[Góc Review] Sâm đất là gì, công dụng, bài thuốc, giá bán
Ngày cập nhật :24/11/2022
Thời gian gần đây, trên mạng xã hội hay bàn nhiều về sâm đất. Vậy bạn có biết sâm đất là gì, có mấy loại không. Lợi ích và bài thuốc chữa bệnh của sâm đất ra sao, có đắt không, mua ở đâu. Câu trả lời sẽ có trong bài viết sau. Hãy cùng theo dõi nhé!
Nội Dung Chính
- 1 Sâm đất là gì?
- 2 Một số loại cây sâm đất và công dụng của từng loại
- 3 Củ sâm đất có tác dụng gì?
- 4 Gợi ý 3 món ăn chế biến từ củ sâm đất
- 5 Củ sâm đất ngâm rượu
- 6 Các bài thuốc chữa bệnh từ sâm đất
- 6.1 Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
- 6.2 Điều trị tiêu chảy
- 6.3 Chữa tiểu tiện quá nhiều
- 6.4 Điều trị chứng táo bón
- 6.5 Điều trị kiết lỵ
- 6.6 Bài thuốc trị sỏi thận
- 6.7 Hỗ trợ điều trị cao huyết áp
- 6.8 Điều trị triệu chứng chóng mặt, mệt mỏi
- 6.9 Chữa ho lâu ngày
- 6.10 Bài thuốc giải độc gan
- 6.11 Điều trị bệnh ghẻ
- 6.12 Giảm đau xương khớp
- 6.13 Hồi sức hậu phẫu
- 7 Nơi bán khoai sâm đất?
- 8 Sâm đất giá bao nhiêu?
- 9 Lưu ý khi sử dụng sâm đất để chữa bệnh
Sâm đất là gì?
Sâm đất là loài cây có củ, du nhập từ Tân Cương, Trung Quốc và được trồng chủ yếu ở Lào Cai. Củ này còn có các tên gọi khác là Hoàng Sin Cô, khoai sâm, địa tàng thiên hay Yacon.
Nhìn bên ngoài, củ sâm khá giống khoai lang nhưng có ruột trắng trong hoặc vàng nhạt. Đặc biệt có mùi thơm giống nhân sâm.
Vị giòn ngọt, thanh mát, có thể ăn sống, xào, nấu canh hoặc ngâm rượu. Loại củ này để được rất lâu. Có thể bảo quản đến 6 tháng ở nhiệt độ bình thường. Khi phơi nắng hoặc nấu canh, củ có vị ngọt đậm đà và dẻo hơn.
Một số loại cây sâm đất và công dụng của từng loại
Theo thống kê, có 8 loại sâm đất thường gặp. Mỗi loại lại có đặc điểm và công dụng riêng. Cách phân biệt như sau:
Sâm Ngọc Linh
Được mệnh danh là nhân sâm của Việt Nam và được trồng chủ yếu tại miền Trung – Trung Bộ của nước ta. Đây là cây dạng cây thân thảo, sống lâu năm. Nó cao khoảng 40 – 100 cm. Ngoài ra theo bác sĩ Lương Đức Chương – Học viện Quân Y thì nó có những công dụng như:
Trong sâm Ngọc Linh có chất chống oxy hóa làm giảm quá trình lão hóa giúp da đẹp hơn, tóc mượt hơn.
Majonoside – R2 trong nhân sâm có khả năng phục hồi chức năng bị stress, chống trầm cảm, giảm suy nhược hệ thần kinh. Ngoài ra nó còn tăng cường sinh lực của nam và nữ.
Sâm Cau Rừng (Tiêm Mao)
Đây là một loại cỏ mọc hoang, nó cao khoảng 25 – 30cm. Sâm cau rừng được tìm thấy chủ yếu ở miền núi Tây Bắc như Tuyên Quang, Cao Bằng,… Bác sĩ Nguyễn Bá Vưỡng – Viện Y học cổ truyền Quân đội cho biết sâm cau rừng có những công dụng như:
Chất saponin tăng cường hệ miễn dịch, giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Phytosterol có trong sâm cau rừng hỗ trợ giảm cholesterol xấu trong máu.
Trong sâm cau rừng có axit béo giúp tăng cường sức khỏe não bộ và tâm trạng. Ngoài ra nó còn hỗ trợ điều trị một số bệnh lý.
Các chất steroid có vai trò như các hormone nội tiết tố giúp hỗ trợ tăng cường khả năng sinh lý cho phái mạnh.
