Sau sinh ăn cà tím được không? Gợi ý một số loại rau quả tốt

Tham vấn y khoa : Bác sĩ

Ngày cập nhật :05/10/2022

Nhiều chị em sau sinh, thèm món cà tím bung đậu phụ, cà tím nhồi thịt hấp, cà tím xào. Nhưng lại đắn đo, không biết sau sinh ăn cà tím được không? Hãy tham khảo bài viết dưới đây để tìm lời giải đáp nhé!

sau sinh ăn cà tím được không

Sau sinh ăn cà tím được không?

Trước khi giải đáp câu hỏi “sau sinh ăn cà tím được không”. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về các thành phần dinh dưỡng có trong cà tím và lợi ích của loại quả này đối với sức khỏe. 

Thành phần dinh dưỡng có trong cà tím 

Cà tím là một loại quả có chứa nhiều chất dinh dưỡng, rất tốt cho sức khỏe. Dưới đây là bảng thành phần dinh dưỡng có trong 100g cà tím.  

  • Nước: 92.5g; 
  • Kcal: 22g; 
  • Chất xơ: 1.5g; 
  • Canxi: 15mg; 
  • Sắt: 0.4mg; 
  • Vitamin C: 15mg; 
  • Vitamin B1: 0.04mg; 
  • Vitamin B2: 0.05mg; 
  • Beat – caroten: 10mcg; 

Lợi ích của cà tím đối với sức khỏe

Dựa vào bảng thành phần dinh dưỡng có trong cà tím kể trên, có thể thấy đây là loại quả rất tốt cho sức khỏe. Dưới đây là một vào lợi ích của loại quả này đem lại: 

  • Giúp tăng cường chất kết dính giữa các tế bào trong cơ thể, bảo vệ huyết quản và phòng nga xuất huyết.  
  • Một số nghiên cứu có chỉ ra rằng, trong cà tím có chất chống ung thư. Ức chế sự tăng sinh của các tế bào trong khối u thuộc hệ thống tiêu hóa.  
  • Bên cạnh đó, cà tím còn có nhiều chất chống oxy hóa có tác dụng tiêu diệt các gốc tự do gây hại cho cơ thể. Phòng ngừa một số bệnh ung thư. 
  • Làm giảm cholesterol trong máu. 
  • Cà tím có chữa nhiều nước và chất xơ, ít calo nên hỗ trợ giảm cân hiệu quả. 
  • Lượng canxi, vitamin A và C có trong cà tím còn giúp cải thiện xương, tăng cường hệ miễn dịch. 

Như vậy, có thể thấy rằng, cà tím rất tốt cho sức khỏe của mỗi chúng ta. Vậy, sau sinh ăn cà tím được không? 

Sau sinh ăn cà tím được không? 

Dân gian có câu: “Một chén cà bằng ba chén thuốc”. Với những người có thể trạng khỏe mạnh, ăn cà rất tốt. Tuy nhiên, với những người thể trạng yếu, người vừa ốm dậy, phụ nữ sau sinh, thì không nên ăn cà tím 

Các chuyên gia sức khỏe cũng khuyến cáo, phụ nữ sau sinh tuyệt đối nên kiêng các món ăn được chế biến từ cà tím. Bởi:  

Trong cà tím có chữa một loại chất độc, có tên gọi là solanine. Loại chất này được sản sinh tự nhiên, nhằm bảo vệ cây khỏi nấm mốc và sâu bọ. Do đó, sau sinh sức khỏe của mẹ bầu còn yếu, nếu ăn quá nhiều cà tím dễ gây ngộ độc.  

Một số triệu chứng khi bị ngộ độc solanine phải kể đến như: đau đầu, chóng mặt, đầy bụng, tiêu chảy… Điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến nguồn sữa, cũng như sức khỏe của mẹ. 

