Cây xạ đen – 10+ Công dụng, bài thuốc và những điều cần lưu ý
Ngày cập nhật :24/11/2022
Cây xạ đen được mệnh danh là “thần dược” chữa ung thư. Đồng thời còn là vị thuốc chữa bệnh gan, giải độc, tăng cường miễn dịch, chữa mất ngủ, … hiệu quả. Cụ thể cây xạ đen có đặc điểm gì. Thành phần, cách dùng, giá bán ra sao. Cần lưu ý gì khi sử dụng. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vị thuốc dân gian này nhé!
Nội Dung Chính
- 1 Xạ đen là cây gì?
- 2 Thành phần cây xạ đen
- 3 Hình ảnh cây xạ đen
- 4 Cây xạ đen mọc ở đâu?
- 5 Cây xạ đen có mấy loại?
- 6 Cách nhận biết cây xạ đen?
- 7 Thu hái và chế biến cây xạ đen làm thuốc
- 8 Kỹ thuật trồng cây xạ đen
- 9 Những đối tượng không nên và nên dùng nước xạ đen
- 10 Công dụng của cây xạ đen
- 11 Cách dùng cây xạ đen
- 12 Hướng dẫn cách pha uống nước lá xạ đen
- 13 Tác hại của xạ đen
- 14 Giá bán cây xạ đen là bao nhiêu?
- 15 Mua và bán cây xạ đen ở đâu?
Xạ đen là cây gì?
Xạ đen hay còn được người dân gian gọi là cây bạch vạn hoa, cây ung thư, cây bách giải hoặc cây dót.
Sở dĩ nó được gọi “xạ đen” là bởi vì “xạ” trong tiếng Mường có nghĩa là gan. Còn màu đen chính là màu sắc của dược liệu này. Khi cắt đôi thân sẽ có lớp nhựa đen chảy ra ngoài. Người dân tộc Mường xem nó như là “tiên dược” để bảo vệ sức khỏe cho cả buôn làng.
Ngoài ra, trong y học hiện đại nó có tên khoa học là Celastrus Hindsii, thuộc họ nhà dây gối. Xạ đen có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ điều trị các khối u bướu và ung thư hiệu quả.
Tên khoa học: Ehretia asperula Zoll. & Mor.
Họ: Vòi voi (Boraginaceae)
Thành phần cây xạ đen
Theo nghiên cứu cho thấy, các hợp chất: Flavonoid, Quinon, Saponin Triterpenoid, Maytenfolone A trong cây xạ đen có tác dụng tiêu diệt các khối u bướu đặc biệt là khối u ác tính. Đây là các chất vô cùng quý hiếm mà ít cây thuốc nào có được như cây xạ đen.
- Flavonoid có tác dụng làm chậm quá trình oxy hóa do các gốc tự do gây ra. Từ đó giúp bảo vệ cơ thể khỏi tác nhân ung thư. Đồng thời ngăn ngừa xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não, thoái hóa gan, lão hóa, tổn thương do nguồn bức xạ…
- Hoạt chất Quinon có khả năng làm cho tế bào ung thư dễ hóa lỏng để đào thải, bài tiết ra ngoài môi trường. Khi Quinon được kết hợp với Flavonoid sẽ giúp đào thải, loại bỏ tế bào ung thư khỏi người bệnh cách nhanh chóng.
- Dược chất Saponin Triterpenoid được minh chứng có thể ức chế sự phát triển tế bào ung thư, tái tạo lại cấu trúc tế bào bị bệnh. Đồng thời ngăn ngừa sự phát triển của các khối u, đặc biệt là khối u ác tính.
- Hợp chất Maytenfolone A trong xạ đen có tác dụng ức chế phát triển tế bào ung thư ở buồng trứng, cổ từ cung, ruột kết, đại trực tràng…
Hình ảnh cây xạ đen
Xạ đen là một loài cây bụi trườn có chiều cao khoảng 3 đến 5 mét, phân thành nhiều cành non. Trên mỗi cành đều có lông tơ mịn bao phủ, có màu nâu xám.
Lá xạ đen thường mọc so le với nhau; có đầu lá nhọn và phiến lá có hình bầu dục ngược. Hai mép lá đều có 7 cặp gân phụ nhưng lại không có răng cưa và cũng không có lông bao phủ như thân. Cuống lá xạ đen ngắn. Lá cũng không rụng theo mùa như những loại cây khác.
