[Hé lộ] 13+ Dấu hiệu sắp có kinh nguyệt_chị em không nên bỏ qua
Ngày cập nhật :03/02/2023
“Ngày dâu” ghé qua bất chợt khiến chị em không có sự chuẩn bị, có thể làm gián đoạn việc hoặc hoặc công việc. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp 12+ dấu hiệu sắp có kinh nguyệt. Hãy cùng tham khảo nhé!
Nội Dung Chính
- 1 Kinh nguyệt là gì
- 2 Hội chứng tiền kinh nguyệt
- 3 Cơ chế hình thành các dấu hiệu nhận biết sắp có kinh
- 4 12 dấu hiệu sắp có kinh nguyệt
- 4.1 Khí hư ra nhiều
- 4.2 Da mặt nhờn và nổi mụn – dấu hiệu sắp có kinh nguyệt
- 4.3 Ngực căng tực ngực, tăng kích thước vòng 1
- 4.4 Đau vùng bụng dưới râm ram
- 4.5 Đau mỏi lưng
- 4.6 Tâm trạng thường xuyên bực bội, cáu gắt
- 4.7 Cảm giác thèm ăn
- 4.8 Dấu hiệu ở đường tiêu hóa
- 4.9 Ham muốn tình dục giảm sút
- 4.10 Mất ngủ kèm theo mệt mỏi
- 4.11 Đau nửa đầu
- 4.12 Nhiệt độ cơ thể tăng
- 5 Phân biệt dấu hiệu có kinh và dấu hiệu mang thai
- 6 Nữ giới cần làm gì khi những dấu hiệu có kinh xuất hiện
- 7 Khi nào cần thăm khám bác sĩ trong chu kỳ kinh nguyệt?
Kinh nguyệt là gì
Kinh nguyệt là tập hợp các thay đổi sinh lý có tính chu kỳ ở cơ thể nữ giới dưới sự điều khiển của nội tiết tố sinh dục và cần thiết cho sự sinh sản. Nữ giới bước vào tuổi dậy thì sẽ xuất hiện kinh nguyệt lần đầu tiên và sẽ kết thúc vào thời kỳ mãn kinh (khoảng 45-55 tuổi).
Chị em có sức khỏe ổn định thì một chu kỳ kinh nguyệt bình thường sẽ diễn ra khoảng từ 21 đến 37 ngày, tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người mà thời gian này sẽ có sự biến đổi khác nhau. Trong chu kỳ kinh nguyệt thì quá trình có kinh sẽ kéo dài khoảng từ 3 – 7 ngày và lượng máu mất đi khoảng 90ml.
Hội chứng tiền kinh nguyệt
Hội chứng tiền kinh nguyệt bao gồm một loạt các triệu chứng bất thường về cảm xúc và thể chất mà người phụ nữ có thể gặp phải trong những ngày trước kỳ kinh nguyệt. Ngoài những dấu hiệu sắp có kinh được liệt kê ở trên, cơ thể cũng có thể gặp các triệu chứng liên quan đến tâm trạng, bao gồm: Cáu gắt, khó chấp nhận, lo ngại, u sầu, phẫn nộ, tức giận, thiếu quan tâm đến việc giao tiếp với người khác hay nhạy cảm, dễ tủi thân, dễ khóc.
Xem thêm: [Chuyên gia giải đáp] Quan hệ khi có kinh nguyệt có thai không?
Cơ chế hình thành các dấu hiệu nhận biết sắp có kinh
Trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt, một trong hai buồng trứng hai bên hố chậu sẽ giải phóng một quả trứng. Đồng thời, niêm mạc tử cung sẽ xây dựng để chuẩn bị cho việc mang thai và làm tổ.
Tuy nhiên, nếu không có sự gặp nhau giữa trứng và tinh trùng, tức sự mang thai không xảy ra, nồng độ hormone estrogen và progesterone sẽ giảm xuống một cách đột ngột và hiện tượng chảy máu kinh nguyệt sẽ xảy ra qua âm đạo. Sự bong tróc nội mạc tử cung gây chảy máu có thể kéo dài từ 2 – 7 ngày.
Trong khi hầu hết thời gian của chu kỳ kinh nguyệt bình thường dài khoảng 28 ngày thì một số ít phụ nữ có độ dài của chu kỳ khác nhau. Hơn nữa, chu kỳ kinh nguyệt cũng có thể bị thay đổi bởi nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm:
- Thuốc tránh thai.
- Thai kỳ.
- Cho con bú.
- Rối loạn tiêu hóa.
- Giảm cân.
- Tập thể dục quá sức.
Hầu hết, các bé gái có kinh lần đầu trong độ tuổi từ 8 – 15 và có thể có chu kỳ kinh nguyệt dài hơn 38 ngày. Khi càng lớn tuổi, chu kỳ kinh nguyệt sẽ hoàn chỉnh dần và trở nên đều đặn hơn. Tuy vậy, chu kỳ kinh sẽ lại trở nên không đều ở độ tuổi 40. Một khi đã trải qua thời kỳ mãn kinh, chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ sẽ chính thức kết thúc. Lúc này chị em cũng không có khả năng sinh sản nữa.
12 dấu hiệu sắp có kinh nguyệt
Dấu hiệu sắp có kinh nguyệt có đôi chút khác biệt tùy thuộc vào sinh lý mỗi người phụ nữ. Tuy nhiên, nữ giới vẫn có thể tự nhận biết dấu hiệu có kinh dựa vào một số biểu hiện như: Khí hư ra nhiều, căng tức ngực, đau bụng dưới âm ỉ, đau mỏi lưng, thường xuyên cáu gắt….
Khí hư ra nhiều
Chị em trước khi đến chu kỳ kinh nguyệt sẽ thấy hormone estrogen trong cơ thể gia tăng. Đó chính là nguyên nhân khiến cho khí hư ra nhiều. Nếu như khí hư ra nhiều và đều trong khoảng 2 – 3 ngày rồi sau đó biến mất. Đây cũng chính là dấu hiệu sắp có kinh nguyệt.
Khí hư là dịch tiết âm đạo của nữ giới xuất hiện ở trong độ tuổi dậy thì cùng với sự xuất hiện của kinh nguyệt. Khí hư được dùng làm thước đo để xác định sức khỏe vùng kín của nữ giới. Trường hợp khí hư ra nhiều kèm theo màu sắc bất thường, có mùi hôi và gây ngứa. Bạn nên đến những cơ sở y tế uy tín để kiểm tra và thăm khám. Vì rất có thể là bạn đã bị mắc bệnh phụ khoa nào đó và nên đi khám phụ khoa sớm nhất có thể.
Da mặt nhờn và nổi mụn – dấu hiệu sắp có kinh nguyệt
Trước ngày “đèn đỏ” khoảng 1 tuần bạn gái trong tuổi dậy thì thường thấy da mặt nhờn và có nổi mụn. Tùy từng thể trạng của mỗi người mà mụn có thể xuất hiện nhiều hoặc ít. Đó chính là lý do lý giải vì sao có người da dầu, có người lại da khô.
Tuy nhiên, dù là loại da nào đi chăng nữa thì trước khi bước vào chu kỳ kinh nguyệt nữ giới cũng sẽ tiết ra một lượng bã nhờn. Khiến cho da trở nên nhờn hơn, tạo điều kiện lý tưởng để cho mụn phát triển. Mụn xuất hiện khiến cho chị em cảm thấy vô cùng khó chịu và mặc cảm. Tuy nhiên các bạn đừng quá lo lắng bởi sau khi kinh nguyệt kết thúc thì mụn cũng sẽ tự nhiên biến mất.
Ngực căng tực ngực, tăng kích thước vòng 1
Căng tức ngực chính là một trong những dấu hiệu có kinh sớm nhất. Khoảng hơn 1 tuần trước khi đến kỳ kinh xuất hiện thì chị em sẽ thấy vùng ngực bị căng tức, kích thước vòng 1 tăng lên đôi chút. Hiện tượng tức ngực lan rộng sang 2 vùng cận nách.
Hiện tượng này xuất hiện do nồng độ hormone trong cơ thể có thay đổi. Từ đó làm cho các mô ngực cương lên. Căng tức ngực là một trong những dấu hiệu có kinh trước 1 tuần. Hầu hết nữ giới trước khi đến “ngày ấy” đều trải qua.
Đau vùng bụng dưới râm ram
Trước khi có kinh khoảng 2 – 3 ngày thì nữ giới sẽ thấy đau vùng bụng dưới. Có trường hợp chỉ đau râm ran, cũng có khi đau dữ dội tùy thể trạng mỗi người. Hiện tượng này xuất hiện do tử cung co thắt lại để đẩy máu kinh ra bên ngoài cơ thể.
Đau vùng bụng dưới chính là một trong những dấu hiệu có kinh điển hình và dễ nhận biết. Tuy nhiên, nếu hiện tượng đau bụng xảy ra không đúng theo chu kỳ kinh nguyệt. Chị em cần chủ động theo dõi, nếu có vấn đề bất thường phải đi khám ngay.
Đau mỏi lưng
Hormone prostaglandin có sự thay đổi nhiều trong chu kỳ kinh nguyệt chính là nguyên nhân gây đau mỏi lưng ở nữ giới trước kỳ kinh. Nếu như chị em chỉ bị đau mỏi lưng bình thường báo hiệu kinh nguyệt thì không cần phải quá lo lắng.
Trong trường hợp đau mỏi lưng thường xuyên không theo chu kỳ kinh nguyệt. Chỉ xảy ra khi mang vác vật nặng, nằm sai tứ thế. Thì đây có thể là dấu hiệu của một bệnh lý liên quan đến cột sống hoặc hệ thần kinh trung ương.
Tâm trạng thường xuyên bực bội, cáu gắt
Sự thay đổi đột ngột của hormone, mụn, đau bụng, đau lưng, đau ngực, thiếu máu… Chính là những nguyên nhân khiến cho tâm trạng chị em trở nên khó chịu, bực bội.
Do đó, trước khi có kinh nguyệt thì tâm trạng nữ giới thất thường và có sự biến đổi. Dễ trở nên cáu gắt hơn cũng là điều dễ hiểu. Nữ giới nên tham gia các bài tập nhẹ nhàng như tập Thiền, Yoga, dưỡng sinh để giải tỏa stress và cân bằng cuộc sống.
Cảm giác thèm ăn
Nếu như bạn cảm thấy tự nhiên thèm ăn hơn bình thường mà không phải dấu hiệu mang thai. Đây có thể là dấu hiệu sắp có kinh nguyệt. Tuy nhiên đây là dấu hiệu không rõ ràng. Bởi vì, những chị em thích ăn vặt thì thường xuyên có cảm giác thèm ăn.
Dấu hiệu ở đường tiêu hóa
Hiện tượng tiêu chảy, thèm ăn, buồn nôn,… cũng là một trong những dấu hiệu có kinh khá phổ biến. Tuy nhiên không phải chị em phụ nữ nào cũng có triệu chứng này. Hiện tượng này cũng chỉ xuất hiện thoáng quá. Và sau đó rất nhanh sẽ biến mất.
Ham muốn tình dục giảm sút
Mức độ ham muốn tình dục ở nữ giới thay đổi theo chu kỳ. Ham muốn của nữ giới thường tăng cao vào tuần thứ 2 và giảm dần vào cuối chu kỳ kinh nguyệt. Phụ nữ trước khi bắt đầu kinh nguyệt sẽ không muốn quan hệ tình dục bởi khi hormone suy giảm. Khiến cho lớp niêm mạc âm đạo bị khô, từ đó mà hứng thú với chuyện “yêu” bị suy giảm.
Mất ngủ kèm theo mệt mỏi
Mất ngủ kèm theo theo mệt mỏi chính là dấu hiệu có kinh nguyệt sớm mà bạn không nên bỏ qua. Để có thể cải thiện vấn đề này, không để cho nó làm ảnh hưởng đến công việc. Chị em nên bổ sung thêm năng lượng cho bản thân cũng như có chế độ sinh hoạt khoa học hơn. Chị em không nên thức khuya vào thời gian này vì sẽ làm tình trạng mất ngủ thêm trầm trọng.
Đau nửa đầu
Có khoảng 50% nữ giới xuất hiện tình trạng bị đau nửa do thay đổi về nồng độ estrogen trong cơ thể. Thường là đau nửa đầu và hiện tượng hiệu này sẽ càng rõ nét khi gần đến ngày có kinh nguyệt.
Nhiệt độ cơ thể tăng
Quá trình rụng trứng diễn ra sẽ khiến cho thân nhiệt tăng cao. Thân nhiệt cũng sẽ tiếp tục tăng cho đến khi kinh nguyệt xuất hiện. Do đó mà nếu trước chu kỳ kinh nguyệt khoảng 2 tuần. Chị em thấy xuất hiện triệu chứng hơi sốt thì đó là dấu hiệu sắp có kinh nguyệt nhé.
Thực tế không phải lúc nào các dấu hiệu có kinh đều xuất hiện cùng một lúc. Do đó, để nhận biết được có kinh nguyệt sớm và chính xác. Chị em nên ghi nhớ ngày kinh và có quá trình quan sát cơ thể của mình.
Phân biệt dấu hiệu có kinh và dấu hiệu mang thai
Nhiều chị em đang bị nhầm lẫn giữa dấu hiệu có kinh và dấu hiệu mang thai, bởi vì dấu hiệu 2 hiện tượng này có nhiều điểm khá giống nhau. Tuy nhiên, các bạn vẫn có thể tự phân biệt được qua một số khác biệt dưới đây.
Thay đổi ở vùng ngực
Phụ nữ mang thai thì thì kích thước vòng 1 không những căng, tức ngực mà núm vú còn to và trở nên sạm hơn, màu sắc không còn hồng hào như trước. Nữ giới trải qua chu kỳ kinh nguyệt thì vòng 1 chỉ có hiện tượng căng tức, màu sắc núm vú bình thường. Hiện tượng này nhanh chóng biến mất chỉ trong một thời gian ngắn.
