Sâm cau có tác dụng gì? Cách dùng, giá bán, lưu ý khi sử dụng

Tham vấn y khoa : Bác sĩ

Ngày cập nhật :24/11/2022

Sâm cau là vị thuốc nam chữa yếu sinh lý hiệu quả. Cách sử dụng sâm cau sao cho hiệu quả. Giá bao nhiêu, mua ở đâu được nhiều người quan tâm.

Nội Dung Chính

Sâm cau là gì? Những thông tin cơ bản

Dù là vị thuốc quen thuộc trong Đông y nhưng nhiều người, củ sâm cau vẫn là dược liệu khá xa lạ. Dưới đây là những thông tin cơ bản về củ sâm cau tươi:

Sâm cau

Tên dược liệu: Củ sâm cau

Tên gọi khác: Ngải cau, thài léng, củ tiên mao, cồ nốc lan, nam sáng ton…

Tên gọi theo khoa học: Curculigo Orchioides

Thuộc họ: Hypoxidaceae (Tỏi voi lùn)

Đặc điểm của dược liệu

Sâm cau là thực vật mọc dại, xuất hiện ở nhiều nơi trên nước ta. Chính bởi vậy mà nhiều người không thể phân biệt dược liệu này.

Dưới đây là những đặc điểm thực vật nổi bật của củ sâm cau:

  • Dược liệu thuộc cây thân thảo, sống lâu năm và cao khoảng 20 đến 30cm.
  • Lá sâm cau hình mũi mác, mọc theo từng cụm và xếp nếp như lá cau. Phiến lá dài 40cm, hẹp và thon. Cuống lá chỉ dài khoảng 5 – 8cm, màu xanh mướt và hai mặt lá nhẵn.
  • Rễ sâm cau dạng củ, mọc sâu dưới lòng đất và to bằng ngón tay. Tùy thuộc vào từng loài, vỏ và củ sẽ có màu sắc khác nhau.
  • Thông thường, hoa dược liệu sẽ nở vào cuối hè, đầu thu, hoa màu vàng tươi và mọc đơn lẻ.
  • Quả sâm cau hình nang, thuôn dài, bên trong quả có 1 – 4 hạt nhỏ, màu nâu bóng và phình to ở phần đầu.

Dược liệu mọc ở đâu? Khu vực phân bố

Củ sâm cau ưa ánh sáng và ưa ẩm. Mọc hoang nhiều tại những khu vực như chân núi đá, bìa rừng, thung lũng, ven nương vẫy. Trên thế giới, cũng có một số quốc gia xuất hiện loại cây này như: Lào, Trung Quốc, Việt Nam…

Tại Việt Nam, có thể dễ dàng tìm thấy dược liệu này ở nhiều vùng núi phía Bắc như Tuyên Quang, Lai Châu, Cao Bằng… Tuy nhiên, hiện nay số lượng sâm cau ngày càng khan hiếm hơn và nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng ngày càng cao. Vì vậy, đã có nhiều cơ sở, trung tâm nuôi trồng thành công củ sâm cau trong vùng dược liệu sạch tại các tỉnh thành trên cả nước.

Thu hái và bào chế

Sâm cau là loại thực vật sống lâu năm và người dùng hoàn toàn có thể thu hái dược liệu quanh năm. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm dân gian, mùa thu là thời điểm thích hợp nhất để thu hoạch dược liệu. Thêm vào đó, cây đủ 3 năm tuổi mới có đầy đủ dưỡng chất để có thể thu hái.

Với sâm cau, bộ phận được khai thác nhiều nhất là củ. Tuy nhiên, củ sâm cau thường nằm sâu trong lòng đất nên người dùng cần phải lưu ý đào sâu để tránh bị đứt gãy.

Sau khi thu hái, củ sâm cau phải được bỏ hết rễ con, rửa sạch sẽ và cạo sạch lớp vỏ ngoài. Sau đó, ngâm củ với nước vo gạo trong khoảng 8 tiếng để loại bỏ hoàn toàn nhựa độc.

