Kỳ kinh nguyệt là gì? Ăn gì trong thời kỳ kinh nguyệt?

Tham vấn y khoa : Bác sĩ

Ngày cập nhật :01/03/2023

Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn kỳ kinh nguyệt là gì? cách nhận biết các dấu hiệu sắp có kinh. Và nên kiêng và ăn gì trong thời kỳ kinh nguyệt. Vì vậy, đừng bỏ qua những thông tin thú vị dưới đây nhé!

 Kỳ kinh nguyệt là gì? Những kiến thức chung về kinh nguyệt

Theo wikipedia, kinh nguyệt là tập hợp các thay đổi sinh lý lặp đi lặp lại ở cơ thể phụ nữ dưới sự điều khiển của hệ hormone sinh dục và cần thiết cho sự sinh sản.

Ở phụ nữ, chu kỳ kinh nguyệt điển hình xảy ra đều đặn hàng tháng giữa thời kỳ dậy thì và mãn kinh. Đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường.

Kinh nguyệt xảy ra khi cơ thể nữ giới trưởng thành, phóng thích một trứng (hoặc hai trứng).  trước khi phóng noãn, nội mạc tử cung bao phủ bề mặt tử cung. Sau khi phóng noãn, lớp nội mạc này sẽ thay đổi để chuẩn bị cho trứng thụ tinh và làm tổ. Từ đó, hình thành thai kỳ.

Trường hợp thụ tinh không thành công, tử cung sẽ loại bỏ lớp nội mạc này. Để bắt đầu một kỳ kinh mới.

ky kinh nguyet la gi

Kinh nguyệt đều là gì? Thông thường, chu kỳ kinh chị em sẽ có những đặc điểm sau:

  • Kỳ kinh sẽ kéo dài khoảng 28 ngày, nhưng cũng có thể kéo dài 25-35 ngày.
  • Thời gian diễn ra hành kinh khoảng 3-7 ngày, tùy thuộc cơ địa của mỗi người.
  • Lượng máu kinh mất đi trùng bình khoảng 50-80ml
  • Kinh nguyệt màu gì là bình thường? Bác sĩ sản phụ khoa chi biết, máu kinh có màu đỏ như dâu tây trong thời kỳ kinh nguyệt được xem là cơ thể khỏe mạnh.

Nếu kỳ kinh nguyệt diễn ra quá ngắn, hoặc quá dài hoặc quá ngắn. Lượng máu kinh ra quá ít hoặc quá nhiều, màu sắc máu kinh thay đổi. Thì đây là những triệu chứng cho thấy sức khỏe của bạn đang gặp vấn đề.

Xem thêm: Kinh nguyệt màu đen và cách chữa trị an toàn, hiệu quả, tốt nhất

Rối loạn kinh nguyệt là gì?

Những bất thường về chu kỳ kinh, kinh đến muộn hoặc đến sớm. Kinh ra ít, ra nhiều hoặc mất kinh,… thì được gọi là rối loạn kinh nguyệt.

Nhiều cuộc nghiên cứu đã chỉ ra rằng, có đến hơn 70% chị em muộn phiền khi gặp phải những vấn đề về rối loạn kinh nghiện ít nhất một vài lần trong đời. Kinh nguyệt không đều, rối loạn kinh nguyệt thường xuất hiện nhiều khi chị em ở tuổi dậy thì. Sau khi sinh con hoặc đang ở giai đoạn tiền mãn kinh.

Dưới đây là các triệu chứng rối loạn kinh nguyệt thường gặp:

Rong kinh nguyệt là gì?

Rong kinh, rong huyết là trường hợp kỳ kinh nguyệt xuất hiện đúng. Tuy nhiên, số ngày kinh kéo dài trên 7 ngày. Thậm chí kéo dài trên 15 ngày thì gọi là rong kinh.

