Kinh nguyệt kéo dài là gì? Cách khắc phục tình trạng kinh nguyệt kéo dài

Tham vấn y khoa : Bác sĩ

Ngày cập nhật :03/02/2023

Kinh nguyệt kéo dài là gì? Bị kinh nguyệt kéo dài là mắc bệnh gì? Cách khắc phục tình trạng kinh nguyệt kéo dài?… Là thắc mắc của rất nhiều chị em và cũng là nội dung chính của bài viết dưới đây. Hãy theo dõi và cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

Nội Dung Chính

Thế nào là kinh nguyệt kéo dài?

Kinh nguyệt là hiện tượng xuất huyết sinh lý của tử cung. Máu kinh đỏ sẫm, không đông. Bao gồm máu tử cung và niêm mạc bong tróc của âm đạo – tử cung. Và chứa nhiều vi khuẩn có sẵn trong cơ quan sinh dục nữ.

Một chu kỳ kinh nguyệt ở một phụ nữ trưởng thành khỏe mạnh bình thường sẽ kéo dài trong khoảng từ 28 đến 32 ngày. Trong đó, thời gian hành kinh xuất hiện từ ngày thứ nhất đến ngày thứ ba hoặc ngày thứ năm của chu kỳ.

Kinh nguyệt kéo dài hay còn gọi là rong kinh là khi tình trạng kinh nguyệt diễn tiến trên bảy ngày. Có tính chu kỳ lặp đi lặp lại theo chu kỳ kinh nguyệt. Khái niệm này cần phân biệt với rong huyết. Đây cũng là tình trạng ra máu kéo dài trên bảy ngày nhưng lại không mang tính chu kỳ. Lượng máu có thể ít, trung bình hoặc nhiều. Trong trường hợp kinh nguyệt kéo dài trên 15 ngày sẽ trở thành rong huyết và được gọi là rong kinh rong huyết.

kinh nguyệt kéo dài

Nguyên nhân dẫn đến kinh nguyệt kéo dài

Có nhiều nguyên nhân khiến kinh nguyệt kéo dài hơn bình thường. Đó có thể là hệ quả do những thay đổi bất thường của cơ thể hay thói quen sinh hoạt hàng ngày của bạn.

Nguyên nhân phổ biến nhất là do sự thay đổi hormone trong cơ thể. Ngoài ra, sự thay đổi ở tuyến giáp cũng có thể dẫn đến hiện tượng trên. Nhiều phụ nữ nằm trong độ tuổi 30 đến 40 sẽ dễ gặp phải tình trạng này. Nếu chị em đột ngột thay đổi thuốc tránh thai, cơ thể chưa kịp thích nghi thì chu kỳ kinh nguyệt cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Cũng có những nguyên nhân nghiêm trọng hơn như do khối u ở tử cung gây chảy máu âm đạo trước và sau ngày kinh. Các căn bệnh phụ khoa như u nang buồng trứng, hội chứng buồng trứng đa nang, viêm cổ tử cung, viêm lộ tuyến hay bất kì căn bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục nào cũng có thể gây nên kinh nguyệt kéo dài.

Triệu chứng nhận biết kinh nguyệt kéo dài

Khi mắc phải tình trạng kinh nguyệt kéo dài chị em sẽ thấy bản thân có những triệu chứng nhận biết sau:

  • Ra máu nhiều trong thời kỳ kinh nguyệt, liên tục trong 7 ngày và phải thay nhiều băng vệ sinh mỗi giờ và tiếp diễn trong vài giờ liên tiếp
  • Sử dụng hai hoặc nhiều băng vệ sinh cùng lúc
  • Phải thay băng vệ sinh thường xuyên trong đêm do kinh nguyệt ra nhiều
  • Ra máu kéo dài hơn một tuần
  • Xuất hiện cục máu đông trong máu kinh
  • Cảm thấy mệt mỏi và khó thở, triệu chứng thiếu máu
  • Đau bụng dưới

Xem thêm: Kinh nguyệt không ra được là bị làm sao? Và cách điều trị

Kinh nguyệt kéo dài là bị làm sao?

Trong y học hiện đại ngày nay, tình trạng kinh nguyêt kéo dài được chia thành 2 loại, cụ thể:

Kinh nguyệt kéo dài cơ năng: Do rối loạn nội tiết tố nữ. Thường xảy ra ở nữ bạn gái trong độ tuổi dậy thì, khi vòng kinh chưa ổn định. Hoặc do lạm dụng việc dùng thuốc, đặt vòng.

Kinh nguyệt kéo dài thực thể: Do các bệnh lý như u xơ, u nang tử cung, buồng trứng đa nang,….Thường xảy ra ở nữ giới trong độ tuổi sinh sản và tiền mãn kinh.

Kinh nguyệt kéo dài 15 ngày do thay đổi nội tiết tố và rụng trứng

Thay đổi hormone hoặc tình trạng rụng trứng là nguyên nhân đầu tiên khiến kinh nguyệt kéo dài 15 ngày.

Trong đó, rối loạn hormone thường xảy ra ở bé gái khi bước vào tuổi dậy thì và nữ giới trong giai đoạn tiền mãn kinh.

Khi nội tiết tố bị rối loạn kèm theo triệu chứng không rụng trứng sẽ khiến niêm mạc tử cung dày lên. Từ đó, dẫn đến việc tình trạng bong lớp lót tử cung và ngày hành kinh kéo dài hơn bình thường.

Béo phì – Nguyên nhân kinh nguyệt kéo dài hơn 2 ngày

Nếu kinh nguyệt kéo dài hơn 2 ngày các chị em có thể nghĩ đến nguyên nhân do thừa cân, béo phì.

Khi bị thừa cân, lớp mô mỡ thúc giục cơ thể sản xuất thêm nhiều Estrogen. Lượng Estrogen dư thừa sẽ tác động xấu đến chu kỳ kinh của chị em.

Kinh nguyệt kéo dài hơn 1 tuần do sử dụng vòng tránh thai

Sử dụng vòng tránh thai là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến kinh nguyệt kéo dài 1 tuần.

Trong đó, vòng tránh thai có 2 loại chính:

  • Vòng không chứa hormone: Tác dụng phụ của loại vòng này sẽ khiến chu kỳ kinh kéo dài hơn.
  • Vòng chứa hormone: Tác dụng phụ là rút ngắn thời gian hành kinh hoặc có thể gây mất kinh. Đồng thời, chu kỳ kinh đầu tiên sau khi đặt vòng sẽ ra nhiều máu kinh hơn.

Như vậy, việc đặt vòng tránh thai sẽ khiến chu kỳ kinh của chị em kéo dài. Ngoài ra, trong trường hợp vòng bị lệch hoặc không phù hợp với cơ thể cũng có thể gây xuất huyết âm đạo bất thường.

Tác dụng phụ của thuốc khiến chu kỳ hành kinh kéo dài trên 15 ngày

Theo nghiên cứu, một số loại thuốc có thể khiến chu kỳ hành kinh kéo dài trên 15 ngày. Trong đó, phổ biến là những thuốc sau:

  • Thuốc tránh thai hằng ngày;
  • Thuốc chống đông máu;
  • Thuốc chống viêm không steroid.

chu kỳ hành kinh kéo dài trên 15 ngày

Kinh nguyệt ra nhiều và kéo dài do sảy thai

Không ít trường hợp nữ giới bị sảy thai khi chưa biết rằng mình đã mang thai. Khi bị sảy thai, nữ giới sẽ có nhiều biểu hiện khác nhau. Trong đó, phổ biến nhất là triệu chứng kinh nguyệt ra nhiều và kéo dài.

Sau khi sảy thai 1 – 2 chu kỳ, chu kỳ hành kinh sẽ bắt đầu ổn định trở lại.

