Mụn nhọt ở mông: Nguyên nhân và những cách điều trị bệnh hiệu quả

Tham vấn y khoa : Bác sĩ

Ngày cập nhật :27/12/2022

Mụn nhọt ở mông tuy không lộ và ảnh hưởng thẩm mỹ như những vị trí khác. Nhưng khiến người bệnh cảm thấy đau đớn và khó chịu, bất tiện trong cuộc sống, sinh hoạt. Vậy mọc mụn sau mông nguyên nhân do đâu? Có nguy hiểm không? Phương pháp điều trị nhọt ở mông hiệu quả?… Câu trả lời sẽ có trong nội dung bài viết dưới đây. Hãy theo dõi và cùng tìm hiểu nhé!

Nội Dung Chính

Thế nào là mụn nhọt ở mông?

Mụn ở mông là tình trạng vùng da ở mông bị viêm nhiễm, sưng đau và mưng mủ. Đây cũng là 1 dạng mụn nhọt thông thường nhưng chỉ khác là xuất hiện ở mông.

thế nào là mụn nhọt ở mông

Mọc mụn ở mông có thể không gây mất thẩm mỹ ví quần áo hàng ngày của bạn đã che đi, nhưng những khó chịu mà loại mụn này để lại không thể xem thường. Hằng ngày chúng ta phải đi, đứng, ngồi, nằm rất nhiều và vùng mông thì chịu tác động rất nhiều nên những nốt mụn sẽ gây ra tình trạng đau nhức.

Không những thế, do tính chất bị ma sát nhiều nên các nốt mụn rất dễ bị vỡ ra khi chưa đủ “chín” và có thể gây ra những chuyển biến xấu.

Ngoài ra, vùng da ở mông thường xuyên bị ẩm ướt nên rất dễ khiến tình trạng mụn nhọt phát triển nặng hơn, nhiều hơn. Bị nhọt ở mông có thể dẫn đến 1 số như lở loét, nhiễm trùng máu, thậm chí là tử vong rất nguy hiểm.

Nguyên nhân gây mụn nhọt ở mông

Để có một cách trị mụn nhọt ở mông hiệu quả, cách tốt nhất chính là việc ngăn ngừa tận gốc căn nguyên hình thành nên căn bệnh da liễu này. Do đó, sau đây là các tác nhân gây ra bệnh điển hình mà mọi người cần phải chú ý đến:

Do lỗ chân lông bí tắc

Như đã nói, vùng da ở mông thường xuyên ẩm ướt, bí bách do mặc quần bó sẽ dẫn đến dầu thừa, da chết tích tụ nhiều, cộng thêm bụi bẩn hàng ngày từ môi trường sẽ gây tắc nghẽn lỗ chân lông và sinh ra mụn. Những thói quen dẫn đến bít tắc lỗ chân lông ở mông:

  • Ngồi quá lâu trong thời gian dài: Thường gặp nhất ở dân văn phòng, khiến lỗ chân lông ở vùng mông bị bí.
  • Mặc quần quá bó hoặc ẩm ướt: Mông bị cọ sát, tiết nhiều mồ hôi không thoát được khiến tắc tuyến chân lông.
  • Không thay đồ lót thường xuyên: Quần lót gần như là vật tiếp xúc với mông nhiều nhất, nếu không được thay giặt thường xuyên sẽ dễ sinh vi khuẩn gây mụn nhọt.

Do viêm nang lông

Đây là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến nổi mụn nhọt ở mông. Khi lỗ chân lông bị kích ứng, xuất hiện những nốt mụn sưng đỏ và có đầu mủ trắng sẽ gây ra cảm giác đau ngứa, nhức. Tình trạng viêm nang lông lâu ngày không được chữa trị sẽ sinh ra mụn nhọt.

Do dày sừng nang lông và áp-xe da

Dày sừng nang lông da sẽ xuất hiện những ổ mụn sần sùi, thô ráp mọc trên mông. Lỗ chân lông bị tích tụ quá nhiều keratin sẽ gây ra tình trạng này, thường gặp nhiều nhất ở trẻ em. Tuy nhiên dày sừng nang lông không gây đau nhức nên dễ bị bỏ qua và tiến triển thành nhọt.

