[Nấm linh chi] 20+ thông tin bạn không nên bỏ qua

Tham vấn y khoa : Bác sĩ

Ngày cập nhật :23/11/2022

Nấm linh chi được xếp vào nhóm các thảo dược quý. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về công dụng, cách sử dụng nấm linh chi. Những ai không nên dùng nấm linh chi, uống nấm linh chi nhiều có tốt không? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để tìm lời giải đáp nhé!

Nội Dung Chính

Nấm linh chi là gì?

Nấm linh chi còn được biết đến với tên gọi là bất lão thảo, cỏ huyền diệu, tiên thảo, nấm thần linh, nấm trường thọ, thần tiên thảo, vạn niên nhung, vạn niên. Loại nấm này có tên khoa học: Ganoderma lucidum

Nấm linh chi là một loại thảo dược quý hóa gỗ, thuộc họ nhà Nấm lim. Một số loại nấm chỉ sống được một năm nhưng cũng có loại sống lâu năm.

Nấm linh chi

Khi mới mọc, cây nấm có màu trắng sữa nhưng lúc già, nấm lại chuyển sang sắc nâu đỏ, nâu sậm hoặc đỏ vàng. Về hình dạng bên ngoài, có cây mũ nấm hình tròn méo, nhăn nheo, có loại giống với hình quả thận hay sừng hươu.

Nấm linh chi được xem là một loại dược liệu quý hiếm, cụ thể, nó được ghi chép lại trong Thần nông bản thảo và được xếp vào mục siêu thưởng phẩm, mang giá trị cao hơn cả nhân sâm.

Trong y học, nấm linh chi được đánh giá vào loại thuốc trân quý, mang đến nhiều công dụng cho sức khoẻ.

Tổng hợp các loại nấm linh chi hiện nay

Nấm linh chi có đa dạng về hình dáng, màu sắc, kích thước tùy theo điều kiện môi trường sống. Vì vậy dược tính theo đó mà cũng có sự khác biệt nhất định, bạn cần phải lưu ý để có thể lựa chọn được những tai nấm linh chi chất lượng như mong muốn. Điển hình có thể chia thành các nhóm cơ bản sau:

Cách phân biệt nguồn gốc nấm linh chi theo nguồn gốc

Các chuyên gia đông y cho biết, nấm linh chi thường mọc ở các vùng núi thuộc các nước Châu Á. Cụ thể như:

Nấm linh chi Việt Nam

Nấm linh chi tự nhiên sinh trưởng, phát triển trên lãnh thổ nước ta nổi tiếng với loại Nấm lim xanh. Đây là loại nấm tự nhiên chỉ phát triển trên xác cây gỗ lim. Nên việc thu hái thường gặp nhiều khó khăn. Do số lượng hiếm hoi nên giá trị của nấm càng được nâng cao.

Những tai nấm này thường có kích thước nhỏ, đường kính mỗi tai nấm dao động trong khoảng 7 – 10cm, chỉ dày khoảng 0.5cm.

Tai nấm khi sờ vào thấy mềm và quan sát thấy phần mặt dưới của nấm có màu trắng hơi đục. Nấm lim xanh rừng tự nhiên đa phần có màu nâu sẫm dần dần ngả về đen hoặc xám.

Nhìn chung giá bán trên thị trường có thể chênh lệch từ 1.800.000 – 5.000.000 đồng/ 1kg, tùy vào mỗi loại cụ thể khác nhau, cập nhật đến tháng 3/2021.

Ngoài ra, tại Việt Nam còn có loại nấm linh chi được nuôi trồng. Tai nấm có kích thước từ xấp xỉ khoảng 20cm, có hình dáng tựa như quả thận. Loại nấm này thường  có màu nâu và trên mặt có rất nhiều bào tử.

Nấm linh chi nuôi trồng trong điều kiện thuận lợi nên thường nhìn tươi tốt hơn nấm lim xanh tự nhiên. Nấm nuôi trồng có màu nâu hơi ngả sang màu hồng hơi sáng màu, bóng mượt như sơn.

Tai nấm có dạng xốp, mặt dưới tai nấm cũng có màu trắng đục, phần ruột bên trong màu nâu, tùy theo độ tuổi mà nấm có kích thước, công dụng và giá thành khác nhau.

Giá cả của mỗi loại nấm linh chi Việt Nam loại được nuôi trồng, dao động trong khoảng 400.000 – 2.500.000 đồng/ 1kg, cập nhật đến tháng 3/2021.

Nấm linh chi Hàn Quốc

Nấm linh chi có nguồn gốc từ Hàn Quốc được đánh giá cao về chất lượng. Nhìn chung dáng nấm có hình tròn hơi méo, đường kính mỗi tai nấm ước tính khoảng 15 – 30cm. Nấm trường thọ của Hàn thường có cân nặng dao động từ 70 – 300gr, phần tai nấm sờ vào thấy cứng.