Kinh nguyệt kéo dài 1 tháng do u nang buồng trứng

Nhiều trường hợp kinh nguyệt kéo dài 1 tháng có thể do chị em đang mắc bệnh u nang buồng trứng. Đây là bệnh phụ khoa nguy hiểm làm thay đổi hormone trong cơ thể. Đồng thời, có thể gây ra thêm các triệu chứng như:

  • Tăng cân;
  • Lông, tóc phát triển quá mức;
  • Vô sinh;
  • Tử vong.

Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời, khối u nang sẽ chèn ép buồng trứng, gây trầy xước và bong tróc niêm mạc. Từ đó, dẫn tới tình trạng chảy máu âm đạo bất thường và khiến kỳ kinh kéo dài 7 – 15 ngày. Thậm chí, nhiều trường hợp có thể kéo dài đến 1 tháng.

Có kinh lâu ngày không hết do hội chứng buồng trứng đa nang

Nếu chị em đang gặp tình trạng có kinh lâu ngày không hết thì cần đi kiểm tra sớm vì có thể do mắc hội chứng buồng trứng đa nang.

Khi mắc hội chứng này sẽ ảnh hưởng ảnh đến hormone trong cơ thể. Từ đó, gây tăng cân, lông tóc phát triển quá mức, ảnh hưởng tới thời gian trung bình của ngày hành kinh.

U xơ tử cung – Nguyên nhân kinh nguyệt kéo dài hơn 2 tuần

U xơ tử cung là bệnh lý phổ biến ở nữ giới trong độ tuổi sinh sản. Mặc dù bệnh lý này không có triệu chứng cụ thể. Tuy nhiên, nếu chị em có kinh nguyệt kéo dài hơn 2 tuần thì có thể nghi ngờ do các u xơ gây nên.

Kinh nguyệt ra nhiều ngày do ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung là bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe sinh sản của chị em. Các triệu chứng phổ biến của bệnh như sau:

  • Kinh nguyệt ra nhiều ngày;
  • Chảy máu sau khi quan hệ;
  • Xuất huyết bất thường.
  • Hiện tượng kinh nguyệt dài  ngày do lạc nội mạc tử cung
  • Khi mắc bệnh lạc nội mạc tử cung, nữ giới cũng sẽ gặp hiện tượng kinh nguyệt dài.

Giai đoạn mãn kinh – Nguyên nhân có kinh kéo dài hơn 10 ngày

Mãn kinh là tình trạng phổ biến ở nữ giới trong độ tuổi trung niên. Nếu bỗng nhiên kinh nguyệt không xuất hiện ít nhất 12 tháng sẽ được xem là mãn kinh.

Tuy nhiên, hiện nay có nhiều chị em bị mãn kinh sớm. Lúc này, nồng độ hormone bắt đầu suy giảm và gây nên các triệu chứng như:

  • Có kinh kéo dài hơn 10 ngày hoặc ít hơn;
  • Kinh nguyệt thất thường;
  • Suy giảm ham muốn tình dục;
  • Mất ngủ.

Kinh kéo dài do mang thai

Đa số nữ giới mang thai sẽ biểu hiện chậm kinh. Tuy nhiên, nhiều trường hợp mang thai sẽ khiến kinh nguyệt thất thường và khiến kinh kéo dài.

Hành kinh kéo dài do rối loạn máu

Nữ giới mắc chứng rối loạn đông máu sẽ khiến ngày hành kinh kéo dài hơn. Ngoài ra, chị em có thể gặp tình trạng xuất hiện cục máu đông lớn lên đến 2,5cm.

Rối loạn đông máu không chỉ ảnh hưởng đến chu kỳ kinh mà còn khiến chị em bị mệt mỏi, khó thở, chảy máu cam, chảy máu răng lợi…

Kinh nguyệt kéo dài nhiều ngày do bệnh tuyến giáp

Bệnh lý cuối cùng khiến kinh nguyệt kéo dài đó là bệnh lý tuyến giáp.