Ngoài ra, một số chất chuyển hóa và protein có trong cà tím có thể gây dị ứng, nổi mẩn đỏ.  

sau sinh ăn cà tím được không
Nhiều chị em cũng nhiều chị em truyền tai nhau kinh nghiệm sau sinh ăn cà tím được không

Sau sinh bao lâu có thể ăn cà tím? 

Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và nguồn sữa mẹ cho bé bú. Sau sinh chị em nên kiêng ăn cà tím ít nhất trong 6 tháng đầu.  

Vì sau 6 tháng là thời điểm bé bắt đầu ăn dặm. Lúc này, nguồn dinh dưỡng từ sữa mẹ không còn tác động quá lớn đến bé nữa. 

Nếu muốn ăn các món ăn chế biến từ loại quả này, chị em chỉ nên ăn với lượng ít. Đồng thời, nên nấu thật chín kĩ để loại bỏ các độc tố có trong cà tím. 

Những loại rau củ tốt cho phụ nữ sau sinh 

Thay vì ăn cà tím sau sinh, chị em có thể tăng cường bổ sung một số loại rau củ dưới đây. Những loại rau quả này, được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích sử dụng vì tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé. 

Đu đủ xanh

Lợi ích của cà tím đối với sức khỏe

Đu đủ xanh được các bà các mẹ truyền tai nhau là loại quả có khả năng gọi sữa về. Chị em có thể chế biến đu đủ xanh hầm móng giò, rất tốt cho sức khỏe của mẹ.  

Ngoài ra, chất xơ và enzyme có trong đu đủ còn giúp cân bằng nội tiết tố, giảm nguy cơ táo bón cho sản phụ. 

Củ sen

sau sinh ăn cà tím được không

Sau sinh, chị em có thể ăn củ sen, bởi loại củ này có chứa nhiều khoáng chất, vitamin và tinh bột. Giàu chất xơ tốt cho tiêu hóa, kích thích tiết sữa. 

Ngoài ra, tích cực ăn củ sen sau sinh còn giúp đào thải chất bẩn, sản dịch trong cơ thể ra ngoài. 

Chị em có thể chế biến củ sen bằng nhiều cách như luộc, hầm canh với sườn, móng giò… 

Quả sung 

Phụ nữ sau sinh ăn sung sẽ giúp tăng lượng sữa, phòng tránh tắc tia sữa. Ngoài ra, sung còn có tác dụng phòng tránh hậu sản sau sinh. Bởi trong loại quả này có chứa nhiều vitamin B, C và các khoáng chất như kali, calo, phốt pho… 

Mướp

Trong mướp có chứa nhiều chất xơ và nước, hạn chế tình trạng táo bón sau sinh. Ngoài ra, ngoài quả này còn kích thích quá trình tiết sữa rất tốt.  

Chị em có thể chế biến mướp thành nhiều món khác nhau để tránh việc nhàm chán như: mướp luộc, mướp xào thịt hoặc nấu canh mướp,… 

Tăng cường ăn các loại rau quả có màu cam hoặc vàng

Cà rốt, bí ngô, khoang lang, cam, đu đủ chín… Là những loại rau quả được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng sau sinh. Bởi tất cả những loại rau quả có màu sắc như vậy, có chứa nhiều vitamin C, A, B6, chất xơ, kali và phốt pho. 

Vừa giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe của mẹ, tốt cho nguồn sữa mẹ. Giúp nâng cao hệ miễn dịch, cải thiện thị lực, chống oxy hóa cho cơ thể… 

Tuy nhiên, mẹ bầu cũng không nên ăn quá nhiều một loại rau quả một lúc. Hãy chia đều ra các bữa để cân bằng dưỡng chất trong các bữa ăn hàng ngày. 

Với những thông tin giải đáp trên đây, chị em đã có lời giải cho câu hỏi “sau sinh ăn cà tím được không”. Cùng một vài gợi ý về những loại rau củ quả, tốt cho phụ nữ sau sinh

Xem thêm bài viết: