[Tổng hợp] 50+ Cách trị táo bón hiệu quả và đơn giản

Tham vấn y khoa : Bác sĩ

Ngày cập nhật :24/11/2022

Táo bón kéo dài khiến bạn ăn không ngon, ngủ không yên. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp các cách trị táo bón ở người lớn và trẻ em hiệu quả. Hãy cùng tham khảo nhé!

Nội Dung Chính

Táo bón là gì? Như thế nào được coi là táo bón kéo dài?

Táo bón là một trong những triệu chứng của bệnh đường ruột có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Đôi khi, nó có thể tiến triển thành dạng táo bón kinh niên.

Cách trị táo bón

Thông thường, biểu hiện của táo bón là đại tiện ít hơn ba lần trong tuần. Phân cứng rắn và ít, quá trình đào thải phân khó hơn. Đôi khi, táo bón còn gây đau bụng, kèm thêm cảm giác đại tiện không đầy đủ sau khi đã đi vệ sinh.

Tuy nhiên, táo bón cũng được xác định ở những người đi nhiều lần trong ngày, nhưng phân nhỏ hoặc cứng.

Các nhà nghiên cứu thường sử dụng các tiêu chí của Rome III để xác định táo bón. Người bệnh táo bón phải bao gồm hai hoặc nhiều hơn những dấu hiệu dưới đây:

  • Khó đi ngoài trong ít nhất 1/4 số lần đi vệ sinh.
  • Phân nhỏ, lổn nhổn hoặc cứng trong ít nhất 1/4 số lần đi vệ sinh.
  • Cảm giác đi tiểu không trọn vẹn trong ít nhất 1/4 số lần đi vệ sinh.
  • Cảm giác tắc nghẽn hậu môn hậu trong ít nhất 1/4 số lần đi vệ sinh.
  • Dùng tay hoặc can thiệp y tế trong ít nhất 1/4 số lần đi vệ sinh.
  • Ít hơn ba lần đi tiêu mỗi tuần.

Nguyên nhân dẫn đến táo bón kéo dài

Theo các bác sĩ chuyên khoa, có rất nhiều nguyên nhân gây táo bón kéo dài. Trong đó phải kể đến như:

Nguyên nhân nằm ngoài hệ tiêu hóa

  • Do nội tiết: Do ảnh hưởng của các bệnh lý nội tiết như đái tháo đường, suy giáp trạng, cường giáp trạng,…. Những bệnh lý này gây ra tình trạng táo bón, lâu ngày dẫn đến táo bón kéo dài.
  • Thần kinh: Các bệnh lý và tổn thương thần kinh như: sau chấn thương tủy sống, tai biến mạch máu não, Parkinson,… cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng táo bón.
  • Chế độ ăn uống và sinh hoạt: Chế độ ăn uống không hợp lý, quá nhiều hoặc quá ít chất xơ đều có thể dẫn đến táo bón. Ngoài ra, không uống đủ lượng nước cần thiết hay ăn những loại thực phẩm dễ gây táo bón như ổi, hồng xiêm chưa chín,… cũng là những yếu tố gây táo bón.
  • Nguyên nhân toàn thân: Táo bón khi sốt cao kéo dài hay nằm bất động kéo dài.
  • Rối loạn các chất điện giải: Những chất điện giải có vai trò vô cùng quan trọng điều hòa các hoạt động cơ thể. Rối loạn các chất điện giải cũng là một nguyên nhân gây táo bón,…
  • Ảnh hưởng của thuốc: Ảnh hưởng khi sử dụng một số loại thuốc như thuốc nhuận tràng, thuốc bao bọc niêm mạc dạ dày, thuốc có sắt,…
  • Do thói quen: Thói quen ngồi nhiều hoặc hay tiếp xúc với các hóa chất độc hại, điển hình là chì. Thói quen tâm lý ngại đi ngoài, thường xuyên nhịn đi ngoài cũng gây ra táo bón.

Nguyên nhân nằm ngoài bộ máy tiêu hóa và ổ bụng

  • Táo bón do nhóm nguyên nhân này thường do các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, đặc biệt là các bệnh lý đại tràng: To đại tràng bẩm sinh, to đại tràng không rõ nguyên nhân.
  • Các bệnh viêm đại tràng mãn tính, rối loạn trương lực đại tràng, đại tràng dài, polyp đại tràng, sa niêm mạc trực tràng,…

Táo bón và biến chứng nguy hiểm

Hầu hết trong chúng ta ai cũng đã đều gặp phải tình trạng táo bón ít nhất 1 lần trong đời. Có không ít người chủ quan nghĩ rằng đây là triệu chứng không nguy  hiểm và sẽ tự hết.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, nếu tình trạng này kéo dài trong nhiều ngày, người bệnh có nguy cơ gặp mắc phải các bệnh lý khác như:

