Cỏ ngọt _ Công dụng, bài thuốc và cách dùng đúng liều lượng

Tham vấn y khoa : Bác sĩ

Ngày cập nhật :27/12/2022

Cỏ ngọt là một trong những loại dược liệu được sử dụng để điều chế thuốc đông và tây y. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về tác dụng của cây cỏ ngọt. Có ngọt mua ở đâu? bao nhiêu tiền?

Cỏ ngọt là gì?

Cỏ ngọt hay còn được gọi với nhiều tên khác là: Cỏ đường, cỏ lạc, cỏ mật. Đây là loại cỏ được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1908. Reseback và Dieterich là 2 nhà khoa học đã tìm ra loại cỏ này trong chuyến khám phá của mình. Từ đó, họ đã sử dụng lá của loại cỏ này để đem vào nghiên cứu.

cot ngọt là gì

Sau đó, 22 năm 2 nhà khoa học Bridle và La Vieille. Họ mới xác định được chính xác loại đường trong cỏ đó chính là Steviozit. Một chất chủ đạo để tạo nên độ ngọt tự nhiên từ loại cỏ này. Vì vậy, người ta còn gọi tên cỏ ngọt tiếng Anh là Cỏ ngọt Stevia.

Thuộc vào loại cây họ nhà cúc với hàm lượng Glucozo (đường) tự nhiên rất cao. Cỏ được dùng vào việc chế phẩm ra các loại trà, thuốc…những loại thực phẩm tốt cho sức khoẻ và điều trị bệnh của con người.

Đặc điểm của cây cỏ ngọt

Cỏ đường là một loại cỏ sống lâu năm và có kích thước nhỏ (khoảng 100cm). Cây có tuổi đời từ 6 tháng tuổi thường có phần gốc hóa gỗ. Cành phân tại gốc, lá và cành non đều có lông mịn bao phủ.

Lá mọc đối xứng, phiến lá hình mũi mác, rộng 15 – 30mm và dài 30 – 60mm. Mặt lá hiển thị rõ 3 gân bắt nguồn từ cuống. Một số lá có mép răng cưa nhưng một số có mép nguyên.

Hoa mọc thành cụm, hình đầu, mỗi cụm gồm khoảng 5 hoa nhỏ có 5 cánh và màu trắng ngà. Hoa có mùi thơm nhẹ và có 2 vòi nhụy lòi hẳn ra ngoài. Cây ra hoa vào tháng 10 đến tháng 2 năm sau. Toàn cây có vị ngọt đặc trưng, ngay cả khi đã phơi khô – tập trung nhiều nhất ở lá.

Bộ phận dùng

Búp non và lá cây cỏ ngọt được sử dụng để làm thuốc.

Cây cỏ ngọt được trồng ở đâu?

Amambay và Iquacu là 2 vùng mà loại cỏ này xuất hiện đầu tiên. Đây cũng chính là nơi mà loại cỏ này đang được phân bố nhiều nhất. Đến nay, sau khi đi vào nghiên cứu và phát hiện ra tác dụng của cây cỏ mật. Nhiều nước đã chính thức đem trồng và phát triển loại cỏ này trong đời sống.

Bởi vậy, từ những năm đầu của thế kỷ thứ 20. Người dân nước Paraguay đã đưa loại cỏ này vào sử dụng như 1 loại nước uống giải khát. Điều này có được là nhờ vào độ ngọt tự nhiên có trong cây cỏ.

Đến những năm 70, cỏ mật đã được phân bố rộng khắp trên nhiều quốc gia. Chẳng hạn như: Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc, Nhật Bản và các nước Đông Nam Á.

Vậy, ở Việt Nam cỏ ngọt được trồng ở đâu? Riêng Việt Nam thì đến năm 1988, loại cỏ này mới chính thức được nhập trồng. Đến nay, bạn sẽ dễ dàng kiếm được loại cỏ này ở các vùng như: Lâm Đồng, Cao Bằng, Hà Giang, cỏ ngọt Đà lạt…

Thu hoạch – sơ chế

Có thể thu hoạch quanh năm nhưng thời điểm tốt nhất là vào tháng 8. Khi thu hoạch, đem cắt từng đoạn cành dài 20 – 25cm. Sau đó, loại bỏ lá già và hư hại rồi đem sấy khô ở nhiệt độ 30 – 40 độ C hoặc phơi nắng nhẹ cho đến khi cây khô hoàn toàn. Nếu thu hái quanh năm, nên thu hái 1 tháng/ lần.

Cỏ đường sau khi phơi khô sẽ có mùi ngai ngái rất khó chịu. Vì vậy sau khi phơi khô, nên phun nước để làm ẩm dược liệu rồi cho vào trong túi kín ủ từ 2 – 3 ngày.

