Quế: Công dụng và các món ngon từ quế không phải ai cũng biết
Ngày cập nhật :27/12/2022
Quế là dược liệu được sử dụng đời sống hàng ngày như một gia vị. Thế nhưng, ít ai biết rằng nó vị thuốc đem lại nhiều lợi ích cho cơ thể. Vậy tác dụng của quế là gì? Những bài thuốc hay từ cây quế?… Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Nội Dung Chính
- 1 Thế nào là quế?
- 2 Mô tả về cây quế
- 3 Phân loại quế
- 4 12+ Công dụng tuyệt vời từ quế
- 5 Một số bài thuốc trị bệnh từ cây quế
- 5.1 Bài thuốc chữa đau bụng, kích thích hệ tiêu hóa
- 5.2 Chữa tiêu chảy
- 5.3 Trị âm thư và chứng hạc tất phong
- 5.4 Trị chứng bầm tím, tụ máu bầm do bị thương
- 5.5 Trị chứng viêm họng
- 5.6 Cải thiện triệu chứng ngứa da
- 5.7 Chữa chứng chân tay lạnh, viêm thận, phù thũng
- 5.8 Trị chứng đau bụng kinh, đau bụng do hư hàn
- 6 Hướng dẫn chế biến các thành phẩm từ quế
- 7 Món ngon từ quế các mẹ không nên bỏ qua
- 8 Tác dụng phụ của quế
- 9 Vậy sử dụng bao nhiêu quế là đủ?
- 10 Kiêng kỵ khi sử dụng quế
Thế nào là quế?
Quế là lớp vỏ được lấy ra từ phần thân của cây quế. Có tên khoa học là Cinnamomum. Khi khô, lớp vỏ quế được cuộn lại, gọi là thanh quế và những thanh này được nghiền nát trở thành bột quế.
Quế có hương vị đặc biệt nhờ hợp chất cinnamaldehyde có nhiều tác dụng đối với sức khỏe.
- Tên gọi khác: Quế đơn, quế bì, nhục quế, quế thanh, mạy quẻ,…
- Tên khoa học: Cinnamomum
- Họ: Long lão (Lauraceae)
Mô tả về cây quế
Dưới đây là đặc điểm mô tả về cây quế để mọi người dễ hình dung và tham khảo.
Đặc điểm hình thái cây quế
Cây quế là loài cây thân gỗ, sống lâu năm, ở cây trưởng thành có thể cao trên 15 m, đường kính ngang ngực (1,3 m) có thể đạt đến 40 cm.
Quế có lá đơn mọc cách hay gần đối lá có 3 gân gốc kéo dài đến tận đầu lá và nổi rõ ở mặt dưới của lá, các gân bên gần như song song, mặt trên của lá xanh bóng, mặt dưới lá xanh đậm, lá trưởng thành dài khoảng 18 – 20 cm, rộng khoảng 6 – 8 cm, cuống lá dài khoảng 1 cm.
Loại cây này có tán lá hình trứng, thường xanh quanh năm, thân cây tròn đều, vỏ ngoài màu xám, hơi nứt rạn theo chiều dọc.
Trong các bộ phận của cây quế như vỏ, lá, hoa, gỗ, rễ đều có chứa tinh dầu, đặc biệt trong vỏ có hàm lượng tinh dầu cao nhất, có khi đạt đến 4 – 5%.
Cây quế khoảng 8 đến 10 tuổi thì bắt đầu ra hoa, hoa quế mọc ở nách lá đầu cành, hoa tự chùm, nhỏ chỉ bằng nửa hạt gạo, vươn lên phía trên của lá, màu trắng hay phớt vàng.
Quế ra hoa vào tháng 4, 5 và quả chín vào tháng 1, 2 năm sau. Quả quế khi chưa chín có màu xanh, khi chín chuyển sang màu tím than, quả mọng trong chứa một hạt, quả dài 1 đến 1,2 cm, hạt hình bầu dục, 1 kg hạt quế có khoảng 2500 – 3000 hạt.
Hạt quế có dầu nên khi gặp điều kiện nhiệt độ, ẩm độ cao hạt sẽ bị chảy dầu mất sức nảy mầm
Bộ rễ quế phát triển mạnh, rễ cọc cắm sâu vào lòng đất, rễ bàng lan rộng, đan chéo nhau vì vậy quế có khả năng sinh sống tốt trên các vùng đồi núi dốc.
Đặc điểm sinh thái
Cây sinh trưởng trong rừng nhiệt đới, ẩm thường xanh, ở độ cao dưới 800m. Quế là cây gỗ ưa sáng, nhưng ở giai đoạn còn non cây cần được che bóng.
Khi trưởng thành 3 – 4 năm cây cần được chiếu sáng đầy đủ. Ánh sáng càng nhiều, cây sinh trưởng càng nhanh và chất lượng tinh dầu càng cao.
Loại cây nàu có hệ rễ phát triển mạnh, rễ trụ ăn sâu vào đất và cây có tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh. Tại vùng đồi núi A Lưới (Quảng Trị), cây trồng từ hạt đến giai đoạn 3,5 năm tuổi đã đạt chiều cao trung bình 2,2m (tối đa 2,7m).
Cây 9 năm tuổi có chiều cao trung bình 6,9 – 7,0 m với đường kính thân trung bình 20 – 21 cm. Quế có khả năng tái sinh chồi từ gốc khá mạnh.
Trong sản xuất, sau khi chặt cây thu vỏ, từ gốc sẽ sinh nhiều chồi non. Có thể để lại một chồi và tiếp tục chăm sóc để sau này lại cho thu hoạch vỏ
Đặc điểm dược liệu
Dược liệu có dạng cuộn tròn, hình ống, đường kính khoảng 1,5 – 5cm, dài 25 – 40cm hoặc có dạng mảnh uốn cong, rộng khoảng 3 – 5cm.
Mặt ngoài của dược liệu có màu nâu xám, mặt trong có màu nâu đỏ hoặc nâu sẫm, giòn, dễ gãy, có ít sợi. Dược liệu có mùi thơm nồng, vị cay ngọt, sau khi ngâm nước thì phần mặt cắt lộ rõ vòng mô cứng màu trắng ngà.
Nơi phân bố
Quế phân bố nhiều ở vùng núi phía Bắc như Cao Bằng, Yên Bái, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Lào Cai, Thái Nguyên. Hiện nay được trồng nhiều ở các tỉnh miền núi cao.
Dạng dùng
Bột quế: Chứa nhiều thành phần tốt như vitamin A, B1, C… và mùi vị thơm nên thường được dùng như một gia vị trong nấu ăn và cả trong điều trị bệnh.
Quế chi: Đây là những cành quế nhỏ được thu hái từ cây trưởng thành.
Thuốc cinnamon: Chiết xuất quế và các thảo dược khác, thường sử dụng cho trẻ nhỏ.
Nhục quế: Nhục quế là phần vỏ thân của cây quế.
Tinh dầu quế:
- Tinh dầu quế được chiết xuất từ thân, vỏ, lá hoặc rễ. Đây cũng là dạng dùng phổ biến thứ hai sau dạng bột.
- Tinh dầu quế được sử dụng nhiều với mục đích khử mùi, chống nhiễm trùng nấm móng, giảm đau họng, chăm sóc da, môi và tóc,…
Thu hoạch và sơ chế
Người ta thường thu hoạch quế vào mùa hạ hoặc mùa thu. Sau đó đem ủ hoặc để nguyên vỏ ở nơi có bóng râm, thoáng gió cho đến khi khô dần.
Bào chế
Quế được sử dụng dưới dạng thô hoặc bào chế để lấy tinh dầu hoặc chiết xuất chất lỏng, bột quế, rượu quế, trà quế,…
Bảo quản
Vỏ quế khô được bảo quản ở nơi khô thoáng, tránh nơi có độ ẩm cao.
Thành phần hóa học
Các nhà nghiên cứu hiện đại đã phân tích và tìm ra một số thành phần hóa học cụ thể của vỏ quế như là:
- 5% tanin
- 1,2-1,5% tinh dầu với khoảng 85% aldehyd cinnamic.
- acid cinnamic
- acetat cinnamyl
- cinnzeylanol
- cinnzeylanin
- o-methoxycinnamaldehyd
Phân loại quế
Quế có 2 loại với hàm lượng tinh dầu và đặc tính hơi khác nhau:
Quế Ceylon (còn gọi là quế Tích Lan, quế thật)
Có nguồn gốc từ Sri Lanka và các vùng phía nam của Ấn Độ. Nó được làm từ lớp vỏ bên trong của cây Cinnamomum verum. Và loại quế này được đánh giá cao bởi hương vị, ít thấy trên thị trường. Có giá thành đắt hơn so với các loại quế Cassia thông thường.