Mặt trên có màu đỏ sẫm hơi ngả sang nâu, mặt dưới có màu vàng chanh, tươi sáng. Trong khi ruột nấm bên trong có màu vàng nhạt.

Theo khảo sát trên thị trường, nấm linh chi Hàn Quốc được xem là loại nấm có kích thước to, dày và có vị đắng nhất so với các loại còn lại.

Nấm linh chi Hàn Quốc tại thị trường Việt Nam thường thấy từ 1.800.000 – 7.000.000 đồng/1 kg, tùy vào mỗi loại cụ thể khác, cập nhật đến tháng 3/2021.

Nấm linh chi Nhật Bản

Được đánh giá là loại nấm mang chất lượng cao, dược tính ổn định, đáng để sử dụng. Tai nấm có màu đỏ hơi ngả sang tím, bề ngoài bóng loáng. Mặt dưới tai nấm có màu vàng chanh. Khi sờ vào thấy cứng và dày hơn so với nấm linh chi Việt Nam.

Nấm linh chi Nhật được nuôi trồng trong môi trường thích hợp trong khoảng thời gian dài gấp đôi so với các loại nấm linh chi khác. Bề mặt nấm có ít các bào tử, dễ rụng, ruột nấm có màu vàng gỗ. Nhìn chung nấm có hình dáng khá tròn, đầy đặn, cầm lên chắc tay.

Trên thị trường hiện nay có thể tìm thấy những tai nấm linh chi Nhật có giá biến động từ 1.600.000 – 3.000.000 đồng/ 1kg, cập nhật đến tháng 3/2021.

Nấm linh chi Trung Quốc

Những tai nấm được sản xuất theo công nghệ Trung Quốc khi được bán trên thị trường Việt Nam thường được đánh giá kém hơn những loại nấm linh chi khác trên Thế giới, vì Trung Quốc thường chú trọng đến số lượng thay vì chất lượng nấm.

Dáng nấm to, đường kính mỗi tai nấm tùy theo điều kiện sống có thể từ 15 – 30cm, tựa như nấm linh chi Hàn Quốc. Nấm có màu đỏ nhạt, mặt dưới có màu hơi ngả sang nâu, hoặc màu vàng nghệ, phần ruột bên trong có màu nâu nhạt, sờ vào thấy cứng.

Khi nếm thử có vị đắng tựa như nấm linh chi Việt Nam. Bạn cần cân nhắc khi sử dụng nấm linh chi Trung Quốc. Bởi giá trị dược liệu thấp, chất lượng không được đảm bảo.

Nấm linh chi Trung Quốc thường có giá thành rất rẻ, chỉ từ 300.000 – 800.000 đồng/ 1 kg, cập nhật đến tháng 3/2021.

Phân biệt nấm linh chi theo màu sắc

Ngoài nguồn gốc xuất xứ, nấm linh chi còn được chia thành nhiều loại theo những màu sắc khác nhau. Cụ thể như:

Nấm linh chi đỏ

Những tai nấm loại này thường có màu đỏ thẫm tự nhiên. Đây là loại nấm được đánh giá cao về chất lượng, được bán phổ biến trên thị trường với mức độ tiêu dùng cao. Nấm không có độc, có tính bình, nếm thử có vị đắng.

Có tác dụng hữu ích trong việc hỗ trợ tăng cường trí tuệ, bổ não, bổ máu, ổn định hệ tim mạch, điều trị các triệu chứng khó thở, đau, tức ngực…

Nấm linh chi xanh

Chỉ những tai nấm linh chi có màu xanh, không chứa độc tố, có tính bình. Khi nếm thử có vị chua nhẹ. Loại nấm này được sử dụng với các bệnh nhân có vấn đề về mắt, thị lực giảm. Có tác dụng tăng cường thị lực, bổ gan, thanh nhiệt giải độc, tăng cường trí nhớ,..

Linh chi vàng

Loại nấm linh chi này có màu sắc tươi sáng, vàng nhạt hoặc đậm tùy vào độ tuổi nấm. Nấm có tính bình, khi nếm thử sẽ cảm nhận được vị ngọt.

Có tác dụng hiệu quả trong việc tỳ khí, bổ phổi, an thần, điều hòa cơ thể, điều trị các triệu chứng ho và đặc biệt không có tác dụng phụ, không chứa độc tố.

  • Nấm linh chi trắng

Những tai nấm linh chi có màu trắng, có tính bình, dược tính ổn định, có vị cay, không gây ra tác dụng phụ khi sử dụng. Mang giá trị cao trong việc điều tiết cơ thể, an thần, bổ phổi, chữa trị bệnh ho, thông mũi,…

Nấm linh chi đen

Trên thị trường còn tồn tại loại nấm linh chi mang màu sắc đen tuyền cũng như đa số các loại nấm linh chi khác. Chúng thường không có độc, mang tính bình, khi nếm trên đầu cảm nhận được vị mặn.

Có tác dụng hữu hiệu trong việc điều trị các triệu chứng liên quan đến thận, gan, trạng thái bí tiểu. Điều hoà lưu thông máu và đặc biệt sử dụng phòng ngừa ung thư,..

Nấm linh chi tím

Loại sau cùng là nấm linh chi tím, chúng có màu tím sậm, có tính bình, dược tính ổn định, không có độc, có vị ngọt.

Thường được dùng để hỗ trợ điều trị liên quan đến xướng khớp, gân cốt, ngoài ra còn có tác dụng tuyệt vời trong việc dưỡng da, làm đẹp.

Phân biệt linh chi theo dạng chế phẩm

Hiện tại, nấm thần linh (nấm linh chi) được bào chế thành nhiều dạng khác nhau, như:

  • Nấm nguyên tai: Nấm vẫn duy trì hình dáng ban đầu với hình dáng đa dạng tùy theo mỗi loại nấm khác nhau. Chịu sự thay đổi do tác động môi trường sinh sống, thường thấy là dáng tròn, hình mũ hay sừng hưu. Thường ít được sử dụng do tốn nhiều thời gian chiết xuất.
  • Dạng thái lát: Đây là dạng chế phẩm tiện dùng, tiết kiệm thời gian chiết xuất mà vẫn đảm bảo chất lượng. Nấm linh chi thường được thái lát theo chiều ngang bằng dao hoặc bằng kéo.
  • Dạng bột: Tai nấm linh chi sẽ được xay nhuyễn thành dạng bột mịn, dễ dàng chiết xuất nhưng cần có bộ lọc lại bã. Bạn có thể sử dụng dạng bột sẵn hoặc mua tai nấm về xay nhuyễn bằng máy xay chuyên dụng.

Cách bảo quản

Nấm linh chi sau khi được sấy khô hoàn toàn nên bảo quản trong hũ sạch hoặc đóng gói cẩn thận. Hãy nấm cất vào nơi mát mẻ có thể để được đến 2 năm.

Tránh để nấm nơi có độ ẩm cao sẽ dễ bị nấm mốc, mối mọt đục khoét làm giảm giá trị dược liệu của nấm.

Xem thêm: Rocket 1h: Công dụng, liều dùng và cách sử dụng [ Thông tin quan trọng]

Thành phần hóa học có trong nấm

Nấm linh chi chứa nhiều hoạt chất quý như:

  • Gecmani
  • Các loại axit: Ganoderic, Ganodermic, Oleic
  • Beta-D-glucan
  • Vitamin B, C
  • Ganodosteron
  • Kẽm
  • Đồng
  • Ganoderans
  • Axit béo
  • Kali
  • Canxi
  • Enzym
  • Sắt
  • Adenosine
  • Hơn 100 loại axit amin
  • Lucidadiol…

Vị thuốc nấm linh chi

Các chuyên gia đông y cho biết, loại thảo dược này khi nếm có vị đắng, tính hàn. Trong quy kinh, dược liệu này thuộc vào hàng tâm, phế, can, thận.

Vị thuốc nấm linh chi

Tác dụng của nấm linh chi

Như đã nói ở trên, loại thảo được này được xếp vào loại dược phẩm thượng hạng. Với rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Cụ thể như:

Công dụng của nấm trường thọ theo y đông y

Có không ít người sử dụng nấm linh chi, những chỉ nghe nói đây là loại nấm quý. Chứ không thực sự biết rõ về tác dụng của loại dược liệu này.

Dưới đây là những công dụng linh chi được ghi chép lại trong các tài liệu y học cổ truyền:

  • Linh chi vàng (hoàng chi): an thần, thanh lọc, trung hòa.
  • Linh chi tím (tử chi): làm cứng gân cốt, làm đẹp da, ích tinh.
  • Linh chi đen (hắc phi): ích thận, ích tinh, an thần.
  • Linh chi đỏ (Hồng chi): chủ vị, ích tâm, thanh lọc, bổ gan, bổ thận, trung hòa, điều dưỡng.
  • Linh chi xanh (Thanh chi): Bổ can khí, nhân thứ, sáng mắt, dùng lâu sẽ thấy thân thể nhẹ nhàng, thanh tịnh.
  • Linh chi trắng (Bạch chi): an thần, bổ não, bổ phế.

Tác dụng của linh chi theo y học hiện đại

Theo các nghiên cứu của y học hiện đại, nấm có tác dụng toàn diện trên hệ miễn dịch, hô hấp, tiêu hóa, bài tiết và tim mạch. Cụ thể như:

  • Cải thiện hệ miễn dịch

Tác dụng đầu tiên và quan trọng nhất của nấm linh chi đó là giúp tăng cường hệ miễn dịch. Bởi chúng có thể ảnh hưởng đến các gen trong tế bào bạch cầu. Thậm chí, một số loại nấm linh chi còn có thể thay đổi quá trình viêm nhiễm trong các tế bào bạch cầu.

Đối với những bệnh nhân ung thư, phân tử trong nấm linh chi có tác dụng làm tăng khả năng hoạt động của tế bào bạch cầu. Bảo vệ cơ thể trước tác nhân gây nhiễm trùng và chống lại một số loại ung thư.

Ngoài ra, sử dụng nấm linh chi có thể làm tăng số lượng các tế bào bạch cầu bạch huyết ở những bệnh nhân ung thư đại trực tràng.

Nấm linh chi không chỉ giúp tăng cường, cải thiện hệ miễn dịch trên bệnh nhân mà còn trên người bình thường. Giúp họ có một hệ miễn dịch khỏe mạnh hơn.

Nhìn chung, tác dụng của nấm linh chi đối với bệnh nhân ung thư là cải thiện chức năng của tế bào lympho. Đồng thời chống lại nhiễm trùng và ung thư. Tuy nhiên, lợi ích này trên người trưởng thành khỏe mạnh cần được nghiên cứu thêm.

  • Linh chi có đặc tính chống ung thư

Hiện nay, nhiều bệnh nhân sử dụng nấm linh chi vì trong nấm có đặc tính chống ung thư. Tiêu diệt các tế bào ung thư như ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư đại trực tràng, ung thư ruột già. Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện để khẳng định ảnh hưởng có lợi của nấm linh chi trên bệnh nhân ung thư.

Ngoài đặc tính chống ung thư, nấm linh chi giúp tăng hoạt động của các tế bào bạch cầu. Giúp cơ thể chống lại bệnh ung thư và cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Tuy nhiên, nấm linh chi chỉ nên được sử dụng như một liệu pháp kết hợp với phương pháp điều trị truyền thống. Chứ không nên dùng để thay thế và cần có thêm nhiều nghiên cứu chất lượng về ảnh hưởng của nấm linh chi đối với bệnh nhân ung thư.

  • Linh chi có thể chống lại mệt mỏi và trầm cảm

Một lợi ích phổ biến khác của nấm linh chi là giúp làm giảm mệt mỏi và trầm cảm.  Hỗ trợ cải thiện tình trạng suy nhược thần kinh (đau đầu, chóng mặt), và giúp cải thiện chất lượng cuộc sống.

Mặc dù nấm linh chi có thể mang lại nhiều lợi ích đối với người bị bệnh. Nhưng đối với người trưởng thành khỏe mạnh cần được nghiên cứu, làm rõ thêm.

  • Tăng cường sức khỏe tim mạch

Sử dụng nấm linh chi có thể làm tăng cholesterol HDL “tốt” và giảm chất béo trung tính trong máu. Những yếu tố được cho là liên quan đến nguy cơ gây ra bệnh tim. Tuy nhiên, để khẳng định lợi ích này của nấm linh chi đối với sức khỏe tim cần có nhiều nghiên cứu hơn nữa.

  • Kiểm soát lượng đường trong máu

Các phân tử trong nấm linh chi được phát hiện là có thể làm giảm lượng đường trong máu. Một nghiên cứu đánh giá được công bố trên Tạp chí Phytooolization cho thấy: Nấm linh chi có thể làm giảm lượng đường trong máu và insulin.

Những loại nấm này cũng có khả năng cải thiện cách thức cơ thể sử dụng insulin để vận chuyển đường từ máu đến các mô. Do đó, nó có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu.

  • Tăng cường chống oxy hóa

Nhiều người cho rằng, sử dụng nấm linh chi giúp tăng cường tình trạng chống oxy hóa trong cơ thể nhờ việc bổ sung các chất chống oxy hóa, là những phân tử có thể giúp ngăn ngừa tế bào bị tổn thương. Tuy nhiên, để khẳng định lợi ích này cần nhiều nghiên cứu làm rõ hơn.

  • Chống dị ứng, hen suyễn và nhiễm trùng

Nấm linh chi chứa các hoạt chất như triterpenes, một loại axit ganoderic giúp giảm dị ứng và phản ứng histamine liên quan đến hen suyễn. Đây là một trong những lý do tại sao nấm linh chi được sử dụng như một phương thuốc tự nhiên cho bệnh hen suyễn. Hơn nữa, triterpenes có trong nấm cũng bảo vệ cơ thể chống lại nhiễm virus, vi khuẩn và nấm.

Cách dùng và liều lượng

Nấm linh chi được sử dụng theo nhiều hình thức khác nhau như:

  • Hãm trà
  • Sắc uống
  • Thêm vào trong các món hầm
  • Nấu cô đặc thành cao
  • Ngâm rượu…

Liều lượng sử dụng:

Liều dùng nấm linh chi được điều chỉnh tùy theo lứa tuổi và vấn đề sức khỏe của mỗi bệnh nhân. Thảo luận với thầy thuốc để được hướng dẫn liều dùng thích hợp.

Tác hại của nấm linh chi (độc tính)

Nấm linh chi không chứa độc nhưng nếu dùng sai cách. Vị thuốc đại bổ này cũng có thể hóa độc dược. Dược liệu này có thể gây ra một số tác dụng phụ như:

Tác hại của nấm linh chi

  • Đau bụng
  • Buồn nôn
  • Ngứa mũi
  • Chảy máu cam
  • Khô miệng và cổ họng
  • Dị ứng da
  • Nổi phát ban ngoài da
  • Ảnh hưởng xấu đến gan khi dùng nấm dạng bột

Bài thuốc chữa bệnh từ nấm linh chi

Dưới đây là một số bài thuốc trị bệnh từ linh chi:

Điều trị mất ngủ, thần kinh suy nhược

  • Bài 1: Kết hợp các vị gồm nấm linh chi, tiết hoa (cúc hoa ), chùm bao, lá sen và lá vông nem. Mỗi vị dùng 6 – 8g tùy theo tình trạng bệnh. Sắc nước đặc hoặc hãm uống như trà.
  • Bài 2: Dùng linh chi, lệ chi nô (long nhãn), quả dâu mỗi thứ 10g. Mỗi ngày lấy 1 thang thuốc sắc uống giúp chữa mất ngủ, phục hồi chức năng thần kinh.

Chữa viêm phế quản

  • Bài 1: Tán nấm linh chi thành bột mịn. Ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 2g. Dùng nước ấm để uống.
  • Bài 2: Sắc nấm linh chi cô đặc thành siro. Mỗi lần uống 3ml x 3 lần/ngày.
  • Bài 3:  Dùng 10g nấm linh chi, 8g trần bì, 10g bách hợp. Nấu nước uống thay trà hàng ngày để trị viêm phế quản

Trị xơ cứng mạch máu, áp huyết cao, đột quỵ, đau thắt ngực

Chuẩn bị một thang thuốc gồm 9g nấm linh chi, 6g cửu tiết xương bồ, 6g hạt cây tơ hồng, 12g bạch thược, 12g cẩu tích, 12g mộc miên, 12g hoàng tinh. Sắc kỹ chia 3 lần uống trước các bữa ăn chính 1 giờ.

Bổ khí, kích thích lưu thông máu ở người bị đau tim

  • Bài 1:Dùng nấm linh chi (60g), huyết căn ( 90g), nhân sâm 30g. Tất cả tán bột, pha với nước nóng hoặc thêm vào ly sữa nóng uống. Đều đặn dùng mỗi ngày 2 lần.
  • Bài 2: Dùng 60g linh chi, 30g sâm Hoa Kỳ, 30g tam thất và 45g huyết căn. Tất cả sai khô, tán bột, cất vào lọ kín. Dùng bằng cách pha với nước ấm uống.

Điều trị bệnh đau dạ dày

  • Bài 1: Lấy 50g nấm linh chi thái lát mỏng, cho vào bình ngâm với 20g mật ong và 1 lít rượu trong 15 – 30 ngày. Mỗi lần uống 20ml x 2 lần/ngày.
  • Bài 2:  Nấm linh chi phơi khô, nghiền bột. Để chữa đau dạ dày, dùng 2 – 3g pha với nước sôi uống vào mỗi sáng sau khi ngủ dậy.

Chữa suy nhược cơ thể

Thái nhỏ 100g nấm linh chi rồi ngâm với 500ml rượu. Để khoảng 1 tuần có thể dùng được. Mỗi lần uống 15 – 20ml x 2 lần/ngày.

Trị mụn nhọt

Chuẩn bị 150g nấm linh chi, 150g hạ liên thảo ( cỏ mực ), 150g rau má, 50g cây chó đẻ, 30g biền súc và 30g bồ công anh. Tất cả các vị trên đem khử thổ, sắc kỹ với 1,5 lít nước trong 30 phút. Sau đó gạn ra khoảng 500ml nước. Tiếp tục sắc lần 2 cho đến khi thuốc trong nồi cạn còn 500ml.

Trộn nước sắc ở 2 lần lại với nhau chia 3 lần uống trong ngày giúp làm tiêu nốt nhọt, làm tổn thương trên da nhanh lành.

Hỗ trợ điều trị ung thư vú

Dùng nấm linh chi vương ( nấm hoàng chi ), nấm hồng chi, rễ cây bá bệnh và xạ đen rừng lượng bằng nhau. Sắc tất cả với 1 lít nước trong 60 phút. Uống 2 – 3 lần trong ngày cho hết.

Áp dụng bài thuốc này trong 2 – 3 tháng liên tục. Kết hợp uống nước dừa xiêm, kiêng đồ ngọt và các chất kích thích để đẩy lùi tế bào ung thư hiệu quả.

Chữa tiểu đường

  • Bài 1: Nguyên liệu cần có gồm 10 – 20g nấm linh chi , cắt mỏng hoặc để nguyên đem nấu với 1,5 lít nước. Khi nước sôi tiếp tục đun nhỏ lửa thêm 40 phút nữa. Gạn nước uống nhiều lần trong ngày.
  • Bài 2: Cho 20g bột nấm linh chi vào phích nước sôi. Đổ thêm 1,5 lít nước vào, đậy kín nắp phích lại. Sau 1 tiếng có thể uống được.

Ngoài những cách trên, bạn có thể thêm nấm linh chi vào các món cháo, súp hay gà hầm. Cho người bệnh ăn thường xuyên để bồi bổ sức khỏe, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.

Chữa bệnh gút

Sắc nấm linh chi lấy nước uống thay thế một phần lượng nước tiêu thụ trong ngày. Cách này có tác dụng cải thiện hệ miễn dịch, giảm viêm, tăng cường chức năng đào thải axit uric của thận, hỗ trợ điều trị bệnh gout.

Xem thêm: {Nên tham khảo} 20+ Cách trị ho hiệu quả không phải ai cũng biết

Giảm đau, cải thiện các chứng viêm trong cơ thể

Dùng 30g nấm linh chi, 30g sâm Hoa Kỳ, 30g thạch hộc, 30g khoai mài, 30g mộc nhĩ trắng, 30g nấm hương.

Tất cả tán bột mịn. Mỗi lần dùng lấy 2 – 3g pha nước sôi hoặc cho vào sữa nóng uống.

Cải thiện chức năng gan

  • Bài 1: Các thành phần của thang thuốc gồm: 10g linh chi, 10g ngải thảo, 10g bạch lạp thụ tử, 10g xích thược, 20g hổ trượng, 4g đại hoàng, 12g thổ tỳ giải, 12g bồ công anh. Sắc uống vào buổi sáng và buổi chiều mỗi ngày 1 thang. Dùng một liệu trình trong 15 ngày liên tục để điều trị viêm gan B, giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của gan.
  • Bài 2:  Dùng 12g nấm linh chi, 9g kê nội kim, 15g nữ trinh tử. Sắc cùng 1 lít nước trong 60 phút. Gạn ra uống làm 2 lần trong ngày.
  • Bài 3: Tán nấm thành bột mịn. Mỗi lần lấy 3g chiêu bằng nước trà hoa cúc uống.

Bồi bổ cơ thể, tăng cường sinh lực phái mạnh

Kết hợp 30g nấm linh chi, 5g đơn sâm và 5g tam thất đem ngâm với 0,5 lít rượu trắng. Để bình rượu nơi thoáng mát trong 30 ngày.

Mỗi lần uống 10 – 15ml x 3 lần/ngày.

Phục hồi sức khỏe cho trẻ em, người cao tuổi, bệnh nhân mới ốm dậy

Nấu 300g gạo cùng với thịt gà hoặc sườn lợn thành cháo. Sau đó tiếp tục cho nấm linh chi vào nấu thêm 15 phút nữa, nêm nếm gia vị vừa ăn. Thưởng thức khi còn nóng.

Làm đẹp da, chống lão hóa

Nấm linh chi tán bột mịn. Mỗi tuần 2 lần lấy 3g bột nấm trộn đều cùng 2 thìa mật ong nguyên chất. Đắp hỗn hợp này lên mặt kết hợp mát xa 30 phút để có hiệu quả tốt hơn.

Chữa ho gà, hen suyễn, viêm khí quản, viêm phế quản

Dùng linh chi và bách hợp mỗi loại 10g và 8g trần bì. Sắc lấy nước đặc uống mỗi ngày 1 thang.

Chữa mất ngủ, ăn uống kém

Lấy linh chi, tang thầm và long nhãn mỗi vị 10g. Dùng mỗi ngày 1 thang dạng sắc uống

Làm mát gan, đẹp da, chữa khó ngủ, ngủ không sâu giấc

Dùng 6g linh chi, 2g cam thảo và 4g hồng táo hãm với nước sôi. Để 20 phút rót uống nhiều lần.

Chữa cao huyết áp, xơ vữa động mạch, bổ máu

Sắc 9g linh chi chung với 6g tam thất lấy nước uống

Trị huyết áp thấp

Dùng 10g bột nấm linh chi và 5g bột nhân sâm. Chiêu với nước ấm uống ngày 2 lần, mỗi lần 3g.

Những lưu ý khi dùng nấm linh chi

Khi dùng dược liệu này chữa bệnh hoặc sử dụng với mục đích khác, người bệnh cần lưu ý:

Những đối tượng không được sử dụng nấm linh chi

  • Bệnh nhân thuộc thể hàn
  • Người đang bị dương hư với biểu hiện chính là hay bị đi ngoài
  • Trường hợp bị dị ứng với nấm hay bất kì thành phần nào của dược liệu
  • Người đang chuẩn bị được làm phẫu thuật hoặc đang trong giai đoạn phục hồi sau phẫu thuật
  • Những đối tượng đang bị chóng mặt, nôn ói
  • Trẻ em dưới 2 tuổi

Thận trọng khi dùng

  • Bệnh nhân có vấn đề về huyết áp trong quá trình dùng nấm trị bệnh nên theo dõi thường xuyên đề phòng huyết áp bị tăng, giảm quá mức.
  • Trẻ trên 2 tuổi có thể dùng nấm linh chi nhưng với liều lượng thấp. Có thể tán nấm thành bột trộn một ít vào cháo hay sữa cho bé uống. Trường hợp sử dụng các sản phẩm chiết xuất nguyên chất từ nấm, cần pha loãng với nước cho bé uống.
  • Bà bầu có thể dùng nấm linh chi dưới dạng trà nhưng chỉ được uống từ tháng thứ 4 trở đi. Liều dùng tối đa 0,5 lít một ngày.

Tính tương tác của linh chi

Thảo dược này có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

  • Thuốc trị cao huyết áp như losartan, captopril, hydrochlorothiazide… Dùng nấm linh chi cùng với thuốc trị cao huyết áp có thể làm hạ huyết áp.
  • Các loại thuốc chống đông máu (thuốc chống đông/ thuốc chống huyết khối như heparin, warfarin…). Vị thảo dược này có thể làm chậm quá trình đông máu. Dùng loại thảo dược này cùng với các thuốc làm chậm đông máu có thể làm tăng nguy cơ bầm tím và chảy máu.

Nấm linh chi ngày càng được nhiều người tìm mua và sử dụng với mong muốn nâng cao sức khỏe. Tuy nhiên, bạn cần tìm hiểu rõ nguồn gốc để mua được sản phẩm chất lượng, đồng thời tham khảo ý kiến từ các chuyên gia để biết cách sử dụng đúng.

Phân biệt nấm linh chi thật giả

Trên thị trường nấm linh chi, đặc biệt là loại nấm xuất xứ từ Hàn Quốc có giá trị kinh tế khá cao. Nên nhiều người vì mục đích lợi nhuận mà nhập hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ. Bán hàng kém chất lượng về bán nhái lại những thương hiệu uy tín. Chính vì vậy, nếu không có kinh nghiệm thì rất dễ mua phải hàng giả, thậm chí “tiền mất tật mang”.

Một số đặc điểm dưới đây có thể giúp bạn phân biệt được nấm linh chi Hàn Quốc thật giả:

  • Hình dáng: Nấm Hàn Quốc hình tròn méo. Nấm giả hình quả thận
  • Màu sắc: Nấm thật mặt trên có màu đỏ sậm, bóng, mặt dưới màu vàng chanh, có đường xước màu trắng. Nấm giả mặt trên màu nâu, không sáng bóng, mặt dưới màu xám hoặc nâu, một số có lỗ nhỏ giống như bị mọt đục.
  • Kích thước: Nấm linh chi Hàn Quốc kích thước to và dày, cầm thấy chắc tay, mỗi tai nấm có thể nặng đến 2 lạng. Nấm giả nặng hơn, đường kính nhỏ, chất xốp và trọng lượng chỉ khoảng 50g.
  • Độ đàn hồi: Nấm thật khi bẻ rất chắc, khó gãy. Ngược lại nấm giả thì chỉ cần bẻ bằng một lực nhẹ cũng có thể vỡ ra.
  • Mùi vị: Nấm Hàn Quốc vị nồng, đắng nhẹ, sắc qua vài lần nước vẫn giữ được mùi vị. Trong khi đó nấm giả chỉ cho vị đắng ở nước sắc đầu

Lưu ý trong quá trình sử dụng linh chi

Ngoài ra, trong quá trình dùng nấm linh chi người bệnh cũng cần chú ý:

  • Uống nhiều nước
  • Không dùng nấm trong thời gian kéo dài liên tục
  • Khi chế biến nên dùng nồi sành, sứ hay thủy tinh thay vì dùng nồi kim loại nấu. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa các phản ứng hoa học sinh ra chất độc không tốt cho cơ thể.
  • Sử dụng nấm đúng cách và đúng liều lượng phù hợp với vấn đề sức khỏe đang muốn khắc phục
  • Trong thời gian dùng nấm linh chi, nếu thấy bất kì tác dụng phụ lạ nào, chẳng hạn như ngứa da, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn thì nên ngưng uống ngay.

Cách chọn nấm linh chi đỏ tốt

Dưới đây là cách chọn nấm linh chi đỏ tốt, chất lượng. Nếu bạn có ý định sử dụng loại dược liệu này. Hãy tham khảo các chọn nấm dưới đây, để lựa chọn cho mình sản phẩm tốt nhất:

  • Hình dáng nấm: Nên chọn nấm linh chi đỏ có kích thước vừa phải. Không nên chọn những tai nấm quá to, thường có đường kính từ 16 – 17cm là được.
  • Bề mặt, màu sắc: bề mặt nấm sẽ láng mịn, có phủ một lớp phấn màu nâu đỏ. Một tai nấm thường có 4 viền trở lên là nắm có chất lượng tốt. Mặt trên có màu đỏ sẫm, mặt dưới có màu vàng chanh, xuất hiện các vết xước màu trắng.
  • Độ dày: Nấm linh chi thông thường có độ dày từ 1.5 – 2cm. Với các loại nấm trong tự nhiên thường mỏng hơn, nhưng nặng hơn các loại nấm được nuôi trồng.
  • Mùi vị: khi ngửi có mùi thơm đặc trưng dễ ngửi, dù để lâu cũng không bị mọt ăn. Khi dùng pha nước uống sẽ có vị đắng nhẹ, dễ uống. Các nước sau vẫn là vị đắng, khi uống không hết sẽ có vị chua chua. Nhưng không phải bị hư như những lại nấm thông thường.
  • Lượng bào tử: Chỉ nên chọn những tai nấm có lượng bào tử nhiều, hầu hết dược tính sẽ tập trung ở lượng bào tử trên nấm linh chi.
  • Độ ẩm: bảo quản nấm được lâu hơn, bạn có thể thử dùng 2 tai nấm, gõ 2 mặt sau lại với nhau để tạo âm thanh va đập. Nếu tiếng đanh, giòn thì nấm có độ ẩm ít, đang ở trạng thái khô.

Hướng dẫn cách chọn nấm chất lượng khá, giá rẻ

Ngoài những lưu ý về cách chọn loại linh chi đỏ thượng hạng. Phân dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách chọn nấm chất lượng khá, giá rẻ, nhưng vẫn dùng được.

  • Những tai nấm có màu sắc tự nhiên, hơi sẫm màu, có độ dày vừa phải không quá mỏng, vừa đủ thể hiện các thớ nấm trên bề mặt.
  • Bề mặt nấm vẫn còn duy trì được lớp phấn phủ màu trắng, sờ vào thấy mịn.
  • Khi ngửi có mùi thơm tự nhiên, không có mùi hăng gây khó chịu. Ngay khi mở túi nilong, mùi thơm bay ra từ từ dễ chịu thì có thể chọn mua.
  • Nấm chất lượng là từ 6 năm tuổi trở lên, quan sát trên mặt nấm linh chi thấy có 4 viền là được.

Mua nấm linh chi ở đâu?

Bạn có thể tìm mua nấm linh chi tại các nhà thuốc y học cổ truyền lớn, có danh tiếng và uy tín để đảm bảo chất lượng nấm.

Nên chọn mua tại các nông trại nuôi trồng nấm linh chi đảm bảo đầy đủ yêu cầu theo quy định, quy trình nuôi trồng rõ ràng, minh bạch, có bao bì sản phẩm xác nhận đầy đủ thông tin.

Hoặc bạn có thể ghé các cửa hàng bán đặc sản Hàn Quốc, Nhật Bản, các siêu thị lớn, cửa hàng chuyên bán nấm linh chi trên địa bàn để tìm mua những tai nấm linh chi chất lượng tốt nhé.

Trên đây là toàn bộ thông tin về nấm linh chi. Hi vọng rằng, thông qua bài viết này, chúng ta đã hiểu hơn về công dụng, cách dùng linh chi sao cho hiệu quả.