[Mẹo hay] 10+ Cách trị mụn cóc tại nhà và tại cơ sở y tế tốt nhất hiện nay
Ngày cập nhật :27/12/2022
Mụn cóc ảnh hưởng đến thẩm mỹ và sức khỏe người bệnh. 10+ Cách trị mụn cóc tại nhà và tại cơ sở y tế tốt nhất hiện nay sẽ giúp bạn khắc phục.
Nếu bạn cũng đang gặp phải những rắc rối này, chớ lo lắng. Bài viết sẽ giúp bạn khắc phục nhanh chóng tình trạng mụn cóc. Hãy cùng theo dõi nhé!
Nội Dung Chính
- 1 Mụn cóc là gì?
- 2 Các loại mụn cóc và dấu hiệu nhận biết
- 3 Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?
- 4 Nguyên nhân nào gây nên mụn cóc?
- 5 Chẩn đoán mụn cóc
- 6 Mụn cóc và cách chữa trị tại bệnh viện
- 7 Mụn cóc và cách chữa trị tại nhà
- 8 Trị mụn cóc bằng phương pháp tự nhiên, bạn đã thử chưa?
- 8.1 Trị mụn cóc bằng tỏi
- 8.2 Vỏ chuối – Mẹo hay chữa mụn cóc tại nhà
- 8.3 Trị mụn cóc bằng lá tía tô
- 8.4 Giấm táo chữa mụn cóc tại nhà an toàn
- 8.5 Mẹo trị mụn cóc bằng cách ngâm nước nóng
- 8.6 Cách điều trị mụn cóc đơn giản nhờ khoai tây mọc mầm
- 8.7 Mẹo hay trị mụn cóc tại nhà với quả sung
- 8.8 Công thức chữa mụn cóc bằng lá húng quế
- 8.9 Trị mụn cóc tại nhà bằng nha đam
- 8.10 Cách trị mụn cóc bằng trái nhàu
- 8.11 Cách trị mụn cóc bằng vôi ăn trầu và cồn 90 độ
- 8.12 Cách trị mụn cóc bằng nước miếng
- 8.13 Trị mụn cóc bằng mủ đu đủ
- 9 Các biện pháp phòng ngừa mụn cóc hiệu quả
Mụn cóc là gì?
Mụn cóc là những khối u nhỏ sần sùi, lành tính, thường xuất hiện nhiều ở bàn tay và bàn chân. Ngoài việc gây mất thẩm mỹ, mụn cóc còn gây đau và tạo cảm giác vướng cộm rất khó chịu.
Những khối u xấu xí này rất dễ lây lan, nó có thể mọc tràn lan trên da, riêng lẻ hoặc thành từng chùm trông rất xấu xí.
Các loại mụn cóc và dấu hiệu nhận biết
Mụn cóc được đặt tên theo vị trí xuất hiện. Các dạng khác nhau có liên quan đến các loại HPV khác nhau.
Hầu hết các loại thường không có triệu chứng. Tuy nhiên, một số mụn cóc thường nhạy cảm, vì vậy những vùng bề mặt chịu trọng lực (ví dụ, dưới chân) có thể gây ra đau nhẹ.
Mụn cóc thông thường
Bệnh mụn cóc thông thường (verrucae vulgaris) là do các loại HPV 1, 2, 4, 27, và 29. Chúng thường không có triệu chứng. Nhưng đôi khi gây đau nhẹ khi nằm ở bề mặt chịu trọng lượng (ví dụ dưới chân).
Mụn cóc thông thường ranh giới rõ ràng, thô ráp, tròn hoặc bờ không đều. Cứng, và màu xám nhạt, vàng, nâu, hoặc xám đen có đường kính từ 2 đến 10 mm. Chúng thường xuất hiện ở các vị trí bị chấn thương (ví dụ: ngón tay, khuỷu tay, đầu gối, khuôn mặt) nhưng có thể lây lan ra nơi khác.