  • Bệnh trĩ: Táo bón là “hung thủ” hàng đầu gây nên bênh trĩ. Việc ra sức rặn khi đi đại tiện gây nên hiện tượng tăng áp lực ổ bụng, khiến các búi trĩ càng ngày càng to, mỗi lần đi ngoài phân kèm theo máu.
  • Tắc ruột: Nếu trực tràng phải tích trữ lâu ngày khối phân lớn có thể gây nên hiện tượng bán tắc ruột hoặc tắc ruột. Người tắc ruột xuất hiện các triệu chứng như cơn đau bụng liên tục, bụng chướng, không đánh hơi hoặc đi tiện được.
  • Nhiễm độc: Phân tích trữ lâu ngày là điều kiện thuận lợi cho hại khuẩn phát triển. Chúng sinh ra chất có hại và ngấm vào máu. Lâu ngày sẽ gây nên nhiễm độc mạn tính.
  • Ung thư hậu môn – trực tràng: Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh táo bón. Nếu phân bị tích trữ lâu ngày sẽ có thời gian tiếp xúc với niêm mạc đại trực tràng, làm tăng nguy cơ ung thư.

Tổng hợp 50+ cách trị táo bón hiệu quả

Tuy không phải là bệnh lý nguy hiểm, không gây tử vong ở người. Nhưng nếu không đi khám và điều trị táo bón ở người lớn, trẻ em kịp thời và phù hợp. Bệnh có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm như đã nếu ở trên.

Để khắc phục tình trạng này, người bệnh có thể thử áp dụng một số cách trị táo bón dưới đây:

Uống nhiều nước giúp khắc phục tình trạng táo bón

Mất nước là nguyên nhân phổ biến nhất có thể gây táo bón. Để ngăn chặn vấn đề này, người bệnh táo bón cần uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày.

Uống nhiều nước khắc phục táo bón

Một số nghiên cứu cho thấy uống nước có gas hoặc thức uống chứa caffeine có thể hỗ trợ điều trị các vấn đề táo bón. Nước có gas có thể bù nước nhanh chóng và làm phân di chuyển trong ruột dễ dàng hơn. Ngoài ra, nước có gas còn được cho là có thể hỗ trợ điều trị hội chứng ruột kích thích.

Tuy nhiên, người bệnh không nên tiêu thụ quá nhiều lượng nước có gas như soda có đường. Bởi vì các loại nước này có thể tác động xấu đến sức khỏe tổng thể.

Tiêu thụ nhiều chất xơ

Bổ sung chất xơ là cách trị táo bón tại nhà đơn giản nhất. Tăng chất xơ có thể làm tăng số lượng và khối lượng phân, giúp phân đi qua ruột dễ dàng hơn từ đó hỗ trợ cải thiện các triệu chứng táo bón.

Về cơ bản chất xơ được chia thành chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan. Chất xơ hòa tan được cho là có hiệu quả điều trị táo bón và có nhiều trong:

  • Cám yến mạch
  • Lúa mạch
  • Rau củ và trái cây tươi
  • Ngũ cốc nguyên hạt
  • Các loại đậu và hạt

Nói chung, để ngăn ngừa táo bón, bạn nên tiêu thụ nhiều chất xơ. Tổng lượng chất xơ khuyến nghị mỗi ngày là 25g cho phụ nữ và 38 gram cho nam giới.

Luyện tập thể dục có thể khắc phục táo bón

Luyện tập thể dục thể thao hoặc các hoạt động thể chất như đạp xe, chạy bộ, bơi lội,… có thể hỗ trợ điều trị táo bón tại nhà. Mặc dù luyện tập thể chất không làm tăng tần suất đi đại tiện. Tuy nhiên lại có hiệu quả làm giảm đáng kể các triệu chứng táo bón.

Tăng cường bổ sung thực phẩm Prebiotic

Một hệ thống vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh rất quan trọng cho hệ thống tiêu hóa. Đặc biệt là đối với người táo bón. Các loại thực phẩm chứa Prebiotic có thể làm tăng lượng vi khuẩn tốt trong đường ruột. Giúp đường ruột luôn khỏe mạnh và có thể ngăn ngừa táo bón.

Các loại thực phẩm giàu Prebiotic bao gồm: Sữa chua, kim chi, dưa muối, tỏi, lá bồ công anh, hành tây, măng tây, chuối, táo.

Ngoài ra, một số loại phô mai lên men chứa lợi khuẩn sống như: Gouda, mozzarella, cheddar và cottage.