Quế Ceylon chứa khoảng 50 – 63% tinh dầu cinnamaldehyde. Nên có hương vị tinh tế, vị ngọt nhẹ và ít đắng hơn, thường thích hợp cho những món tráng miệng. Bột quế Ceylon có màu nâu đỏ nhạt và kết cấu hạt bột hoàn hảo.
Quế Cassia (còn gọi là quế Trung Quốc)
Có nguồn gốc từ miền Nam Trung Quốc và được làm từ vỏ cây Cinnamomum cassia (cũng được gọi là Cinnamomum aromaum). Đây là loại được tiêu thụ phổ biến trên toàn cầu, có giá rẻ và chất lượng thấp hơn so với quế Ceylon.
Quế Cassia chứa khoảng 95% tinh dầu cinnamaldehyde nên có hương vị cay nồng, thường được sử dụng cho việc chế biến món ăn và y học cổ truyền. Bột quế Cassia có màu nâu đỏ sẫm và kết cấu hạt bột thô hơn so với quế Ceylon.
12+ Công dụng tuyệt vời từ quế
Dù quế có 2 loại – Ceylon và Cassia, khác nhau bởi một số đặc tính nhưng cơ bản chúng đều có công dụng tốt cho sức khỏe giống nhau, cụ thể như sau:
Chứa đặc tính chống viêm
Nhờ chứa chất chống oxy hóa, quế có tác dụng chống viêm cũng như chống lại sự nhiễm trùng và phục hồi sự tổn thương ở mô.
Đã có rất nhiều cuộc nghiên cứu cho thấy công dụng chống viêm mạnh của bột quế. Như hợp chất E-cinnamaldehyde và o-methoxycinnamaldehyde trong quế Ceylon và hợp chất cinnamic aldehyde trong quế Cassia.
Hơn nữa, hợp chất cinnamic aldehyde có trong bột quế còn có đặc tính kháng khuẩn và kháng nấm. Góp phần làm giảm tình trạng nhiễm trùng và chống sâu răng, hôi miệng. Khi ức chế được sự phát triển của một số vi khuẩn trong khoang miệng như Listeria và Salmonella.
Chứa các chất chống oxy hóa
Cây quế chứa lượng lớn các chất chống oxy polyphenol mạnh. Giúp bảo vệ cơ thể tránh khỏi tác hại của quá trình oxy hóa mà các gốc tự do gây ra.
Từ kết quả phân tích và nghiên cứu khi so sánh khả năng chống oxy hóa của 26 loại gia vị. Thì quế dường như dẫn đầu về hàm lượng phenol cao hơn so với các thực phẩm còn lại, nhất là hơn tỏi và Oregano.
Hơn nữa, loại cây này được sử dụng như một chất bảo quản thực phẩm tự nhiên.
Giảm nguy cơ mắc bệnh tim
Quế cũng như bột quế đều có thể cải thiện những vấn đề liên quan đến bệnh tim như hàm lượng cholesterol tổng thể, cholesterol triglycerides và huyết áp.
Chẳng hạn, kết quả nghiên cứu trên những người bị bệnh tiểu đường loại 2 khi cho dùng 2.1g hoặc nửa muỗng cà phê bột quế hằng ngày, cho thấy: hàm lượng cholesterol toàn phần được giảm dần, đồng thời cholesterol LDL xấu và cholesterol triglycerides trung tính cũng giảm theo, trong khi cholesterol HDL tốt vẫn giữ mức ổn định.
Ngoài ra, trong cuộc nghiên cứu khác còn chứng minh rằng: việc tiêu thụ 120mg quế mỗi ngày cũng có tác dụng tương tự như kết quả trên, thậm chí còn làm tăng mức cholesterol HDL tốt.
Có lợi cho người bị bệnh tiểu đường
Insulin là một trong những loại hormone liên quan đến quá trình trao đổi chất và sử dụng năng lượng trong cơ thể. Nó cần thiết cho sự vận chuyển đường huyết từ máu đến các tế bào của bộ phận khác nhau.