Xem thêm: Sâm cau có tác dụng gì? Cách dùng, giá bán, lưu ý khi sử dụng
Sâm Quy Đá (Sâm Đá Trắng)
Đây là một trong những loại cây thuốc quý thuộc họ Hoa Tán. Sâm quy đá có chiều dài khoảng 3 – 12cm. Nó được mọc thành cụm và phân bổ khá gần nhau. Loại sâm này thường được tìm thấy ở dãy Hoàng Liên Sơn. Đặc biệt sâm quy đá ở Sapa hay Hà Giang được cho là những loại sâm quý nhất.
Theo dược sĩ Đặng Đình Quyết vì có thành phần chủ yếu như: Ligustilide, axit folic, bergapten, tetradecanol, sesquiterpen, dodecanol, carvacrol, safrol, p-cymen, vitamin B12, cadinen, biotin nên nó giúp hỗ trợ điều trị suy nhược cơ thể, thiếu máu, tốt cho người mắc bệnh huyết áp,…
Sâm Đương Quy (Nhân sâm dành cho phụ nữ)
Đây là loại cây thân thảo có nguồn gốc từ Trung Quốc. Nó cao khoảng 40 – 80cm. Và thường sống ở độ cao từ 2000 – 3000m với khí hậu ẩm mát. Ở Việt Nam Sâm Đương Quy thường được trồng ở các tỉnh Tây Bắc như Lào Cai, Hòa Bình, Lai Châu,…
Một số công dụng của Sâm Đương Quy được đề cập như:
- Có chứa nhiều loại vitamin tốt cho sức khỏe. Ligustilide trong sâm đương quy có tác dụng hạ huyết áp.
- Đóng vai trò làm “thuốc” kháng khuẩn chữa co thắt cơ, đau bụng, viêm phế quản, viêm họng, viêm amidan,..
Thổ Hào Sâm (Sâm Bố Chính)
Là một cây thuốc Nam quý cao khoảng 50cm. Sâm bố chính là loại cây mọc hoang nhưng cũng được trồng nhiều ở Việt Nam. Như ở miền Bắc Trung có nhiều nhất ở các vùng núi huyện Nam Đàn, Thanh Chương, Hương Sơn (Nghệ An, Hà Tỉnh). Một vài địa phương thuộc Quảng Bình, Hòa Bình và Tây Bắc.
Thổ Hào Sâm có công dụng:
- Chứa nhiều phytonutrients và chất chống oxy hóa. Từ đó đẩy mạnh sự trao đổi chất, chống lão hóa cho cơ thể.
- Polysaccharide trong Thổ Hào Sâm hạn chế các khối u, tăng cường khả năng hệ miễn dịch.
Đinh Lăng nếp nhỏ
Có hình dáng nhỏ, có chiều cao khoảng 1-2 mét. Dáng lá kép hình lông chim, thường mọc so le với nhau viền có răng cưa nhỏ.
Loại cây này thường được trồng nhiều tại các tỉnh phía Nam của Trung Quốc. Cũng như các tỉnh thành miền núi, trung du phía Bắc Việt Nam gồm: Lào Cai, Yên Bái, Bắc Giang,…
Đinh lăng nếp nhỏ còn có một số công dụng như: Chứa các axit amin tốt cho sức khỏe. Bên cạnh đó đinh lăng nếp nhỏ còn chữa xương khớp hoặc bệnh gout. Giúp cho các mẹ bầu đang bị tắc sữa hoặc không có sữa về.
Củ Đẳng Sâm (Đẳng Sâm)
Là loại cây cỏ sống lâu năm, leo bằng thân quấn. Đẳng sâm dài khoảng 50 – 70cm. Đảng sâm có nhiều ở Trung Quốc. Từ những năm 1961, Viện Dược liệu Việt Nam đã phát hiện đảng sâm ở các tỉnh phía Bắc (Sơn La, Lào Cai, Hà Giang, Lạng Sơn) và Tây Nguyên (Kon Tum, Lâm Đồng, Gia Lai).
Một số chất như sucrose, choline, insulin, alkaloid, fructose, mannose, xylose, glucoside,…trong đẳng sâm giúp:
- Tăng cường sức đề kháng, giúp chống mệt mỏi cho cơ thể. Kháng viêm rất tốt, từ đó bảo vệ niêm mạc và ngăn ngừa tình trạng viêm loét dạ dày diễn biến phức tạp.
