Khổ qua rừng: 10+ Công dụng chữa bệnh không ngờ tới

Tham vấn y khoa : Bác sĩ

Ngày cập nhật :30/11/2021

Khổ qua rừng được sử dụng chế biến nhiều món ăn ngon. Ngoài ra, đây còn còn thảo dược chữa nhiều bệnh mà nhiều người không ngờ tới.

Vậy thực hư khổ qua rừng có tác dụng gì? Nội dung bài viết dưới đây chúng tôi sẽ có những chia sẻ về vấn đề này.

Nội Dung Chính

Mô tả dược liệu

Khổ qua rừng hay còn được gọi với một cái tên khác là mướp đắng rừng. Loài cây này có tên khoa học là Momordica charantia, thuộc họ nhà bầu bí (Cucurbitaceae).

mô tả khổ qua rừng

Đây là loại thực phẩm, dược liệu tinh khiết vì nó sinh trưởng trong môi trường tự nhiên. Không chứa phân bón hoặc thuốc hóa học.

Đặc điểm thực vật

Nói đến khổ qua rừng là người ta nghĩ ngay đến một loại cây khá tương tự là mướp đắng được trồng ở nhà. Vậy hai loại quả này có sự khác biệt gì, cây mướp đắng rừng được mô tả ra sao?

Mướp đắng rừng cũng có dạng thân leo như mướp trồng ở nhà. Về cơ bản, nếu so sánh hai loại này, chúng ta chỉ có thể phân biệt nhờ kích thước.

Thân cây khổ qua rừng

Thân mướp đắng rừng là dây leo chia nhiều nhánh và lan rộng hoặc leo lên cao. Trên mỗi thân nhánh, cạnh nách lá còn có nhiều tua mọc ra.

Chúng khá mềm mại và thường quấn vào các vật xung quanh để giúp cây nương tự, vươn xa chắc hơn. Nhánh mướp phát triển dài tối đa có thể lên tới 2 – 3m. Các thân và tua cuốn càng về già càng dai.

Từ trên đốt thân, lá mướp đắng rừng mọc ra đối xứng và nối với thân bằng cuống dài khoảng 3 – 8cm, tùy điều kiện. Phiến lá thường được chia làm 5 – 7 thùy có độ dài ngắn so le. Khá giống như độ dài các ngón tay trên bàn tay.

Trong đó thùy giữa là lớn nhất, các phần còn lại ngắn dần về 2 bên. Màu sắc 2 mặt lá đều xanh nhưng mặt trên đậm hơn, phủ quanh lá là lớp lông mỏng nhạt màu.

Hoa

Trên mỗi cây mướp rừng thường phát triển cả hoa đực và cái với màu vàng tươi. Trong đó hoa cái được phân biệt bởi phần quả con nối giữa cuống với hoa. Các bông này đều mọc ra từ nách lá và khá nhỏ, xòe 5 cánh và có nhụy. Cuống của chúng thường dài hơn lá.

Hàng năm, hoa mướp đắng thường nở vào tháng 9 đến tháng 11. Rất nhiều ong và kiến bò lên sẽ giúp chúng chuyển phấn từ hoa đực sang hoa cái để tạo quả.

Quả khổ qua rừng

Sau khi được thụ phấn, phần hoa cái tiêu biến, để quả ở phía dưới phát triển. Trái mướp đắng rừng thường có hình thoi phình to ở giữa, lớp vỏ sần với nhiều u lồi.

So với mướp nhà thì kích thước của chúng khá ngắn, thường chỉ 5 – 10cm. Ngoài ra các u lồi thường nhọn như gai chứ không mềm nhẵn như mướp nhà. Về màu sắc, chúng thường xanh đậm hơn lúc còn xanh. Nhưng khi chín cũng ngả vàng, nứt vỏ, để lộ hạt đỏ.

Hạt

Trong mỗi quả mướp rừng có khá nhiều hạt, chúng được cấu tạo gồm nhân, vỏ và lớp màng bọc ngoài. Lúc quả còn xanh thì cả màng và hạt đều trắng mềm. Đến khi quả già thì màng chuyển đỏ cùng màu với ruột quả, còn hạt cứng lên và vàng đậm.

Bộ phận dùng

Tất cả các bộ phận thân, lá, quả của khổ qua rừng đều được sử dụng để làm vị thuốc.

Phân bố

Cây mướp đắng rừng thường mọc hoang, không có sự chăm sóc của con người. Cây được phân bố rộng rãi ở nhiều châu lục như Châu Phi, Châu Úc và Châu Á. Ở Châu Á, có Việt Nam, mướp đắng rừng mọc ở những vùng núi. Khu vực nhiều nhất là Nam Bộ và Đông Nam Bộ.

Đây là một loại dược liệu rất tốt, bởi nó có rất nhiều tác dụng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh. Vì vậy, cây thuốc không những được hái trên núi về mà còn được con người trồng tại nhà. Họ xem đó là nguồn rau sạch có mặt trong bữa cơm hàng ngày.

Bên cạnh đó, nhiều nơi còn trồng thành trang trại lớn. Nhằm mục đích buôn bán, bào chế thuốc hoặc làm trà khổ qua kinh doanh.

Thu hái và sơ chế

Mướp đắng rừng có thể thu hoạch bất kỳ vào thời điểm nào trong năm. Theo kinh nghiệm dân gian thì cứ 15 hoặc 20 ngày lại thu hoạch được một lần. Xong vụ thì người ta sẽ cắt cả dây khổ qua rừng phơi khô, làm dược liệu.

Tuỳ mục đích sử dụng mà có thể dùng khổ qua rừng tươi hay khô.

  • Loại tươi: Có vị đắng, có thể bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh trong 2 – 3 ngày.
  • Loại khô: Được phơi hoặc sấy khô, bên ngoài có màu nâu, nâu đỏ, bên trong lòng có màu trắng ngà, trắng vàng. Để nguyên trái hoặc thái lát mỏng, ít đắng hơn và bảo quản được lâu hơn.

Dược liệu cần được bảo quản ở nơi khô ráo, sạch sẽ và thoáng mát, tránh nguồn nước có thể gây ẩm mốc, mối mọt.

Bảo quản

Với dạng mướp đắng đã qua sơ chế, nên giữ trong túi kín và để nơi khô ráo, thoáng mát. Thỉnh thoảng có thể đem ra phơi lại phòng ẩm mốc hay mối mọt.

Thành phần hóa học

Trong khổ qua rừng có một số thành phần được ghi nhận bao gồm:

  • Peptide
  • Charantins
  • Ancaloit
  • Momocđixin

Ngoài ra, hàng loạt các thành phần dưỡng chất như chất xơ, vitamin, chất béo, khoáng chất. Vũng được tìm thấy trong lá và quả khổ qua rừng.

Vị thuốc khổ qua rừng

Tiếp đến là những thông tin về vị thuốc khổ qua rừng.

vị thuốc khổ qua rừng

Tính vị

Vị đắng, tính mát.

Quy kinh

Chưa tìm thấy tài liệu nào ghi chép về vấn đề này.

Tác dụng dược lý

Những tác dụng của khổ qua rừng được cả y học cổ truyền và Tây y ghi nhận

Theo y học cổ truyền

  • Mướp đắng rừng không độc, có tính mát giúp thanh nhiệt, giải độc, tiêu đờm.
  • Đáp ứng trong các trường hợp say nắng, bọ mụn nhọt, sốt hay viêm nhiễm…
  • Thường xuyên sử dụng loại thảo dược này còn giúp giảm stress, tinh thần sảng khoái, tốt cho da.
  • Dân gian thường sử dụng mướp đắng rừng để chữa các bệnh về gan, đau bụng, viêm họng, hạ đường huyết…

Theo y học hiện đại

Các nhà nghiên cứu khoa học đã kết luận rằng, khổ qua rừng có rất nhiều thành phần hóa học có lợi cho sức khỏe của con người. Do đó, đây là dược liệu rất tốt để chữa trị các bệnh lý như:

  • Hạ chỉ số đường huyết nhờ một số enzyme được kích hoạt để vận chuyển glucose từ máu đến tế bào.
  • Hỗ trợ kiểm soát tốt cho huyết áp và tim mạch. Giúp ngăn ngừa nguy cơ các vấn đề về tim gặp phải, phòng ngừa xơ vữa động mạch.
  • Hàm lượng dinh dưỡng Protein và vitamin C giúp cơ thể tăng khả năng miễn dịch. Vì vậy, rất tốt cho bệnh nhân ung thư, hỗ trợ tiêu diệt tế bào ung thư.
  • Hàm lượng Protein và hoạt chất Alkaloid có trong nước khổ qua rừng. Giúp cho chức năng nuốt của thực bào được tăng cường mạnh hơn.
  • Những khoáng chất, vitamin có trong tiên dược này còn hỗ trợ việc thải độc ở gan. Chất độc được chuyển đến thận và nhanh chóng ra bên ngoài.
  • Trái khổ qua rừng rất tốt với người bị các bệnh về gan: viêm gan B, C.
  • Tốt cho giấc ngủ, điều trị mất ngủ, giúp giấc ngủ ngon và sâu hơn.
  • Có công dụng làm đẹp da, giảm mụn nhọt, trẻ hoá làn da.

Cách dùng khổ qua rừng

Cách dùng khổ qua rừng như thế nào? Tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà có thể dùng khổ qua rừng theo nhiều cách khác nhau. Có thể là sắc nước uống, nước tắm hay chế biến thành món ăn. Dùng ở cả dạng khô hay dạng tươi đều mang đến những tác dụng tốt.

Về liều lượng hiện vẫn chưa có giới hạn cho định mức sử dụng khổ qua rừng. Tuy nhiên, việc quá lạm dụng, dùng quá nhiều sẽ gây ra những tác dụng phụ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe.

Xem thêm: [Mẹo hay] 20+ cách trị nghẹt mũi hiệu quả tức thì_không nên bỏ qua

Hướng dẫn sử dụng khổ qua rừng đúng cách

Sau đây là một vài cách sử dụng khổ qua rừng được áp dụng phổ biến nhất:

Chế biến món ăn

Phần lá và phần đọt mướp đắng rừng khi còn non có thể dùng làm nguyên liệu cho các món luộc, xào hay nấu canh. Riêng món canh có thể nấu chay, nấu với thịt viên, xương hay chả cá tươi đều rất ngon miệng.

Phần quả thì có thể bỏ ruột, thái mỏng để xào riêng hay xào chung với nhiều loại rau khác. Món mướp đắng rừng xào trứng cũng được rất nhiều người ưa thích. Ngoài ra, quả lúc còn non có thể bổ đôi để kho chung với thịt.

Trà khổ qua rừng

Ngoài việc chế biến khổ qua rừng thành các món ăn thì làm trà khổ qua rừng cũng là cách tốt có thể bảo quản và dùng dần.

Hướng dẫn cách làm:

  • Chuẩn bị khoảng 1kg quả mướp đắng rừng, đem đi rửa sạch rồi để ráo nước.
  • Cắt khổ qua thành từng lát mỏng, có thể bỏ hạt đi nếu bạn muốn.
  • Xếp lát khổ qua rải đều lên rổ sạch rồi đem đi phơi nắng cho khô. Nên dùng 1 miếng vải mỏng phủ lên trên để tráng bụi bẩn.
  • Khổ qua đã phơi khô đem đi sao vàng trên lửa nhỏ. Khi thấy khổ qua chuyển sang màu nâu nhẹ thì tắt bếp rồi để cho nguội.
  • Cuối cùng cho vào lọ thủy tinh và bảo quản ở trong tủ lạnh. Có thể dùng khoảng 2 tháng. Mỗi lần chỉ cần lấy ra vài lát hãm trong nước ấm để uống trực tiếp. Có thể thêm mật ong và đá để giảm vị đắng và tăng hương vị cho trà.

Ngoài việc dùng phần quả để làm trà thì bạn cũng có thể dùng rễ, thân hay lá. Đều có những tác dụng tốt với sức khỏe.

Các bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu khổ qua rừng

Sau đây là một số bài thuốc thông dụng có sử dụng khổ qua rừng.

bài thuốc từ khổ qua rừng

Tác dụng của quả khổ qua rừng với bệnh viêm gan

Nhờ vào đặc tính mát, không độc, có vị đắng dược liệu này có tác dụng giúp thanh nhiệt, giải độc cho gan. Vì vậy đối với những người bị viêm gan B, C có thể sử dụng khổ qua rừng để hỗ trợ điều trị bệnh tốt hơn.

Cách làm:

  • Chuẩn bị 10g cây thuốc sau đó rửa sạch và để ráo nước.
  • Sau đó cho vào ấm hoặc vật dụng bạn có để hãm. Hãm khổ qua trong 10 phút rồi rót ra uống hàng ngày.

Mỗi ngày uống 1 ly, uống lúc nước còn ấm, bởi nó dễ hấp thụ hơn tác dụng của trà quả khô. Nếu đắng quá, người bệnh khó uống có thể cho thêm một chút mật ong vào để uống cùng.

Tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh ung thư

Đây là một trong những tác dụng tuyệt vời của dược liệu này. Theo nghiên cứu khoa học dược liệu có khả năng làm giảm kích thước của khối u. Ngăn chặn sự phát triển và tiêu diệt tế bào ung thư.

Bên cạnh đó, vitamin C có trong dược liệu giúp người bệnh tăng khả năng kháng thể. Chống lại sự tấn công của tác nhân gây ung thư.

Bệnh nhân ung thư có thể sử dụng khổ qua rừng theo nhiều cách khác nhau như:

  • Sắc nước uống hoặc hãm trà từ dược liệu sấy khô. Uống như nước lọc hàng ngày và kiên trì sử dụng mỗi ngày.
  • Dùng mướp đắng rừng tươi để làm nguyên liệu nấu ăn hàng ngày như kho hoặc nấu canh, nhồi thịt…

Hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch

Đối với người bị bệnh tim mạch, trong quá trình điều trị bệnh nên sử dụng thêm khổ qua. Có thể sử dụng bằng cách uống dạng trà hoặc chế biến thành thức ăn hằng ngày.

Bởi dược liệu nhiều chất dinh dưỡng hỗ trợ giúp giảm mỡ máu, ổn định huyết áp. Đồng thời kìm hãm sinh sôi các gốc tự do, đồng nghĩa với việc bạn đang bảo vệ tim mạch.

  • Chuẩn bị 10g dược liệu sấy khô, đem rửa sạch với nước và để ráo nước hoàn toàn.
  • Sau đó sắc lấy nước và cho người bệnh uống như một loại trà hàng ngày.
  • Người đang điều trị tim mạch nên uống đều đặn ngày 2 lần sáng tối. Nên uống khi nước còn ấm.

Cách dùng khổ qua rừng trị tiểu đường

Cách dùng khổ qua rừng trị tiểu đường như sau.

  • Ăn sống: Sơ chế quả này thật sạch rồi thái lát mỏng, ngâm vào nước và cho vào ngăn đá để giảm độ đắng. Sau mỗi bữa ăn thì đem ra giã đông, dùng một lượng nhỏ.
  • Uống nước ép: Bạn cũng thái và ngâm nước các lát mướp sau đó vớt ra cho ráo. Xay nhuyễn mướp này với nước rồi lọc bỏ bã. Thêm mật ong, nước cốt chanh và một lượng tinh bột nghệ vào. Khuấy đều lên để sử dụng vào lúc mới ngủ dậy, chưa ăn sáng.
  • Xào nấm hương, tụy lợn: Thái nhỏ 100g quả mướp rừng, làm sạch nấm hương, tụy lợn, thái miếng. Sau đó đem xào lên để ăn, mỗi tuần thực hiện 2 – 3 lần.
  • Nấu cháo/canh đậu: Cũng dùng 100g mướp đắng rừng, kết hợp 150g nấm hương và 200 hạt đậu trắng. Rửa sạch các nguyên liệu để nấu thành cháo hoặc canh ăn thay cơm.
  • Làm canh thịt lợn băm: Dùng 100g quả này kết hợp 200g nấm hương và 150g thịt lợn nạc xay nhỏ. Đem sơ chế rồi nấu thành canh để ăn mỗi tuần 2 – 4 lần. Khổ qua hầm: Món này kết hợp mướp đắng 150g với 10g củ mài cùng 15g ý dĩ. 100g nấm hương và thịt lợn (200g). Sơ chế nguyên liệu để cho thịt, nấm, củ mài vào hầm. Đến khi sắp được thì bỏ mướp đắng và hạt ý dĩ vào.
  • Khổ qua xào trứng: Dùng 1 quả khổ qua to thái nhỏ, kết hợp với 2 quả trứng và 50g nấm hương thái chỉ. Rửa sạch cách nguyên liệu để xào thành hỗn hợp và ăn nóng.

Tác dụng với người bị cao huyết áp

Hạ huyết áp chính là câu trả lời cho câu hỏi dây khổ qua rừng trị bệnh gì. Dược liệu này rất tốt để điều hoà huyết áp hiệu quả.

Món khổ qua rừng nhồi thịt làm như sau:

  • Chuẩn bị 40g quả khô hoặc tươi, đem rửa sạch với nước.
  • Cách dùng mướp đắng rừng tươi: Hầm canh thịt, nhồi thịt ăn mỗi ngày.
  • Đối với mướp đắng rừng khô: Nấu nước hoặc hãm như trà để uống mỗi ngày.

Điều trị bệnh xương khớp bằng dược liệu

Đối với người bị bệnh xương khớp như đau nhức tay chân, thoát vị đĩa đệm, đau khớp… Trong quá trình điều trị bệnh, để đạt hiệu quả nhanh hơn hãy kết hợp cùng dược liệu lương qua nhé.

Chuẩn bị các dược liệu sau:

  • Dây đau xương, mướp đắng rừng: 10g (mỗi vị).
  • Cây cối xay, cỏ người, cây vòi voi, cỏ xước: 10g (mỗi vị).
  • Rễ ngũ trảo, quế chi, cây thần thông: 8g (mỗi vị).
  • Gừng tươi: 5g

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch tất cả các vị thuốc ở trên, để cho ráo.
  • Bỏ tất cả vị thuốc vào nồi hoặc ấm sắc thuốc với 1 lít nước. Sắc thuốc cho đến khi còn khoảng 0,4 lít thì ngưng bếp. Sau đó dùng hết trong ngày (chia làm 2 phần bằng nhau).

Điều trị gan nhiễm mỡ bằng khổ qua rừng

Cũng như các bệnh viêm gan B, C, mướp đắng rừng có tác dụng rất tốt với người bệnh gan nhiễm mỡ. Dược liệu giúp thanh nhiệt giải độc gan, loại trừ lượng mỡ còn tồn đọng trong gan hoặc cơ thể rất hiệu quả.

Bài thuốc mướp đắng rừng chữa gan nhiễm mỡ có 2 cách khác nhau:

  • Cách 1: Dùng ngọn, lá và quả còn non mang luộc rồi cho người bệnh ăn. Ăn đều đặn mỗi bữa một chén sẽ giảm lượng mỡ trong gan.
  • Cách 2: Sử dụng dây quả khô khoảng 10g mang hãm trà cho mỗi lần uống. Ngày dùng 2 ly sáng tối để đạt hiệu quả tốt nhất.