Hoa cây xạ đen thường mọc thành từng chùm ở ngọn cây. Hoa có màu trắng trong, cuống ngắn. Trổ hoa vào khoảng cuối xuân đầu hè từ tháng 3 – 5 hàng năm.
Quả xạ đen nhỏ, có hình trứng ngược thường mọc theo chùm. Khi khô quả sẽ nổ ra thành 3 phần, bên trong có chứa nhiều hạt màu hồng hồng. Cây thường kết quả sau 3 tháng trổ hoa từ tháng 8 đến 12.
Cây xạ đen mọc ở đâu?
Xạ đen có nguồn gốc từ những nước Châu Á . Tuy nhiên, chỉ tập trung nhiều ở khu vực Đông Nam Á như Trung Quốc, Myanmar, Thái Lan, Indonesia, trong đó có Việt Nam.
Ở nước ta, loài cây này chỉ mọc ở những nơi có độ cao từ 1000 – 1500 mét. Thường gặp ở Ninh Bình, Thừa Thiên – Huế và phân bố nhiều nhất là ở Hòa Bình. Vì thế mà chúng ta thường nghe “cây xạ đen Hòa Bình” nhiều hơn những nơi khác.
Ngoài ra, tại một số vườn quốc gia lớn như Cúc Phương hay Ba Vì thì cũng sẽ tìm thấy loài cây này.
Cây xạ đen có mấy loại?
Theo một số báo cáo khoa học, nếu xét riêng biệt về giống loại cây xạ đen thì nó chỉ có một loại duy nhất. Nhưng nếu xét về dòng họ nhà cây xạ thì có đến 2 loại đó chính là cây xạ đen và cây xạ vàng.
Để điều trị bệnh người ta chỉ sử dụng xạ đen vì nó chứa dược tính chữa bệnh mà cây xạ vàng lại không có. Chính vì thế mà khi sử dụng bạn nên lưu ý kỹ càng để tránh nhầm lẫn với các loại cây xạ khác.
Cách nhận biết cây xạ đen?
- Khi còn tươi, cây xạ đen có thân dày hơn cây xạ vàng. Màu sắc cũng đậm màu hơn.
- Lá cây xạ đen có màu xanh ánh tím còn xạ vàng thì không. Khi phơi khô, lá xạ đen cũng không bị dòn hay vỡ vụn như xạ vàng.
- Khi phơi khô, cây xạ đen có mùi thơm nhưng thân cây có màu đen do có nhựa chảy ra từ thân gỗ. Còn xạ vàng lại có màu trắng và không có mùi.
Thu hái và chế biến cây xạ đen làm thuốc
Cây xạ đen có thể thu hái quanh năm. Để làm thuốc, người dân chỉ sử dụng toàn bộ cây trừ rễ.
Sau khi thu hái, người dân sẽ cắt thành từng khúc nhỏ và đem đi rửa sạch để loại bỏ tạp chất. Tiếp đó mang đi phơi hoặc sấy khô để bảo quản dùng dần.
Theo báo cáo nghiên cứu khoa học, các chuyên gia cho biết rằng trong xạ đen có chứa một số hoạt chất như tanin, flavonoid, acida min, triterpenoid, các polyphenol. Những hoạt chất này đều có tác dụng ức chế các tế bào ung thư và khối u rất tốt. Từ đó giúp ngăn ngừa cũng như hỗ trợ điều trị ung thư hiệu quả.
Kỹ thuật trồng cây xạ đen
Hiện nay, cây xạ đen có thể được trồng bằng nhiều cách, đó là giâm cành, hoặc trồng hạt. Khi trồng, bạn cần lưu ý các vấn đề sau:
- Nếu trồng bằng hạt, bạn cần xử lý tốt hạt trước khi gieo trồng. Cụ thể, trước tiên cần ngâm hạt giống xạ đen vào nước ấm trong thời gian khoảng 25 phút. Sau đó vớt ra và đem trộn đều với cát. Điều này sẽ giúp việc gieo hạt giống được dễ hơn.
- Nếu trồng cây xạ đen trong diện tích rộng, người trồng cần phải lên luống cao khoảng 25cm chiều rộng và 100cm chiều cao. Sau đó, làm đất tơi thật nhỏ, tiến hành bổ lỗ và gieo hạt vào.
- Nên nhớ, khi gieo hạt xong hãy phủ lên lỗ gieo hạt một lớp đất mỏng. Không nên phủ quá dày sẽ khiến hạt không thể nảy mầm. Cây sẽ nảy mầm chỉ khoảng 5 ngày sau đó.
- Nếu trồng bằng cách giâm cành, bạn cần chọn cành giống khỏe. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể mua thuốc kích thích mọc rễ để cành giống ra nhanh hơn và đảm bảo sức sống, cũng như sự phát triển của cây được tốt hơn.
Những đối tượng không nên và nên dùng nước xạ đen
Tác dụng nước xạ đen là điều không thể phủ nhận. Tuy nhiên có phải ai cũng dùng được loại nước uống này hay không?
Đối tượng không nên dùng nước xạ đen
Xạ đen là loại cây này lành tính, tương đối hiền. Dùng được cho nhiều người để uống chữa bệnh, phòng bệnh và tăng cường sức khỏe hiệu quả. Tuy nhiên, một số đối tượng dưới đây lại không nên dùng để tránh tình trạng bệnh nặng hơn, thậm chí là gây ra những tác dụng phụ nguy hiểm.
Người huyết áp thấp
Xạ đen có thể tác dụng hạ huyết áp. Vậy nên chúng thường được làm thành phần trong các bài thuốc cho người bị cao huyết áp.
Những đối tượng đang bị huyết áp thấp thì không nên sử dụng. Bởi có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh và có thể gây biến chứng như đột quỵ, nhồi máu cơ tim,….
Trong những trường hợp bắt buộc cần sử dụng, người dùng hãy cho vào bài thuốc vài lát gừng để uống để trung hòa và giảm nguy cơ bị hạ huyết áp.
Người bị suy thận
Không thể phủ nhận tác dụng của nước xạ đen là rất tốt cho gan nhưng lại không tốt cho thận. Đặc biệt là những người đang bị suy thận.
Nước lá xạ đen khi đi vào cơ thể có thể cản trở quá trình lọc máu vốn đã yếu không được như người bình thường của thận. Vô tình, nước lá xạ đen làm thận đã yếu lại càng yếu hơn. Khả năng lọc máu giảm đáng kể gây biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.
Xem thêm: Sâm cau có tác dụng gì? Cách dùng, giá bán, lưu ý khi sử dụng
Phụ nữ đang mang thai
Các bà bầu uống nước xạ đen được không? Sở dĩ có câu hỏi này là bởi lá xạ đen tương đối hiền lại còn giảm được chứng đau nhức xương khớp, mệt mỏi, căng thẳng đầu óc, những triệu chứng mà bà bầu thường hay gặp phải.
Tuy nhiên đối tượng là phụ nữ mang thai hoặc đang trong thời kỳ cho con bú lại tương đối nhạy cảm. Nên hạn chế sử dụng những loại thảo dược thuốc Nam.
Người đang bị tiêu chảy, đại tiện, phân lỏng
Những người đang bị đi đại tiện, ra phân lỏng, bị tiêu chảy cấp hoặc biến chứng từ sốt, các bệnh lý khác không nên uống nước lá xạ đen. Bởi hàm lượng dược tính của thảo dược có thể khiến bệnh nặng hơn dẫn đến mất nước, sốt mê man,…
Đối tượng nên sử dụng cây xạ đen
Bên cạnh những người không nên sử dụng để tránh những hậu quả không mong muốn khi dùng thì cũng có những người được khuyên nên dùng mỗi ngày. Hàm lượng dưỡng chất của loại cây này sẽ giúp điều trị bệnh tốt hơn. Tăng cường sức khỏe và phòng tránh bệnh tật hiệu quả.
Người bị bệnh ung thư, có khối u trong người
Cây xạ đen có tác dụng rất tốt trong điều trị bệnh ung thư.
Rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học ở các Đông và Tây y đều chứng minh loại cây này có tác dụng rất tốt trong điều trị các bệnh về ung thư. Đặc biệt là ung thư gan, ung thư phổi, ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt,…
Người đang thực hiện xạ trị
Những người đang thực hiện xạ trị, hóa trị điều trị ung thư có thể kết hợp uống nước lá xạ đen mỗi ngày để ức chế sự di căn của tế bào ung thư, ngăn không cho chúng phát triển. Đồng thời thành phần của nước lá xạ đen sẽ giúp tăng hiệu quả điều trị bệnh hơn, tránh để bệnh chuyển nặng.
Người nhiễm viêm gan B, bị men gan tăng cao, máu nhiễm mỡ
Những đối tượng trên được khuyên nên sử dụng nước lá xạ đen đúng liều lượng mỗi ngày để bồi bổ gan và máu, hòa tan mỡ máu để đào thải ra bên ngoài. Đặc biệt với người bị viêm gan B thành phần Flavonoid có tác dụng ức chế và tiêu diệt vi khuẩn cứ kỳ tốt nên được dùng nhiều trong các bài thuốc điều trị bệnh.
Bệnh nhân bị huyết áp cao
Uống nước lá xạ đen có tác dụng gì thì không thể bỏ qua công dụng là giúp hạ huyết áp. Do đó những người đang mắc bệnh này có thể áp dụng, nấu nước uống mỗi ngày để thấy những thay đổi tích cực trong cơ thể.
Những đối tượng khác
Tất cả những người khỏe mạnh cũng có thể được phép uống lá xạ đen. Mục đích chính là để tăng cường sức khỏe, điều hòa khí huyết, nâng cao sức đề kháng và phòng tránh mọi bệnh tật.
Công dụng của cây xạ đen
Từ xa xưa, do chưa có khái niệm bệnh ung thư vì thế mỗi khi bị đau ốm, vàng da, mụn nhọt, u bướu hay viêm nhiễm người dân tộc Mường đều dùng xạ đen để làm thuốc điều trị.
Vậy xạ đen có tác dụng gì? Chúng ta hãy điểm qua một số tác dụng nổi bật của dược liệu này nhé!
Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư
Hoạt chất flavonoid và quinon trong xạ đen có tác dụng hóa lỏng và làm chậm quá trình oxy hóa của các gốc tự do. Từ dó ngăn chặn các sự phát triển và di căn của các loại khối u bướu và ung thư.
Hiện nay, cả y học cổ truyền và y học hiện đại đều dùng dược liệu này để làm thuốc điều trị các loại bệnh ung thư. Cụ thể như: Ung thư vòm họng, ung thư gan, ung thư phổi, ung thư cổ tử cung,… rất hiệu quả.
Hỗ trợ điều trị cao huyết áp
Ngoài tác dụng ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư và u bướu thì nó còn có khả năng chữa huyết áp cao. Giúp ổn định huyết áp luôn ở mức ổn định và giúp ngủ ngon, sâu giấc hơn.
Chỉ cần sử dụng lá xạ đen sắc nước uống mỗi ngày để uống. Có thể dùng nước này uống thay nước trà hoặc nước lọc mỗi ngày.
Điều trị gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ
Theo giáo sư – tiến sĩ Lê Thế Trung, nguyên giám đốc Học viện Quân Y cho biết. Ngoài những tác dụng trên thì xạ đen có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ điều trị bệnh gan, máu nhiễm mỡ.
Chỉ cần uống nước sắc xạ đen mỗi ngày trong vòng 2 tháng thì sẽ thấy tình trạng bệnh được cải thiện rất tốt.
Hỗ trợ điều trị viêm gan, xơ gan
Xạ đen được xem là vj thuốc quý có khả năng điều trị viêm gan, xơ gan và men gan cao. Nó được sử dụng rất nhiều trong các bài thuốc dân gian dùng để chữa các bệnh liên quan đến gan, giúp tăng cường chức năng gan.
Chữa mất ngủ, suy nhược thần kinh
Ngoài những công dụng trên, tác dụng của lá xạ đen rất tốt đối với những ai đang gặp phải chứng mất ngủ, suy nhược thần kinh và thiếu máu.
Hãy uống nước sắc xạ đen thường xuyên để giúp tăng cường tuần hoàn máu não. Giúp điều trị chứng đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, ù tai hiệu quả.