Các biến thể có hình dạng bất thường (ví dụ: dạng cắt cụt hoặc giống như một bắp cải) thường xuất hiện ở đầu và cổ, đặc biệt là vùng da đầu và râu.
Mụn cóc dạng nhú
Những mụn cóc này dài, hẹp, giống như lá mày, thường nằm trên mí mắt, mặt, cổ, hoặc môi. Chúng thường không có triệu chứng. Dạng phân bố về hình thái này của mụn cơm thông thường là lành tính và dễ điều trị.
Mụn cóc phẳng
Mụn cóc phẳng gây ra bởi các loại HPV 3, 10, 28 và 49. Thường bóng, bằng phẳng, màu vàng nâu, hồng, hoặc màu xám. Thường nằm ở mặt và dọc theo những vết xước.
Chúng phổ biến hơn ở trẻ em và thanh thiếu niên và dễ lây lan. Chúng thường không gây triệu chứng nhưng khó điều trị.
Mụn cóc lòng bàn tay, bàn chân
Những mụn cóc này gây ra bởi HPV type 1 xuất hiện trên lòng bàn tay và lòng bàn chân. Chúng phẳng do bị đè ép và bao quanh bởi biểu mô sừng hóa.
Chúng thường nhạy cảm và có thể gây khó chịu khi đứng hoặc đi bộ. Bệnh được chẩn đoán phân biệt với sừng và chai chân bởi có điểm chảy máu khi loại bỏ bề mặt da.
Mụn cóc thể khảm
Mụn cóc thể khảm là những mảng được hình thành bởi sự kết hợp của vô số mụn cơm nhỏ ở lòng bàn chân. Giống như các mụn cóc bàn chân khác, chúng thường nhạy cảm.
Mụn cóc quanh móng
Những mụn cóc này xuất hiện như là da dày lên, nứt, giống như súp lơ xung quanh móng. Chúng thường không có triệu chứng, nhưng khi mụn cóc lan rộng các vết nứt gây đau.
Bệnh nhân thường bị mất lớp biểu bì và dễ bị tách móng. Mụn cóc quanh móng thường gặp ở những bệnh nhân cắn móng tay hoặc những người có nghề nghiệp mà tay bị ướt như thợ rửa bát và người làm nghề pha chế.
Mụn cóc sinh dục
Mụn cóc sinh dục có dạng sẩn phẳng đứng riêng rẽ. Bề mặt bóng mịn cho đến thô ráp ở các vùng hậu môn, quanh trực tràng, môi lớn, môi bé và dương vật.
Nhiễm HPV có nguy cơ cao (đặc biệt là loại 16 và 18) là nguyên nhân chính gây ra ung thư cổ tử cung. Những mụn cóc này thường không có triệu chứng. Mụn cóc ở hậu môn trực tràng thường ngứa.
Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?
Bạn nên đến gặp bác sĩ nếu mụn cơm:
• Gây đau
• Dễ chảy máu
• Thay đổi hình dáng
• Lây lan nhanh chóng đến các khu vực khác của cơ thể
• Quay trở lại sau khi được cắt bỏ
• Xuất hiện ở một vị trí dễ va chạm và chảy máu liên tục, ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày, như cạo râu, chơi thể thao…
Nguyên nhân nào gây nên mụn cóc?
Mụn cóc rất phổ biến, theo thống kê, có hơn 40% dân số trên thế giới gặp phải vấn đề này. Virus HP và các siêu vi trùng khác là nguyên nhân gây nên mụn cóc, chúng xâm nhập vào cơ thể thông qua các con đường sau đây:
- Qua các vết trầy xước, cắn móng tay, bị vật nuôi cắn.
- Vệ sinh tay chân kém, hay đi chân đất. Trường hợp này thường gặp ở trẻ em với tính hiếu động, ưa nghịch đất cát và chưa ý thức việc giữ vệ sinh tay chân.
- Lây từ người này sang người khác do dùng chung đồ cá nhân như khăn, kiềm bấm móng…
- Rối loạn chuyển hóa.