Áp-xe da ở mông là hiện tượng mụn nhọt sưng to, mọc theo cụm và sau đó có thể dẫn đến nhiễm trùng (tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn, nấm…)

Dấu hiệu nhận biết mụn nhọt ở mông

Nổi nhọt ở mông có thể xuất hiện ở bất cứ độ tuổi nào, từ trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, đến tuổi dậy thì, người lớn, phụ nữ mang thai, người già đều có thể bị loại mụn này.

  • Giai đoạn mới xuất hiện: Chỉ là những nốt nhỏ ở mông giống mụn trứng cá, có thể chỉ là những vùng đỏ hoặc có nhân trắng. Về sau những nốt này nhiễm khuẩn và chuyển sang giai đoạn nặng vì vùng da mông thường xuyên cọ sát với trang phục.
  • Giai đoạn nặng: Nhọt sưng to, tấy đỏ, chứa nhiều mủ ở chính giữa. Đây chính là thời điểm đau và khó chịu nhất, đặc biệt là khi ngồi hoặc đè lên nốt nhọt, dễ dễ gây vỡ và loét mủ.
  • Giai đoạn chuyển mủ: Đến lúc này, các nốt nhọt đã “chín” và sẽ vỡ ra. Nếu bạn nghĩ vỡ ra là đã hết nhọt thì bạn đã nhầm. Khi nhọt vỡ mà không được xử lý kịp thời có thể lan ra các vùng da lành khác. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp không xuất hiện giai đoạn này mà mụn sẽ sưng to hơn, cứng hơn, thâm đen và biến thành mụn nhọt ở mông bị chai.

Khi nào mụn mọc ở mông cần gặp bác sĩ?

Khi gặp phải mụn trên mông mọi người thường tự ý điều trị ở nhà vì nghĩ rằng nó giống như nhiều dạng mụn bọc, mụn mủ khác.

Cách chữa nhọt đầu tiên mà mọi người nghĩ đến đó là bôi thuốc mỡ hoặc sử dụng các mẹo đắp lá thiên nhiên.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia da liễu thì với những ổ mụn vùng mông sưng to, đau nhức lâu ngày không khỏi, có ngòi trắng chuyển dần thành vàng thì nên đến gặp bác sĩ để được điều trị theo liệu trình phù hợp nhất.

Tuyệt đối tránh động chạm hoặc tự ý nặn mụt nhọt ở mông để tránh lây nhiễm vi khuẩn sang những vùng da xung quanh và khiến tình trạng mụn ngày càng sưng tấy hơn.

Tốt nhất là sau  3 – 4 ngày không thấy tình trạng mụn thuyên giảm thì hãy đến gặp chuyên gia da liễu để xác định rõ ràng nguyên nhân và có được giải pháp khắc phục hiệu quả nhất.

Dù mụn mọc ở vị trí nhạy cảm nhưng mọi người hãy bỏ qua sự “ngại ngùng” để tránh gây ra những hệ lụy nguy hiểm.

Mụn nhọt ở mông sưng to xử lý thế nào?

Do chúng ta thường xuyên phải ngồi nhiều, nên khi nổi mụn nhọt ở mông chúng sẽ bị chèn ép, mưng mủ và ngày càng sưng to hơn. Điều đó khiến bạn vô cùng đau đớn và chỉ muốn loại bỏ chúng ngay lập tức.

mụn nhọt ở mông xử lý thế nào

Tuy nhiên, hãy bình tĩnh. Việc bạn chích nặn lúc này là vô cùng nguy hiểm, có thể gây nhiễm trùng hoặc mất máu. Đặc biệt khi chưa rõ nguyên nhân là gì. Do đó, hãy tới bệnh viện để kiểm tra, tìm hiểu rõ tác nhân gây bệnh và xử lý.

Một số biện pháp khắc phục tại nhà mà bạn có thể tham khảo:

  • Bôi cồn i ốt 3-5%, vệ sinh sạch vùng nổi mụn nhọt
  • Hạn chế ngồi lên vật cứng, đặc biệt vị trí nổi mụn.
  • Không sờ lên mụn, nó sẽ làm chúng bị chai, lâu khỏi hơn.

Đợi sau vài ngày, nếu mụn mưng mủ, tạo ngòi và vỡ ra. Lúc này có thể nặn mụn ra ngoài. Sau đó cần bôi thuốc kháng sinh. Nếu nặng hãy đến bệnh viện, bác sĩ sẽ kê cho bạn một số loại kháng sinh đường uống hoặc tiêm phù hợp.

Với các trường hợp nổi mụn nhọt ở mông thông thường, bạn nên tham khảo các phương pháp dưới đây.

10+ Cách chữa mụn mọc ở mông tại nhà

Dưới đây là một số cách chữa mụn nhọt ở mông tại nhà mà mọi người có thể tham khảo và áp dụng khi cần thiết.

Chữa mụn nhọt ở mông bằng tinh chất cây trà

Tinh dầu cây trà có hiệu quả cho những loại mụn vì cái đặc tính chống viêm và kháng khuẩn cực mạnh. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng nó có tác dụng tương tự như benzoyl peroxide trong việc điều trị mụn nhọt ở mông hiệu quả.

Nguyên liệu:

  • 3 đến 4 giọt tinh dầu cây trà.
  • Một thìa canh dầu vận chuyển như dầu dừa hay dầu oliu.
  • Do tinh dầu trà có thể gây ra kích ứng da nên bạn cần phải có dầu vận chuyển để có thể pha loãng nó.

Cách thực hiện:

  • Khấy đều dầu cây trà và dầu vận chuyển đến khi chúng hoàn toàn quyện vào nhau.
  • Dùng tăm bông chấm một ít dầu rồi xoa lên nốt mụn ở mông.
  • Để trong vòng vài phút thì dùng nước sạch rửa lại ngay.
  • Sử dụng 2 – 3 lần mỗi ngày để có kết quả tốt nhất.

Giấm táo – Trị mụn ở mông

Acid acetic trong giấm táo có khả năng kháng khuẩn và cân bằng cho da. Giấm táo cực kỳ lành tính bạn có thể sử dụng ở các vùng da nhạy cảm mà không gây ra kích ứng.

  • Làm ướt tăm bông bằng giấm táo, không để để cho tămbông bị ướt sũng
  • Chấm lên vùng da bị mụn nhọt, nên chấm giấm táo nhiều lần
  • Đợi đến khi da khô lại thì hãy rửa lại bằng nước ấm
  • Nên thực hiện vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ giúp cho thoáng mà mềm mại da.

Rau mồng tơi

Mồng tơi là một loại rau được sử dụng rất nhiều trong chế biến những món canh với hương vị vô cùng hấp dẫn. Vậy nên nhiều người lại bỏ qua công dụng trị mụn vô cùng ưu việt của mồng tơi.

Rau mồng tơi có tính mát và thải độc tốt nên khi đắp lên da giúp làm tiêu viêm nhanh chóng. Cách thực hiện cũng cực kỳ đơn gian, chỉ cần làm theo các bước sau đây:

  • Đem rửa thật sạch lá mồng tơi, để cho khô rồi hãy giã nát.
  • Đắp bã mồng tơi lên trên ổ nhọt và giữ nguyên khoảng 15 phút để những tinh chất có trong loại lá này phát huy được tác dụng.
  • Sau đó lột bỏ đi phần bã và vệ sinh sạch khu vực ổ mụn.
  • Thực hiện từ hai đến 3 lần mỗi ngày để cho mụn mọc ở mông sớm bị giảm sưng và xẹp nhanh chóng.

Chữa trị mụn nhọt ở mông bằng kem đánh răng

Sử dụng thuốc đánh răng là phương pháp trị mụn nhọt được nhiều người áp dụng vì vô cùng tiện lợi. Trong thành phần của kem đánh răng có chứa Sodium pyrophosphate, Silica và Baking Soda vừa diệt khuẩn, giảm sưng viêm đồng thời hỗ trợ ức chế quá trình tiết nhờn.

Xem thêm: [Mẹo hay] 10+ Cách trị mụn cóc tại nhà và tại cơ sở y tế tốt nhất hiện nay

Một số thành phần trong kem đánh răng hỗ trợ giảm sưng và tiêu viêm nhanh chóng. Vì thế, với những nốt mụn nhọt ở mông nhỏ, kem đánh răng có thể là giải pháp xử lý hữu hiệu mang đến hiệu quả xẹp mụn cấp tốc.

Cách thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần làm sạch khu vực ổ mụn rồi thoa trực tiếp kem đánh răng lên. Hãy lựa chọn kem đánh răng màu trắng tránh kích ứng da.

Nghệ và gừng tươi

Nghệ khi được kết hợp với gừng tươi cũng sẽ tạo ra một hỗn hợp trị mụn cực kỳ tuyệt vời.

  • Chuẩn bị gừng tươi và nghệ với 2 lượng bằng nhau, vừa đủ để 1 lần sử dụng.
  • Giã nát 2 loại gia vị trên, rồi đắp lên mụn nhọt, cố định lại bằng miếng gạc sạch, giữ nguyên qua đêm.
  • Sáng hôm sau, rửa sạch với nước ấm. Thực hiện liên tục mỗi ngày cho đến khi những nốt mụn nhọt ở mông khô lại và cùi bên trong tiêu hết.

Chữa mụn nhọt ở mông bằng nước chanh

Chanh vốn được coi như là một nguyên liệu tốt để có thể điều trị mụn nhọt ở mông. Với đặc tính kháng viêm mạnh nên chanh có khả năng làm dịu đi vết sưng tấy. Cũng như làm xẹp những vết mụn đang bị sưng giúp làm giảm đau đớn.

Ngoài ra chanh còn giúp bảo vệ vùng da bị tổn thương khỏi sự xâm nhập của các loại vi khuẩn. Nguyên liệu dễ kiếm và cách thực hiện lại đơn giản:

  • Vắt lấy nước cốt chanh rồi lọc qua rây để loại bỏ hạt
  • Dùng bông gòn thấm nước cốt, bôi trực tiếp lên vùng da bị mụn nhọt
  • Để trong vòng khoảng 10 – 15p rồi rửa sạch bằng nước ấm
  • Bạn có thể thực hiện 2 đến 3 lần/ngày đều đặn để có được hiệu quả tốt nhất. Ngoài ra vì chanh có tính axit nên bạn không nên dùng với những vết thương hở, những nốt mụn đã vỡ.

Mẹo vặt khắc phục mụt nhọt ở mông bằng tỏi

Củ tỏi vốn là loại gia vị quen thuộc trong nhà bếp mỗi gia đình. Ngoài việc mang đến hương vị thơm ngon cho món ăn, tỏi còn là một bài thuốc dân gian khắc chế sưng viêm, vết thâm cực kì tốt.

Tinh chất từ củ tỏi có tính kháng khuẩn và chống viêm cực mạnh nên có thể đánh bay vi khuẩn và giảm sưng viêm hiệu quả.

Cách thức thực hiện khá đơn giản:

  • Hãy sử dụng 3 – 4 nhánh tỏi, lưu ý không dùng tỏi đã nảy mầm. Bóc vỏ, rửa sạch và mang giã nát.
  • Đắp phần bã tỏi đã được giã nát lên phần ổ nhọt tại mông. Trước đó cần vệ sinh sạch sẽ vùng da tại vị trí điều trị.
  • Thực hiện từ mỗi ngày 2 – 3 lần để đạt được kết quả xẹp mụn bọc ở mông tốt nhất

Gel lô hội tươi trị mụn ở mông

Gel lô hội tươi có các đặc tính chữa lành và đồng thời kháng viêm, kháng khuẩn cực kỳ hiệu quả. Nên luôn được chọn mỗi khi cần phải trị mụn, trong đó có việc điều trị mụn nhọt ở mông. Cách thực hiện rất đơn giản:

  • Lô hội rửa sạch rồi cắt bỏ đi phần vỏ cùng với gai hai bên
  • Rửa sạch nhựa rồi hãy thái thành từng lát mỏng
  • Rồi đắp trực tiếp gel lô hội lên vùng da bị mụn
  • Giữ trong vòng khoảng 10 đến 15p rồi rửa lại với nước ấm.
  • Dùng 2-3 lần/ngày để có được sự hiệu quả cao nhất

Chườm nóng lạnh

Sử dụng túi chườm nóng sẽ hạn chế vi khuẩn hình thành và phát triển. Giúp giảm viêm, sưng. Sau khi chườm nóng, bạn tiếp tục chườm lạnh để se nhỏ lỗ chân lông, ngăn ngừa mụn hình thành.

Cách thực hiện như sau:

  • Làm sạch da vùng mông với sữa tắm và tẩy tế bào chết.
  • Cho nước nóng vào túi chườm, đặt lên mông trong khoảng 10 – 15 phút. Bạn thường xuyên nhấc lên hạ xuống túi chườm nóng để không bị bỏng da.
  • Tiếp theo, dùng nước đá chườm lên da mông để xẹp mụn và thu nhỏ lỗ chân lông.
  • Mỗi ngày thực hiện hai lần sẽ giảm mụn và ngăn ngừa mụn hiệu quả rõ rệt.

Nước muối pha loãng trị mụn mọc mông

Nước muối pha loãng với đặc tính kháng khuẩn, tiêu viêm. Sẽ là một nguyên liệu để trị mụn mông siêu rẻ mà bất cứ ai cũng có thể áp dụng để thực hiện tại nhà.

Cách thực hiện như sau:

  • Cho 1 thìa café muối trắng vào 1 cốc nước, khuấy cho muối tan đều
  • Ngâm chiếc khăn bông sạch vào nước muối vừa pha.
  • Đắp chiếc khăn đó lên vùng da mông trong khoảng 10 – 15 phút.
  • Vệ sinh da lại với nước sạch.
  • Thưc hiện mỗi tuần ít nhất 2 lần để thấy hiệu quả trị mụn mông.

7+ Loại thuốc trị mụn nhọt ở mông hiệu quả

Dưới đây là một số loại thuốc mà người bệnh thường được bác sĩ kê đơn khi mọc mụn nhọt ở mông.

thuốc trị mụn nhọt ở mông

Clindamycin 1% – Thuốc bôi trị mụn ở mông hữu hiệu

Nếu bạn đang băn khoăn mụn ở mông bôi thuốc gì thì Clindamycin 1% trong những loại thuốc đáng để lựa chọn. Thuộc nhóm thuốc kháng sinh dạng sẹo, Clindamycin 1% ức chế hoạt động của các vi khuẩn gây mụn nhanh chóng và ngăn chặn sự trở lại của các vi khuẩn này.

Đồng thời, trong thuốc  còn có chứa nhiều thành phần giúp điều tiết và giảm lượng dầu nhờn trên da. Vì vậy, Clindamycin 1% là loại thuốc trị mụn nhọt ở mông có hiệu quả tốt và đã được các bác sĩ da liễu công nhận.

Cách sử dụng: Sau khi vệ sinh sạch sẽ vùng da bị mụn, bạn thoa một lớp mỏng lên vùng da có mụn nhọt. Tần suất sử dụng 2 lần/ngày.

Thuốc trị mụn ở mông Erythromycin 4%

Với thành phần là Erythromycin Base, Hydroxypropyl – Cellulose, Butylhydroxytoluene và Ethyl Alcohol. Thuốc có khả năng tiêu diệt tận gốc các vi khuẩn gây mụn và ngăn chặn hình thành mụn mới.

Cơ chế hoạt động của Erythromycin 4% là làm giảm nồng độ acid béo tự do trong bã nhờn. Erythromycin 4% là kháng sinh được sử dụng khá phổ biến trong các phác đồ điều trị mụn nhọt, mụn trứng cá của các bác sĩ da liễu.