Tuy nhiên, một số người lại kháng với sự tác động của insulin, gây ra một số bệnh lý như hội chứng chuyển hóa hay bệnh tiểu đường loại 2.
Quế được chứng minh là thực phẩm làm giảm tình trạng kháng insulin một cách đáng kể, giúp cho hormone này thực hiện công việc của nó bình thường.
Hơn nữa, quế còn làm giảm lượng đường có trong máu với nhiều cơ chế khác nhau như:
- Làm giảm lượng glucose đi vào máu sau khi bạn ăn nhờ một số hợp chất trong quế sẽ tương tác với enzym tiêu hóa. Làm chậm quá trình phân hủy carbohydrate trong đường tiêu hóa.
- Một loại hợp chất như hydroxychalcone từ quế có cách thức hoạt động. Như insulin nhưng có tốc độ chậm hơn, góp phần cải thiện sự hấp thụ glucose của các tế bào.
Hữu ích cho người bệnh thoái hóa thần kinh
Bệnh thoái hóa thần kinh là dấu hiệu cho thấy cấu trúc đang mất dần. Hoặc chức năng của các tế bào não đang giảm dần. Phổ biến nhất là bệnh Alzheimer và Parkinson ở người lớn tuổi.
Chiết xuất từ quế Ceylon có khả năng ức chế sự tích tụ của một loại protein trong não – đây là nguyên nhân gây ra bệnh Alzheimer.
Bên cạnh đó, trong một cuộc nghiên cứu khác trên cơ thể chuột bị bệnh Parkinson, quế còn có tác dụng bảo vệ tế bào thần kinh, cải thiện tốc độ dẫn truyền thần kinh và chức năng hoạt động của não.
Bảo vệ chống ung thư
Quế đã được chứng minh có tác dụng chống lại ung thư trong nhiều cuộc nghiên cứu được tiến hành trên động vật và ống nghiệm.
Hợp chất trong quế làm giảm sự phát triển của tế bào ung thư và sự hình thành của các tế bào trong khối u, từ đó gây chết tế bào ung thư.
Hơn nữa, quế còn khả năng kích hoạt các phản ứng chống oxy hóa, nhằm bảo vệ các tế bào ruột kết của con người.
Chống virus HIV
Nhiều thí nghiệm trong ống nghiệm cho thấy quế có khả năng chống lại HIV-1. Đây là loại vi rút phá vỡ hệ thống miễn dịch của bạn một cách từ từ. Nếu không được điều trị kịp thời, con vi rút này sẽ gây bệnh AIDS.
Người ta phát hiện chiết xuất từ quế Cassia có thể chống lại vi rút HIV-1 phổ biến ở người.
Giảm cân
Nhờ chứa nhiều polyphenol, quế giúp việc giảm cân được hiệu quả hơn. Khi thúc đẩy quá trình trao đổi chất và đốt cháy các liên kết peptit diễn ra nhanh chóng trong cơ thể. Từ đó giúp cơ thể giảm mỡ và khối lượng cân nặng.
Làm đẹp da
Nhờ đặc tính chống viêm và kháng khuẩn cũng như chứa nhiều chất chống oxy hóa. Quế có tác dụng làm giảm mụn trứng cá và hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến viêm nhiễm ở da.
Ngoài ra, bột quế còn cung cấp độ ẩm cho da nhờ khả năng cải thiện lưu lượng máu trên bề mặt da. Đồng thời, trở thành nguyên liệu để điều trị bệnh da khô, khi loại bỏ được các tế bào chết và phục hồi lại những tổn thương trên da. Mang lại làn da khỏe mạnh, tươi sáng.
Làm gia vị
Vỏ quế là loại gia vị giúp kích thích vị giác, khử mùi tanh cực tốt, có trong ngũ vị hương để ướp thịt, cá. Nhờ có vỏ quế mà hương vị của món ăn thêm độc lạ và hấp dẫn.
Ngoài ra, các món như bún bò, cà ri, đồ nướng,… nếu thiếu vỏ quế, thảo quả và hoa hồi sẽ mất đi hương vị đặc trưng vốn có.