Vị trí của tuyến giáp nằm ở cổ và có nhiệm vụ kiểm soát các hormone trong cơ thể. Các hormone này có vai trò điều kiển nhiều bộ phận, trong đó có điều hòa kinh nguyệt.

Do đó, nếu nồng độ hormone tuyến giáp giảm sẽ khiến chu kỳ kinh kéo dài và chảy nhiều máu.

Kinh nguyệt kéo dài nhiều ngày do bệnh tuyến giáp

Chu kỳ kinh kéo dài có nguy hiểm không?

Chu kỳ kinh kéo dài có nguy hiểm không còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh là gì. Tùy vào từng nguyên nhân mà sẽ quyết định ảnh hưởng ít hay nhiều đến sức khỏe của người bệnh.

Kinh nguyệt kéo dài cơ năng có sao không

Nếu chị em bị kinh nguyệt kéo dài cơ năng thì không quá nguy hiểm. Vì bệnh xảy ra do chức năng sinh lý và nội tiết tố trong cơ thể chưa ổn định.

Trong trường hợp này, chị em chỉ cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt thì kinh nguyệt sẽ ổn định trở lại.

Tuy nhiên, tình trạng kỳ kinh kéo dài sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến đời sống của chị em. Việc mất máu thường xuyên sẽ khiến chị em mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, sức đề kháng kém. Đồng thời, tinh thần bị sa sút, căng thẳng, mệt mỏi.

Không những thế, ngày hành kinh dài hơn bình thường sẽ khiến chị em phải sử dụng băng vệ sinh dài ngày. Nếu vệ sinh “cô bé” không sạch sẽ, sẽ phải đối mặt với tình trạng viêm nhiễm cơ quan sinh dục.

Kinh nguyệt kéo dài thực thể có sao không

Nếu chị em có chu kỳ kinh kéo dài do nguyên nhân thực thể thì có mức độ nguy hiểm hơn. Vì đây là biểu hiện của các bệnh lý phụ khoa và thường chỉ xuất hiện khi bệnh ở mức độ nặng.

Nếu các bệnh phụ không chữa trị sớm sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm, trong đó có nguy cơ vô sinh – hiếm muộn. Vì khi lượng máu ra nhiều sẽ gây tổn thương niêm mạc tử cung. Ảnh hưởng đến quá trình thụ thai ở nữ giới.

Chẩn đoán kinh nguyệt kéo dài

Qua những thông tin trên có thể thấy, kinh nguyệt kéo dài là biểu hiện của rất nhiều bệnh lý nguy hiểm. Do đó, nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên chị em cần đi thăm khám sớm.

Tại các cơ sở y tế, bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh dựa trên tiền sử bệnh, khám thực thể và xét nghiệm máu. Trong đó, các kỹ thuật được sử dụng để chẩn đoán bệnh gồm:

  • Siêu âm;
  • Phết tế bào cổ tử cung;
  • Sinh thiết nội mạc tử cung, nong nạo tử cung;
  • Soi ổ bụng;
  • Chụp tử cung vòi trứng;
  • Soi tử cung.

Xem thêm: [ Cùng tìm hiểu] Quan hệ xong có kinh nguyệt có thai không?

Cách điều trị kinh nguyệt kéo dài

Khi gặp hiện tượng kinh nguyệt kéo dài, chị em cần đi thăm khám để xác định nguyên nhân. Tuyệt đối không tự ý áp dụng các bài thuốc dân gian hoặc tự ý mua thuốc về chữa trị.

