Sau sinh ăn su hào được không? Lợi ích su hào ít người biết
Ngày cập nhật :24/11/2022
Su hào được biết đến là thực phẩm sạch, an toàn, giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, sau sinh ăn su hào được không? Ăn su hào sau sinh mất sữa không? Sau sinh ăn su hào cần lưu ý những gì thì không phải ai cũng nắm rõ?
Giai đoạn sau sinh cơ thể mẹ rất mệt mỏi và yếu ớt. Chế độ dinh dưỡng tốt sẽ giúp mẹ khỏe mạnh, nhanh hồi phục, nguồn sữa dồi dào. Hiểu rõ về su hào giúp mẹ bầu lựa chọn đúng nguồn thực phẩm tốt nhất.
Nội Dung Chính
- 1 Giá trị dinh dưỡng của su hào
- 2 Vậy sau sinh ăn su hào được không? Giải đáp từ chuyên gia
- 2.1 Ăn su hào giúp mẹ sau sinh kiểm soát cân nặng
- 2.2 Nguồn vitamin C dồi dào của su hào giúp nâng cao sức đề kháng
- 2.3 Bà đẻ ăn su hào giúp giảm ho đờm, giải độc, tiêu viêm với su hào
- 2.4 Su hào – Thực phẩm dân gian chống táo bón
- 2.5 Bí quyết giúp hệ tim mạch khỏe mạnh nhờ su hào
- 2.6 Su hào – Thực phẩm hữu ích trong phòng chống ung thư
- 2.7 Sau sinh ăn su hào được không? “Thực phẩm vàng” thanh lọc máu và thận
- 2.8 Mẹ sau sinh ăn su hào giúp ngừa loãng xương
- 2.9 Su hào – Món ngon giúp mẹ sau sinh ổn định huyết áp
- 2.10 Tăng thị lực – Lợi ích của su hào ít người biết
- 2.11 Cải thiện chức năng thần kinh, cơ bắp với su hào
- 3 Ăn su hào có mất sữa không?
- 4 Gợi ý 5+ món ngon chế biến từ su hào giúp mẹ sau sinh bồi bổ
- 5 Lưu ý quan trọng sau sinh ăn su hào được không
Giá trị dinh dưỡng của su hào
Để giải đáp “Sau sinh ăn su hào được không”. Hãy cùng tìm hiểu về giá trị dinh dưỡng trong su hào. Su hào thuộc giống cây trồng thân thấp và mập. Thân phình to có dạng hình cầu, bên trong chứa nhiều nước. Phiến lá to dài màu xanh đậm. Vị su hào ngọt thanh, tính mát
Đây là loại rau củ bình dân và quen thuộc ở Việt Nam. Chúng ta có rất nhiều cách để chế biến, từ ăn sống, muối sổi cho tới xào, luộc đều được.
Su hào đứng top đầu về giá trị dinh dưỡng. Nghiên cứu cho thấy, cứ 100g su hào sẽ chứa những thành phần đa dạng sau:
- Kali: 350 mg
- Calo: 27 kcal
- Canxi: 24 mg
- Vitamin C: 62 mg
- Vitamin A: 36 IU
- Cacbohydrat: 6 g
- Chất xơ: 3.6 g
- Đường 2.6 g
- Natri: 20 mg
- Magie: 19 mg
- Protein: 1.7 g
- Sắt: 0.4 mg
- Vitamin B6: 0.2 mg
- Lipid: 0.1 g
Vậy sau sinh ăn su hào được không? Giải đáp từ chuyên gia
Sau sinh ăn su hào được không? Theo chuyên gia, su hào là thực phẩm đặc trưng của mùa đông. Sẽ rất tốt nếu mẹ sinh mùa lạnh thường xuyên bổ sung su hào vào thực đơn.