Nếu tình trạng rong kinh diễn ra thường xuyên. Thì đây là biểu hiện của nhiều bệnh lý phụ khoa nguy hiểm như: viêm cổ tử cung, u xơ tử cung, u nang buồng trứng, viêm nội mạc tử cung, ung thư buồng trứng, ung thư cổ tử cung,…

Kinh nguyệt ra ít là gì?

Kinh nguyệt ra ít hay còn gọi là thiểu kinh. Đây là hiện tượng kinh nguyệt mỗi kỳ kinh nguyệt, lượng máu kinh ra rất ít.

Bình thường chu kỳ kinh dao động từ 50- 150ml. Nhưng khi bị thiểu kinh, lượng máu kinh mất đi nhỏ hơn 10ml.

Chu kỳ kinh nguyệt quá ngắn hoặc lượng máu mất đi quá ít. Sẽ là nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng vô sinh hiếm muộn ở nữ giới.

roi loan kinh nguyet

Kinh nguyệt ra nhiều là gì?

Nếu lượng máu kinh kéo dài hơn 7 ngày, lượng máu kinh ra nhiều hơn 80ml. Máu kinh thấm ướt băng vệ sinh, khiến chị em phải thai bằng vệ sinh liên tục trong vòng chưa đầy một giờ,… là những ấu hiệu cho thấy kinh nguyệt của chị em đang ra quá nhiều.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, chảy nhiều máu kinh nguyệt là dấu hiệu tiềm ẩn đe dọa đến sức khỏe. Do đó, cần phải điều trị càng sớm càng tốt. Lượng máu kinh hàng tháng mất đi quá nhiều, sẽ dẫn đến thiếu sắt. Từ đó, gây khó thở và tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch.

Tắc kinh nguyệt là gì?

Tắc kinh cũng chính là trường hợp kinh nguyệt ra quá ít. Lượng máu kinh chỉ chảy ra vài giọt thấm băng vệ sinh.

Nếu bạn chưa đủ 18 tuổi, bạn chưa từng có kinh nguyệt, hoặc thấy có kinh trong vài tháng. Nhưng sau đó, lại không thấu xuất hiện thì được gọi là hiện tượng tắc kinh.

Với những thông tin vừa ở trên, chắc hẳn chị em đã nắm được kỳ kinh nguyệt là gì? Phần bài viết dưới đây hãy cùng tìm hiểu về cách nhận biết dấu hiệu sắp có kinh nhé!

Tiền kinh nguyệt là gì? Dấu hiệu có kinh

Tiền kinh nguyệt là gì? Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, hội chứng tiền kinh nguyệt (hay còn gọi là PMS)  là tập hợp các triệu chứng khó chịu về thể chất và tinh thần. Sẽ xảy ra khoảng 1 – 2 tuần trước khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt . Những biểu hiện này sẽ mất dần đi khi máu kinh xuất hiện.

Tùy thuộc vào cơ địa, cũng như đặc điểm tâm sinh lý của mỗi chị em, sẽ có dấu hiệu sắp có kinh khác nhau. Dưới đây là một số cách nhận biết khi sắp có kinh. Điều này sẽ giúp chị em có sự chuẩn bị tốt hơn, để đón “nàng dâu”.

Dịch tiết âm đạo ra nhiều

Trước mỗi kỳ kinh, chị em sẽ thấy “cô bé” ra nhiều khí hư hơn bình thường. Cụ thể là 2-3 ngày chị em thấy lượng khí hư màu trắng, hơi dính ra nhiều, không có mùi hôi khó chịu. Thì đó là dấu hiệu cho thấy, chị em gần đến ngày hành kinh.

Ngược lại, nếu thấy dịch tiết âm đạo có sự thay đổi về màu sắc, ngứa vùng kín. Kèm theo mùi hôi khó chịu, thì chị em nên đi khám. Vì đây là dấu hiệu cho thấy vùng kín của chị em đang bị vi khuẩn tấn công.

Tâm trạng thay đổi, dễ cáu gắt

Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, lượng hormone đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc cân bằng tâm trạng. Vì vậy, trước thời kỳ hành kinh, cơ thể của chị em có sự thay đổi về hormone. Điều này kéo theo, tâm lý của chị em cũng dễ bị thay đổi, rất nhạy cảm và dễ cáu gắt.