- Sự suy yếu của hệ thống miễn dịch. Trường hợp này thường gặp ở người lớn tuổi hoặc phụ nữ mang thai
- Suy nhược thần kinh.
Chẩn đoán mụn cóc
Mặc dù mụn cóc thường tự hết, nhưng nó thường gây mất thẩm mỹ và khó chịu, vì vậy bạn có thể thử đến gặp bác sĩ da liễu điều trị.
Trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ có thể chẩn đoán mụn cóc thông thường bằng những kỹ thuật sau:
• Kiểm tra mụn cóc;
• Cạo lớp trên cùng của mụn cóc để kiểm tra đối với những nốt chấm tối màu do mạch máu bị vón cục;
• Sinh thiết một phần nhỏ của mụn cóc và gửi đến phòng thí nghiệm để phân tích nhằm loại trừ các bệnh lý về da khác;
Mụn cóc và cách chữa trị tại bệnh viện
Trả lời cho câu hỏi “Bị mụn cóc phải làm sao?”. Các bác sĩ cho biết đa phần mụn cóc thông thường sẽ tự biến mất mà không cần điều trị sau khi xuất hiện khoảng 1 – 2 năm. (Đôi khi sẽ có những mụn mới phát triển xung quanh).
Một số người quyết định đến gặp bác sĩ để điều trị mụn cóc vì các biện pháp tại nhà không hiệu quả và mụn cóc gây khó chịu, lan rộng hoặc làm mất thẩm mỹ.
Dựa trên vị trí của mụn cóc, triệu chứng và mong muốn của bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định chữa mụn cóc theo những cách sau:
Thuốc lột mạnh có chứa axit salicylic
Chất trị mụn cóc này có tác dụng loại bỏ từng lớp mụn cóc với cường độ mạnh. Các nghiên cứu cho thấy axit salicylic sẽ phát huy hiệu quả cao hơn khi kết hợp với liệu pháp đông lạnh.
Đóng băng (liệu pháp đông lạnh)
Bác sĩ sẽ chấm nitơ lỏng vào mụn cóc của bệnh nhân để đóng băng chúng lại. Sau đó các mô chết sẽ bong ra trong vòng ít nhất một tuần.
Phương pháp này cũng có khả năng kích thích hệ miễn dịch của bạn chống lại virus gây mụn cóc và cần được tiến hành lặp lại vài lần.
Tác dụng phụ của liệu pháp áp lạnh là đau, phồng rộp và đổi màu da ở vùng được điều trị. Do đó kỹ thuật này thường không được áp dụng để điều trị mụn cóc ở trẻ nhỏ.
Các axit khác
Trường hợp mụn cóc không đáp ứng với axit salicylic hoặc liệu pháp đóng băng. Bác sĩ có thể thử cạo bề mặt của mụn cóc và sau đó bôi axit trichloroacetic bằng que gỗ.
Phương pháp này đòi hỏi phải được lặp lại ít mỗi tuần hoặc lâu hơn. Với tác dụng dụng là cảm giác nóng rát và châm chích.
Tiểu phẫu
Các mô khó chịu sẽ bị cắt bỏ và có thể để lại sẹo sau điều trị.
Chiếu tia laser
Tia laser sẽ đốt cháy các mạch máu nhỏ nuôi dưỡng mụn cóc, khi các mô chết đi thì mụn cóc cũng sẽ rơi ra. Tuy nhiên hiệu quả của phương pháp này chưa cao và có thể gây đau cũng như để lại sẹo.
Xem thêm: 15+ Thuốc trị rụng tóc hiệu quả đang được ưa chuộng
Mụn cóc và cách chữa trị tại nhà
Điều trị tại nhà thường có hiệu quả trong việc loại bỏ mụn cóc thông thường. Nếu hệ miễn dịch của bạn không bị suy yếu hoặc không mắc bệnh tiểu đường thì có thể thử các phương pháp sau:
Axit salicylic
Các sản phẩm loại bỏ mụn cóc không cần kê toa như axit salicylic được bán rộng rãi ở các nhà thuốc dưới dạng miếng dán, thuốc mỡ và dung dịch lỏng.