Sâm cau thường được tiến hành bào chế theo những cách sau đây:

  • Phơi, sấy khô dược liệu:

Người dùng thái lát thành từng mỏng rồi phơi dưới ánh nắng mặt trời hoặc sấy khô. Lưu ý nên bảo quản dược liệu trong hộp hoặc túi bóng kín, tránh khu vực ẩm ướt, nấm mốc.

  • Cách ngâm rượu củ sâm cau:

Sơ chế sạch sẽ củ sâm cau rồi ngâm cùng rượu trắng khoảng 40 độ theo tỷ lệ 1 : 4 (1kg dược liệu và 4 lít rượu). Đậy kín nắp bình, bảo quản và ngâm trong khoảng 3 tháng rồi sử dụng. Củ sâm cau ngâm rượu có hiệu quả bồi bổ sức khỏe và tăng sức đề kháng cho người dùng.

Sâm cau có mấy loại?

Hiện nay, có rất nhiều loại sâm cau sinh trưởng trong tự nhiên. Mỗi loại lại có những thành phần, hình dáng, màu sắc và đặc tính khác nhau. Bạn có thể căn cứ vào những thông tin dưới đây để lựa chọn loại cây phù hợp với nhu cầu của mình.

sâm cau có mấy loại

Sâm cau đỏ

Hay còn được còn được biết đến với tên gọi là cây bồng bồng hoặc cây phất dũ. Vỏ cây thường cỏ màu đỏ đậm, mọc thành chùm. Khi già, thân cây lại chuyển thành màu trắng. Tuy nhiên, khi cạo đi lớp vỏ bên ngoài thì thân bên trong vẫn là màu đỏ đặc trưng.

Sâm cau đỏ có nhiều tác dụng trong việc điều trị phong thấp, suy nhược thần kinh, chữa yếu sinh lý….

Cách sử dụng loại cây này cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần bỏ đi lớp vỏ ngoài, làm sạch và thái lát phục vụ những mục đích khác nhau là được.

Sâm cau đen

Loại sâm này cũng được sử dụng phổ biến. Loại cây này còn có tên gọi khác là cây tiên mao. Mục đích chính khi khai thác và trồng sâm cau đen là làm nguyên liệu cho những bài thuốc bổ dương, tăng cường sinh lý nam giới.

Loại cây này thường mọc riêng lẻ chứ không thành chùm. Thường thì người ta chỉ thu hoạch chúng ngoài 4 năm tuổi thì mới cho công dụng tốt nhất.

Sâm cau trắng

Đây là loại dược liệu quý hiếm. Theo đông y,loại thảo dược này có tính ấm, vị cay ngọt và tính độc. Nhờ vậy, loài cây này mang đến tác dụng bổ thận tráng dương, tăng cường sinh lý, làm mạnh gân cốt, điều hòa tiêu hóa, tán ứ, ôn trung….

Những tác dụng trên của cây sâm cau trắng đã được kiểm chứng bằng những nghiên cứu khoa học. Y học hiện đại cho biết, trong loài cây này chứa Curculigin A – một hoạt chất cần thiết cho nội tiết tố nam. Vì vậy, nam giới có thể yên tâm khi sử dụng thảo dược này.

Đối tượng dùng sâm cau là ai?

Một số đối tượng sau đây được các chuyên gia bác sĩ khuyên dùng thảo dược:

  • Người bình thường mong muốn bồi bổ sức khỏe cơ thể.
  • Nam giới muốn điều trị liệt dương, yếu sinh lý, tinh khí lạnh.
  • Người già đau nhức thường xuyên, tê chân mỏi gối, đau nhức xương khớp.
  • Người muốn tăng khả năng tình dục, kéo dài thời gian quan hệ.
  • Cả nam và nữ đều có thể sử dụng sâm cau.