Xem thêm: [Tam thất] Từ A- Z đặc điểm, công dụng, cách dùng, giá bán

Thay đổi thói quen sinh hoạt

  • Vận động cơ thể: Tích cực tập luyện thể dục thể thao giúp ngừa táo bón hiệu quả. Khi vận động sẽ kích thích nhu động ruột hoạt động hiệu quả hơn, giúp đi đại tiện dễ dàng hơn
  • Rèn thói quen đi đại tiện đều đặn: Không nên nhịn đi đại tiện. Cố gắng rèn luyện việc ngồi bồn cầu và đi vệ sinh mỗi ngày. Điều này sẽ giúp cơ thể dần thích nghi và tăng phản xạ cho hệ tiêu hóa. Thời gian tốt nhất để đi cầu là sau khi ăn 30 phút – 1 tiếng.
  • Tư thế ngồi vệ sinh đúng: Thông thường có 2 cách ngồi đi vệ sinh là ngồi bệt và ngồi xổm. Theo các chuyên gia, ngồi xổm là tư thế đi vệ sinh tốt nhất. Ở tư thế này, đường ống hậu môn sẽ đứng thẳng, phân được đẩy ra ngoài dễ dàng và tự nhiên hơn, không mất sức để rặn ra ngoài. Nếu ngồi bệt thì nên để 1 chiếc ghế cao tầm 20cm ở chân để nâng cao, gấp đùi vào bụng cũng giúp việc đi vệ sinh dễ dàng hơn.

Xoa bóp bụng cải thiện táo bón

Xoa bóp bụng là một cách cải thiện tình trạng táo bón hiệu quả. Buổi sáng thức dậy hãy xoa bóp bụng theo chiều kim đồng hồ để làm vùng bụng nóng lên. Việc xoa bóp bụng sẽ giúp kích thích nhu động ruột, tăng cảm giác muốn đi đại tiện giúp người bị táo bón đi ngoài dễ dàng hơn.

Uống trà thảo mộc

Các loại trà thảo mộc là thuốc nhuận tràng tự nhiên và giúp phân đi qua hậu môn dễ dàng hơn. Các hoạt chất tự nhiên trong các loại trà có thể làm mềm, mịn phân. Nhiều loại trà thảo dược có tác dụng hỗ trợ táo bón bao gồm:

  • Trà xanh
  • Trà bạc hà
  • Trà đen
  • Trà Atiso

Trà thảo mộc thích hợp với mọi đối tượng. Trẻ em bị táo bón cũng có thể sử dụng trà để điều trị táo bón.

Sử dụng dầu tự nhiên

Các loại dầu tự nhiên như dầu ô liu hoặc dầu dừa có thể là cách điều trị táo bón tại nhà đơn giản hiệu quả. Các loại dầu đóng vai trò như một chất bôi trơn và làm phân chuyển động dễ dàng hơn. Người bị táo bón có thể sử dụng các loại dầu tự nhiên vào công thức nấu ăn giúp hỗ trợ điều trị bệnh.

Tuy nhiên, không sử dụng dầu ô liu khi đói. Cũng như không sử dụng nhiều hơn 4 muỗng dầu dừa mỗi ngày. Điều này có thể làm tăng khả năng tiêu chảy.

Bổ sung vitamin

Các loại vitamin, đặc biệt là vitamin C và B có thể làm giảm các triệu chứng của táo bón và hoạt động như một hoạt chất giải độc dạ dày. Vitamin kích thích nhu động ruột và loại bỏ các độc tố không có lợi cho sức khỏe và hỗ trợ loại bỏ các chất không thể tiêu hóa được ra khỏi cơ thể.

Các loại vitamin phù hợp cho người táo bón bao gồm vitamin C và vitamin B1, B5, B9 và B12.

Uống cà phê

Đối với một số trường hợp cà phê, đặc biệt là cà phê chứa caffeine có thể thôi thúc quá trình đi vệ sinh. Điều này được giải thích là do cà phê kích thích các cơ quan trong hệ thống tiêu hóa.

Bên cạnh đó, cà phê cũng được cho là có chứa một lượng nhỏ chất xơ hòa tan. Có tác dụng ngăn ngừa táo bón và cân bằng lượng vi khuẩn có lợi trong đường ruột.

Tuy nhiên, hãy tiêu thụ cà phê một cách đúng đắn, 1 – 2 cốc mỗi ngày là hợp lý. Lạm dụng cà phê có thể gây tác dụng ngược lại. Cà phê cũng là một chất lợi tiểu và nếu bạn uống quá nhiều, bạn sẽ đi tiểu thường xuyên hơn. Điều này khiến cơ thể mất nước và gây ra táo bón.

Sử dụng Baking soda

Baking soda là cách trị táo bón tại nhà đơn giản có tác dụng cực kỳ tốt. Tiêu thụ Baking soda có thể giảm đau bụng, hỗ trợ đại tiện, trung hòa axit dạ dày và giúp các chất thải đi qua ruột dễ dàng hơn.

Người thường xuyên bị táo bón có thể hòa tan một muỗng cà phê Baking soda vào 1 cốc nước ấm và uống hỗn hợp. Phương pháp này có hiệu quả đối với mọi đối tượng bao gồm trẻ em, người trưởng thành và người cao niên. Bên cạnh đó, tiêu thụ Baking soda cũng làm giảm cảm giác no và không gây ra các tác dụng phụ.

Trị táo bón bằng thuốc nam

Ông cha ta từ xưa tới nay đã rút ra nhiều kinh nghiệm chữa bệnh dân gian ngay từ những loài thảo dược trong vườn nhà. Nhiều căn bệnh khi Tây y không thể chữa trị thì Đông y lại phát huy tác dụng vượt trội của mình.

Dưới đây là một số vị thuốc nam có tác dụng hỗ trợ cải thiện tình trạng táo bón:

Trị táo bón bằng thuốc nam

Chữa táo bón bằng đào nhân

Đào nhân là vị thuốc từ nhân của hạt đào, trong đào nhân có chứa nhiều chất dầu. Tương tự như các axit béo tự nhiên, tốt cho cơ thể cũng như quá trình tiêu hóa. Đào nhân có vị ngọt, tính bình, quy vào hai kinh tâm và can. Chứa các  amygdalin, men elmusin, tinh dầu có tác dụng tốt trong nhuận tràng, hoạt huyết.

Để hỗ trợ điều trị táo bón bằng đào nhân, người bệnh có thể chuẩn bị 4-8g đào nhân, kết hợp cùng 5-7g hoa anh đào sắc uống để phát huy cùng công dụng chữa táo bón.

Quả mướp

Theo nghiên cứu, thành phần trong mướp có chứa các hoạt chất như cholin, phytin, các acid amin. Đây là những chất giúp nhuận tràng, thông tiện tốt.

Nguyên liệu quen thuộc này là thực phẩm có lợi trong mỗi bữa ăn. Mẹ có thể nấu canh, hoặc phơi khô sắc nước uống.

Đặc biệt đối với mẹ mang thai, quả mướp có công dụng rất tuyệt vời. Ăn mướp giúp mẹ bầu lợi sữa, hoạt huyết, giảm đau xương cốt, cải thiện táo bón.

Mận khô

Mận khô là một bài thuốc chữa táo bón dân gian quen thuộc. Bởi trong mận khô chứa hàm lượng chất xơ cao, cứ 3 quả mận khô chứa khoảng 2g chất xơ cho quá trình tiêu hóa dễ dàng hơn.

Bên cạnh đó, mận khô còn chứa một hợp chất có tên sorbitol. Loại rượu đường này không được cơ thể hấp thụ, bị kéo vào đại tràng và có tác dụng nhuận tràng. Mận khô còn chứa các vi lợi khuẩn tuyệt vời cho tiêu hóa, giúp nhuận tràng hiệu quả.

Mận khô có thể sử dụng ăn khô mỗi ngày hoặc đun sôi mận khô với nước rồi ép lấy nước. Uống đều đặn hằng ngày, mỗi ngày 2 lần vào mỗi sáng và tối. Ngoài ra bạn có thể ăn mận khô kèm các món salad, ngũ cốc, sinh tố,…

Đại hoàng

Đại hoàng là loại cây có nguồn gốc từ Trung Quốc, còn có tên như hoàng lương, tướng quân, xuyên đại hoàng, phá môn, cẩm trang hoàng,… Bộ phận thường được dùng ở đại hoàng là rễ cây, có tác dụng làm thuốc nhuận tràng và phòng chống tiêu chảy.

Trong Đông y, đại hoàng thường được dùng để chữa các vấn đề về táo bón, tiêu chảy, đau dạ dày và dùng để rửa ruột trước những xét nghiệm đường tiêu hóa. Một số người bị trĩ thường dùng đại hoàng để giảm đau khi đi vệ sinh, đi đại tiện dễ dàng hơn.

Trong đại hoàng có chứa các axit béo, glucose, sennoside A,B,C,D,E có lợi cho cơ thể. Đặc biệt các sennoside có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa. Bên cạnh đó, trong đại hoàng có chứa tanin là chất chống viêm, kháng khuẩn hiệu quả.

Dùng đại hoàng 9g, kết hợp với đào nhân, đan bì, mang tiêu sắc uống ngày 1 thang chia làm 3 lần hỗ trợ trị táo bón, viêm ruột,…

Lưu ý:khi sử dụng đại hoàng có thể gây một số tác dụng phụ như nôn mửa, tiêu chảy, mất cân bằng nước, giảm hấp thụ vitamin và khoáng chất,…

Thảo thuyết minh

Thảo thuyết minh là loại cây có ở hầu hết các vùng trên Việt Nam, thường được lấy hạt để làm thuốc. Quả thảo thuyết minh sau khi thu hoạch được tách hạt, phơi khô. Trong thảo thuyết minh được nghiên cứu có chứa các flavonoid là chất được ứng dụng điều trị viêm nhiễm, viêm loét dạ dày hoành tá tràng, điều hòa hệ tiêu hóa và chống táo bón.

Thảo thuyết minh có vị mặn, tính bình, tác dụng ích thận, thanh nhiệt, làm sáng mắt và nhuận tràng, thông tiện. Mỗi ngày dùng 6-9g thảo thuyết minh sắc với nước uống. Có thể kết hợp với mật ong để phát huy thêm công dụng trị táo bón.