Vùng bụng dưới khó chịu

Đau bụng râm ran, đau âm ỉ, khó chịu,… cũng là dấu hiệu cơ thể thông báo, sắp đến ngày dâu. Tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người, mà có người đau ít, người đau nhiều. Tình trạng đau bụng này sẽ kéo dài cho đến những ngày đầu kinh nguyệt.

Đau mỏi vùng lưng

Trường hợp đau mỏi bất thường vùng lưng, xuất hiện vài ngày sau xuất hiện máu kinh, là điều rất bình thường.

Bởi những ngày nào, lượng hormone prostaglandin thay đổi. Đây chính là nguyên nhân gây đau mỏi lưng trong thời kỳ kinh nguyệt.

Căng tức vùng ngực

Trước và trong những ngày hành kinh, kích thước vòng 1 của chị em sẽ căng tức. và có tăng bất thường. Tình trạng này thường diễn ra trước thời gian hành kinh 1 tuần. Do lượng hormone cơ thể nữ giới bị thay đổi. Khiến cho mô ngực cương lên.

Nổi mụn

Da của chị em sẽ tiết ra lượng dầu nhiều hơn, dẫn đến nổi mụn nhiều ở vùng cằm, trán, trước mỗi kỳ hành kinh. Những chiếc mụn này sẽ dần mất đi khi kỳ kinh nguyệt kết thúc.

Do đó, việc cần làm lúc này, đó là vệ sinh mặt thật sạch sẽ. Giữ da luôn khô thoáng, và đặc biệt không được sờ và nặn mụn.

Cách tính chu kỳ kinh nguyệt

Các bác sĩ sản phụ khoa khuyên rằng, chị em nên chủ động theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của mình. Bởi việc này sẽ giúp bạn kiểm soát, cũng như phát hiện được những bất thường của cơ thể.

Để tình chu kỳ hành kinh, chị em cần thực hiện một số bước sau:

  • Hãy đánh dấu ngày bắt đầu kỳ kinh nguyệt đầu tiên của tháng này.
  • Sau đó, theo dõi liên tục những ngày bắt đầu của chu kỳ tiếp theo và tiếp tục đánh dấu chúng vào một quyển lịch để bàn.
  • Sau đó, bạn sẽ thấy khoảng cách các ngày giữa hai chu kỳ vừa ghi nhớ. Đó chính là thời gian kỳ kinh nguyệt của bạn.

cach nhan biet sap co kinh nguyet

Ăn gì trong thời kỳ kinh nguyệt?

Ngoài những thắc mắc về kỳ kinh nguyệt là gì? Vấn đề ăn gì trong thời kỳ kinh nguyệt cũng được nhiều chị em quan tâm.

Các chuyên gia sản phụ khoa cho biết, chị em thường có cảm giác thèm ăn hơn trong và sau những ngày kinh nguyệt. Là do sự gia tăng progesterone trước những ngày kinh. Những thay đổi hormone trong cơ thể khiến chị em gặp phải hàng loạt các triệu chứng như:

  • Đau đầu
  • Đầy hơi
  • Đau mỏi lưng
  • Chuột rút
  • Căng tức ngực
  • Cơ thể mệt mỏi

Do đó, để giảm thiểu những triệu chứng khó chịu trong những ngày “đèn đỏ”. Chị em nên áp dụng chế độ dinh dưỡng cân bằng, tăng cường bổ sung các dưỡng chất. Cụ thể như:

Uống nhiều nước

Lời khuyên đầu tiên đối với chị em đó là nên uống nhiều nước, đặc biệt là trong những kỳ kinh nguyệt. Bởi việc bổ sung đầy đủ nước sẽ giảm nguy cơ bị chuột rút, đau đầu,… Do đó, chị em nên duy trì uống đủ ít nhất 2 lít/ngày.