Đối tượng không nên dùng sâm cau

  • Mặc dù là vị thuốc quý, nhưng dùng củ tiên mao kéo dài sẽ gây cường dương, làm tinh hao kiệt sức nên những người hư yếu tuyệt đối không nên dùng.
  • Không nên dùng cho những người bị âm hư hỏa vượng.
  • Không nên lạm dụng quá nhiều vì nó có độc nhẹ dễ gây tác dụng phụ.
  • Người bí tiểu không nên dùng sâm cau.

Dùng sâm cau đen hay sâm cau đỏ thì tốt hơn?

  • Sâm cau đỏ ít độc, khi uống rất an toàn. Sâm cau đỏ có mùi thơm đặc trưng, mát và rất dễ uống nên cũng được dùng để ngâm rượu.
  • Sâm cau đen có nhiều độc tinh hơn tuy nhiên nếu không sơ chế đúng cách có thể gây ngứa, khó uống hơn nhưng về tác dụng thì nó lại tốt hơn sâm cau đỏ tốt hơn rất nhiều.
  • Tùy vào mục đích của mỗi người mà bạn có thể lựa chọn sản phẩm phù hợp với mình nhé! Nếu muốn ngâm rượu để chữa bệnh tốt hơn, sâm cau đen sẽ luôn là lựa chọn ưu tiên dành cho bạn.

Xem thêm: Bơ: 10+ Công dụng bất ngờ và cách phân biệt, lựa chọn

Củ sâm cau có tác dụng gì với sức khỏe người dùng?

Không hề ngẫu nhiên khi dược liệu này được ứng dụng trong nhiều bài thuốc khác nhau. Tác dụng của củ sâm cau đã được nhiều ghi chép của y học cổ truyền ghi lại và được kiểm chứng trong cả nghiên cứu khoa học hiện đại.

Tác dụng trong Đông y

Theo y học cổ truyền, củ sâm cau có vị cay, tính ấm, vị cay và có độc tính ở mức độ nhẹ. Dược liệu này được quy vào 2 kinh Can và Thận. Tuy nhiên, ở một số tài liệu khác có ghi chép lại, thảo dược này còn quy vào kinh Phế.

Với tính vị đó, sử dụng sâm cau chủ trị nhiều chứng bệnh như sau: ích thận, tráng dương, tán ứ trừ tê, ô trung táo thấp, điều hòa tiêu hóa, bổ gân cốt.

Tác dụng trong nghiên cứu khoa học hiện đại

Công dụng của củ sâm cau được kiểm chứng trong những nghiên cứu của Tây y. Kết quả đã cho thấy, dược liệu này có chứa nhiều hoạt chất có lợi cho sức khỏe. Cụ thể như: Tinh bột, Steroid, Beta-sitosterol, Phytosterol, Saponin, Tanin, Lignan, Acid béo, Axit amin, Flavonoid, Curculiginis A,….

Với những hoạt chất đó, sử dụng thảo dược giúp duy trì sức khỏe ổn định và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý như sau:

  • Có tác dụng bổ thận, cải thiện chức năng sinh lý ở phái nam, từ đó hỗ trợ tích cực trong việc điều trị yếu sinh lý, rối loạn cương dương, xuất tinh sớm.
  • Với phụ nữ, đây còn là vị thuốc điều trị bệnh lãnh cảm, cân bằng nội tiết tố, tăng cường ham muốn…
  • Có hiệu quả trong điều trị tê thấp, đau nhức toàn thân, đặc biệt khi thời tiết thay đổi thất thường.
  • Giúp phòng ngừa những chứng bệnh về tim mạch, ổn định huyết áp, hỗ trợ chữa xơ vữa động mạnh, hạn chế tình trạng đột quỵ và tai biến mạch máu não.
  • Bảo vệ cơ thể toàn diện khỏi những tác nhân gây hại từ bên ngoài, bồi bổ sức khỏe và tăng cường sức đề kháng.
  • Có tác dụng tốt với hệ thống xương khớp, giúp xương chắc khỏe, chống loãng xương và thoái hóa.
  • Ngoài ra, sử dụng dược liệu còn có công dụng điều trị các chứng bệnh khác như chống lão hóa, tiêu chảy, hen suyễn, suy nhược thần kinh, ngứa ngoài da…

Sâm cau nấu nước uống có tác dụng gì?