- Tăng số lượng hồng cầu, đào thải các cholesterol xấu, phòng ngừa xơ vữa động mạch, các cơn đau tim, đột quỵ, tai biến mạch máu não,…
Tam Thất Bắc (Sâm Tam Thất)
Là một loại cây nhỏ, sống lâu năm thường mọc ở độ cao 1500m. Cây tam thất thường cao khoảng 30 – 50cm. Ở Việt Nam, tam thất được trồng một lượng ít ở Hà Giang, Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn, Lai Châu…
Theo Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh – Bệnh viện Ung bướu TP.HCM, sâm tam thất có những công dụng như:
- Saponin đem lại hiệu quả kháng nấm, kháng khuẩn và ức chế virus gây bệnh rất tốt. Vị ngọt trong tam thất tốt cho những người bị tiểu đường.
- Chức các axit amin đóng vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp protein giúp làm chậm quá trình suy giảm chức năng cơ bắp ở người già.
Củ sâm đất có tác dụng gì?
Củ sâm đất có nhiều lợi ích nhưng đây chỉ là thực phẩm hỗ trợ chứ không có tác dụng điều trị bệnh lý. Dưới đây là công dụng nổi bật mà củ cây sâm đất mang lại cho sức khỏe.
Hỗ trợ giảm cân
Khi ăn củ sâm đất bạn sẽ có cảm giác no lâu hơn giúp ít tiêu thụ các thức ăn khác. Đẩy nhanh quá trình bài tiết ra khỏi cơ thể. Nhờ đó mà sâm đất là loại thực phẩm thường có trong chế độ ăn giảm cân của các chị em. Bạn có thể nấu canh với thịt hoặc luộc chín.
Tốt cho người bệnh tiểu đường
Củ cây sâm đất có thành phần fructooligosaccharides hỗ trợ cơ thể không hấp thu đường đơn. Giảm glucose trong gan và tăng khả năng hoạt động của insulin trong cơ thể. Do đó, những người bị bệnh tiểu đường nên tăng cường tiêu thụ củ sâm đất.
Tốt cho sức khỏe tim mạch
Fructooligosaccharides có trong củ sâm đất có thể chuyển hóa thành carbohydrate, polyphenol giúp giảm lượng natri trong máu, cải thiện tình trạng hạ đường huyết, củng cố sức khỏe tim mạch.
Giúp điều hòa huyết áp
Trong sâm đất có chứa một lượng kali lớn giúp điều hòa nhịp tim, thư giãn các mạch máu và giúp hệ tim mạch làm việc tốt hơn. Từ đó hạn chế được nguy cơ xơ vữa động mạch dẫn đến đột quỵ và đau tim.
Ngoài ra, kali trong sâm đất còn giúp cân bằng chất lỏng ở các mô và cân bằng natri ở các tế bào trong cơ thể.
Giúp kiểm soát lượng cholesterol
Sâm đất có chứa các thành phần giúp kiểm soát lượng cholesterol. Sử dụng sâm đất không những làm giảm lượng chất béo trung tính mà còn hạ lipoprotein trong cơ thể xuống mức thấp.
Ngoài ra, fructooligosaccharides có trong sâm đất còn làm giảm hàm lượng lipid trong cơ thể và ngăn ngừa nguy cơ tích tụ cholesterol xấu. Từ đó hạn chế được nguy cơ mắc các bệnh về tim. Đặc biệt là bệnh tim mạch vành.
Hỗ trợ tiêu hóa
Sâm đất có chứa prebiotic giúp kích thích sự phát triển của hệ vi sinh trong cơ thể, tăng khả năng hấp thụ tối đa các khoáng chất và vitamin cho hệ tiêu hóa.
Ngoài ra, loại củ này còn có tác dụng làm giảm các chứng bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa như: đầy hơi, táo bón, ung thư ruột kết và viêm loét dạ dày.
Giúp xương chắc khỏe
Trong sâm đất có chứa thành phần fructooligosaccharides làm tăng khả năng hấp thụ canxi cho cơ thể. Cung cấp các khoáng chất thiết yếu như magie,canxi, photpho giúp xương chắc khỏe. Chính vì vậy mà có thể ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh loãng xương.
Hỗ trợ tăng cường testosterol
Các nhà nghiên cứu khẳng định rằng sâm đất có các thành phần giúp tăng hàm lượng testosterol trong cơ thể một cách tự nhiên. Hỗ trợ điều trị bệnh vô sinh và chứng suy sinh dục phát triển muộn ở nam giới.
Hỗ trợ điều trị bệnh ung thư đại tràng
Dưỡng chất này điều chỉnh được hệ thống vi khuẩn ở trong đường ruột, từ đó tăng cường hệ miễn dịch.
