sâm hai lần chẻ, hoàng liên thất.

Củ thường thuôn một bên hoặc hình trứng. Vỏ có màu trắng vàng, thịt màu trắng ngà, vị hơi cay như gừng. Cây ưa ẩm ướt nên thường mọc hoang ở nơi ven núi, hốc khe hoặc ven bờ suối.

Có 5 loại, phân loại dựa trên màu sắc của lõi củ là: Màu tím khoai môn, vàng, đỏ tía, xanh và trắng.

Củ tam thất tươi

Củ dạng tươi là dạng củ mới thu hoạch, chưa qua quá trình sơ chế để bảo quản. Loại củ tươi được đánh giá là rất tốt vì nó giữ nguyên được giá trị dược tính.

Tuy nhiên, việc dùng củ tươi cũng có bất tiện là nếu không biết cách bảo quản thì củ dễ bị hỏng, không sử dụng được.

Củ tam thất khô

Củ khô là dạng đã được sơ chế, phơi hoặc sấy khô để tiện cho quá trình sử dụng và bảo quản về sau. Nếu được sơ chế đúng cách thì giá trị dược tính không quá khác biệt so với loại tươi.

Liều lượng – Cách dùng

Liều dùng có thể khác nhau đối với từng người bệnh. Liều lượng dựa trên tuổi, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Bạn hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.

Tam thất được dùng dưới dạng nào?

Cây tam thất được dùng dưới các dạng:

  • Thuốc bột.
  • Thuốc sắc.
  • Giã đắp hoặc rắc thuốc bột ngoài da.
  • Chè hãm.
  • Cao uống.

Liều dùng thông thường của cây tam thất là bao nhiêu?

Dùng 4–6g/ngày, dạng thuốc bột hoặc thuốc sắc.

Dùng ngoài giã đắp hoặc rắc thuốc bột để cầm máu. Lá và thân cây cũng được dùng để hãm trà hoặc nấu cao uống.

Xem thêm: [Nấm linh chi] 20+ thông tin bạn không nên bỏ qua

Kiêng kỵ khi sử dụng tam thất

Tam thất tuy tốt nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng. Dưới đây là một số kiêng ky, lưu ý khi sử dụng mà bạn cần chú ý.

Đối tượng không nên sử dụng tam thất?

Mặc dù rất tốt đối với sức khỏe nhưng những đối tượng sau đây không được sử dụng, cụ thể là:

  • Phụ nữ mang thai.
  • Người bị cảm lạnh.
  • Phụ nữ mắc chứng rong kinh nặng.

Tương tác thuốc

Tam thất có khả năng gây tương tác hoặc phản ứng với một số nhóm thuốc như:

  • Thuốc chỉ huyết, thuốc chống đông máu.
  • Khi sử dụng quá liều rất dễ để lại tương tác thuốc hoặc gây ra triệu chứng đối kháng hoặc giao kèo.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng tam thất

Tuy là thảo dược thiên nhiên khá lành tính. Nhưng các bác sĩ đông y cũng khuyến nghị bệnh nhân cần lưu ý đến các vấn đề sau:

  • Tuyệt đối không sử dụng để điều trị bệnh trong thời kỳ cơ thể bị lạnh. Bởi bản chất của tam thất là lạnh, nên nó sẽ khiến cho tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.
  • Người bị rong kinh không nên sử dụng vì nó có thể kích thích dòng chảy kinh nguyệt lâu hơn.
  • Không sử dụng với các loại trà. Đặc biệt là trà có hương mạnh để không làm giảm tác dụng. Các chuyên gia khuyến khích nên sử dụng riêng 1 mình tam thất để tối ưu hóa tác dụng của nó.
  • Không nên sử dụng quá 9g mỗi ngày.
  • Tam thất có nguy cơ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Vậy nên tốt nhất không sử dụng khi đang mang thai.
  • Mỗi loại đều có những đặc tính chữa bệnh riêng. Tam thất nguyên có tác dụng tốt trong việc phân tám máu ứ. Trong khi đó loại nấu chín lại có tác dụng vượt trội trong việc cải thiện chất lượng máu.

Tổng hợp các bài thuốc chữa bệnh từ tam thất

Để giải đáp cho thắc mắc “Tam thất chữa bệnh gì?”, bạn đọc có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây để tìm hiểu rõ hơn. Cụ thể bài thuốc như sau:

Các bài thuốc chữa bệnh từ tam thất

Cải thiện chứng ứ máu, bầm tím da

– Hướng dẫn sử dụng:

  • Dùng khoảng 2 – 3g bột tam thất đem pha với nước ấm để uống.
  • Ngày uống 3 lần, mỗi lần cách nhau khoảng 6 – 8 tiếng.

Bài thuốc này giúp đánh tan tình trạng ứ máu, bầm da do té ngã.

Cải thiện chứng đau thắt ngực

– Hướng dẫn sử dụng:

  • Hòa khoảng 3-6g bột tam thất với 500ml nước ấm để uống.
  • Ngày sử dụng 1 lần, uống trước hoặc sau bữa ăn.

Đối với những người bị đau thắt ngực không rõ nguyên nhân. Bệnh nhân nên khám chuyên khoa và nhờ chuyên gia tư vấn cụ thể về liều lượng.

Khắc phục chứng ra máu sau sinh

– Cách dùng:

  • Tán mịn 100g bột tam thất.
  • Mỗi lần dùng khoảng 8g bột hòa với nước cơm để uống.

Ngày uống 2 – 3 lần, cho đến khi triệu chứng ra máu được khắc phục.

Chữa suy nhược cơ thể

– Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 12g tam thất, 40g sâm bổ chinh, 40g ích mẫu, 20g kê huyết đằng, 12g hương phụ.
  • Đem các nguyên liệu đi tán nhỏ, bảo quản trong lọ thủy tinh.
  • Mỗi ngày dùng khoảng 30g hỗn hợp này để sắc lấy nước uống.

Tùy vào tình trạng cụ thể mà bệnh nhân có thể sử dụng với liều lượng khác nhau.

Cải thiện triệu chứng thiếu máu, huyết hư sau sinh

Mỗi ngày uống khoảng 6g bột tam thất.

Kết hợp với tần với gà ác, ăn nguyên con.

Bài thuốc chữa rong huyết, huyết ứ, rong kinh do bế kinh

– Cách dùng tam thất:

  • Chuẩn bị khoảng 4g tam thất, 12g ngải diệp, 12g ô tặc cốt, xuyên nhung, đơn bì, đương quy, đan sâm mỗi vị 8g, ngũ linh chi, một dược mỗi vị 4g.
  • Cho các vị thuốc vào ấm sắc lấy nước uống.
  • Kiên trì mỗi ngày 1 tháng, khoảng 1 tháng thì có thể ngưng.

Chữa chứng đau bụng kinh, máu kinh ra nhiều

# Bài 1:

– Thực hiện:

  • Dùng khoảng 6 – 10g tam thất nam để sắc lấy nước uống hoặc ngâm rượu.
  • Mỗi ngày uống 1 lần, trước kỳ kinh khoảng 1 tuần.

# Bài 2:

– Thực hiện:

  • Tam thất nam, hồi đầu dùng với lượng bằng nhau, sau đó đem đi tán mịn.
  • Mỗi lần dùng khoảng 2 – 3g đun với nước sôi để uống.
  • Ngày uống khoảng 3 lần, kiên trì khoảng 7 ngày/liệu trình.

Chữa chứng đau tức thắt lưng

– Thực hiện:

  • Dùng bột tam thất và bột hồng nhân sâm với lượng bằng nhau, đem đi trộn đều.
  • Mỗi ngày dùng khoảng 4g hỗn hợp trên để pha nước uống, chia thành 2 lần uống trong ngày. Mỗi lần cách nhau 12 tiếng.

Chữa chứng bạch cầu cấp và mãn tính

– Thực hiện:

Lấy 15g đương quy, 15g xuyên khung, 6g tam thất, 10g hồng hoa, 15g xích thược đem sắc lấy nước uống.

Kiên trì thực hiện mỗi ngày để cải thiện triệu chứng tối ưu.

Chữa viêm gan thể cấp tính nặng

Tam thất 12g; nhân trần 40g; hoàng bá 20g; huyền sâm, thiên môn, bồ công anh, mạch môn, thạch hộc, mỗi vị 12g; xương bồ 8g. Sắc uống ngày một thang.

Chữa tiểu ra máu do viêm nhiễm cấp tính đường tiết niệu

Tam thất 4g; lé tre, cỏ nhọ nồi, kim ngân, mỗi vị 16g; sinh địa, cam thảo đất, mộc hương, mỗi vị 12g. Sắc uống mỗi ngày một thang.

Chữa chảy máu khi bị thương

Lá cây giã nhỏ, vừa uống và vừa đắp bên ngoài.

Dưỡng nhan

Trong tam thất có chứa panax notoginseng saponin. Những dưỡng chất này có chức năng hoạt huyết, lưu thông máu, làm trắng và loại bỏ tàn nhang,…

Chính vì vậy, bột tam thất đặc biệt thích hợp cho phụ nữ làm đẹp và chăm sóc cơ thể. Với thành phần hoàn toàn tự nhiên, sử dụng tam thất là phương pháp làm đẹp tự nhiên, an toàn dành cho các chị em.

Có chất chống oxy hóa giúp chống lão hóa, loại bỏ các gốc tự do, tăng cường miễn dịch…

Giải độc, thanh nhiệt cơ thể

Tam thất có tính bình, không gây nóng, phù hợp để giúp thanh nhiệt, giải độc,…

Tuy nhiên chị em chỉ nên uống vừa phải. Không nên sử dụng quá nhiều vì khi uống sẽ thúc đẩy cơ thể thải độc nhanh từ đó có thể gây mọc mụn.

Bệnh mạch vành (phòng và chữa)

Bột tam thất 3g ngày uống 5 lần liên tục tới khỏi. Hay bột nhân sâm và bột tam thất mỗi thứ 15g, uống ngày 2 lần liên tục tới khỏi.

Hoặc dùng bột tam thất 1,5g, bột ngọc trai 0,3g, bột xuyên bối mẫu 3g. Uống ngày 2 lần, liên tục tới khỏi. Đau tức ngực: bột tam thất 8g. Uống với 15ml rượu nóng. Uống hàng ngày, lâu dài.

Chữa thấp tim

Ngày uống 3g bột tam thất, chia 3 lần (cách nhau 6 – 8 giờ), chiêu với nước ấm. Dùng trong 30 ngày. Hay bột tam thất 1g, uống ngày 2 – 3 lần; làm chậm quá trình phát triển của bệnh.

Nam giới bị viêm tiền liệt tuyến

Tam thất sống 3g. Nhai rồi nuốt hàng ngày vào buổi sáng sớm.

Nên sử dụng tam thất thế nào để làm đẹp?

Tam thất được coi là vật phẩm bổ dưỡng, vì vậy chị em cần biết cách sử dụng để giữ gìn nhan sắc.

  • Mỗi buổi sáng sau khi thức dậy có thể ăn một thìa bột tam thất.
  • Sau mỗi bữa ăn, trộn một muỗng cà phê nhỏ bột tam thất với sữa bò hoặc pha bột với nước ấm và uống.
  • Uống bột tam thất rất hiệu quả với những chị em mắt bị quầng thâm, da xỉn màu, bị chảy máu răng lợi, nhiều tàn nhang.
  • Chị em có thể uống nước ấm kết hợp với tam thất mật ong giúp đẹp da.

Món ăn thuốc có tam thất

Tam thất tán bột 4-6g. Uống cùng với nước hồ hoặc chút rượu. Dùng cho người bị kiết lỵ, đại tiện xuất huyết, chấn thương đụng giập, sưng nề.

Rượu hầm tam thất ngó sen trứng gà

Tam thất 3g, nước ép ngó sen 200ml, rượu nhạt 150ml, trứng gà 1 quả. Tam thất tán mịn, trứng bỏ vỏ, đun cách thủy và khuấy đều cho chín. Ăn ngày 1 lần.

Dùng cho các trường hợp thổ huyết, khái huyết tiện huyết, xuất huyết dạ dày ruột.

Gà hầm tam thất

Gà 1 con khoảng 1kg (gà mái hoặc gà ác), tam thất 20g. Gà làm sạch, tam thất tán bột cho trong bụng gà, hầm cách thủy cho chín, thêm gia vị.

Dùng rất tốt cho người bị suy nhược, khí huyết hư, ăn kém mệt mỏi, da tái nhợt thiếu máu.

Gà giò hầm tam thất quế chi

Gà 1 con (gà giò hoặc gà đen), tam thất 20g, quế chi 6g, tiểu hồi vài nhánh. Thêm gia vị hầm chín, ăn thịt gà, nước canh gà với bột tam thất.

Ngày 1 lần, đợt dùng 5-10 ngày. Món này rất tốt cho chị em bị viêm tử cung phần phụ.

Canh tam thất trứng gà tây thảo mai mực

Trứng gà 2 quả, tam thất bột 6g, ô tặc cốt 20g, tây thảo 10g. Trứng khoét lỗ nhỏ, cho 3g bột tam thất vào 1 quả. Bịt kín lỗ khoét, cho vào nồi cùng dược liệu và lượng nước thích hợp, đun sôi.

Khi trứng chín, đập bỏ vỏ trứng, thêm gia vị thích hợp, ăn trứng và nước canh. Món này tốt cho chị em kinh nguyệt kéo dài 8-10 ngày, lượng ít, rỉ rả, có máu cục, đau quặn vùng hố chậu.

Củ tam thất ngâm rượu có tốt không?

Ngoài chế biến món ăn, hãm nước, tam thất còn được các quý ông sử dụng để ngâm rượu. Vậy củ tam thất ngâm rượu có tốt không. Tác dụng và cách ngâm như nào. Đây là vấn đề được nhiều đấng mày râu quan tâm.

Tác dụng của rượu tam thất là gì?

Củ ngâm rượu rất tốt vì nó giúp giữ gìn và phát huy tối đa công hiệu. Một số tác dụng của loại rượu này đó là:

  • Tăng cường sức khỏe, giúp lại sức với những người lao động nặng nhọc.
  • Giúp hỗ trợ ổn định áp huyết, tốt cho người cao huyết áp khi sử dụng liều lượng thích hợp.
  • Giúp bổ máu, tăng cường tuần hoàn máu.
  • Giảm căng thẳng, ngủ ngon giấc.
  • Giúp kích thích vị giác, giúp ăn ngon miệng.
  • Phòng ngừa chứng đau xương khớp.

Cách ngâm rượu tam thất

  • Ngâm rượu tam thất tươi: 1kg tam thất tươi đã rửa sạch đất, cắt bỏ rễ, để ráo nước (có thể thái mỏng hoặc để nguyên củ), ngâm với 3 lít rượu 45 độ trong 3 tháng.
  • Ngâm rượu với củ tam thất khô: 1kg tam thất khô cạo sạch vỏ, rửa sạch, tráng với rượu cho sạch rồi thái mỏng hoặc để nguyên củ, ngâm với 5 lít rượu 40 độ trong 3 tháng.
  • Rượu tam thất có vị đắng và ngọt hậu nơi cuống họng. Vì rất giàu dưỡng chất nên mỗi lần chỉ nên uống 1-2 chén nhỏ. Không nên uống quá nhiều vì cơ thể sẽ không thể hấp thu hết.

Gợi ý 5 + cách sử dụng hoa tam thất chữa mất ngủ

Được biết tới với công dụng trấn an tinh thần, ổn định tim mạch, hỗ trợ trị chứng mất ngủ, rối loạn giấc ngủ. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách sử dụng hoa tam thất chữa mất ngủ đúng cách.

Dưới đây là một số bài thuốc điều trị bệnh mất ngủ sử dụng hoa tam thất được áp dụng phổ biến nhất.

cách sử dụng tam thất chữa mất ngủ

Nụ hoa tam thất chữa mất ngủ, ngủ ngon và sâu giấc hơn

Trong nụ hoa tam thất chứa nhiều hoạt chất tốt cho não bộ, giảm căng thẳng, tăng cường trí nhớ, điều hòa giấc ngủ ngon hơn. Người bị khó ngủ, trằn trọc khi ngủ có thể áp dụng bài thuốc sau đây để cải thiện.

Nguyên liệu: nước ấm, 3 – 5 nụ hoa tam thất

Cách thực hiện:

  • Nụ hoa mang rửa sạch, đảm bảo loại bỏ hết bụi bẩn.
  • Cho nụ hoa vào bình trà, thêm nước sôi già và hãm trong khoảng 5 – 7 phút.

Sử dụng nụ hoa tam thất khi còn ấm. Nên uống trước khi ngủ 2 tiếng để hoạt chất kịp thẩm thấu vào cơ thể, cải thiện giấc ngủ của bạn.

Trà hoa tam thất chữa mất ngủ, khó ngủ hiệu quả

Những người bị suy nhược cơ thể, rối loạn âu lo, người cao tuổi của thể sử dụng trà hoa tam thất chữa mất ngủ sau đây:

Nguyên liệu: Bột hoa tam thất, nước ấm

Cách thực hiện:

  • Lấy khoảng 3 – 5g bột hoa tam thất cho vào ấm trà, thêm nước nóng vừa đủ để hãm.
  • Loại bỏ lượt nước đầu tiên để trà thơm ngon và đậm vị hơn.
  • Thêm nước nóng, đậy nắp và hãm trà trong khoảng 15 – 20 phút là có thể dùng được.
  • Người bệnh nên sử dụng trà hoa tam thất ít nhất 1 tháng để thấy được hiệu quả.

*Lưu ý: Nước trà hoa tam thất nên được sử dụng hết trong ngày, không để lưu lại sang ngày hôm sau bởi trà sẽ bị thiu, ảnh hưởng không tốt tới hệ thống tiêu hóa.

Hoa tam thất chữa mất ngủ kết hợp thảo dược khác

Để cải thiện chứng mất ngủ, rối loạn giấc ngủ, Đông y sử dụng nụ hoa tam thất kết hợp một số thảo dược khác như lạc tiên, lá dâu tằm,… Bài thuốc chữa chứng mất ngủ được thực hiện đơn giản như sau:

Nguyên liệu: 10g hoa tam thất, 10g ngọn lạc tiên, 10g lá dâu tằm.

Cách thực hiện:

  • Mang tất cả nguyên liệu rửa sạch nhiều lần với nước để loại bỏ bụi bẩn.
  • Cho tất cả vị thuốc vào nồi, thêm nước lọc, sắc lửa nhỏ liu riu trong khoảng 45 phút.
  • Lọc để loại bỏ phần bã thuốc, giữ lại nước và sử dụng khi còn ấm.
  • Người bệnh nên kiên trì sử dụng ít nhất 2 tuần, uống thuốc trước khi ngủ 1 tiếng.

Hoa tam thất trị mất ngủ do cơ thể suy nhược

Những người bị khó ngủ, mất ngủ do cơ thể suy nhược, phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh thường xuyên bị hoa mắt, đau đầu, chóng mặt có thể áp dụng bài thuốc dưới đây để cải thiện.

Nguyên liệu: 12g tam thất; sâm bổ chính, ích mẫu mỗi vị 40g; hương phụ 12g; kê huyết đằng 20g

Cách thực hiện:

  • Mang toàn bộ nguyên liệu cho vào 1 hũ thủy tinh đã tiệt trùng, đậy kín nắp để bảo quản.
  • Mỗi ngày sử dụng khoảng 30g hỗn hợp các vị thuốc trên, cho vào ấm, thêm nước, sắc thuốc.
  • Lọc bã và sử dụng thuốc vào buổi tối trước khi ngủ khoảng 1 tiếng.

Củ tam thất chữa mất ngủ, giảm lo âu

Củ tam thất cũng được sử dụng trong các bài thuốc chữa mất ngủ với cách thực hiện đơn giản như sau:

  • Rửa sạch củ rồi đem phơi hoặc sấy khô.
  • Tán thành bột mịn, bảo quản trong hũ thủy tinh kín rồi dùng dần.
  • Mỗi lần sử dụng khoảng 3 – 6g bột tam thất, thêm 550ml nước ấm, khuấy đều sử dụng hàng ngày.
  • Người bệnh có thể thêm một chút mật ong nguyên chất để tăng hương vị thơm ngon, dễ uống hơn.

Hoa tam thất tươi xào thịt bò hỗ trợ cải thiện chất lượng giấc ngủ

Bên cạnh sử dụng các bài thuốc sắc chữa mất ngủ, người bệnh cũng có thể sử dụng hoa chữa mất ngủ bằng cách chế biến món ăn.

Củ tam thất giá bao nhiêu tiền 1 kg?

Giá của các loại tam thất được phân loại dựa trên nhiều tiêu chí như chủng loại, chất lượng, nguồn gốc, kích thước, năm tuổi. Một số giá bán tham khảo:

Giá bán tam thất nam

Tam thất nam có giá giao động từ 270.000 – 360.000 VNĐ/1 kg. Giá bán tùy vào chất lượng, độ đồng đều của củ và đơn vị bán.

Giá bán củ tam thất bắc

Tam thất bắc có giá giao động từ 500.000 VNĐ – 2 triệu đồng/1kg. Trong đó, có thể lấy tiêu chí phân loại theo kích thước (phổ biến nhất) như sau:

  • Loại tươi: Từ 550.000 VNĐ/ 1kg.
  • Loại 90 củ/1kg giá khoảng 1,2 triệu đồng/1kg.
  • Loại 60 củ/1kg giá khoảng 1,4 triệu đồng/1kg.
  • Loại 50 củ/1kg giá khoảng 1,5 triệu đồng/1kg.
  • Loại 40 củ/1kg giá khoảng 1,9 triệu đồng/1kg.

Giá bán tam thất rừng

Giá của loại tam thất này rất đắt vì nếu mọc hoang đủ tuổi thường hiếm. Giá cho mỗi 1kg không dưới 5 triệu đồng.

Lưu ý: Giá mỗi địa chỉ bán sẽ có sự chênh lệch đôi chút và tùy vào thời điểm.

Xem thêm: Hà thủ ô – dược liệu quý tốt cho sức khỏe

Mua củ tam thất ở đâu?

Có rất nhiều địa điểm bày bán loại củ này. Người bán có thể tìm mua mặt hàng này tại các hiệu thuốc YHCT, phòng chẩn trị YHCT. Các đơn vị chuyên phân phối nông sản, đặc sản. Hoặc cửa hàng chuyên bán tam thất trên toàn quốc.

Vì củ tam thất là mặt hàng có giá trị cao nên người mua chú ý lựa chọn địa chỉ uy tín, có giấy phép chứng minh nguồn gốc xuất xứ rõ ràng cho sản phẩm.

Theo những người có kinh nghiệm, khi chọn mua thì nên lựa chọn những củ có hình dạng giống như con ốc đá xám xanh hơi đen hoặc chọn loại nâu với vỏ bóng sáng. Ruột củ nếu có màu xám xanh nhìn mịn chắc mà không bị nứt hay xốp là loại tốt.

Cách phân biệt tam thất bắc thật hay giả

Tam thất bắc có nhiều loại; phổ biến nhất là loại tam thất bắc bị tách hết dược chất bằng phương pháp ép lạnh. Để phân biệt tam thất thật hay giả bạn có thể dùng các cách sau:

Quan sát bằng mắt

Khi bị tách hết dược chất thì tam thất sẽ thường ọp ẹp, xuất hiện những đường vân trên bề mặt củ.

Dùng vị giác để cảm nhận

Tam thất đã bị tách dược chất khi cắn vào sẽ không còn mùi thơm, vị đắng như thường lệ, người ta gọi là mất vị.

Tam thất có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Những thông tin chi tiết về vị thuốc này đã được trình bày ở trên hy vọng đã đem lại kiến thức hữu ích cho bạn đọc. Nên tìm hiểu thêm nhiều thông tin hữu ích khi có ý muốn chữa bệnh bằng cây này.