Sau khi thăm khám, tùy vào nguyên nhân và mức độ bệnh mà bác sĩ có thể chỉ định một trong những phương pháp dưới đây:

  • Ngủ đủ giấc, hạn chế thức khuya sau 11 giờ.
  • Hạn chế căng thẳng, stress, tạo tinh thần thoải mái, thư giãn.
  • Trong những ngày hành kinh không nên làm việc nặng nhọc.
  • Uống đủ nước mỗi ngày.
  • Bổ sung sắt trong chế độ ăn

Khi gặp tình trạng kỳ kinh kéo dài, cơ thể của chị em rất dễ bị thiếu sắt. Chính vì thế, chị em cần bổ sung vào chế độ ăn các thực phẩm nhiều sắt như:

  • Thịt bò;
  • Thịt gà;
  • Các loại đậu;
  • Hàu;
  • Đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành;
  • Rau Bina.

Ngoài ra, chị em cũng nên bổ sung các thực phẩm có nhiều Vitamin để giúp hấp thu sắt tốt hơn. Nhờ đó, có thể giảm thiểu tình trạng thiếu máu do ngày hành kinh kéo dài. Một số thực phẩm chức nhiều Vitamin gồm:

  • Trái cây họ cam, quýt;
  • Dâu tây;
  • Bông cải xanh;
  • Trái kiwi;
  • Ớt đỏ và xanh;
  • Nước ép cà chua.
  • Ngoài ra, chị em cần hanh chế các thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhiều mỡ, cay nóng. Hoặc rượu bia, nước ngọt, đồ uống có ga.

Cách điều trị kinh nguyệt kéo dài

Kinh nguyệt kéo dài uống thuốc gì?

Sử dụng thuốc Tây là phương pháp phổ biến giúp cải thiện tình trạng kinh nguyệt kéo dài do rối loạn nội tiết. Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định thuốc phù hợp. Lưu ý không được tự ý mua thuốc về sử dụng khi chưa có sự thăm khám của bác sĩ chuyên khoa.

Điều trị bằng thuốc tránh thai

Sử dụng thuốc tránh thai là phương pháp giúp điều chỉnh chu kỳ kinh nhanh chóng. Tuy nhiên, chị em không nên lạm dụng vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.

Sử dụng thuốc tránh thai chỉ được xem là phương pháp tạm thời. Không thể giúp điều trị dứt điểm nguyên nhân khiến chu kỳ kinh kéo dài.

Tiêm thuốc tăng cường nội tiết

Rối loạn hay suy giảm nội tiết tố là một trong những nguyên nhân khiến hành kinh kéo dài. Trong trường hợp này, bác sĩ có thể chỉ định tiêm estrogen. Hoặc uống estradiol để điều hòa kinh nguyệt, hạn chế mất nhiều máu.

Thuốc progesterone

Thuốc progesterone được sử dụng phổ biến trong việc điều trị kinh nguyệt kéo dài. Người bệnh có thể sử dụng thuốc ở dạng bôi hoặc uống tùy ý. Tuy nhiên, dạng uống được đánh giá hiệu quả hơn trong những trường hợp bệnh kéo dài.

Vòng tránh thai nội tiết

Sử dụng vòng tránh thai nội tiết giúp giảm sự gia tăng của lớp nội mạc tử cung. Nhờ đó, ngày hành kinh sẽ ổn định hơn.

Điều trị chuyên sâu

Trường hợp hành kinh kéo dài là do các bệnh lý thì cần phải điều trị chuyên sâu. Tùy vào từng bệnh lý mà bác sĩ sẽ có phác đồ chữa trị phù hợp.

Với những bệnh lý như u xơ, u nang, polyp, hội chứng buồng trứng đa nang… thì có thể điều trị bằng phẫu thuật. Phẫu thuật có thể bao gồm siêu âm tập trung, phẫu thuật cắt bỏ hoặc thuyên tắc động mạch tử cung…

Hy vọng với những thông tin trên đã giúp chị em hiểu rõ hơn về kinh nguyệt kéo dài, cũng như cách điều trị. Nếu chị em đang gặp những bất thường ở chu kỳ kinh, đặc biệt là kỳ kinh kéo dài. Hãy nhanh chóng đến các cơ sở y tế để nhận được lời khuyên phù hợp.