Đối với mụn cóc thông thường, nên sử dụng axit salicylic 17% (nhãn hiệu Compound W, Dr. Scholl’s Clear Away Wart Remover, …) hàng ngày và liên tục trong một vài tuần.
Để có kết quả tốt nhất, hãy ngâm mụn cóc trong nước ấm trong vài phút trước khi bôi thuốc, kết hợp tẩy da chết bằng đá bọt mỗi ngày.
Nếu da của bạn bị kích ứng thì cần giảm tần suất điều trị mụn cóc bằng phương pháp này. Phụ nữ mang thai cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng dung dịch axit.
Cantharidin
Nhờ khả năng gây hoại tử lớp thượng bì và loại bỏ nốt mụn cóc ra khỏi bề mặt da. Cantharidin được bác sĩ chỉ định dùng trong điều trị khoảng 3 – 4 tuần.
Ngoài ra, Acid trichloracetic 80% cũng có khả năng gây hoại tử da. Vậy nên bạn có thể bôi thuốc 4 lần/tuần cho đến khi hết mụn.
Để tránh xảy ra tác dụng phụ không mong muốn hoặc để lại sẹo, bạn cần chú ý, không bôi thuốc lên niêm mạc, vùng da lành, gần mắt, cơ quan sinh dục,…
Đóng băng
Một số sản phẩm nitơ lỏng có sẵn ở dạng lỏng hoặc dạng xịt không cần kê toa. Nhãn hiệu thường được sử dụng là Compound W Freeze Off, Dr. Scholl’s Freeze Away, …
Dán băng keo
Dán mụn cóc bằng băng keo chuyên dụng trong khoảng 6 ngày. Sau đó ngâm trong nước và nhẹ nhàng loại bỏ mô chết bằng đá bọt nhám. Để mụn cóc thông thoáng trong khoảng 12 giờ và lặp lại quá trình cho đến khi mụn cóc rụng hết.
Trị mụn cóc bằng phương pháp tự nhiên, bạn đã thử chưa?
Các nghiên cứu cho biết, 70% mụn cóc sẽ tự biến mất trong 3 tháng mà không cần điều trị. Tuy nhiên, một số mụn cóc rất cứng đầu và bạn phải “ra tay” để triệt tiêu chúng, một vài người phải nhờ đến bác sĩ da liễu.
Mẹo dân gian sau đây sẽ giúp bạn loại bỏ mụn cóc hiệu quả ngay tại nhà.
Trị mụn cóc bằng tỏi
Allicin là một loại kháng sinh thực vật chứa nhiều trong tỏi, có khả năng sát trùng tốt. Vì vậy, bạn có thể sử dụng tỏi để lột bỏ các nốt mụn cóc thông qua cách làm dưới đây:
• Chuẩn bị một vài tép tỏi, rửa sạch rồi đem giã nát.
• Thoa trực tiếp lên bề mặt nốt mụn phần nước cốt tỏi vừa thu được.
• Giữ yên trong khoảng 2 – 3 giờ và rửa mặt lại bằng nước ấm.
Để mang lại hiệu quả, bạn nên kiên trì thực hiện cách làm này mỗi ngày trong vòng 3 – 4 tuần.
Vỏ chuối – Mẹo hay chữa mụn cóc tại nhà
Cuối cùng thì mớ vỏ chuối xanh mà bạn suốt ngày đem đi bỏ sọt rác cũng hữu ích rồi. Nghe có vẻ khá lạ nhưng vì trong vỏ chuối có rất nhiều thành phần Lutein, Kali có khả năng ngăn cản và loại bỏ các loại mụn cóc trên da rất tốt.
Cách điều trị:
- Vệ sinh sạch vùng da bị nổi mụn cóc và lau khô.