Dùng vỏ quế khô xông nhà
Vỏ quế khô khi dùng để xông nhà giúp khử mùi rất tốt, giúp nhà cửa luôn thoáng mát, sạch sẽ. Hương thơm dễ chịu của quế có thể loại bỏ được các mùi của nhà bếp, các mùi ẩm mốc. Ngửi vỏ của loại cây này thường xuyên sẽ kích thích hệ thần tinh, xua tan căng thẳng, giảm thiểu tình trạng stress.
Theo phong thủy, quế là cây có niên tuổi hàng trăm năm, hấp thụ nhiều tinh hoa, vạn vật đất trời, kỵ âm khí và tà khí. Do đó, đốt vỏ loại cây này xông nhà được cho là có thể tẩy uế, loại bỏ những u uất, tiêu trừ xui xẻo, đem lại nhiều tài lộc cho gia chủ.
Một số bài thuốc trị bệnh từ cây quế
Quế được sử dụng trong nhiều cách khác nhau như chữa bệnh, chế biến gia vị, chống viêm, làm đẹp,… Đây có thể được xem là một loại dược liệu đa chức năng với nhiều công dụng khác nhau. Dưới đây là một số bài thuốc trị bệnh từ cây quế.
Bài thuốc chữa đau bụng, kích thích hệ tiêu hóa
- Thực hiện: Dùng 4g vỏ quế đem đi tán mịn và ngâm với rượu. Dùng rượu quế uống khi có triệu chứng đau bụng, ăn uống không tiêu.
- Tác dụng: Quế và rượu giúp kích thích hệ tiêu hóa, làm ấm bụng.
Chữa tiêu chảy
Nguyên liệu cần:
- 6g vỏ quế
- 4g hạt cau già
- 2 lát gừng nướng
- 19g gạo nếp rang vàng
Thực hiện: Cho các nguyên liệu trên vào ấm sắc với nước. Dùng nước để uống đều đặn 2 lần/ngày cho đến khi chứng tiêu chảy bị đẩy lùi.
Trị âm thư và chứng hạc tất phong
Nguyên liệu cần:
- 40g thục địa
- 4g nhục quế
- 2g ma hoàng
- 8g bạch giới tử
- 12g lộc giác giao
- 4g sinh cam thảo
- 2g gừng nướng đen
Thực hiện: Đem tất cả nguyên liệu cho vào ấm, sắc lấy nước để uống.
Trị chứng bầm tím, tụ máu bầm do bị thương
Nguyên liệu cần:
- 80g nhục quế
- 80g đương quy
- 100g bồ hoàng
Thực hiện:
- Các nguyên liệu mang đi tán nhỏ, bảo quản trong hũ thủy tinh đậy kín nắp.
- Mỗi lần dùng khoảng 1 thìa nhỏ hỗn hợp trên hòa với rượu để uống.
Trị chứng viêm họng
Nguyên liệu cần:
- 2g nhục quế
- 2g cam thảo
- 2g gừng khô
Thực hiện:
- Các nguyên liệu đem đi tán mịn, sau đó đem hòa với nước để ngậm.
- Ngậm khoảng 15 phút thì có thể nuốt từ từ.
- Ngày thực hiện 2 – 3 lần để ngăn ngừa đau họng tái phát và có hơi thở thơm tho hơn.
Cải thiện triệu chứng ngứa da
Nguyên liệu cần:
- 2g nhục quế
- 2g riềng
- 2g tế tân
- 10 con ban miêu (sâu đậu)
- 150ml rượu trắng
Thực hiện:
- Mang các nguyên liệu đem đi nghiền nát, sau đó ngâm với rượu trắng trong vòng 7 ngày.
- Mỗi ngày khuấy đều 1 lần và lọc lấy nước.
- Rửa sạch vùng da bị nổi mẩn ngứa, rồi dùng hỗn hợp rượu để thoa lên da, ngày thực hiện 1 lần.
- Kiêng uống rượu và sử dụng các món ăn có tính kích thích trong thời gian điều trị bệnh.
Xem thêm: Nghệ vàng có tác dụng gì ? Cách dùng nghệ vàng chữa bệnh, làm đẹp
Chữa chứng chân tay lạnh, viêm thận, phù thũng
Nguyên liệu cần:
- 15g can địa hoàng
- 12g sơn dược
- 6g sơn thù
- 12g phục linh
- 12g đơn bì
- 12g trạch tả
- 4g nhục quế
- 10g phụ tử
- 12g xuyên ngưu tất
- 15g xa tiền tử
Thực hiện: Các nguyên liệu trên được mang đi luyện mật làm hoàn. Mỗi lần dùng khoảng 15g, ngày uống 2 – 3 lần là đủ.