Cuối cùng đem sấy/ phơi khô sẽ làm mất mùi ngai ngái mà không ảnh hưởng đến dược tính và độ ngọt của thuốc.

Bảo quản

Dược liệu dễ ẩm mốc và hư hại. Vì vậy cần bảo quản ở nơi khô ráo và thoáng mát. Tránh phơi/ bảo quản dược liệu ở nơi có ánh nắng mạnh hoặc nhiệt độ cao. Vì có thể làm giảm vị ngọt và ảnh hưởng đến tác dụng dược lý của thuốc.

Thành phần hóa học

Cỏ ngọt chứa các thành phần hóa học như:

  • Steviol (một loại đường có vị ngọt gấp 300 lần so với đường kính nhưng không chứa năng lượng)
  • Chất béo
  • Protein
  • Carbohydrate,…

Vị thuốc cỏ ngọt

Loại thảo dược này có vị ngọt

Cây cỏ ngọt có tác dụng gì?

Như đã nói ở trên, cây cỏ ngọt là một trong những loại dược liệu được dùng rất nhiều trong đông y. Dưới đây là những tác dụng của cây cỏ ngọt như sau:

cỏ ngọt có tác dụng gì

Tác dụng của cỏ ngọt theo Đông Y

  • Công năng: Hạ huyết áp, lợi tiểu và tiêu khát.
  • Chủ trị: Tiểu đường, chảy máu răng, tiểu tiện không thông.

Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:

  • Chất Steviol trong cỏ đường ngọt gấp 300 lần so với đường kính nhưng không bị phân hủy, lên men và hầu như chứa rất ít năng lượng.
  • Vì vậy, có thể ứng dụng thảo dược này để tạo vị ngọt tự nhiên trong bữa ăn của bệnh nhân tiểu đường, cao huyết áp và người đang trong chế độ ăn kiêng.
  • Nghiên cứu độc tính của hoạt chất Etanolic trong dược liệu cho thấy cỏ ngọt không ảnh hưởng đến huyết học. Triệu chứng lâm sàng, mô bệnh học và hành vi của chuột thực nghiệm.

Cây cỏ ngọt chữa bệnh gì?

Hiện nay, cỏ ngọt được sử dụng để chữa các bệnh lý như:

Xem thêm: Đậu đỏ và những tác dụng thần kỳ mọi người nên tham khảo

Cỏ ngọt và tác dụng trong việc chăm sóc răng miệng

Cỏ mật (ngọt) chứa rất nhiều các hoạt chất có khả năng kháng khuẩn rất mạnh. Vì thế, cỏ được sử dụng trong việc chăm sóc và đem lại hơi thở thơm tho cho răng miệng. Bằng cách, bạn có thể đem cây cỏ mật (ngọt) tươi đem xay thật nát. Sau đó, bạn sẽ trộn với nước sạch để tạo thành dung dịch súc miệng sử dụng mỗi ngày.

Nếu bạn duy trì việc súc miệng bằng cỏ ngọt một cách thường xuyên và đều đặn. Bạn còn hạn chế được tình trạng chảy máu chân răng. Nhất là những người thường xuyên mắc phải bệnh viêm răng lợi. Chắc chắn, hàm răng của bạn sẽ được chắc khỏe hơn khi được chăm sóc theo cách này.

Cỏ ngọt sấy khô có tác dụng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày

Theo một số nghiên cứu còn chỉ ra rằng, cỏ ngọt sấy khô chứa rất nhiều hoạt chất làm giảm cơn đau. Nhất là những cơn đau do bệnh về đường tiêu hoá mang lại. Chẳng hạn như: rối loạn dạ dày ở người bệnh…Chính vì điều này mà cỏ mật (ngọt) được sử dụng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày.

Hiện nay, ở một số loại thuốc đông và tây y. Người ta cũng đưa cỏ ngọt chữa dạ dày vào sử dụng làm thành phần quan trọng của thuốc. Vì thế, nếu bạn mắc bệnh đau dạ dày. Khi mua thuốc, bạn nên xem thành phần thuốc có chứa loại cỏ này không nhé.

Công dụng trong việc chăm sóc da

Bạn biết gì không? Cỏ ngọt còn được các nhà khoa học nghiên cứu ra một công dụng vô cùng tuyệt vời. Đây chắc hẳn sẽ là tác dụng mà chị em phụ nữ đặc biệt yêu thích. Đó chính là tác dụng của cỏ trong việc làm nguyên liệu chăm sóc da mặt rất tốt. Một số tác dụng của cỏ trong việc chăm sóc da đối với phái đẹp mà bạn nên biết. Đó là:

  • Cỏ ngọt công dụng làm giảm tiết bã nhờn cho da.
  • Giảm mạnh các nếp nhăn ngoài tuổi 30.
  • Điều chỉnh màu sắc giúp làn da trở nên sáng và trắng hơn.
  • Hỗ trợ trong việc điều trị viêm da.
  • Cỏ ngọt và tác dụng ngăn ngừa cùng với điều trị mụn trứng cá.

Nếu bạn có sẵn cây cỏ ngọt được trồng trong nhà mình. Bạn đừng bỏ qua chúng mà hãy sử dụng vào việc để có được mái tóc chắc khỏe. Bởi vì, theo nghiên cứu cỏ mật (ngọt) sẽ giúp bạn có được mái tóc đẹp, mượt và chắc khỏe. Đặc biệt, bạn sẽ hạn chế được các vấn đề da dầu và gàu. Vì thế, bạn hãy đem đun cỏ với nước để gội đầu thay cho dầu gội nhé.

Tác dụng làm giải nhiệt và lợi tiểu

Nhờ vào vị ngọt thanh tự nhiên và tính mát của cỏ ngọt. Cùng với việc bạn kết hợp loại cỏ này với một số thảo dược. Chẳng hạn như: Cam thảo, cây mướp gai, atiso, nấm lim xanh, nhân trần… Bạn sẽ có được thứ nước uống rất tốt trong việc giải nhiệt và thanh lọc cơ thể.

Bạn sẽ có được cơ thể khỏe mạnh khi được đào thải các chất độc mỗi ngày. Ngoài ra, loại nước này còn rất phù hợp và tốt với người mắc bệnh tiểu đường. Bạn có thể bổ sung để nhanh chóng đẩy lùi được chứng bệnh này khỏi cơ thể.

Tuy nhiên, nếu  những người mắc phải bệnh cao huyết áp, mang thai, tim mạch. Bạn không nên sử dụng cam thảo vào trong thành phần của loại nước uống này.

Chữa bệnh tiểu đường, cao huyết áp và béo phì

Một nghiên cứu đã tìm ra được tác dụng của cỏ ngọt đối với bệnh nhân tiểu đường, béo phì vào cao huyết áp. Đó là: Các bệnh nhân ngoài 50 tuổi sử dụng nước uống cây cỏ mật (ngọt) với thời gian 1 tháng. Họ nhận thấy huyết áp của mình ổn định hơn, lợi tiểu, cơ thể khoẻ mạnh…Đặc biệt là lượng đường trong máu giảm đi một cách đáng kể và thân thể hoạt bát hơn.

Trong một số thành phần thuốc nam có sử dụng cỏ ngọt trị bệnh tiểu đường hiện nay. Cỏ ngọt cũng được sử dụng để cho vào 1 số loại thuốc trị bệnh tiểu đường và cao huyết áp.

Cách dùng – liều lượng

Cỏ ngọt thường được sử dụng như một loại trà.

  • Lấy khoảng 15 – 30gram cỏ ngọt khô
  • Hãm với 300ml rồi sử dụng thay thế trà hằng ngày

Cỏ ngọt có vị ngọt, mùi thơm rất đặc trưng, tính mát, không quá khó để sử dụng

Ngoài ra có thể kết hợp thêm cà gai leo, giảo cổ lam, diệp hạ châu để giảm bớt vị đắng và tăng tính năng điều trị bệnh gan giảm béo

Ngoài ra có thể thêm cỏ ngọt vào món ăn để tạo vị ngọt tự nhiên mà không gây béo phì hay ảnh hưởng đến nồng độ đường huyết.

Bài thuốc trị bệnh từ cỏ ngọt – cỏ đường

Dưới đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ cỏ ngọt:

bài thuốc chữa bệnh từ cỏ ngọt

Bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Chuẩn bị: Lá cỏ ngọt phơi khô 2.5g.

Thực hiện: Sắc với 200ml nước còn lại 50ml, thực hiện 2 lần/ ngày trong thời gian dài.

Bài thuốc chữa tăng huyết áp

Chuẩn bị: Lá cỏ ngọt 6g, hoa hòe (sao vàng) 10g, hoa cúc 4g và quyết minh tử (sao cháy) 12g.

Thực hiện: Rửa sạch và sắc uống hằng ngày.

Bài thuốc giúp kiểm soát cân nặng và phòng ngừa các bệnh lý về tim mạch

Chuẩn bị: Lá cỏ ngọt phơi khô 7.5g.

Thực hiện: Sắc uống và chia thành nhiều lần uống trong ngày. Sử dụng bài thuốc liên tục trong vòng nhiều ngày.