- Dùng vỏ chuối chà xát lên nốt mụn cóc, lúc này nhựa trong vỏ chuối sẽ tiết ra.
- Để yên 10 phút hoặc cho đến khi nhựa khô thì rửa sạch bằng nước ấm.
- Làm cách này 2 lần mỗi ngày để các nốt mụn cóc bong ra nhé.
Trị mụn cóc bằng lá tía tô
Trong lá tía tô chứa Limonene và Perillaldehyde. Đây là hai hợp chất có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển của virus HPV.
Để chữa trị mụn cóc, bạn có thể làm theo cách dưới đây:
• Chuẩn bị một vài lá tía tô đã được rửa sạch, rồi đem giã nát.
• Đắp lên bề mặt các nốt mụn phần bã vừa giã và dùng khăn sạch hoặc gạc băng cố định. Để tránh xê dịch vết đắp, bạn nên thực hiện cách làm này vào buổi tối trước khi đi ngủ.
• Sáng hôm sau, thì tháo băng và dùng nước sạch để rửa mặt .
Sau vài tuần thực hiện cách chữa trị này, bạn sẽ thấy các nốt mụn bị teo nhỏ dần, rồi tự bong ra và biến mất hoàn toàn.
Giấm táo chữa mụn cóc tại nhà an toàn
Sử dụng giấm táo pha loãng với nước là một trong những mẹo điều trị mụn cóc đơn giản tại nhà. Bởi vì, trong nguyên liệu này chứa nhiều acid malic, acid lactic, acid salicylic,… có khả năng ăn mòn các nốt mụn, ngăn chặn sự lây lan của HPV.
Khi tiếp xúc với acid có trong giấm, làn da có thể bị kích ứng hoặc nặng hơn là bỏng hóa chất. Vì vậy, bạn nên pha loãng giấm táo với nước theo tỷ lệ 2 : 1. Sau đó, dùng bông y tế thấm vào dung dịch vừa pha được bôi trực tiếp lên nốt mụn và băng kín trong vòng 3 – 4 giờ rồi mới tháo ra.
Để bệnh nhanh lành, bạn nên bôi giấm táo đều đặn mỗi ngày. Trong trường hợp, vùng da có vết thương hở thì tuyệt đối không điều trị mụn cóc bằng cách này.
Mẹo trị mụn cóc bằng cách ngâm nước nóng
Ngâm mụn cóc trong nước nóng sẽ giúp làm mềm mụn cóc, chống lại các virus và ngăn ngừa nghiễm trùng. Bạn cũng có thể thêm vào một chút dấm trắng hoặc muối tinh để giúp điều trị hiệu quả.
Cách điều trị mụn cóc đơn giản nhờ khoai tây mọc mầm
Mọi người thường bỏ khoai tây tươi mọc mầm vì chúng chứa Ancaloit có hại cho sức khỏe nếu được chế biến thành thức ăn. Tuy nhiên, thành phần này lại có công dụng diệt virus HPV, nguyên nhân gây mụn cóc.
Cách điều trị:
- Lấy vải ẩm bọc khoai tây tươi lại và bỏ ở nơi ẩm thấp cho nảy mầm.
- Khi khoai tây nảy mầm được 2 – 3 cm thì cắt lấy phần mầm đó và giã nát.
- Lấy cả nước và bã của mầm đắp lên nốt mụn cóc.
- Để yên khoảng 1 giờ, sau đó rửa sạch lại bằng nước ấm.
- Áp dụng cách này 2 – 3 lần mỗi ngày để nhận kết quả tốt.
Mẹo hay trị mụn cóc tại nhà với quả sung
Quả sung được biết đến với khả năng kháng viêm, chống khuẩn, diệt virus hiệu quả. Ngoài ra, quả sung còn hạn chế sự nhiễm trùng, ức chế quá trình gây viêm. Nhờ đó, quả sung được dùng phổ biến để điều trị mụn cóc tại nhà.
Cách làm cụ thể như sau:
• Chuẩn bị nguyên liệu gồm 2-3 quả sung tươi.
• Cắt đôi quả sung, chắt lấy phần nước cốt.
• Dùng tăm bông thấm nhẹ phần nước rồi thoa lên nốt mụn cóc.
• Giữ nguyên trạng thái đó trong vòng 30 phút rồi rửa lại bằng nước sạch.
• Kiên trì thực hiện hàng ngày để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Công thức chữa mụn cóc bằng lá húng quế
Trong lá cây húng quế chứa những hợp chất diệt virus. Đâm nhuyễn lá cây húng quế, pha thêm ít nước đắp lên mụn cóc. Thay mới khi chỗ lá cây húng quế khô, thực hiện liên tục trong vòng một tuần.
Nếu bạn bị tiểu đường hoặc mắc bệnh động mạch ngoại vi. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thử điều trị mụn cóc tại nhà.
Trị mụn cóc tại nhà bằng nha đam
Nha đam là nguyên liệu được sử dụng rất nhiều trong công cuộc làm đẹp. Ở nha đam có chứa nhiều hàm lượng Axit malic giúp kháng khuẩn, lọc sạch các da chết, hiệu quả trong việc diệt các nốt mụn cóc.
Cách điều trị:
- Gọt sạch vỏ nha đam, rửa sạch thịt nha đam cho hết lớp nhựa vàng và xay nhuyễn.
- Sau đó, đắp lên vùng da bị mọc mụn cóc và để yên 30 – 60 phút.
- Cuối cùng rửa sạch lại bằng nước mát.
- Thực hiện cách này liên tục mỗi ngày 2 lần để nhận thấy hiệu quả nhé.
Cách trị mụn cóc bằng trái nhàu
Trái nhàu là loại quả có màu vàng xanh với hình dáng xấu xí, thường xuất hiện ở miền nam nước ta.
Nếu sử dụng đúng cách, trái nhàu có thể mang lại cho sức khỏe con người. Nhiều lợi ích như hỗ trợ hệ tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng, thúc đẩy hoạt động của hệ thần kinh, tăng khả năng chống viêm,….
Trong đông y, nhiều thầy thuốc dùng loại quả này để điều trị mụn cóc. Ưu điểm của phương pháp này là dễ thực hiện, chi phí thấp, nguyên liệu dễ tìm và không gây tác dụng phụ.
Các bạn có thể tham khảo cách thức như sau:
• Chuẩn bị 1 trái nhàu chín, rửa thật sạch.
• Cắt bỏ phần hạt, giữ lại phần ruột.
• Thoa phần ruột lên vùng da mọc mụn cóc.
• Dùng khăn tay hoặc miếng vải nhỏ băng lại rồi để qua đêm.
• Rửa sạch lại với nước ấm vào sáng hôm sau.
• Kiên trì áp dụng biện pháp này trong 5 ngày để thấy hiệu quả rõ rệt.
Cách trị mụn cóc bằng vôi ăn trầu và cồn 90 độ
Đây là cách trị mụn cóc không dành cho người không chịu được đau, nhưng kết quả thu lại rất đáng kinh ngạc.
Bạn cần chuẩn bị kim khâu, bấm móng tay hoặc dao lam. Cồn sát trùng 90 độ hoặc nước muối và vôi ăn trầu.
Bắt đầu thực hiện các bước sau:
• Sát khuẩn kim khâu/bấm móng tay/ dao lam bằng cồn 90 độ. Sau đó đun vật dụng này trong nước sôi để làm sạch dụng cụ. Đây là bước cần thiết tránh để nhiễm trùng.
• Làm sạch da ở khu vực mụn cóc bằng cồn hoặc nước muối sinh lý. Sau đó dùng bấm móng tay cắt tỉa xung quanh phần da bị mụn cóc. Phần da này sẽ không đau bởi chúng bị sần cứng do mụn cóc để lại.