Trị chứng đau bụng kinh, đau bụng do hư hàn
- Cách 1: Tán mịn nhục quế, mỗi lần dùng khoảng 3 – 4g bột hòa với nước ấm hoặc rượu để uống.
- Cách 2: Dùng 12g đương quy, 16g thục địa, 5g can khương, 4g cam thảo, 5g nhục quế để sắc lấy nước uống mỗi ngày. Bài thuốc này cũng giúp điều hòa kinh nguyệt và trị chứng đau bụng kinh.
Hướng dẫn chế biến các thành phẩm từ quế
Quế được dùng dưới nhiều dạng như nấu nước, làm trà, làm bột quế.
Cách nấu nước quế
- Bước 1: Chuẩn bị 1 thanh quế dài 5cm hoặc 1 muỗng cà phê bột quế, 1 củ gừng nhỏ, 1 lít nước.
- Bước 2: Rửa sạch quế, cạo vỏ. Gừng rửa sạch và cắt lát.
- Bước 3: Cho các nguyên liệu trên vào nồi đun sôi lửa nhỏ trong 15 phút rồi tắt bếp.
- Bước 4: Rót ra ly và thưởng thức. Có thể thêm mật ong hoặc mía lau cho dễ uống.
Cách làm bột quế
- Bước 1: Chuẩn bị 1kg vỏ quế (đã được phơi hay sấy khô và làm sạch), hũ thủy tinh, máy xay bột.
- Bước 2: Bẻ nhỏ quế rồi cho vào máy xay, dùng thêm rây lọc để đảm bảo chất lượng bột thành phẩm.
- Bước 3: Cho vào hũ, bảo quản ở nơi khô ráo.
Cách làm trà quế
- Cách làm trà quế từ vỏ: Quế chi hay quế nhục mua về đem đun sôi nhỏ lửa với nước trong 15 – 20 phút rồi thưởng thức. Có thể thêm chút mật ong cho dễ uống.
- Cách làm trà quế từ bột: Bột quế sau khi mua về lấy 1 – 2 thìa cho vào cốc. Thêm nước nóng và khuấy đều cho tan hết. Đợi nguội và thưởng thức. Có thể thêm vài lát chanh mỏng tạo vị thanh.
Ngâm rượu vỏ quế
Có rất nhiều cách ngâm rượu vỏ quế, cần khoảng 10g vỏ quế, kết hợp với long não, đại hoàng, một chút gừng tươi. Đem các nguyên liệu trộn đều với nhau và ngâm với 1 lít rượu. Mỗi ngày uống hai lần, mỗi lần 1 chén nhỏ.
Chuẩn bị: Vỏ quế khô 1kg, rượu trắng 5 lít. Cho vào bình, đổ rượu vào ngâm, sau 45 ngày là có thể lấy ra uống.
Mỗi lần uống 1 ly nhỏ, uống 2-3 lần/ngày, sau bữa ăn.
Món ngon từ quế các mẹ không nên bỏ qua
Dưới đây là một số món ngon được chết biến từ quế mà chị em có thể tham khảo để chế biến cho gia đình của mình.
Bánh mì quế cuộn
Bánh mì quế cuộn có màu nâu vàng hấp dẫn, thơm mùi đặc trưng của quế và từng thớ bánh mì dai mềm và có vị ngọt béo vừa phải.
Nguyên liệu
- Đường thốt nốt 1 muỗng canh
- Dầu ăn 30 ml
- Men nở 1/2 muỗng cà phê
- Sữa tươi không đường 100 ml
- Bột nở 1/4 muỗng cà phê
- Đường 20 gr
- Nước cốt dừa 30 ml
- Bột mì 145 gr
- Bơ 10 gr
- Bột quế 1/2 muỗng canh
- Muối 1/4 muỗng cà phê
Cách làm
- Cho vào chén 1 muỗng canh đường thốt nốt, 1/2 muỗng canh bột quế rồi trộn đều.
- Đun nóng 30ml dầu ăn trên lửa vừa đến khi dầu sôi với bọt khi li ti thì tắt bếp.