Loại sâm rừng này ngày một trở nên khan hiếm do nhu cầu sử dụng ngày càng cao, điều này cho thấy thảo dược có giá trị đến như thế nào. Nguyên nhân sâm trở nên khan hiếm do những công dụng chữa bệnh cực tốt mà nó mang lại.

Dưới đây là một số tác dụng của sâm cau khi uống nước hàng ngày.

  • Chữa bệnh cảm lạnh ở nữ giới: Giống với nam giới thì sâm cau cũng có tác dụng tương tự như vậy trong điều trị bệnh sinh lý ở nữ giới.
  • Chữa tiêu chảy, hen suyễn: Sâm cau có tính ấm hoặc có thể làm dịu cổ họng, bồi bổ cơ thể, can thận, tỳ phế nên điều trị bệnh rất tốt.
  • Ổn định huyết áp: Đối với một số bệnh nhân có tiền sử bệnh huyết áp thì bác sĩ khuyên nên uống sâm mỗi ngày để duy trì mức huyết áp ổn định, phòng ngừa tai biến.

Sâm cau ngâm rượu

Rượu sâm cau được xem là “tiên dược” gối đầu giường của đấng mày râu bởi tác dụng nhanh, mạnh không khác gì viagra. Uống rượu sâm cau giúp quý ông luôn sung mãn, dẻo dai khi “lâm trận” mà không biết mệt mỏi.

Ngoài ra, nó còn có tác dụng bồi bổ nên mới gọi là “sâm”, phù hợp cho người bị suy nhược, sinh lực yếu, mệt mỏi, uể oải, mất hứng thú trong chuyện gối chăn. Bên cạnh đó, công dụng cường gân cốt cũng khiến cho các quý ông ở tuổi tứ tuần “hồi sinh”, sung sức không khác gì trai tráng.

Rượu sâm cau có tác dụng gì?

Rượu sâm cau là cách sử dụng phổ biến của nhiều người bởi nó mang lại nhiều giá trị tốt cho sức khoẻ như sau:

Hỗ trợ chữa đau nhức xương khớp

Bài thuốc này phù hợp với đối tượng người hay nhức mỏi, đau nhức, người già. Vì vậy sau mỗi bữa ăn bạn nên uống một ly rượu sâm cau để bồi bổ sức khỏe nhé.

Tăng cường sinh lý nam giới

Một trong những tác dụng nổi bật phải kể đến đó chính là cải thiện chức năng sinh lý ở nam giới. Đông Y đã kiểm chứng công dụng của sâm cau đối với can thận, chữa xuất tinh sớm, tăng ham muốn, kéo dài thời gian “yêu”.

Sâm cau ngâm chung với gì?

Để phát huy hết tác dụng của dược liệu, ta có thể kết hợp dược liệu này cùng với một số loại thảo dược khác để tăng hiệu quả chữa bệnh. Cụ thể như sau:

  • Kết hợp củ ba kích với rượu nếp.
  • Ngâm cùng với vị thuốc dâm dương hoắc với rượu.
  • Sâm cau ngâm độc vị cùng với rượu trắng.
  • Phối hợp ngâm cùng lúc với Ngâm với tất cả nguyên liệu kể trên.

Ngâm độc vị:

Nguyên liệu chuẩn bị:

1 kg sâm cau đen khô

4 lít rượu trắng khoảng 40 độ.

Bình ngâm rượu dung tích 8 lít.

Cách làm:

  • Sâm cau mua về, rửa sạch, sơ chế nguyên liệu sạch sẽ, loại bỏ đất cát, đặc biệt là các khe nhỏ ở rễ, tráng ráo nước qua rượu 1 lần.
  • Cho củ sâm vào bình thuỷ tinh ngâm rượu, đổ rượu ngập bình, đậy nắp kín, để ở nơi thoáng mát.
  • Ngâm khoảng 1 tháng là có thể sử dụng được, nên uống từ 2-3 ly mỗi ngày trước bữa ăn.

Ngâm phối hợp nhiều vị:

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • 1 kg sâm cau (đỏ hay đen đều được)
  • 0,5 kg ba kích tím.
  • 0,5 kg dâm dương hoắc.
  • 0,5 kg cây mú từn.
  • 300ml mật ong nguyên chất.
  • 5 lít rượu trắng.
  • Bình ngâm rượu (loại thủy tinh có vòi).

Cách ngâm:

  • Làm sạch các vị thuốc, tráng sơ bằng rượu ấm, riêng dâm dương hoắc nên sao trước với mỡ dê, sâm cau nên mua loại thái lát sẵn để ngấm rượu tốt hơn.
  • Xếp nguyên liệu ngay ngắn vào bình, lá dâm dương hoắc xếp vào trước, lót dưới đáy bình, sau đó đến củ ba kích và cuối cùng là sâm cau.
  • Đổ mật ong vào trước, sau đó cho rượu từ từ vào ngâm, đậy nắp kín và chờ khoảng 2 tháng để rượu ra hết chất.
    Dùng vòi vặn để lấy rượu ra dễ dàng, không làm hỏng rượu. Mỗi lần uống 1 ly nhỏ 30ml, ngày uống 2-3 lần.
  • Mặc dù ngâm chung với thảo dược gì thì người dùng cần phải chú ý đến liều dùng, cách thực hiện, tỉ lệ,… Tuy nhiên, đa số số các bài thuốc chỉ phát huy tác dụng từ 10-20 ngày trở lên. Vì thế, quý ông cần phải kiên trì sử dụng để thấy hiệu quả.

Sâm cau ngâm mật ong

Sâm cau ngâm cùng với mật ong là bài thuốc đơn giản, được sử dụng khá phổ biến. Bạn chuẩn bị như sau:

Chuẩn bị:

  • 1 kg sâm cau
  • 4 lít rượu.
  • 200ml mật ong.

Cách ngâm:

  • Sâm đem thái lát mỏng, sao vàng hạ thổ.
  • Cho vào bình ngâm chung với mật ong, đậy nắp kín.
  • Chờ từ 2-3 tháng là có thể sử dụng được. Uống sau bữa ăn rất tốt cho tiêu hóa và sức khỏe đường ruột.
  • Có thể kết hợp thêm kỷ tử để ngủ ngon, bổ khí huyết.

Rượu sâm cau ngâm bao lâu thì uống được?

Theo các ghi chép từ sách y học cổ truyền thì khi kết hợp với các nguyên liệu sẽ có thời gian ngâm khác nhau. Tuy nhiên để mang hiệu quả sử dụng cao thì bài thuốc bài được ngâm từ 1-3 tháng và ngâm càng lâu thì tác dụng sẽ hiệu quả hơn. Vì thế, người bệnh cần chờ qua khoảng thời gian này mới sử dụng.

Ngoài ra, để có sử dụng rượu được nhanh hơn, người ta cắt nhỏ thảo dược để dược tính thấm vào rượu tốt hơn. Thông thường khoảng 50 ngày là dùng được. Để tăng hiệu quả và giúp rượu ngon hơn, bạn có thể linh động kết hợp với nấm ngọc cẩu (tỏa dương), nhục thung dung hoặc rễ đinh lăng đều được.

Cách chế biến và những bài thuốc từ dược liệu

Theo các chuyên gia y tế, sâm cau có chứa hàm lượng độc tố nhỏ. Bởi vậy, người bệnh phải cực kỳ lưu ý khi sử dụng dược liệu này. Tùy vào mục đích sử dụng khác nhau, thảo dược này sẽ có cách dùng khác nhau. Dưới đây là một số cách chế biến và những bài thuốc từ thảo dược này.

bài thuốc từ sâm cau

Cách ngâm củ sâm cau bồi bổ sức khỏe, hỗ trợ cải thiện sinh lý

Củ sâm cau ngâm rượu có tác dụng gì và cách ngâm như thế nào? Có thể kết hợp củ sâm cau cùng nhiều dược liệu khác để ngâm rượu giúp bồi bổ cơ thể và hỗ trợ cải thiện chức năng sinh lý người dùng.