Hệ thống đường ruột của con người có rất nhiều vi khuẩn. Những vi khuẩn này cung cấp một số chất miễn dịch và hỗ trợ tiêu hóa.
Sau khi chúng ta sử dụng các loại kháng sinh, ngoài việc diệt được vi khuẩn bệnh lý thì cũng diệt luôn các vi khuẩn đường ruột có lợi.
Vì vậy đa phần chúng ta sẽ bị rối loạn tiêu hóa sau khi sử dụng kháng sinh.
Xem thêm: Bơ: 10+ Công dụng bất ngờ và cách phân biệt, lựa chọn
Gợi ý 3 món ăn chế biến từ củ sâm đất
Sâm đất có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon, dễ làm và tốt cho sức khỏe. Dưới đây là một số công thức gợi ý để bạn có thể tạo ra những món ăn hấp dẫn, bổ dưỡng cho gia đình.
Canh sâm đất hầm xương
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- Củ sâm đất
- Xương heo
- Cà rốt
- Gia vị nêm nếm
- Hành tím, tỏi băm nhỏ
Cách làm
Xương heo rửa sạch ướp gia vị với hành tím, hạt nêm, tiêu, bột ngọt khoảng 20 phút. Sâm đất và cà rốt cắt khúc vừa ăn. Hành tỏi băm nhỏ phi thơm rồi cho xương heo vào xào cho săn lại. Sau đó đổ nước vào nồi xương heo và hầm chín nhừ. Cuối cùng cho khoai sâm, cà rốt và hầm khoảng 10 – 15 phút tắt bếp. Nêm nếm lại cho vừa ăn.
Sâm đất xào thịt bò
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Củ sâm đất.
- Hành lá, hành tím, tỏi, ớt.
- Thịt bò.
- Gia vị nêm nếm.
Cách làm
Củ cắt khúc hoặc thái lát. Thịt bò cắt mỏng và ướp trong 10 phút với tỏi băm, nước mắm, dầu ăn, hạt nêm, tiêu, muối. Phi hành tím với dầu ăn cho thơm rồi đảo thịt bò trên bếp. Khi bò chín săn lại thì cho ra đĩa. Sâm đất xào với gia vị cho vừa ăn, khi chín tái thì cho thịt bò đảo đều và thêm hành lá.
Nộm củ sâm đất
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- Củ sâm thái sợi
- Củ cà rốt thái sợi
- Ớt tỏi băm nhỏ
- Đậu phộng, rau thơm, chanh
- Nước mắm, đường, bột ngọt
- Thịt gà xé nhỏ
Cách làm
Đầu tiên, thái sợi mỏng khoai sâm ngâm vào nước muối loãng khoảng 15 phút rồi vớt ra để ráo nước. Cà rốt thái sợi. Rau thơm cắt nhỏ, đậu phộng rang chín bỏ vỏ.
Nước mắm pha tỷ lệ 2 thìa đường, 4 thìa nước, 2 thìa nước cốt chanh, 1 thìa tỏi, 1 thìa ớt, 3 thìa nước mắm và khuấy đều. Cuối cùng, trộn tất cả nguyên liệu cùng với thịt gà xé nhỏ. Lưu ý cần nhẹ tay để nộm sâm đất không bị dập.
Củ sâm đất ngâm rượu
Bên cạnh dùng để chế biến thành các món ăn thì sâm đất còn được ngâm rượu giúp bổ khí huyết, tăng cường sức khỏe, lưu thông khí huyết.
Chuẩn bị
- Củ sâm đất (nên chọn củ to, còn tươi không bị dập)
- Rượu trắng nguyên chất
- Bình ngâm rượu (bình sứ, thủy tinh)
Cách ngâm rượu
- Rửa sạch sâm để loại bỏ đất cát bên ngoài và để ráo nước.
- Xếp sâm vào bình sao cho rễ hướng xuống đáy bình, xếp gọn và đẹp.
- Cho rượu ngập bình đã xếp sẵn sâm đất và đặt ở nơi khô ráo, thoáng mát.
- Sau 3 tháng có thể sử dụng được.
Các bài thuốc chữa bệnh từ sâm đất
Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
Sắc 75g sâm đất tươi hoặc 25g khô với 1 lít nước trong 10-15 phút trên lửa nhỏ. Uống mỗi ngày trong vòng 1 tháng.
Điều trị tiêu chảy
Đun 15g sâm đất vối 15g đại táo cùng 1 lít nước, uống hàng ngày đến khi hết tiêu chảy.