Cách dùng cây xạ đen
Thông thường, có rất nhiều cách dùng cây xạ đen, người ta thường đem sắc uống. Tùy theo thể trạng và từng bệnh của mỗi người mà liều dùng có thể tăng hoặc giảm thích hợp.
Bài thuốc tăng cường sức khỏe, giúp ăn ngon, ngủ ngon
- Chuẩn bị 70g thân và lá xạ đen khô, đem rửa sạch và để ráo nước.
- Cho dược liệu vào nồi và đổ 1,5 lít nước lọc vào để đun sôi trong vòng 10 phút. Có thể dùng nước này thay nước trà hàng ngày. Nếu không có thời gian, bạn có thể hãm lá xạ đen trong bình giữ nhiệt để uống.
Dùng xạ đen thông kinh, lợi tiểu, giải nhiệt
- Chuẩn bị: 15g xạ đen, 12g kim ngân hoa.
- Dùng các vị thuốc đã phơi khô đem sao vàng rồi hãm như nước chè.
- Uống hết thuốc trong ngày.
Tăng cường hệ miễn dịch, giảm căng thẳng, phòng chống tiểu đường, ung thư
- Chuẩn bị: 15g xạ đen, 15g giảo cổ lam và 15g nấm linh chi.
- Dùng tất cả nguyên liệu trong 1 thang thuốc và sắc uống hàng ngày.
Hỗ trợ điều trị ung thư
- Chuẩn bị: 30g xạ đen, 20g cỏ lưỡi rắng và 6g cam thảo dây.
- Dùng tất cả nguyên liệu trong 1 thang thuốc rồi hãm trong ấm như hãm nước chè.
- Uống hết trong ngày.
Xạ đen hỗ trợ điều trị các bệnh về gan
- Chuẩn bị: 50g xạ đen, 30g cà gai leo và 10g mật nhân.
- Cho tất cả nguyên liệu trong 1 thang thuốc rồi cho vào nấu cùng với khoảng 2 lít nước trong khoảng 15 phút. Lúc này tinh chất của các nguyên liệu sẽ tan dần trong nước.
- Dùng uống thay nước hàng ngày. Nhớ không được để qua đêm.
Còn rất nhiều bài thuốc khác được lưu truyền trong dân gian dùng cây xạ đen để điều trị bệnh. Bạn có thể tham khảo thêm để tận dụng khả năng chữa bệnh của nguyên liệu này.
Hướng dẫn cách pha uống nước lá xạ đen
Để có thể phát huy được hết tác những tác dụng mà cây xạ đen mang lại cho người dùng thì việc pha như thế nào cũng đặc biệt quan trọng. Dưới đây là hướng dẫn hai cách dùng lá cây xạ đen được áp dụng nhiều nhất.
Cách pha trà uống lá xạ đen
Pha trà lá xạ đen được nhiều người áp dụng. Cách uống cũng giống như bạn hãm trà để uống hằng ngày. Bạn chỉ cần thực hiện đơn giản như sau:
- Bước 1: Dùng khoảng 10g lá xạ đen khô cho vào ấm cùng 150ml nước sôi để tráng trà lần 1.
- Bước 2: Đổ nước trà đi và tiếp tục rót nước sôi một lượng như nhau vào ấm lần 2. Lần này để hãm trong 10 – 15 phút.
Cách nấu trà xạ đen
Với những người thường xuyên bận rộn không có nhiều thời gian để hãm trà, bạn có thể nấu nước một lần vào buổi sáng để uống cả ngày. Bạn chỉ cần lấy khoảng 15 – 20g lá xạ đen để cho vào ấm đun cùng 1.5v lít. Khi nước sôi để nấu thêm 5 phút nữa rồi mới chắt ra bình để uống cả ngày.
Lưu ý khi uống nước lá xạ đen để mang lại hiệu quả tốt nhất
Người dùng uống nước xạ đen hằng ngày có tốt không? Chắc chắn là có – đó là điều không thể phủ nhận. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, bạn nên lưu ý một số điều dưới đây để tránh những tác dụng phụ:
- Thảo dược khi được nấu thành nước hay kết hợp cùng những bài thuốc khác cần được rửa thật sạch. Loại bỏ bụi bẩn và tạo chất độc hại.
- Không dùng ấm kim loại để nấu nước. Bởi thành phần của xạ đen có thể tác dụng với kim loại sinh ra chất độc.
- Thuốc được sắc từ cây xạ đen nên được uống ngay trong ngày không để sáng ngày hôm sau. Thuốc sẽ không có hiệu quả như mong muốn.
- Trong quá trình uống thuốc để điều trị nên tuyệt đối tuân thủ đúng theo những yêu cầu. Kiêng các loại thực phẩm không tốt, chất kích thích để có công dụng tốt nhất.
- Thời điểm uống nước trà xạ đen tốt nhất là vào sáng sớm, ngay sau khi dùng bữa sáng xong.
- Xạ đen là loại thảo dược được dùng để kết hợp để tăng hiệu quả điều trị bệnh. Lưu ý chúng không thay thế các loại thuốc chữa bệnh chuyên biệt nên không nên lạm dụng quá nhiều.
Tác hại của xạ đen
Nếu sử dụng xạ đen không đúng cách có thể gây ra một số tác hại đối với người bệnh, cụ thể như sau:
Hoa mắt, chóng mặt, váng đầu
Đây là dấu hiệu của chứng tụt huyết áp do sử dụng quá liều lượng quy định. Các chuyên gia khuyến cáo, mỗi ngày ta chỉ nên dùng tối đa 70g xạ đen, không nên dùng vượt quá liều lượng trên.Đồng thời người bị huyết áp thấp thì nên hạn chế dùng hoặc dùng với liều lượng thấp.
Đầy bụng, đi ngoài
Thường là hậu quả của việc sử dụng xạ đen qua đêm, điều này được khuyến cáo là không nên. Bởi để qua đêm vị thuốc này rất dễ bị thiu hỏng, dẫn đến ảnh hưởng đến tiêu hóa của bạn.
Buồn ngủ, ngủ gà ngủ gật
Nước sắc xạ đen có tác dụng an thần, giúp ngủ ngon nhưng cũng có thể khiến người dùng ngủ gật. Vì vậy vào buổi sáng ta không nên pha quá đặc xạ đen, vì nó có thể làm ảnh hưởng tới công việc của bạn.
Xem thêm: [Góc Review] Sâm đất là gì, công dụng, bài thuốc, giá bán
Giá bán cây xạ đen là bao nhiêu?
Dưới đây chúng tôi xin cung cấp giá bán cây xạ đen (theo từng loại) để bạn đọc có thể tham khảo:
- Nguyên lá xạ đen phơi khô: Có giá 160.000đ/kg.
- Thân cây xạ đen phơi khô: Có giá 100.000đ/kg.
- Kết hợp cả thân và lá: Có giá 120.000đ/kg.
- Cao xạ đen: Có giá 250.000đ/100g.
- Hạt giống xạ đen: Có giá 1.500.000/kg.
- Cây giống xạ đen: Có giá khoảng 20.000đ/cây.
Lưu ý: Mức giá trên có thể thay đổi tùy vào từng đơn vị cung cấp dược liệu.
Mua và bán cây xạ đen ở đâu?
Trong trường hợp người bệnh không có điều kiện để trồng xạ đen thì bạn có thể hoàn toàn tìm thấy loại thuốc này trong các tiệm thuốc bắc, phòng khám đông y,…
Tuy nhiên khi lựa chọn địa chỉ mua xạ đen bạn nên tìm hiểu thật kỹ để không mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng. Bởi như ở trên đã đề cập, các loại cây họ xạ về cơ bản là rất giống nhau. Tuy nhiên, công dụng tốt cho sức khỏe thì chỉ có xạ đen mới có thôi. Vì vậy, nếu mua xạ đen tại cơ sở không uy tín, kém chất lượng người mua sẽ có thể gặp trường hợp xạ đen bị đánh tráo với các loại xạ khác mà không hề hay biết.
Tác dụng của xạ đen là rất hữu ích với sức khỏe của chúng ta. Tuy nhiên do vị thuốc vẫn tiềm ẩn nguy cơ gặp phải tác dụng phụ nên cần phải tìm hiểu kĩ trước khi dùng. Nếu có bất cứ thắc mắc nào xung quanh việc sử dụng nên hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc các thầy thuốc để có những tư vấn chuẩn xác nhất.