Tăng cường ăn nhiều trái cây

Những loại trái cây như lê, táo, dưa hấu,… sẽ giúp chị em hạn chế cảm giác thèm đường của chị em. Trái cây ngọt vừa giúp cung cấp chất dinh dưỡng, vừa hạn chế việc sử dụng đường tinh luyện.

Ăn nhiều rau xanh

Nếu kinh nguyệt ra nhiều, nồng độ sắt của chị em sẽ mất đi rất nhiều trong kỳ kinh. Dẫn đến tình trạng chóng mặt, đau nhức, mệt mỏi,…

Để khắc phục tình trạng này, chị em nên tăng cường bổ sung các loại rau xanh như: rau chân vịt, rau cải xoăn,…

Gừng

Một cốc trà gừng ấm sẽ giúp xoa dịu những cơn đau bụng khi tiền kinh nguyệt. Tuy nhiên, chị em không nên ăn hoặc uống quá nhiều gừng. Vì có thể dễ gây đau bụng và ợ nóng.

Thịt gà

Thịt gà là thực phẩm giàu protein và chất sắt. Do đó, chị em nên thêm thịt gà vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày của mình. Sẽ giúp chị em có cảm giác no lâu trong kỳ kinh nguyệt và làm giảm cảm giác thèm ăn.

Như chúng ta đã biết, cá là thực phẩm giàu protein, axit béo Omega-3, và chất sắt. Vì vậy, chị em không nên bỏ qua loại thực phẩm này trong chế độ ăn hàng ngày.

Ăn cá vừa giúp chị em bổ sung sắt cho cơ thể, vừa kiểm soát được tình trạng giảm nồng độ sắt cho cơ thể. Đồng thời, Omega-3 cũng làm giảm những cơn đau trong kỳ đèn đỏ, làm giảm chứng trầm cảm, tâm trạng thất thường xung quanh kỳ kinh nguyệt.

Nghệ

Nghệ với thành phần hoạt chất chính là curcumin có khả năng chống viêm. Trong những ngày đèn đỏ, chị em nên dùng nghệ để chế biến các món ăn. Điều này sẽ giúp làm giảm các triệu chứng trong thời kỳ kinh nguyệt.

Dầu hạt lanh

Dầu hạt lạnh chứa nhiều axit béo Omega-3. Giúp làm dịu tình trạng táo bón phổ biến trong những ngày “đèn đỏ”.

Socola đen

Socola đen giàu sắt và magie, cung cấp đủ nhu cầu magie hàng ngày của cơ thể.

Những thực phẩm không nên ăn trong kỳ kinh nguyệt

Bên cạnh những thực phẩm nên bổ sung trong những ngày “đèn đỏ”. Chị em cũng cần lưu ý loại bỏ những thực phẩm không tốt dưới đây:

Không nên uống rượu bia và chất kích thích: Đây là nhóm thực phẩm không tốt cho sức khỏe. Trong những ngày hành kinh, nếu bạn uống rượu bia, sẽ khiến cho các triệu chứng tiền kinh nguyệt trở nên nghiêm trọng hơn.  

Nhóm thực phẩm có tính hàn: cũng là những thực phẩm chị em cần hạn chế trong những ngày kinh. Bởi nhóm những thực phẩm có tính hàn sẽ làm quá trình lưu thông máu khó khăn hơn.

Đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ: ăn trong những ngày đèn đỏ, sẽ gây áp lực cho hoạt động của hệ tiêu hóa. Khiến chị em gặp dễ bị buồn nôn, đi ngoài, đau dạ dày,… Do đó, bạn cần hạn chế đồ ăn này trước và trong những ngày kinh nguyệt.

Xem thêm: Thuốc điều hòa kinh nguyệt có tác dụng gì? Loại nào tốt?

Với những thông tin trên đây, chắc hẳn chị em đã hiểu chu kỳ kinh nguyệt là gì? Các nhận biết sắp có kinh. Cũng như những thực phẩm nên và không nên ăn trong những ngày kinh. Từ đó, có sự chuẩn bị thật tốt để đón “nàng dâu”.