Chữa tiểu tiện quá nhiều
Nấu 550ml nước cùng 60g sâm đất tươi và 50g rễ cây kim anh đến khi cạn nước còn khoảng 250ml. Uống 2 lần/ngày trong 5 ngày.
Điều trị chứng táo bón
Nấu canh các loại thảo dược gồm: 30g lá sâm đất, 20g rễ đinh lăng, 30g lá vông non, 30g vừng đen rang nổ, 20g lá thiên lý non. Dùng ăn hàng ngày đến khi hết táo bón.
Điều trị kiết lỵ
Nấu 100g lá sâm đất và 100g cỏ sữa cùng 400ml nước đến khi nước cạn còn 100ml. Chia làm 2 lần và uống khi còn ấm.
Bài thuốc trị sỏi thận
Tán nhuyễn sâm đất thành bột mịn, mỗi lần sử dụng 10g (khoảng 1 muỗng cà phê) pha với 1 lít nước và uống như trà hàng ngày.
Hỗ trợ điều trị cao huyết áp
Dun sôi 12g sâm đất cùng nước lọc uống hàng ngày giúp ổn định huyết áp, điều hòa lượng cholesterol trong máu.
Điều trị triệu chứng chóng mặt, mệt mỏi
Dùng 16g rễ và thân sâm đất đun cùng 250ml nước, uống hàng ngày trong vòng 1 tuần để có hiệu quả.
Chữa ho lâu ngày
Hầm 1 con gà khoảng 400g cùng 20g sâm đất, 20g gà thủ hô trắng, 20g thông thảo. Ăn như món ăn hàng ngày
Bài thuốc giải độc gan
Sắc 10 – 15g sâm đất khô cùng nước để uống hàng ngày như nước trà. Hoặc dùng bột mịn pha nước uống, hoặc dùng lá sâm đất nấu canh ăn hàng ngày.
Điều trị bệnh ghẻ
Dùng lá và rễ sâm đất nấu cùng 2 lít nước dùng tắm và vệ sinh vùng da bị ghẻ hàng ngày.
Giảm đau xương khớp
Rửa sạch 700g sâm đất rồi để thật ráo nước, ngâm cùng 5 lít rượu trong 6 tháng. Mỗi ngày dùng 2 lần, mỗi lần 25ml.
Hồi sức hậu phẫu
Lấy 200g hoàng kỳ sắc lấy nước, rồi dùng nước này với sườn heo cho mềm, tiếp đến cho 200g sâm đất vào nấu thêm 5 phút. Ăn tuần 2 – 3 lần.
Nơi bán khoai sâm đất?
Củ sâm đất được trồng nhiều ở Lào Cai và những vùng đất ẩm ướt. Một cây có thể thu hoạch đến 4 – 5 kg củ. Bạn có thể dễ dàng mua củ sâm đất tại các cửa hàng thực phẩm, cửa hàng online hoặc trang thương mại điện tử.
Ngoài ra, sâm đất cũng được bày bán dọc các con đường trên TP.HCM. Tuy nhiên, bạn nên cẩn trọng khi mua tại đây để lựa được những củ khoai ngon và không bị người bán “ chuốc say”.
Sâm đất giá bao nhiêu?
Theo các thương lái, sâm đất thường có giá thành rất thấp rơi vào khoảng 50.000 đồng/kg. Nếu mua từ 50kg trở lên giá chỉ còn 30.000 đồng/kg, còn vào mùa thu hoạch giá chỉ vào khoảng 35 – 40.000 đồng/kg.
Khi mua, bạn nên lựa những củ to, chắc tay, không bị sâu mọt. Bảo quản củ ở nhiệt độ bình thường, có thể phơi nắng để củ dẻo ngọt hơn.
Lưu ý khi sử dụng sâm đất để chữa bệnh
Không nên dùng quá nhiều sâm đất bởi có thể gây độc, nếu xuất hiện các triệu chứng như nôn ói hay ra nhiều mồ hôi cần ngưng dùng. Bên cạnh đó, đối tượng trẻ em và phụ nữ mang thai cần tránh dùng dược liệu này để chữa bệnh hay bồi bổ sức khỏe.
Mặc dù sâm đất được đánh giá là có giá trị dược lý cao nhưng bạn cũng cần thận trọng khí sử dụng. Tốt nhất cần tham khảo ý kiến những người có chuyên môn trước khi áp dụng những bài thuốc có chứa dược liệu này.