Bài thuốc 1:

Nguyên liệu chuẩn bị: 1kg sâm cau khô, 200ml mật ong nguyên chất, 4 lít rượu trắng khoảng 40 độ.

Cách thực hiện:

  • Sơ chế sạch sẽ tất cả các dược liệu rồi cho tất cả và bình ngâm.
  • Bảo quản rượu thuốc tại khu vực thoáng mát, sạch sẽ, tránh nơi ẩm ướt và ngâm trong 1 tuần là có thể sử dụng.

Bài thuốc 2:

Nguyên liệu chuẩn bị: 1kg củ sâm cau, 0.5kg dược liệu ba kích, 0.5kg dâm dương hoắc, 200ml mật ong tươi và 5 lít rượu trắng.

Cách thực hiện:

  • Sơ chế và làm sạch sâm cau cùng các dược liệu đã chuẩn bị.
  • Ngâm dược liệu với rượu trắng trong khoảng thời gian 1 tháng để các dưỡng chất có thể ngấm ra rượu thuốc rồi sử dụng.

Bài thuốc 3:

Nguyên liệu chuẩn bị: 1kg sâm cau khô, 500gr cây ruột gà, 500gr nấm ngọc cẩu, 100gr tiên linh tỳ và 7 lít rượu trắng.

Cách thực hiện:

  • Sử dụng tất cả dược liệu khô để làm thuốc, sơ chế một lượt ngâm cùng với rượu trắng đã chuẩn bị.
  • Bảo quản rượu thuốc tại khu vực thoáng mát, tránh ẩm mốc và ngâm trong thời gian 3 tháng rồi sử dụng.

Lưu ý: Cả ba bài thuốc trên đều có tác dụng hỗ trợ cải thiện chức năng sinh lý. Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên dùng 2 lần mỗi ngày và chỉ dùng khoảng 50ml một ngày trong mỗi bữa ăn. Không nên dùng quá liều lượng, có thể ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh.

Sâm cau đất chữa tê thấp, xương khớp

Nguyên liệu chuẩn bị: 20gr dược liệu, hà thủ ô đỏ, hy thiêm thảo và 50ml rượu trắng.

Cách thực hiện:

  • Làm sạch củ sâm cau, hà thủ ô và hy thiêm thảo. Để ráo nước rồi thái nhỏ, ngâm cùng rượu trắng đã chuẩn bị.
  • Ngâm rượu trong khoảng thời gian 7 ngày để các dưỡng chất từ dược liệu ngấm ra rượu thuốc.
  • Sử dụng thuốc hàng ngày, mỗi ngày chỉ dùng khoảng 50ml rượu và chia thành hai lần uống, dùng trước mỗi bữa ăn.
  • Liên tục áp dụng bài thuốc trong 1 – 2 tháng sẽ thấy những triệu chứng giảm dần.

Củ sâm cau hỗ trợ điều trị tiêu chảy

Nguyên liệu chuẩn bị: 12gr – 16gr dược liệu sâm cau.

Cách thực hiện:

  • Sơ chế dược liệu sâm cau và sắc cùng 250ml nước.
  • Đun nhỏ lửa trong khoảng 20 phút, cho tới khi nước cạn chỉ còn 50ml thì tắt bếp.
  • Sử dụng thuốc trước bữa sáng hoặc bữa trưa sẽ gia tăng hiệu quả sử dụng.
  • Mỗi ngày chỉ dùng một thang thuốc và liên tục áp dụng trong cho tới khi các triệu chứng chấm dứt.

Củ sâm cau điều trị lãnh cảm ở phụ nữ

Nguyên liệu chuẩn bị: 6gr sâm cau, 8gr chẩu phóng xì, 8gr phá cổ chỉ, 8gr hạt óc chó và 4gr hồi hương.