Cách sử dụng Erythromycin 4%: Sau khi rửa sạch vùng da mông bị mụn, bạn bôi một lớp mỏng lên và thoa đều. Tần suất sử dụng là 1-2 lần trong ngày.

Thuốc điều trị tình trạng mụn nhọt ở mông Acid Azelaic

Acid Azelaic thuộc nhóm axit cacboxylic. Đây là loại thuốc kháng sinh điều trị mụn nhọt, mụn trứng cá ở mức độ trung bình.

Thuốc trị nhọt ở mông Acid Azelaic có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây mụn, kháng viêm và kháng khuẩn. Điểm nổi bật của thuốc này là khả năng kích thích da sản sinh các tế bào mới. Và ngăn chặn tình trạng bít tắc lỗ chân lông hiệu quả.

Cách sử dụng thuốc: Bôi 2 lần/ngày lên vùng da bị mụn nhọt sau khi đã vệ sinh sạch sẽ.

Thuốc bôi trị mụn nhọt Griseofulvin

Griseofulvin được bào chế dưới hai dạng là viên nén và kem bôi da. Sử dụng để điều trị các chứng bệnh về da liễu, điển hình là mụn nhọt. Griseofulvin giúp chống lại vi khuẩn gây mụn và làm dịu da, giảm sưng tấy rất tốt, ức chế nấm gây viêm nang lông hữu hiệu.

Cách sử dụng:

  • Đối với dạng uống: Uống 1-2 viên/ngày theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
  • Đối với dạng bôi: Thoa lên vùng da mụn nhọt 2-4 lần trong ngày, mỗi lần bôi một lớp mỏng vừa đủ.

Dapsone – Thuốc bôi trị mụn nhọt mông hiệu quả

Dapsone là loại thuốc trị mụn nhọt nằm trong nhóm Aczone. Thuốc có công dụng kháng viêm, kháng khuẩn và điều trị, cải thiện tình trạng mụn nhọt viêm.

Với thành phần là Dapsone Hydroxylamine, N-acetyl Dapsone, Hydroxylamine,… thuốc còn có công dụng điều trị nhiều vấn đề khác về da, làm giảm sưng tấy, mủ viêm và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn hiệu quả.

Hướng dẫn sử dụng: Sau khi vệ sinh sạch sẽ vùng da bị mụn nhọt, bạn thoa thuốc lên da với lượng khoảng 25-50mg/ngày. Bạn có thể để thuốc lưu lại trên da qua đêm để tăng hiệu quả điều trị.

Thuốc trị mụn nhọt ở mông Benzoyl peroxide

Benzoyl peroxyd được coi là “Hoạt chất vàng” trong điều trị mụn nhọt và mụn trứng cá. Thuốc Benzoyl peroxide là kháng sinh có công dụng mạnh trong việc làm giảm các axit béo tự do tồn tại trong tuyến bã nhờn.

Vì vậy, thuốc thường được chỉ định điều trị cho các trường hợp mụn nhọt mức độ trung bình – nặng. Benzoyl peroxide giúp tiêu nhân mụn, giảm mủ viêm trong mụn nhọt, giảm nhờn trên da rất tốt.

Benzoyl peroxide thẩm thấu sâu vào trong nang lông nhanh chóng, loại bỏ tế bào chết và giúp lỗ chân lông được thông thoáng hơn. Vì vậy, thuốc còn có tác dụng ngăn ngừa mụn nhọt quay trở lại.

Cách sử dụng thuốc bôi mụn nhọt Benzoyl peroxide: Sử dụng bôi trực tiếp lên vùng da bị mụn nhọt 1-2 lần/ngày. Mỗi lần chỉ nên bôi một lớp mỏng.

Econazole là thuốc trị mụn mông hiệu quả

Thành phần chính của thuốc Econazole gồm có: Econazole, Miconazol, Clotrimazol, Ketoconazol,… Thuốc giúp tiêu diệt các vi khuẩn gây mụn, giảm sưng đỏ và kích thích da mau lành, hồi phục nhanh chóng hơn.

Cách sử dụng thuốc bôi trị mụn nhọt ở mông Econazole: Sau khi vệ sinh da, bạn bôi lên vùng da bị mụn một lớp mỏng và không rửa lại.

Điều trị mụn nhọt ở mông bằng công nghệ cao

Khi mụn nhọt ở mông sưng to, gây đau đớn, bạn có thể áo dụng công nghệ hiện đại để điều trị. Khi tiến hành điều trị nhọt bằng phương pháp này sẽ có những ưu điểm:

  • Tiêu diệt rận gốc nhân mụn, ổ viêm nhiễm nằm sâu bên trong da bằng công nghệ ánh sáng
  • Loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn và bã nhờn gây ra mụn nhọt để ngăn ngừa tái phát trở lại
  • Thời gian điều trị nhanh chóng, làm sáng mịn da, giảm thâm, ngừa sẹo và se khít lỗ chân lông

Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị mụn nhọt bằng công nghệ hiện đại. Ở mỗi phương pháp sẽ có những ưu điểm và nhược điểm riêng, giúp mang lại hiệu quả nhất định. Bạn cần tìm hiểu kỹ, lựa chọn phòng khám uy tín để tiến hành điều trị, giúp mang lại kết quả tốt nhất.

Xem thêm: Nghệ vàng có tác dụng gì ? Cách dùng nghệ vàng chữa bệnh, làm đẹp

Bị mụn nhọt ở mông nên kiêng ăn gì?

Với những dạng mụn dễ sưng tấy và mưng mủ như mụn trên mông. Cần tránh tuyệt đối những thực phẩm gây nóng cho cơ thể. Cụ thể, khi bị nhọt ở mông thì nên kiêng một số đồ ăn sau đây:

  • Không ăn hoặc hạn chế tối đa các loại gia vị như hành, tỏi, ớt, hạt tiêu,… Không sử dụng các loại quả có tình nóng như nhãn, vải, sầu riêng,…
  • Hạn chế ăn đồ ăn nhanh, hạn chế chiên, xào bởi dầu mỡ nhiều. Bởi sẽ làm tăng tình trạng bít tắc chân lông và viêm nang lông.
  • Đồ ăn nhanh cần loại bỏ khỏi thực đơn trong thời gian điều trị mụn mọc ở mông
  • Tránh sử dụng các đồ uống như bia, rượu, cà phê, nước ngọt có ga,
  • Không ăn đồ ngọt để tránh tăng lượng đường trong cơ thể. Bởi vì đường cao sẽ dễ tưng tiết bã nhờn khiến cho mụn mọc nhiều hơn, sưng to và viêm nhiễm nặng hơn.
  • Với những cơ địa nhạy cảm và dễ bị dị ứng thì nên tránh các loại hải sản, nấm, trứng,…

Các cách phòng tránh mụn nhọt ở mông

Một số thói quen xấu trong sinh hoạt là nguyên nhân hàng đầu khiến nhọt phát sinh ở mông. Vì vậy bạn hãy thực hiện một số cách phòng tránh mụn nhọt ở mông dưới đây:

  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học, hạn chế chất béo, đồ cay nóng.
  • Uống nhiều nước, ít nhất 2 lít mỗi ngày để giữ ẩm cho da.
  • Mặc quần áo không quá bó sát, lựa chọn các loại nội y có chất liệu mềm mại, thấm mồ hôi và thoát hơi.
  • Không ngồi một chỗ quá lâu, nên dành thời gian đứng lên, đi lại.
  • Thường xuyên tập thể dục thể thao để tăng cường quá trình trao đổi chất và hoạt động của các tuyến mồ hôi.
  • Vệ sinh da đúng cách và sử dụng kem dưỡng để cung cấp thêm dưỡng chất cho da.
  • Thường xuyên tẩy tế bào chết toàn thân.

Mong rằng với những thông tin về nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết về mụn nhọt ở mông bên trên. Đã giúp bạn sẽ tìm cho mình hướng điều trị phù hợp, hiệu quả nhất. Chúc bạn sức khỏe!

Bài Liên Quan