Cảm giác thèm ăn
Chị em trong chu kỳ kinh nguyệt và phụ nữ khi mới mang thai đều có cảm giác thèm ăn. Tuy nhiên nếu như bà bầu là thường thèm ăn đồ chua hoặc ngọt. Còn nữ giới trước kỳ kinh sẽ thèm ăn nhiều loại đồ ăn. Nhưng chỉ sau 1 khoảng thời gian thì hiện này sẽ cũng sẽ nhanh chóng mất đi.
Về tâm trạng, cảm xúc
Nếu như những cảm giác vui buồn lẫn lộn là hạnh phúc khi được làm mẹ, những lo lắng trầm cảm trong quá trình mang thai. Chị em trước kỳ kinh có tâm trạng dễ kích động, nóng giận. Đây những cảm xúc bình thường do thay đổi sinh hoạt hằng ngày và sẽ biến mất sau khi trải qua ngày đèn đỏ.
Cảm giác mệt mỏi và buồn nôn khó chịu
Ốm nghén chính là nguyên nhân khiến cho thai phụ mệt mỏi và buồn nôn, sợ một số loại mùi. Hiện tượng này sẽ kéo dài trong vài tháng đầu của thai kỳ gây cho thai phụ nhiều mệt mỏi.
Đối với nữ giới trước kỳ kinh, hormone thay đổi trong cơ thể sẽ khiến cho chị em mệt mỏi, chán ăn nhưng không gây sợ ăn và không buồn nôn. Hơn hết là hiện tượng này cũng sẽ nhanh chóng biến mất chỉ trong khoảng 2 – 3 ngày.
Chuột rút
Thường thì trước khi có kinh nguyệt thì chị em sẽ bị chuột rút khoảng 1 – 2 ngày. Nhưng nó sẽ ngày càng giảm dần khi gần đến ngày kinh hoặc khi hết chu kỳ kinh nguyệt. Nhưng đối với phụ nữ mang thai thời kỳ đầu thì chuột rút sẽ lâu hơn, vị trí cũng sẽ khác.
Dấu hiệu có kinh nguyệt và dấu hiệu mang thai thường tương đối giống nhau, tuy nhiên dấu hiệu sắp có kinh nguyệt thường sẽ diễn ra rất ngắn, chỉ kéo dài từ 1 – 2 ngày hoặc lâu là khoảng 1 tuần, còn biểu hiện có thai sẽ kéo dài rất lâu, thậm chí có thể kéo dài suốt thai kỳ.
Xem thêm: Kỳ kinh nguyệt là gì? Ăn gì trong thời kỳ kinh nguyệt?
Nữ giới cần làm gì khi những dấu hiệu có kinh xuất hiện
Khi những dấu hiệu có kinh xuất hiện chị em hãy để sẵn trong túi xách của mình những vật dụng cần thiết như quần lót, tampon, băng vệ sinh hay cốc nguyệt san….
Để hạn chế được những ảnh hưởng của chu kỳ kinh nguyệt đến cơ thể thì nữ giới. Nên xây dựng được cho mình một chế độ ăn uống và nghỉ ngơi khoa học. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý với thực đơn đầy đủ các chất dinh dưỡng không những giúp cho sức khỏe được ổn định. Mà còn hạn chế được những cơn đau bụng.
Chị em nếu như thấy chu kỳ kinh nguyệt không đều kèm theo một số triệu chứng bất thường như đau bụng dữ dội thì hãy đến những cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và định hướng phương pháp chữa trị kịp thời.
Khi nào cần thăm khám bác sĩ trong chu kỳ kinh nguyệt?
Nếu chu kỳ kinh kéo dài hơn 7 ngày, bị đau bụng dữ dội trong những ngày hành kinh hoặc có lượng máu kinh ra quá nhiều và cần thay băng vệ sinh mỗi giờ, hãy tham vấn ý kiến của bác sĩ về các triệu chứng bất thường này của mình.
Ngoài ra, người phụ nữ cũng nên gọi cho bác sĩ nếu:
- Chưa có kinh trong vòng 90 ngày liên tục.
- Xuất hiện kinh nguyệt thường xuyên hơn một lần sau mỗi 21 ngày.
- Có kinh nguyệt ít hơn một lần sau mỗi 35 ngày.
Bên cạnh đó, khi chu kỳ kinh nguyệt bị trễ nải hoặc không đều có thể là dấu hiệu của những căng thẳng thể chất lẫn tinh thần hoặc một tình trạng bệnh lý nhất định. Việc thăm khám sản phụ khoa sớm để tìm ra nguyên nhân khiến kinh nguyệt không đều và cách điều trị sớm là việc cần thiết đối với khả năng sinh sản sau này.
Trên đây là toàn bộ những chia sẻ về 12+ dấu hiệu sắp có kinh nguyệt. Hi vọng rằng, bài viết vừa rồi đã giúp ích được cho chị em trong việc nhận biết “ngày dâu”, để có sự chuẩn bị.
Bài Liên Quan