Sử dụng củ sâm cau có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh lãnh cảm ở phụ nữ

Cách thực hiện:

  • Làm sạch và sơ chế sâm cau cùng các thảo dược đã chuẩn bị.
  • Cho tất cả nguyên liệu vào ấm sắc thuốc cùng 800ml nước. Đun nhỏ lửa cho tới khi chỉ còn khoảng 400ml thì tắt bếp và sử dụng.
  • Chỉ dùng thuốc trong ngày và chia thành 3 lần uống. Liên tục áp dụng bài thuốc trong thời gian dài, các chị em sẽ thấy những triệu chứng được cải thiện rõ rệt.

Hỗ trợ chữa phong thấp, bổ thận và khí huyết

Nguyên liệu chuẩn bị: 15gr sâm cau, 25gr thịt gà và 15gr dâm dương hoắc cùng các loại gia vị khác.

Cách thực hiện:

  • Sơ chế sạch sẽ thịt gà, cắt thành từng miếng nhỏ và ướp với các gia vị trong khoảng 20 phút.
  • Hầm thịt gà cùng sâm cau và dâm dương hoắc cho tới khi chín mềm, nêm nếm gia vị cho vừa vặn rồi bài trí ra bát.
  • Ngoài ra, người dùng hoàn toàn có thể thay thế thịt gà bằng thịt lợn.
  • Sử dụng món ăn này thường xuyên để tăng cường sức khỏe và hỗ trợ điều trị phong thất, khí huyết và bổ thận.

Xem thêm: Sắc Ngọc Khang: Review công dụng, cách sử dụng chi tiết

Những lưu ý khi áp dụng bài thuốc từ sâm cau

Dù là loại dược liệu rất tốt cho sức khỏe người dùng, tuy nhiên, trong quá trình sử dụng củ sâm cau, người bệnh cần phải lưu ý những vấn đề cơ bản như sau:

  • Những đối tượng sau đây không nên sử dụng dược liệu: người bị bí tiểu, mắc các bệnh lý về gan, phụ nữ đang mang thai và cho con bú, trẻ em dưới 14 tuổi.
  • Dùng theo đúng liều lượng bác sĩ chỉ định, không dùng quá nhiều hoặc quá ít sẽ ảnh hưởng tới quá trình điều trị bệnh.
  • Khi xuất hiện những tình trạng như tiêu chảy, buồn nôn … Người bệnh dừng sử dụng thuốc và tới các cơ sở y thể thăm khám.

Sâm cau giá bao nhiêu tiền 1 kg?

Về giá cả, loại thảo dược này sẽ có mức giá khác biệt giữa tươi và khô. Giá tươi thường dao động từ 70.000-120.000 VNĐ. Ngược lại, giá sâm khô thường đắt hơn do mất thời gian và công sức chế biến, giá của loại này từ 250.000-400.000 VNĐ.

Tùy vào mục đích sử dụng và khả năng kinh tế mà bạn có thể lựa chọn loại sâm phù hợp với mình.

Mua sâm cau ở đâu tốt nhất?

Hiện nay, việc mau bán loại thảo dược này trở nên rất đơn giản. Bạn có thể đặt mua tại những cửa hàng chuyên về sản phẩm sinh lý, tại các hiệu thuốc, các thương hiệu bán sản phẩm liên quan đến sâm cau…

Tuy nhiên, bạn cũng cần cảnh giác và lựa chọn những nơi bán uy tín để tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng.

Trên đây là những thông tin cơ bản về dược liệu củ sâm cau. Tìm hiểu kỹ về công dụng, cách dùng, các bài thuốc và lưu ý khi sử dụng sẽ giúp người dùng đạt được hiệu quả điều trị bệnh tốt hơn. Hy vọng rằng, những chia sẻ của chuyên trang về dược liệu sâm cau sẽ là thông tin bổ ích gửi tới quý bạn đọc.

Bài Liên Quan