- Sau đó, cho vào 100ml sữa tươi không đường, 20gr đường, 30ml nước cốt dừa rồi khuấy đều hỗn hợp.
- Tiếp theo, cho thêm 1/2 muỗng cà phê men, khuấy đều, đậy nắp 5 phút để men nở như gạch cua.
- Cho vào tô 130gr bột mì, hỗn hợp sữa men rồi dùng phới trộn đều đến khi bột mịn mượt, tạo thành khối.
- Bọc kín bột bằng màng bọc thực phẩm, ủ đến khi bột nở gấp đôi.
- Rây mịn 15gr bột mì, 1/4 muỗng cà phê bột nở, 1 ít muối vào tô bột, dùng phới trộn đều đến khi nguyên liệu hòa quyện.
- Cho bột ra bàn cán mỏng, phết đều bơ tan chảy và rây mịn bột quế lên mặt bột.
- Cuộn tròn bột, sau đó cắt bánh thành từng khúc khoảng 5cm.
- Làm nóng lò trước ở nhiệt độ 180 độ C trong 10 phút để lò ổn định nhiệt độ.
- Đặt khay vào rãnh giữa lò, sau đó nướng với nhiệt độ 170 độ C trong 15 phút.
Trà quế mật ong
Vị ngọt thanh từ mật ong hòa lẫn với vị thơm của quế, chút vị chát nhẹ của trà đã làm cho trà quế mật ong trở thành loại thức uống ngon vào buổi sáng, đặc biệt thích hợp cho những ai đang giảm cân.
Nguyên liệu
- Bột quế 1 muỗng cà phê
- Mật ong 1 muỗng cà phê
- Nước 100 ml
Hướng dẫn cách làm
- Cho vào nồi 100ml nước, sau đó bắc lên bếp đun sôi rồi cho 1 muỗng cà phê bột quế vào và khuấy đều.
- Nấu trong vòng 2 – 3 phút thì tắt bếp.
- Rây lược nước bột quế vào ly thủy tinh. Sau đó cho thêm 1 muỗng cà phê mật ong rồi khuấy đều.
- Để mùi vị thơm hơn, bạn có thể cho vào một vài lát chanh và thưởng thức.
- Trà quế mật ong nóng ấm có mùi thơm từ quế và vị ngọt thanh từ mật ong. Dùng vào mỗi buổi sáng rất tốt cho cơ thể và hỗ trợ giảm cân một cách hiệu quả.
Chả quế chay
Chả quế chay có lớp màu vàng cam ở phía bên ngoài, vị bùi giòn dai bên trong. Ăn rất lạ miệng dù ăn không hoặc ăn kèm với bánh ướt, bánh mì cũng đều ngon.
Nguyên liệu
- Bột mì 700 gr)
- Gia vị 10 gr (muối/hạt nêm chay/tiêu/bột quế/bột tỏi/màu thực phẩm/…)
Cách làm
- Bạn cho 700gr bột mì số 13 với 1 muỗng cà phê muối vào một cái tô. Sau đó trộn muối và bột mì lên cho đều.
- Khi bột thấm hết nước thì bạn dùng tay nhào bột, nhào thật kĩ và đều tay đến khi bột dẻo thành một khối, không dính tô nữa thì đem bột đi ủ trong 1 giờ là được.
- Khi bột đã ép sạch nước rồi, bạn chia bột thành 2 phần rồi cho lần lượt vào cối cùng một ít gia vị (1 muỗng cà phê hạt nêm chay, nửa muỗng cà phê bột tỏi, 1/3 muỗng cà phê bột quế, 1.2 muỗng cà phê tiêu).
- Tiếp theo là dùng chày vừa giã vừa trộn phần mì căn này đến khi thấy bột và gia vị được trộn đều thì làm tương tự cho phần bột tiếp theo.
- Bạn hòa tan một 1/2 muỗng cà phê màu thực phẩm màu cam với 1,2 muỗng canh nước. Sau đó dùng cọ quét đều lên chả.
- Cho 2 – 3 muỗng canh dầu ăn vào trong một cái chảo và bật bếp đun nóng. Khi dầu nóng thì bạn cho chả vào chiên sơ cho lớp vỏ bên ngoài giòn là được, vì chả đã được luộc chín nên bạn không cần chiên kĩ đâu nhé.