Cỏ ngọt bao nhiêu calo

Cỏ ngọt bao nhiêu calo? Theo như một số nghiên cứu về độ ngọt của cây cỏ mật. Họ đã đo được độ ngọt của cỏ còn mạnh hơn mía đường khoảng 300 lần. Mặc dù chỉ là 1 loại cây thân thảo nhỏ và mong manh.

Bạn không nhất thiết phải mua cỏ mật (ngọt) nguyên chất

Việc điều trị bệnh bằng loài cây cỏ ngọt đối với con người. Bạn không nhất thiết phải sử dụng loại cỏ mật (ngọt) nguyên chất và nguyên cây.

Hiện nay, một số công ty dược phẩm cũng đưa loại cỏ này vào trong thành phần của thuốc. Bạn có thể tìm hiểu thành phần của thuốc để sử dụng cho căn bệnh của mình.

Hiện tại, loại cỏ này có thể được chế biến ở dạng bột mịn để người dùng pha. Ngoài ra, có một số trường hợp người ta còn chế biến thành cỏ ngọt dạng nước. Chẳng hạn như: Dùng cỏ mật (ngọt) để chế thành vani dùng trong việc làm bánh.

Cỏ mật (ngọt) không làm ảnh hưởng tới sức khoẻ con người

Cỏ mật là một loài cây lành tính và hoàn toàn không chứa chất calo. Do vậy, việc sử dụng cỏ mật (ngọt) sẽ không gây ảnh hưởng tới sức khoẻ cho con người.

Có ngọt có tốt không?

Với 6 tác dụng của cây cỏ ngọt được chúng tôi chia sẻ ở phần trên của bài viết. Vì vậy, chúng tôi hoàn toàn có thể khẳng định được cỏ mật (ngọt) rất tốt. Tuy nhiên, khi sử dụng bạn cũng không được quá lạm dụng. Khách hàng nên sử dụng theo khuyến cáo của người bán.

Xem thêm: Nhân sâm_ Thần dược tốt cho sức khỏe không phải ai cũng dùng được

Một vài lưu ý trong quá trình sử dụng cây cỏ ngọt

Cây thuốc dân gian đã chia sẻ cho bạn các cách sử dụng cây cỏ ngọt, tuy nhiên, trong suốt quá trình sử dụng, bạn cần phải lưu ý một số điều sau đây:

  • Không nên dùng trà cỏ ngọt khi đói, nên dùng khoảng 30 phút trước mỗi bữa ăn
  • Nên sử dụng ấm đất để nấu nước cỏ ngọt để nước giữ được hương vị tốt nhất
  • Đối với các bệnh nhân bị tiểu đường điều trị hỗ trợ bằng lá cây cỏ ngọt cần phải hạn chế uống nước ngọt, ăn bánh kẹo. Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, nâng cao sức khoẻ. Đồng thời, người bệnh có thể sử dụng thêm sản phẩm hỗ trợ như Glu Metaherb để đạt được kết quả tốt nhất.

Cỏ ngọt bao nhiêu 1 kg?

Hiện nay, cỏ ngọt khô được bán ra ngoài thị trường với mức giá từ 80.000 cho đến 100.000 vnđ trên 1 kg. Thông thường, cỏ sau khi sấy khô sẽ được đúng thành túi 0.5kg, 1kg, 2kg để thuận tiện cho người bán và người mua.

Tuy nhiên, bạn phải lựa chọn mua tại những địa chỉ uy tín và chất lượng. Chỉ có như vậy, khách hàng mới chọn mua được cỏ (mật) ngọt nguyên chất.

Cỏ ngọt mua ở đâu?

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều nơi bán cây cỏ ngọt. Phần đa là họ thường bán cỏ ngọt đã được sấy khô một cách tự nhiên. Khách hàng có thể mua về hãm với nước uống vô cùng tốt cho sức khỏe. Vậy, mua cỏ khô ngọt ở đâu uy tín?

Vì là loại cây thảo dược và rất tốt cho sức khỏe. Cho nên, khách hàng nên chọn mua cỏ ngọt ở những nơi bán thuốc Nam – Bắc. Chắc chắn, bạn sẽ tìm được sản phẩm cỏ ngọt đạt tiêu chuẩn chất lượng và uy tín.

Hi vọng rằng, với những thông tin trên đây, độc giả đã hiểu hơn về tác dụng cỏ ngọt. Liều lượng và gợi ý một số bài thuốc từ cây cỏ ngọt. Nếu có ý định áp dụng bài thuốc từ dược liệu này. Bạn nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ để được hướng dẫn bài thuốc và liều lượng cụ thể.