Mạch môn

Theo dân gian, mạch môn có các tên gọi khác như mạch đông, đại mạch đông, mạch văn, bất tử,… có các công dụng như hạ đường huyết, bảo vệ thiếu máu cơ tim, co bóp cơ tim, an thần, kháng khuẩn, trị táo bón do hư âm. Bộ phận thường được dùng là rễ cây mạch môn đông, có vị ngọt hơi đắng. Trong điều trị táo bón, mạch môn có tác dụng làm mát phổi, thanh tâm, nhuận tràng.

Bài thuốc chữa táo bón bằng mạch môn: Dùng 15g mạch môn kết hợp với sinh địa 15g, huyền sâm 9g và sắc uống hằng ngày.

Quả bồ kết

Bồ kết là loại quả nhiều công dụng độc đáo được dùng trong dân gian. Trong bồ kết có chứa hợp chất có tên glycosid với công dụng thúc đẩy tiêu hóa, tăng lực co thắt cho trực tràng, ruột non và dạ dày. Điều này khiến việc hấp thu thức ăn dễ dàng, hòa tan các chất xơ nhanh hơn. Do đó, bồ kết được sử dụng để điều trị một số bệnh về đường tiêu hóa như kiết lỵ, đầy hơi, táo bón.

Bồ kết còn chứa một số chất như saponin và flavonoid có tác dụng tiêu đờm, thông sữa, chữa táo bón. Chọn những quả bồ kết to, sao lên và tán thành bột mịn, uống ngày 1 lần khoảng 2g với nước cơm để chữa táo bón.

Cây nha đam (lô hội)

Lô hội hay nha đam là dược liệu có nhiều trong tự nhiên với công dụng thanh nhiệt, làm mát, giải độc giúp hoạt tràng thông tiện hiệu quả. Nha đam còn là loại cây được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp mỹ phẩm cũng như dược phẩm. Nha đam chứa tới hơn 72 thành phần, các axit amin, vitamin và khoáng chất cho cơ thể.

Nha đam có chứa một chất anthraquinon có tác dụng nhuận tràng. Chất này giúp tăng lượng nước trong đường ruột, tăng nhu động ruột và kích thích bài tiết chất nhầy. Đây cũng là chất giúp kháng khuẩn, tiêu diệt virus, giảm đau và ngừa bệnh trĩ.

Các cách chữa táo bón bằng nha đam như:

  • Dùng nước nha đam trị táo bón: Lấy lá nha đam rửa sạch, bỏ vỏ cắt miếng và đem đun với nước khoảng 30p. Để nguội và đem gạn bã lấy nước uống. Đây là cách trị táo bón đơn giản nhất. Có thể thêm đường tùy khẩu vị người uống.
  • Dùng gel nha đam tươi chữa táo bón: Dùng gel nha đam tươi trộn cùng nước sinh tốt khác như nước ép táo, cam,… hoặc dùng gel nha đam pha với nước ấm uống mỗi buổi sáng khi thức dậy giúp thanh nhiệt giải độc hiệu quả.
  • Kết hợp mật ong và nha đam: Nha đam bỏ vỏ cắt miếng và đem xay nhuyễn. Sau đó trộn cùng mật ong uống. Dùng hỗn hợp đều đặn mỗi ngày 1 lần giúp trị nóng trong, khó đi ngoài, tiêu hóa tốt cải thiện táo bón.

Vừng đen

Vừng đen hay còn gọi là hắc phi ma là một nguyên liệu trong ăn uống. Vừng đen có chứa nhiều dầu, protein, cholin, phytin và methionin. Theo Đông y, vừng đen có vị ngọt, tính bình có tác dụng nhuận táo, bổ ngũ tạng, giúp sáng mắt, bền gân cốt. Ngoài ra vừng đen còn cung cấp một lượng dinh dưỡng lớn cho cơ thể.

Vừng đen ngoài ra còn tốt cho phụ nữ sau sinh và có tác dụng làm đẹp, duy trì cân nặng và đẹp da.

Bài thuốc chữa táo bón bằng mè đen:

  • Chuẩn bị 200g mè đen, 100g các vị thuốc như hà thủ ô đỏ, long nhãn, hạt bá trắc, tang thầm. Rang lên từng loại và trộn cùng nhau, sau đó trộn cùng mật ong. Có thể dùng hỗn hợp để uống hoặc viên hỗn hợp thành viên mỗi ngày dùng 10-20 viên.
  • Bạn cũng có thể dùng bài thuốc khác từ mè đen: Vừng đen, đại táo, đương quy, bá tử nhân mỗi loại 8g, 12g bạch thược và thục địa sắc uống. Mỗi ngày dùng 1 lần để chữa táo bón.

Mật mía

Mật mía từ lâu đã được sử dụng là một cách trị táo bón hiệu quả. Mật mía chứa lượng đường thấp song có lượng kali và magie cao, là kẻ thù của táo bón. Các khoáng chất này có tác dụng hút nước vào ruột, làm ẩm phân và khiến quá trình đi ngoài trở nên đơn giản hơn.