• Sau đó dùng nước vôi bôi trực tiếp vào nhân mụn cóc, bạn sẽ cảm thấy rất sót vì vôi đang thực hiện quá trình kháng khuẩn, diệt virus. Cuối cùng, băng chỗ mụn cóc và vôi lại bằng bông y tế và để đến khi thật khô rồi mới tháo ra và rửa sạch với nước.
Cách trị mụn cóc bằng nước miếng
Nghe có vẻ không thuyết phục nhưng phương pháp trị mụn cóc bằng nước miếng thật sự hiệu quả đối với những mụn cóc khó chịu. Trong nước miếng của người sẽ có rất nhiều thành phần khác nhau. Nổi bật có những thành phần kháng khuẩn như hydrogen peroxide, thoycyanate và igA.
Nguyên liệu: Nhanh, dao lam và kim khâu.
Cách trị mụn cóc bằng nhang:
• Vô trùng dao lam, kim khâu bằng nước muối hoặc đun trong nước sôi.
• Rửa sạch mụn cóc bằng nước muối. Sau đó thấm khô bằng bông y tế.
• Sử dụng dao lam cắt phần khô của mụn cóc. Lấy kim khâu khều nhẹ để lộ nhân mụn.
• Đốt nhang lê, hơ vào nhân mụn cóc đến khi nóng.
• Lặp đi lặp lại tới khi nhang cháy hết
• Rửa sạch nốt mụn bằng nước muối rồi lau khô.
Trị mụn cóc bằng mủ đu đủ
Đu đủ xanh chứa 4% nhựa latex màu trắng đục và các proteaza. Trong đó, mủ đu đủ còn có các chất chứa men papain, chất mỡ, axit malic, men phân hủy, chất béo, lexin, tyronin. Cách trị mụn cóc bằng mủ đu đủ đã được tương truyền trong dân gian từ lâu.
Nguyên liệu: 1 quả đu đủ, dao, chén nhỏ và tăm bông.
Thực hiện:
• Rửa sạch đu đủ. dùng dao cưa nhẹ vào thân đủ đủ châm thành những vết nhỏ cho đu đủ chảy mủ ra.
• Cho mủ đu đủ vào chén nhỏ và thêm một ít nước sạch.
• Bôi hỗn hợp vào vết mụn cóc rồi để khô tự nhiên trong vòng 1-2 tiếng. Sau đó rửa lại bằng nước sạch.
• Thực hiện liên tục mỗi ngày 2 lần sáng và tối.
Xem thêm: Xạ Hương: 10+ Công dụng chữa bệnh và lưu ý vàng khi sử dụng
Các biện pháp phòng ngừa mụn cóc hiệu quả
Vaccine HPV sẵn có có thể bảo vệ khỏi các chủng HPV vùng hậu môn sinh dục. Đã có y văn báo cáo về hiệu quả làm sạch các sang thương mụn cóc ngoài sinh dục trên vài đối tượng bệnh nhân, dù chưa có bằng chứng chắc chắn là nhờ vào vaccine.
Ở New Zealand, tất cả các trẻ em trai và gái 12 tuổi đều được tiêm ngừa 9 chủng HPV phổ biến.
Để giảm nguy cơ mắc mụn cóc, mỗi cá nhân cần:
• Tránh chạm vào mụn cóc của người khác
• Không sử dụng chung vật dụng cá nhân như khăn tắm, đồ bấm móng tay với người bị mụn cóc
• Che chắn mụn cóc bằng băng keo cá nhân đến khi chúng lành
• Không cắn móng tay khi bị mụn cóc quanh móng
• Không cào gãi, gỡ bỏ mụn cóc
• Điều trị các vết cắt, vết xước trên da càng sớm càng tốt
• Diễn tiến và tiên lượng của mụn cóc
Trên đây là những thông tin giải đáp mụn cóc là gì, có nguy hiểm không. Nguyên nhân, triệu chứng mụn cóc. Cùng với đó là cách chữa mụn cóc cụ thể. Hy vọng, bài viết thực sự hữu ích với bạn.