Tác dụng phụ của quế
Nếu bạn sử dụng quế quá nhiều trong thời gian dài có thể gây ra một số tác dụng phụ như sau:
- Tim đập nhanh
- Đỏ mặt
- Viêm da dị ứng
- Khó thở
- Mẫn cảm
- Viêm nướu, lưỡi hoặc miệng
- Chán ăn, gây kích thích tăng động
Không phải bất kỳ ai cũng gặp phải tất cả các tác dụng phụ kể trên. Cũng có thể những tác dụng phụ này không được đề cập ở đây. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề này thì cần phải tham khảo ý kiến chuyên gia ngay.
Vậy sử dụng bao nhiêu quế là đủ?
Quế thường an toàn để sử dụng với số lượng nhỏ như một loại gia vị. Nó mang đến nhiều lợi ích sức khỏe ấn tượng.
Tuy nhiên, ăn quá nhiều có thể gây ra tác dụng phụ nguy hiểm tiềm tàng. Điều này chủ yếu áp dụng cho quế Cassia vì nó là một nguồn coumarin phong phú. Ngược lại, quế Ceylon chỉ chứa một lượng nhỏ coumarin.
Lượng dung nạp hàng ngày chấp nhận được đối với coumarin là 0,1 mg mỗi kg trọng lượng cơ thể. Đây là số lượng coumarin bạn có thể ăn trong một ngày mà không có nguy cơ tác dụng phụ.
Điều này tương đương với 8mg coumarin mỗi ngày cho một người nặng 81 kg. Để tham khảo, lượng coumarin trong 1 muỗng cà phê 2,5 gram quế Cassia xay dao động từ 7-18 mg. Hãy nhớ rằng giới hạn của trẻ em có thể ít hơn.
Mặc dù quế Ceylon chỉ chứa một lượng nhỏ coumarin, nhưng nên tránh ăn quá nhiều. Quế chứa nhiều hợp chất thực vật khác có thể có tác dụng phụ khi tiêu thụ với số lượng lớn. Chỉ sử dụng quế một cách tiết kiệm như một loại gia vị.
Xem thêm: Mụn nhọt ở mông: Nguyên nhân và những cách điều trị bệnh hiệu quả
Kiêng kỵ khi sử dụng quế
Một số điều kiêng kỵ khi sử dụng quế mà mọi người nên nắm vững.
Đối tượng không nên sử dụng quế?
Mặc dù quế có tác dụng tốt đối với sức khỏe, tuy nhiên nó không được khuyến khích sử dụng đối với các trường hợp sau:
- Trẻ em, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú.
- Không nên sử dụng bột quế với liều lượng vượt mức quy định.
- Tuyệt đối, không sử dụng bột quế để hít vì nó có thể khiến cho hệ hô hấp bị viêm, bỏng hoặc ngạt thở.
- Sử dụng bột quế quá liều có thể dẫn đến hiện tượng loét miệng, ngộ độc gan, giảm lượng đường trong máu hoặc gây ra một số vấn đề nghiêm trọng về đường thở.
Tương tác của quế
Quế có khả năng gây ra một số tương tác với tình trạng sức khỏe hoặc nhóm thuốc bạn đang sử dụng trong thời điểm hiện tại.
Để an toàn hơn, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng quế. Loại dược liệu này có khả năng tương tác với một số loại thuốc như là:
- Thuốc điều trị bệnh đái tháo đường
- Thuốc làm loãng máu
- Thuốc chữa bệnh tim
- Kháng sinh
Một vài lưu ý khi sử dụng
Để sử dụng quế an toàn, bạn cần lưu ý đến một số vấn đề sau:
- Không sử dụng quế khi đang sử dụng statin, paracetamol, acetaminophen.
- Tuân thủ nghiêm liều lượng và cách sử dụng quế theo chỉ định của bác sĩ.
- Không được tự ý kết hợp quế với các thảo dược khác khi không có chỉ định.
- Kiêng sử dụng thực phẩm cay, nóng trong giai đoạn điều trị bằng quế.
Để an toàn hơn khi sử dụng quế, bạn nên tham khảo và nhờ đến sự tư vấn của chuyên gia. Những thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo thông tin. Chúc bạn sức khỏe!