Theo nghiên cứu, sau sinh ăn su hào mang đến nhiều lợi ích sau:
Ăn su hào giúp mẹ sau sinh kiểm soát cân nặng
Sau sinh nở, đa số mẹ bỉm bị thừa cân, béo phì. Vẻ ngoài nặng nề, thiếu săn chắc khiến họ tự ti, xấu hổ. Để kiểm soát cân nặng, các mẹ có thể nhờ đến sự trợ giúp của su hào.
Củ su hào khá ít calo. Ước tính, 100g su hào chỉ chứa 27 calo. Với lượng calo thấp như vậy, nếu bạn có ăn đến 500g mỗi ngày cũng không bị dư năng lượng.
Bên cạnh đó, su hào còn chứa 91% nước, ít chất béo, nhiều chất xơ. Các loại vitamin và khoáng chất khá đa dạng. Sự phân bố nguồn dinh dưỡng như vậy giúp việc ăn su hào không những không béo mà còn hỗ trợ giảm cân.
Nguồn vitamin C dồi dào của su hào giúp nâng cao sức đề kháng
Su hào là thực phẩm chứa nguồn vitamin C dồi dào. Hàm lượng vitamin trong mỗi củ su hào gấp 1,4 lần so với nhu cầu cơ thể mỗi ngày.
Sử dụng đều đặn giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa bệnh tật nguy hiểm.
Bà đẻ ăn su hào giúp giảm ho đờm, giải độc, tiêu viêm với su hào
Mẹ sau sinh thường có hệ miễn dịch kém. Vào thời điểm chuyển mùa rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp như: Cảm cúm, viêm họng, viêm mũi, viêm xoang…
Theo Đông Y, su hào có khả năng giải độc, tiêu viêm rất tốt. Loại củ này sẽ giúp bạn giảm đờm, giảm ho, giảm viêm mũi hữu ích. Do đó, hãy thường xuyên đưa chúng vào thực đơn hàng ngày nhé.
Su hào – Thực phẩm dân gian chống táo bón
Cải thiện tiêu hóa, chống táo bón là lợi ích hàng đầu su hào mang lại. Loại rau này có tính mát, vị đắng, lượng chất xơ dồi dào.
Chất xơ hỗ trợ quá trình chuyển hóa thức ăn trong cơ thể thuận lợi, hiệu quả. Cung cấp nguồn năng lượng tốt để duy trì các hoạt động thường ngày. Cải thiện tình trạng đầy hơi, chướng bụng, táo bón, đi ngoài ra máu, sưng tấy, mụn nhọt.
Bí quyết giúp hệ tim mạch khỏe mạnh nhờ su hào
Bà đẻ ăn su hào rất tốt cho hệ tim mạch. Được biết, thành phần dinh dưỡng của su hào chứa nhiều vitamin B và folate. 2 chất này hoạt động tích cực để ngăn sự hình thành hocmocystein gây bệnh tim mạch, đột quỵ.
Su hào cũng giúp lượng cholesterol xấu trong máu giảm đáng kể. Máu lưu thông tốt hơn, giảm các bệnh lý tim mạch, mỡ máu, huyết áp.
Su hào – Thực phẩm hữu ích trong phòng chống ung thư
Nồng độ phytochemical và glucosinolates trong su hào rất cao. Đây là những hợp chất quan trọng nhất giúp chống oxy hóa. Nhờ đó, cơ thể mẹ bỉm giảm bớt nguy cơ mắc ung thư. Đặc biệt là ung thư vú.
Sau sinh ăn su hào được không? “Thực phẩm vàng” thanh lọc máu và thận
Xét về thành phần, củ su hào cung cấp khá tốt vitamin C, vitamin B6, potassium.
Các chuyên gia y tế cho biết, đây là những thực phẩm hữu ích giúp thanh lọc máu và thận. Nhờ vậy, các chất độc trong cơ thể sẽ được loại bỏ dễ dàng hơn. Giảm thiểu các bệnh lý như: suy thận, mỡ máu.