Mật mía còn chứa một số chất dinh dưỡng như mangan với tác dụng điều hòa hệ thần kinh, sắt tốt cho người đi ngoài ra máu, canxi giúp loại bỏ các chất thải độc có trong đai tràng và một số vitamin có lợi cho cơ thể.

Mỗi lần lấy 1-2 thìa mật mía trộn cùng nước ấm học nước trái cây uống, kiên trì dùng hằng ngày trong vài tuần để phát huy tối đa hiệu quả.

Cây chó đẻ

Cây chó đẻ là loại thảo dược có vị đắng, tính mát, mọc dại nhiều nơi như ruộng đồng, vườn nhà mà không cần gieo trồng. Cây chó đẻ có nhiều công dụng trong giải độc gan, thanh nhiệt giải độc, chữa đầy hơi, khó tiêu, kích thích ăn ngon miệng, lợi tiểu, ho,…Từ lâu, cây chó đẻ đã trở thành vị thuốc trị táo bón, kiết lỵ và một số bệnh về gan.

Bạn chuẩn bị 40g cây chó đẻ, nấu nước uống hằng ngày để thanh nhiệt giải độc mát gan. Bạn cũng có thể sử dụng cây chó đẻ phơi khô để dùng nấu uống lâu dài.

Rau sam

Rau sam chứa các thành phần vitamin tốt cho cơ thể như C, A, dồi dào chất xơ, kali và chất nhầy. Chất nhầy này có công dụng là chất bôi trơn cho quá trình đại tiện.

Các vitamin và khoáng chất giúp tăng cường sức đề kháng, chức năng tiêu hóa cũng như nhuận tràng. Rau sam nổi tiếng với công dụng thanh nhiệt, giải độc, điều hòa thân nhiệt.

Rau sam tươi hoặc khô đều có thể sử dụng đơn giản. Thêm các món rau sam luộc hay nấu vào thực đơn hằng ngày của bạn.

Ngoài ra, bạn có thể phơi khô rau sam và sắc uống như những loại trà hoặc xông hơi. Bài thuốc này giúp tình trạng táo bón giảm thiểu đáng kể chỉ trong một vài tuần thực hiện.

Chữa táo bón bằng rau má

Rau má cũng là một mẹo dân gian chữa táo bón được nhiều người áp dụng. Đây là thực phẩm có tính mát, chứa nhiều chất xơ và các vitamin khoáng chất tốt cho cơ thể nói chung và hệ tiêu hóa nói riêng.

Nguyên liệu gồm 30g rau má, rửa sạch cho vào máy xay sinh tố lấy nước uống, có thể thêm chút đường cho dễ uống. Ngoài ra bạn có thể dùng cách trộn rau má với giấm và dầu mè, ăn với cơm để cải thiện táo bón.

Lá dâu tằm

Lá dâu tằm là thực phẩm chứa một lượng vitamin C dồi dào, cũng như chất xơ lớn. Điều này giúp bổ sung lượng nước cho cơ thể cũng như hệ bài tiết.

Lá dâu tằm có thể thực hiện bằng cách uống hằng ngày. Hái một nắm lá dâu tằm, sau đó đun sôi với nước. Lưu ý sử dụng tới khi tình trạng táo bón cải thiện thì ngừng lại. Việc sử dụng lá dâu tằm lâu dài có thể dẫn tới hiện tượng tiêu chảy.

Lá mơ lông

Trong dân gian, lá mơ lông có nhiều công dụng cải thiện các triệu chứng tiêu hóa như sôi bụng, đầy bụng, đầy hơi cũng như các bệnh táo bón, tỳ vị kém, kháng khuẩn, chữa viêm đại tràng.

Chuẩn bị 1 năm lá mơ và 2 quả trứng gà, lá mơ cắt nhỏ trộn với trứng gà, chiên chín ăn mỗi tuần 2 lần để cải thiện tình trạng táo bón.

Chữa táo bón bằng thuốc đông y phan tả diệp

Phan tả diệp (Cassia Angustifolia Vahl.) là một vị thuốc có tác dụng nhuận tràng, tiêu tích trệ dùng chữa táo bón, ăn uống khó tiêu. Tùy theo liều sử dụng mà dược liệu này có thể đem lại tác dụng mạnh yếu khác nhau, từ nhuận tràng đến tẩy xổ.

Bộ phận được sử dụng làm thuốc là lá cây. Liều dùng thông thường để nhuận tràng là từ 1–2g dưới dạng thuốc sắc hay thuốc pha.

Lưu ý: những người thể hư hay phụ nữ đang mang thai không được dùng dược liệu này. Thầy thuốc có thể cho bạn dùng phan tả diệp phối hợp cùng với các vị thuốc khác để đem lại hiệu quả như mong muốn.

Muồng trâu

Muồng trâu (Cassia alata L.) là một dược liệu có vị hơi đắng, mùi hắc, tính mát. Có tác dụng nhuận tràng, giải nhiệt, sát trùng, lợi tiểu. Trong dân gian, vị thuốc này thường dùng để chữa táo bón (dùng lá, cành và rễ sắc uống).

Liều dùng để nhuận tràng thường từ 4–12g. Bài thuốc chữa táo bón có thể phối hợp thêm với chút chít, đại hoàng và sắc uống trong ngày. Sử dụng thận trọng ở đối tượng phụ nữ đang mang thai.

Bài thuốc đông y trị táo bón

Đông y trị táo bón

Bên cạnh các phương pháp trên, trong Đông y, có nhiều bài thuốc xử lý táo bón như

Bài thuốc 1: Ngũ nhân hoàn

  • Đào nhân 30g
  • Bá tử nhân 15g
  • Úc lý nhân 15g
  • Hạnh nhân 30g
  • Sung úy tử 15g
  • Trần bì 20g.

Tán bột làm viên. Ngày uống 10 – 15g, uống lúc đói, với nước ấm. Hoặc làm thang sắc uống.

Bài thuốc 2: Ma nhân hoàn

  • Ma tử nhân 50g,
  • Đại hoàng 50g,
  • Hậu phác 25g,
  • Chỉ thực 25g,
  • Bạch thược 25g,
  • Hạnh nhân 25g.

Tán bột, luyện với mật làm hoàn. Ngày uống 1 – 2 lần, mỗi lần 8 – 10g, uống với nước ấm. Có thể sắc với liều lượng thích hợp.

Bài thuốc 3: Nhuận tràng hoàn

  • Đại hoàng 15g
  • Khương hoạt 15g
  • Đương quy 15g
  • Ma tử nhân 40g
  • Đào nhân 30g.

Tán bột, luyện với mật thành hoàn. Mỗi lần uống 12g, với nước ấm, lúc đói. Sắc theo đơn với liều lượng phù hợp.

Thực phẩm trị táo bón cho trẻ em

Theo các chuyên gia, nguyên nhân chính dẫn đến táo bón ở trẻ là do cơ thể  không được cung cấp đầy đủ lượng chất xơ cần thiết. Chất xơ có vai trò vô cùng quan trọng đối với hệ tiêu hóa của trẻ. Đây là môi trường lý tưởng để các vi khuẩn có lợi lên men, giúp phân mềm và dễ dàng đào thải ra ngoài.

Do đó, trong thực đơn cho bé bị táo bón, cha mẹ cần chú ý bổ sung đủ lượng chất xơ. Dưới đây là những loại thực phẩm trị táo bón cho trẻ em.  Cũng là những loại thức ăn trị táo bón người lớn cũng lên bổ sung.

Rau mồng tơi

Mồng tơi được xem là một trong những thực phẩm trị táo bón tốt nhất cho trẻ. Trong mồng tơi có chứa tính hàn, giúp lợi tiểu, giải độc… Thêm vào đó, với một lượng lớn chất nhầy pectin và tinh bột polysaccharide chứa trong mồng tơi.

Sẽ giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn, kích thích nhu động ruột và nhuận tràng, giúp làm mềm phân và đẩy chất thải ra bên ngoài dễ dàng hơn.

Rau dền đỏ

Rau dền đỏ có vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, sát trùng… Do đó, rau dền thường dùng trị các bệnh về thận, chữa lỵ, chữa táo bón cho trẻ nhỏ.

Ngoài ra, cha mẹ còn có thể tận dụng màu đỏ đặc trưng của rau. Để chế biến tạo màu cho các món ăn, kích thích sự hứng thú ở trẻ.

Với rau dền đỏ, cha mẹ chỉ cần nhặt và rửa sạch với nước. Sau đó, có thể nấu canh, luộc, hoặc nấu cùng cháo cá lóc cho bé ăn hàng ngày để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị táo bón.

Bông cải xanh

Với một lượng chất xơ dồi dào, bông cải xanh có tác dụng đặc biệt trong việc làm tăng thể tích của phân. Từ đó giúp bé đi đại tiện dễ dàng hơn, tránh tình trạng táo bón. Không chỉ vậy, loại rau ăn hoa này còn chứa nhiều vitamin C, K và folate cực kỳ có lợi cho sự sinh trưởng, phát triển của trẻ.

Vì vậy, khi lên thực đơn cho bé bị táo bón, cha mẹ cần chú ý bổ sung các món ăn làm từ bông cải xanh.

Khoai lang

Khoai lang là một trong những loại thực phẩm tốt điều trị táo bón ở trẻ. Khoai lang chứa nhiều chất xơ không hòa tan dưới dạng cellulose và lignin, giúp làm tăng trọng lượng phân. Trong khoai lang cũng có hàm lượng chất xơ và pectin nhất định. Đây là hai loại vi chất quan trọng đối với hệ tiêu hóa.

Ngoài việc hỗ trợ cải thiện táo bón, khoai lang cũng giúp cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ lớn nhanh hơn. Cha mẹ có thể đưa khoai lang vào chế độ ăn hàng ngày của trẻ bằng một số món hoặc nghiền nhỏ nấu cháo để phòng ngừa táo bón ở trẻ.

Xem thêm: Hà thủ ô – dược liệu quý tốt cho sức khỏe

Chuối chín

Chuối được xem là một loại hoa quả giàu chất dinh dưỡng nên thường được dùng trong quá trình ăn dặm của bé. Chuối có tác dụng bổ sung thêm dinh dưỡng cho trẻ nhờ một lượng lớn kali, acid folic, vitamin B6, pectin,…

Ngoài ra, một quả chuối chứa đến 12% lượng chất xơ cần thiết mỗi ngày cho cơ thể, kích thích nhu động ruột giúp thúc đẩy cảm giác muốn đi ngoài. Vì thế ăn chuối với lượng vừa đủ sẽ ngăn chứng táo bón quấy rầy con trẻ.

Ngoài tác dụng giúp đẹp da, giữ dáng thì bơ còn là thực phẩm ăn dặm vàng trong chế độ dinh dưỡng của bé vì dễ ăn, thơm, mềm và chứa hàm lượng chất xơ khá cao, được xem là loại thực phẩm trị táo bón hàng đầu. Đối với trẻ em bị táo bón, mẹ nên nghiền nhuyễn bơ rồi bỏ thêm chút muối để trẻ dễ ăn hơn.

Các loại đậu

Các loại đậu (đỗ) cũng được xem là một trong những loại thực phẩm trị táo bón hiệu quả. Hơn nữa, đậu còn có chứa cả chất xơ hòa tan lẫn không hòa tan. Cả hai loại chất xơ này đều có tác dụng giúp làm mềm phân và tăng chuyển động của nhu động ruột. Từ đó, giúp làm giảm táo bón.

Các loại đậu mà mẹ có thể thêm vào thực đơn trị táo bón cho trẻ là đậu Hà Lan, đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen…

Thuốc trị táo bón nhanh nhất

Thông thường, khi bệnh nhân gặp phải chứng táo bón dài ngày. Bác sĩ sẽ tiến hành chỉ định cho người bệnh sử dụng một số loại thuốc mang tác dụng nhuận tràng, hút nước vào trong lòng ruột. Để kích thích hoạt động của nhu động ruột để dễ dàng đẩy chất thải ra bên ngoài làm cho chứng táo bón được cải thiện.

Dưới đây những loại thuốc thường được các bác sĩ kê đơn sử dụng cho người mắc bệnh táo bón:

Thuốc điều trị táo bón Forlax

Forlax cũng là một loại thuốc giúp nhuận tràng mang lại hiệu quả điều trị cao. Forlax có chứa các hoạt chất Macrogol mang tác dụng giúp hút nước, tăng lượng nước vào trong ruột làm mềm phân và cải thiện chứng táo bón nhanh chóng.

Thuốc này có thể sử dụng cho trẻ từ 8 tuổi trở lên và người lớn. Đôi khi với một vài cơ thể nhạy cảm có thể xuất hiện một số tác dụng phụ khi sử dụng loại thuốc này như nổi mề đay, uể oải, đau bụng, buồn nôn, đầy hơi…Vì vậy, khi sử dụng thuốc các bạn cần có sự chỉ định và cho phép đến từ các y bác sĩ.

Thuốc táo bón Macrogol

Đây là một loại thuốc được bào chế dưới dạng dung dịch. loại thuốc này có thành phần tương tự như thuốc Forlax. Tuy nhiên, thuốc Macrogol chỉ dùng cho trẻ em từ 12 tuổi trở lên và người lớn.

Đồng thời loại thuốc này cũng chỉ được các bác sĩ chỉ định liều lượng, cách dùng tùy vào trường hợp và mức độ bệnh. Vậy nên, các bạn không nên tự ý mua và sử dụng loại thuốc này khi chưa được các bác sĩ kê đơn và cho phép.

Thuốc chống táo bón Sorbitol

Thuốc Sorbitol là loại thuốc thuộc nhóm điều trị táo bón mang lại khả năng nhuận tràng, mềm phân và dễ tiêu hóa.

Sorbitol là loại thuốc mang lại hiệu quả cao trong điều trị chứng táo bón bởi tác dụng lợi mật, kích thích mật hoạt động mạnh. Từ đó khiến đường ruột luôn ẩm ướt, mềm phần và người bệnh dễ đi đại tiện hơn.

Thuốc chữa táo bón Duphalac

Duphalac là sản phẩm chuyên dụng giúp điều trị táo bón mãn tính. Giúp người bệnh mắc chứng táo bón kéo dài thoát khỏi sự khó chịu nhanh chóng. Loại thuốc này được bào chế dưới dạng siro rất dễ uống.

Duphalac cũng có thể sử dụng cho trẻ em từ dưới 12 tháng tuổi trở lên và người lớn mang lại tác dụng cao, an toàn và không gây tác dụng phụ.

Trên đây là toàn bộ thông tin giúp trị táo bón bằng thuốc nam, thuốc đông. Cũng như một số loại thuốc trị táo bón hiệu quả. Hi vọng rằng, bài viết trên đây đã giúp ích được cho tất cả mọi người.