Khổ qua rừng điều trị hiệu quả bệnh rôm sảy

Nhờ có vị đắng, tính mát, khổ qua rừng trong dân gian là bài thuốc hiệu quả trị rôm sảy, nổi mẩn đỏ khắp người. Các bé nhỏ rất hay được ông bà hoặc mẹ dùng để tắm.

  • Dùng lá và dây mướp đắng rừng đã được phơi khô hoặc sấy: 1 nắm to.
  • Rửa sạch lá và dây khổ qua, để ráo. Cho vào nồi cùng 2 lít nước, bạn nấu cho sôi khoảng 10 phút. Để các tinh chất có thể ra hết hòa vào nước.
  • Để cho ấm nước rồi mang đi tắm cho bé, đều đặn mỗi ngày. Giúp hết ngứa, tình trạng rôm sảy giảm dần và hết hẳn.

Uống khổ qua rừng giúp giấc ngủ ngon và sâu hơn

Công dụng điều trị mất ngủ có lẽ đối với nhiều người vẫn còn xa lạ. Tuy nhiên, bạn sẽ rất ngạc nhiên khi sử dụng, nó mang lại hiệu quả cao.

Cách làm:

  • Chuẩn bị 10g dược liệu, rửa thật sạch để ráo.
  • Có thể nấu hoặc hãm thành trà uống hằng ngày.
  • Kiên trì một thời gian trước mỗi bữa đi ngủ, sẽ giúp giấc ngủ của bạn dễ dàng và sâu hơn.

Phân biệt mướp đắng rừng với loại nhà trồng

Trái khổ qua rừng và nhà trồng cũng không khó để phân biệt. Bởi vì hai loại này đều có những đặc điểm bên ngoài nhìn vào đã có thể nhận biết.

  • Mướp đắng rừng có thân, lá và quả nhỏ hơn mướp đắng nhà trồng. Lớp vỏ của quả sần sùi, nhỏ xinh, quả to nhất chỉ bằng hai đầu ngón tay. So với trái khổ qua nhà, hàm lượng về thuốc của khổ qua rừng nhiều gấp 10 lần.
  • Khổ qua nhà trồng thân, lá và quả to hơn khổ qua rừng rất nhiều. Có quả to bằng cả bắp tay. Lớp vỏ ngoài của khổ qua nhà nó bóng, tính năng dược liệu cũng ít hơn khổ qua rừng.

Uống nước khổ qua rừng nhiều có tốt không?

Uống nước khổ qua rừng nhiều có tốt không? Mặc dù mướp đắng rừng là nguồn nguyên liệu đem lại vô vàn lợi ích cho sức khỏe. Nhưng nếu dùng không đúng cách sẽ rất dễ phát sinh vấn đề rủi ro.

Nhất là trong trường hợp dùng quá nhiều có thể sẽ gây ra một số tác hại sau đây:

Kích thích sẩy thai

Đây là một trong những tác dụng phụ khá nghiêm trọng khi sử dụng quá nhiều khổ qua rừng. Nguyên nhân là do một số thành phần trong thảo dược này gây kích thích tử cung.

Những cơn kích thích nhẹ thường gây khó chịu, đau bụng. Tuy nhiên tình trạng kích thích mạnh có thể dẫn đến sinh non hay sẩy thai.

Không tốt cho sữa mẹ

Phụ nữ đang cho con bú được khuyến cáo là không nên ăn khổ qua rừng. Bởi một số thành phần mang độc tính nhẹ có trong khổ qua sẽ truyền qua sữa mẹ.

Đặc biệt là khổ qua mọc hoang dại hay được trồng ở những vùng thổ nhưỡng bị nhiễm kim loại nặng. Độc tính thường sẽ không gây ảnh hưởng ngay đến người lớn. Nhưng với trẻ con thì vấn đề sẽ nghiêm trọng hơn.

Tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hóa

Mặc dù loại cây này có tác dụng giúp tăng tiết men tiêu hóa và giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Nhưng nếu dùng quá nhiều thì ngược lại. Các vấn đề thường phát sinh là tiêu chảy, lỵ cũng như các bệnh về dạ dày.

Hạ đường huyết quá mức

Đây cũng là một trong những tác dụng phụ cần lưu ý khi sử dụng khổ qua rừng. Kể cả những bệnh nhân tiểu đường cũng không nên dùng quá nhiều thảo dược này.

Ăn nhiều không chỉ khiến lượng đường trong máu giảm đột ngột mà còn gây hạ huyết áp. Các triệu chứng thường gặp là hoa mắt, đau đầu, chóng mặt. Những người bị huyết áp thấp được khuyến cáo là nên hạn chế ăn khổ qua rừng.

Ảnh hưởng xấu đến phụ nữ sau sinh

Thành phần Vicine trong khổ qua rừng được cho là có khả năng gây ra một số hội chứng cấp tính. Điển hình như  nhức đầu, đau thắt lưng hay hôn mê. Nhất là ở những người có cơ địa nhạy cảm.

Phụ nữ sau sinh đẻ không chỉ có cơ địa nhạy cảm mà thể lực còn rất yếu. Cùng với đó hệ miễn dịch cũng kém đi rất nhiều. Chính vì thế nên hạn chế ăn khổ qua rừng để tránh những vấn đề không mong muốn phát sinh.

Giá khổ qua rừng

Có rất nhiều địa chỉ chuyên mua một bán mười. Vì vậy khi mua sản phẩm khổ qua rừng bạn phải hết sức chú ý về giá khổ qua rừng.

Nhìn chung thì giá của vị thuốc này dao động từ 500.000 đồng/kg – 600.000 đồng/kg. Giá bán này có thể thay đổi tùy theo mức nhu cầu sử dụng và các yếu tố tác động bên ngoài như thiên tai và thời tiết.

Xem thêm: Quả mâm xôi và 12 công dụng tốt cho sức khỏe không phải ai cũng biết

Cách gieo trồng, chăm sóc

Khổ qua rừng là loại cây ngắn ngày, chúng có chu kỳ sống chỉ khoảng nửa năm. Ở ngoài tự nhiên, những hạt quả già nứt ra, rơi xuống sẽ tự nảy mầm và sinh trưởng, cho trái.

Khi khổ qua rừng được khai thác trong tự nhiên quá nhiều mà vẫn không đáp ứng được nhu cầu làm thuốc. Nhiều nơi đã nhân giống loại cây này thành vườn dược liệu như sau.

Lấy hạt mướp đắng rừng đã già và phơi qua nắng để ủ bằng cách:

  • Pha nước ấm với tỉ lệ 3 sôi 2 lạnh rồi cho vào ngâm 4 giờ.
  • Vớt hạt này ra khăn xô ẩm và gói lại để ủ trong 24 giờ.
  • Tiếp theo, ngoài hạt đã ủ sẽ xuất hiện lớp nhờn. Bạn đem rửa sạch rồi tiếp tục ủ như vậy 3 – 5 ngày.
  • Chú ý cấp ẩm để hạt nhanh nứt nanh và nảy mầm.
  • Khi thấy đầu hạt có kẽ hở và phần rễ trắng nhọn nhô ra thì bạn có thể đem gieo vào khay.
  • Sau khi có con giống, bạn cần làm đất tơi xốp. Cung cấp dinh dưỡng và độ ẩm để đợi cây non cứng cáp và đánh ra trồng.
  • Cây giống phát triển khoảng 25 ngày là có thể trồng đại trà ngoài mặt đất. Bạn đánh luống và trồng cây cách cây một khoảng 50 – 60cm.
  • Chú ý bón phân lót và vun xới, làm cỏ, tưới nước, bổ sung dinh dưỡng trong các thời kỳ phát triển của cây.

Trên đây là những thông tin về khổ qua rừng. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho những bạn đang tìm kiếm về công dụng của loại quả này.