Mẹ sau sinh ăn su hào giúp ngừa loãng xương
Phụ nữ sau sinh là đối tượng có tỷ lệ cao bị loãng xương. Thường xuyên ăn su hào là cách phòng tránh bệnh hiệu quả.
Theo chuyên gia dinh dưỡng, su hào chứa hàm lượng lớn vitamin K, sắt, calcium, manganese. Những dược chất này chính là bí quyết giúp chị em phòng tránh tốt chứng bệnh loãng xương mà không cần dùng đến thuốc.
Su hào – Món ngon giúp mẹ sau sinh ổn định huyết áp
Bà đẻ mắc bệnh huyết áp có được ăn su hào không? Chắc chắn rồi! Sẽ rất tuyệt vời nếu bạn lựa chọn thực phẩm này vào mâm cơm ở cữ.
Lượng kali dồi dào có trong su hào sẽ giúp mức huyết áp luôn được duy trì ở mức ổn định.
Tăng thị lực – Lợi ích của su hào ít người biết
Để giúp mắt sáng hơn, chúng ta vẫn thường nghe nói nên ăn nhiều gấc, cá hồi, cà rốt. Vậy nhưng, ít người biết ngay cả su hào cũng có công dụng này.
Củ su hào là nơi hội tụ rất nhiều hợp chất carotenes và beta-carotene. Đây là những chất chống oxy hóa mắt đặc biệt. Không chỉ ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng mà còn làm chậm quá trình đục thủy tinh thể.
Cải thiện chức năng thần kinh, cơ bắp với su hào
Say sinh ăn su hào được không? Su hào còn giúp cải thiện cơ bắp. Cơ thể có rất nhiều thay đổi tích cực nếu mẹ sau sinh ăn su hào. Cụ thể, kali trong su hào giúp chức năng thần kinh vận hành tốt. Các thông tin tiếp nhận và xử lý nhanh chóng. Trí nhỡ và não bộ được cải thiện tối ưu.
Củ su hào giúp tích lũy Carbohydrate. Đây là thành phần được sử dụng như là “nhiên liệu” cho cơ bắp. Giúp hệ thống cơ bắp chắc khỏe hơn.
Ăn su hào có mất sữa không?
Ăn su hào có mất sữa không? là thắc mắc của rất nhiều phụ nữ sau sinh. Theo các chuyên gia thì cho đến thời điểm hiện tại chưa có một nghiên cứu nào nói về việc các mẹ sau sinh ăn su hào gây mất sữa. Ngược lại với những giá trị dinh dưỡng trên phụ nữ sau sinh ăn su hào còn giúp các mẹ nhận được những lợi ích cho sức khỏe
Gợi ý 5+ món ngon chế biến từ su hào giúp mẹ sau sinh bồi bổ
Ngoài cách luộc thông thường, su hào còn có thể chế biến thành các món nấu, xào, canh. Dưới đây là 5+ công thức đơn giản nhưng thơm ngon, đủ chất. Các mẹ có thể áp dụng để đa dạng mâm cơm sau sinh, tránh chán ăn.
Canh su hào sườn non thơm ngon khó cưỡng
Vị thơm mát của su hào kết hợp vị đậm đà của sườn non đảm bảo giúp bạn đưa cơm hơn bất cứ món ăn nào.
Nguyên liệu:
1 Củ su hào, 1 củ cà rốt, 200g sườn non, hành tươi, gia vị.
Cách thực hiện:
- Sườn non rửa sạch, đem trần qua nước sôi rồi rửa lần 2. Tiếp đó đem hầm chừng 45 phút.
- Su hào, cà rốt đem rửa sạch, thái miếng vừa ăn. Đem ninh cùng sườn non cho đến khi chín mềm. Nêm nếm gia vị cho hợp khẩu vị.
- Canh chín, tắt bếp. Cho hành lá đã rửa sạch cắt khúc vào canh và thưởng thức.
Canh su hào hầm gân bò giúp bổ máu sau sinh
Sau sinh cơ thể mẹ bầu thường bị thiếu máu, thiếu sắt dẫn đến xanh xao, yếu ớt. Canh su hào hầm gân bò là gợi ý hữu ích giúp mẹ bỉm cải thiện tình trạng này.
Nguyên liệu:
300g thịt gân bò; 1 củ su hào, 1 quả cà chua, gừng, rau mùi, hành lá, gia vị.
Cách chế biến:
- Gân bò đem rửa sạch, thái miếng vuông. Ướp cùng gừng, mắm, tiêu xay 30 phút cho gia vị ngấm đều. Đổ nước ngập phần gân đã ướp đem hầm cho mềm.
- Bò mềm cho su hào, cà chua vào đun đến khi chín mềm.
- Canh chín, tắt bếp rắc rau mùi thái nhỏ lên trên cho bắt mắt.
Đầy đủ dưỡng chất với su hào xào thịt bò
Một món ăn gây hao cơm nhưng vẫn đầy đủ dưỡng chất chính là su hào xào thịt bò. Vị giòn giòn của su hào càng trở nên tuyệt vời khi kết hợp với vị dai dai, ngậy ngậy của thịt bò. Tổng hòa món ăn quá hợp cho những bữa cơm se lạnh.
Nguyên liệu:
Su hào 1 củ; thịt bò 150g; tỏi băm, sả băm, hành ngò, gia vị.
Cùng vào bếp:
- Su hào gọt vỏ, rửa sạch. Đem thái thành lát mỏng hoặc sợi theo ý thích.
- Thịt bò thái mỏng ướp cùng tỏi băm, sả băm, 1/2 thìa bột bắp. 1 Thìa cafe dầu hào, 3 thìa nước tương, 2 thìa dầu ăn trong 15 phút.
- Bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn. Dầu sôi đem phi thơm tỏi băm rồi cho bò vào xào tái.
- Tiếp đến xào su hào, nêm nếm gia vị vừa miệng. Gần chín cho bò xào cùng.
- Rắc hành ngò và một chút tiêu lên trên mặt để trang trí là hoàn tất.
Tốt sức khỏe, đẹp dáng, đẹp da với su hào xào cà rốt
Cả su hào và cà rốt đều là những loại rau củ giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe. Với những chị em thích đồ thanh đạm, đây càng là lựa chọn lý tưởng.
Nguyên liệu
1 su hào, 1 cà rốt, hành tím, hành lá, gia vị.
Công thức chế biến
- Su hào, cà rốt bỏ vỏ, cắt sợi, bóp chung với muối rồi rửa sạch.
- Cho dầu ăn và hành tím băm vào phi thơm, kế đến cho cà rốt, su hào vào.
- Bạn cũng có thể cho thêm chút nước để món ăn không bị xém.
- Nêm nếm gia vị vào món xào cho vừa ăn, đảo đều tay.
- Tắt bếp, cho thêm hành lá, ngò rí, tiêu và đảo đều là hoàn tất.
Lưu ý quan trọng sau sinh ăn su hào được không
Để giúp việc sử dụng su hào sau sinh đạt hiệu quả tốt nhất, chị em cần lưu ý:
- Không nên lạm dụng su hào tránh gây hao tổn khí huyết. Nên bổ sung thêm các loại rau củ khác để làm phong phú thêm thực đơn dinh dưỡng.
- Những mẹ có vấn đề về dạ dày tuyệt đối không nên ăn su hào sống. Tần suất ăn su hào cũng nên hạn chế.
- Su hào chứa Goitrogens gây sưng tuyến giáp. Nếu chị em có tiền sử rối loạn chức năng tuyến giáp cũng nên hạn chế thực phẩm này.
Hy vọng những thông tin trên đã giúp chị em hiểu rõ sau sinh ăn su hào được không? Cùng với đó là những công thức chế biến su hào đơn giản nhưng vẫn đủ dinh dưỡng. Chúc các bạn thực hiện thành công và có sức khỏe tốt nhất.
Xem thêm bài viết: