20 Tác dụng của quả sung với sức khỏe ít người biết
Ngày cập nhật :03/01/2023
Tác dụng của quả sung đối với sức khỏe là vô vàn.Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ để tận dụng hết lợi ích của loại quả này.
Nội Dung Chính
- 1 Mô tả dược liệu
- 2 Ai không nên ăn quả sung?
- 3 Tác dụng của quả sung có thể bạn không biết
- 3.1 Ngăn ngừa táo bón
- 3.2 Giảm cân
- 3.3 Hạ cholesterol
- 3.4 Phòng ngừa bệnh nhồi máu cơ tim
- 3.5 Phòng ngừa ung thư đại tràng
- 3.6 Bảo vệ chống lại ung thư vú sau mãn kinh
- 3.7 Tốt cho bệnh nhân tiểu đường
- 3.8 Phòng cao huyết áp
- 3.9 Viêm phế quản
- 3.10 Giúp giảm đau
- 3.11 Giúp xương chắc khỏe
- 3.12 Trái sung tốt cho sản phụ thiếu sữa
- 3.13 Hỗ trợ các vấn đề về đường tình dục
- 3.14 Cải thiện sức khỏe mái tóc
- 3.15 Giúp trị mụn cóc
- 3.16 Giúp hạ sốt
- 3.17 Hỗ trợ giấc ngủ ngon
- 4 Một số bài thuốc chữa bệnh từ quả sung
- 4.1 Bài thuốc chữa viêm họng từ quả sung
- 4.2 Tác dụng của quả sung điều trị hen phế quản
- 4.3 Dùng sung trị rối loạn tiêu hóa do tỳ vị hư nhược
- 4.4 Tác dụng của quả sung chữa táo bón
- 4.5 Trị sản phụ thiếu sữa bằng quả sung tươi
- 4.6 Bài thuốc trị lở loét và mụn nhọt bằng sung
- 4.7 Dùng quả sung chữa ho khan không kèm đờm
- 4.8 Bài thuốc trị viêm loét dạ dày tá tràng bằng sung khô
- 4.9 Chữa chứng sa đì sau sinh
- 4.10 Bài thuốc chữa viêm khớp
- 4.11 Tác dụng của quả sung hỗ trợ điều trị các bệnh sinh lý
- 4.12 Bài thuốc trị ung thư phổi từ quả sung xanh
- 4.13 Chữa khàn tiếng, mất giọng với quả sung
- 4.14 Chữa trĩ bằng bài thuốc xông từ quả sung
- 4.15 Chữa hen suyễn với mủ từ quả sung
- 4.16 Bài thuốc trị sỏi gan và sỏi mật
- 5 Cách chọn mua quả sung
- 6 1001 Món ngon từ quả sung và cách chế biến
- 7 Tác hại của quả sung nếu dùng sai cách
- 8 Những điều cần lưu ý khi sử dụng quả sung
Mô tả dược liệu
Tên gọi khác: Lo va, ưu đàm thụ, dong, sung, figs (tên tiếng Anh)
Tên khoa học: Ficus racemosa L
Họ: Dâu tằm (danh pháp khoa học: Moraceae)
Đặc điểm thực vật
Cây sung có chiều cao trung bình từ 15 – 20m, thân gỗ, đường kính khoảng 60 – 90cm và vỏ có màu nâu. Lá cây mọc so le, có hình bầu dục hoặc hình ngọn giáo và được phủ lông tơ.
Quả sung mặc thành chùm trên cành nhỏ của cây. Quả thường có hình dạng như quả lê và có màu cam ánh đỏ khi chín. Quả sung có đường kính trung bình khoảng 2 – 2.5cm và có cuống dài 1cm.
Bộ phận dùng
Sung thường được sử dụng để chế biến món ăn và sử dụng làm thuốc.
Phân bố
Cây sung thường phân bố ở các nước Đông Nam Á, Trung Quốc. Nepal, Parkistan, Australia, New Guinea, Sri Lanka,… Sung thường sống tại các khu vực có độ ẩm cao như vùng đất gần thác nước, sông và hồ.
Thu hái – sơ chế
Quả sung được hái trực tiếp, có thể dùng tươi hoặc đem sấy khô và dùng dần. Thời gian thu hái thường kéo dài từ tháng 8 – 10 hằng năm.
Bảo quản
Nơi khô thoáng.
Thành phần hóa học
Quả sung chứa các thành phần hóa học đa dạng, bao gồm shikimic acid, citric acid, auxin, glucose, sacarose, oxalic acid, malic acid, phốt pho, kali, canxi, vitamin B1, vitamin C, A, K, B, magie, đồng, mangan,…
Cách dùng – liều lượng
Có thể dùng quả sung bằng cách ăn trực tiếp, sắc uống hoặc dùng ngoài. Nếu dùng uống, nên sử dụng từ 30 – 60g/ ngày.
Ai không nên ăn quả sung?
Quả sung có tác dụng tốt khi được sử dụng đúng đối tượng và đúng liều lượng. Vì vậy, những người mắc các bệnh sau đây cần chú ý khi ăn quả sung:
- Bệnh Gout (gút)
- Người mắc các bệnh lý về xương khớp
- Bệnh thận và túi mật
- Phụ nữ có thai
- Người đang sử dụng các thuốc chống đông máu như warfarin,…
- Người có tiền sử dị ứng với mủ cao su
- Người chuẩn bị phẫu thuật
- Người đang sử dụng các thuốc tiểu đường.
Tác dụng của quả sung có thể bạn không biết
Quả sung mang lại nhiều công dụng hữu hiệu cho người dùng, đặc biệt được áp dụng vào nhiều bài thuốc của Đông Y. Dưới đây là một số liệt kê được chỉ ra các tác dụng của quả sung phổ biến:
Ngăn ngừa táo bón
Mỗi quả sung có 5 gam chất xơ. Nồng độ chất xơ cao giúp tăng cường chức năng ruột và ngăn ngừa táo bón.
Chất xơ làm tăng khối lượng và khối lượng đi tiêu. Vì vậy nó không chỉ ngăn ngừa táo bón, mà còn giúp loại bỏ tiêu chảy và những cử động ruột không lành mạnh.
Giảm cân
Chất xơ trong sung cũng giúp giảm cân và thường được khuyên dùng cho người béo phì. Tuy nhiên, lượng calo cao của chúng cũng có thể dẫn đến tăng cân, đặc biệt là khi tiêu thụ với đường sữa.
Hạ cholesterol
Sung có chứa pectin, chất xơ hòa tan. Khi chất này di chuyển qua hệ thống tiêu hóa, nó về cơ bản sẽ kéo theo lớp cholesterol dư thừa và mang chúng đến hệ thống bài tiết và loại bỏ cholesterolkhỏi cơ thể.
Là một chất xơ hòa tan, pectin từ quả sung cũng kích thích chuyển động ruột khỏe mạnh.
Phòng ngừa bệnh nhồi máu cơ tim
Sung tươi hoặc khô đều có chứa phenol, Omega-3 và Omega-6. Những axit béo này làm giảm nguy cơ bệnh nhồi máu cơ tim.
Hơn nữa, lá của quả sung có ảnh hưởng đáng kể đến mức triglycerides trong hệ thống tim mạch của một người.
Phòng ngừa ung thư đại tràng
Sự hiện diện của chất xơ giúp kích thích sự loại bỏ các gốc tự do và các chất gây ung thư khác. Đặc biệt là ở ruột già, vì chất xơ làm tăng chuyển động tốt cho ruột.
Bảo vệ chống lại ung thư vú sau mãn kinh
Hàm lượng chất xơ trong sung đã được biết để bảo vệ chống lại ung thư vú, và sau khi mãn kinh, sự cân bằng hormone ở phụ nữ thường dao động. Hệ thống của cơ thể kết nối với nhau để các hormon ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch, lần lượt ảnh hưởng đến khả năng chống oxy hóa để chống lại các gốc tự do.
Tốt cho bệnh nhân tiểu đường
Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ có công bố sung là một quả có chất xơ cao giúp chức năng kiểm soát bệnh tiểu đường. Quả sung giúp giảm lượng insulin cần thiết cho bệnh nhân tiểu đường phải thường xuyên tiêm insulin.
Những quả sung giàu Kali, giúp điều chỉnh lượng đường được hấp thụ vào cơ thể sau bữa ăn. Một lượng kali lớn có thể đảm bảo rằng lượng đường trong máu thường xuyên ổn định hơn. Vì vậy quả sung có thể giúp bệnh nhân tiểu đường sống một cuộc sống bình thường.
Phòng cao huyết áp
Người ta thường dùng natri dưới dạng muối, nhưng kali thấp và natri cao có thể dẫn đến cao huyết áp. Những quả sung có hàm lượng kali cao và ít natri. Vì thế chúng là sự phòng ngừa hoàn hảo trước sự xuất hiện và ảnh hưởng của chứng cao huyết áp.
Sử dụng sung như một loại quả ăn vặt, có thể giải quyết các dây thần kinh và mang lại sự bình tĩnh cho ngày của bạn.
Viêm phế quản
Các hóa chất tự nhiên trong lá sung làm cho nó trở thành một thành phần lý tưởng cho trà uống.
Trà chứa thành phần lá sung được sử dụng phổ biến cho các bệnh hô hấp như viêm phế quản.Nó cũng được sử dụng như một cách để ngăn ngừa và làm giảm các triệu chứng của bệnh nhân hen.
Giúp giảm đau
Sung được sử dụng như là phương thuốc giảm đau và chống dị ứng truyền thống ở tiểu lục địa Ấn Độ và một vài khu vực khác trên thế giới.
Giúp xương chắc khỏe
Quả sung theo Đông y nhận định có tính hoạt huyết, giúp tăng cường máu lưu thông. Chính vì thế mà thảo dược có tác dụng giảm đau nhức rất công hiệu, đặc biệt là đau nhức xương khớp.
Sung khô chứa hàm lượng canxi rất cao. Vì thế mà nó góp phần rất lớn bảo vệ xương của bạn. Giúp những chấn thương thương về xương mau lành và hạn chế đau nhức.
Trái sung tốt cho sản phụ thiếu sữa
Quả sung xanh có công dụng làm tăng cường tiết sữa ở phụ nữ sau khi sinh. Vì thế mà các sản phụ nên sử dụng trái sung xanh đun với nước uống mỗi ngày. Để tạo ra sữa nhiều dưỡng chất tốt cho trẻ sinh.
Hỗ trợ các vấn đề về đường tình dục
Loại quả này có chứa các Amino Axit, giúp hỗ trợ điều trị các triệu chứng về yếu sinh lý, xuất tinh sớm ở nam giới, phục hồi được phong độ phái mạnh.
Loại quả này từ lâu đã được xem như là một phương thuốc áp dụng cho chuyện phòng the. Kích thích ham muốn, tăng khoái giảm và kéo dài thời gian quan hệ.
Bên cạnh những chức năng hữu hiệu đó. quả sung giúp thông huyết, tăng cường sức khỏe sinh lý hiệu quả.
Cải thiện sức khỏe mái tóc
Có rất ít các nghiên cứu chứng minh mối liên hệ giữa quả sung với sức khỏe mái tóc. Tuy nhiên, loại quả này rất giàu chất sắt – một khoáng chất quan trọng, giúp duy trì một mái tóc khỏe mạnh.
Giúp trị mụn cóc
Một nghiên cứu cũ trên International Journal of Dermatology đã so sánh tác dụng của nhựa (mủ) cây sung với tác dụng của phương pháp áp lạnh đối với mụn cóc thông thường.
25 người tham gia nghiên cứu bị mụn cóc thông thường ở cả hai bên cơ thể. Các nhà nghiên cứu bôi nhựa cây sung ở một bên.Bên kia sử dụng phương pháp áp lạnh. Kết quả: nhựa sung giải quyết hoàn toàn mụn cóc cho 44% người tham gia. Song liệu pháp áp lạnh lại có hiệu quả hơn: chiếm 56%.
Giúp hạ sốt
Một nghiên cứu trên chuột cho thấy một liều chiết xuất rượu sung làm giảm nhiệt độ cơ thể đến 5 giờ.
Đến thời điểm hiện nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa giải thích được tác dụng làm giảm nhiệt độ của quả sung. Vậy nên vẫn cần một số nghiên cứu sâu sơn về vấn đề này.
Hỗ trợ giấc ngủ ngon
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng tryptophan trong quả sung có tác dụng giúp ngủ ngon và ngăn chặn rối loạn giấc ngủ. Vì vậy trước khi đi ngủ, bạn nên ăn vài quả sung để có một giấc ngủ ngon.
Một số bài thuốc chữa bệnh từ quả sung
Quả sung thường được sử dụng để điều trị viêm họng, sỏi gan, sỏi mật, mụn nhọt, táo bón, bệnh trĩ,…
Bài thuốc chữa viêm họng từ quả sung
- Cách 1: Chuẩn bị một ít quả sung tươi. Đem sung sấy khô, sau đó tán thành bột mịn. Mỗi lần dùng một ít bột, thổi trực tiếp vào cổ họng.
- Cách 2: Gọt vỏ sung tươi, sau đó thái phiến và sắc lấy nước. Cho đường phèn vào nước sắc, đun lửa nhỏ và cô thành cao. Mỗi lần dùng 1 ít cao ngậm cho đến khi tan hoàn toàn.
Tác dụng của quả sung điều trị hen phế quản
Chuẩn bị: Một lượng sung tươi vừa đủ.
Thực hiện: Đem sung rửa sạch, sau đó để ráo, giã nát và ép lấy nước uống. Thực hiện mỗi ngày 1 lần cho đến khi khỏi hẳn.
Dùng sung trị rối loạn tiêu hóa do tỳ vị hư nhược
Chuẩn bị: Sung tươi 30g.
Thực hiện: Rửa sạch sung, sau đó thái nhỏ và sao hơi cháy. Mỗi ngày dùng 10g hãm với nước sôi trong 20 phút, thêm 1 ít đường phèn và dùng uống thay cho nước trà.
Tác dụng của quả sung chữa táo bón
- Cách 1: Dùng 9g sung tươi và sắc uống hàng ngày.
- Cách 2: Ăn từ 3 – 5 quả sung chín/ ngày.
- Cách 3: Chuẩn bị 10 quả sung tươi, sau đó rửa sạch và chẻ đôi. Làm sạch 1 đoạn ruột heo, sau đó thái nhỏ và trộn đều với sung. Đem hầm trong nhiều giờ cho mềm, thêm gia vị và ăn hết trong ngày.
Trị sản phụ thiếu sữa bằng quả sung tươi
Chuẩn bị: Móng lợn 500g và sung tươi 130g.
Thực hiện: Đem rửa sạch, chặt nhỏ móng lợn và chẻ đôi quả sung. Cho vào nồi, thêm nước và hầm thật nhừ. Khi ăn, nêm nếm gia vị vừa phải.
Bài thuốc trị lở loét và mụn nhọt bằng sung
Chuẩn bị: Một ít sung chín.
Thực hiện: Đem sao khô quả sung, tán bột mịn và rắc lên vết loét. Đồng thời nên sắc quả sung tươi và ngâm rửa vùng da tổn thương trong 20 phút.
Dùng quả sung chữa ho khan không kèm đờm
Chuẩn bị: 50 – 100g sung chín tươi và 50 – 100g gạo.
Thực hiện: Sung gọt bỏ vỏ và nấu với gạo thành cháo. Chia thành nhiều lần ăn và dùng hết trong ngày.
Bài thuốc trị viêm loét dạ dày tá tràng bằng sung khô
Chuẩn bị: Một ít sung sao khô
Thực hiện: Đem sung tán bột và cất vào hũ thủy tinh dùng dần. Mỗi lần sử dụng 6 – 9g uống cùng với nước ấm.
Chữa chứng sa đì sau sinh
Chuẩn bị: Tiểu hồi hương 9g và 2 quả sung chín
Thực hiện: Đem sắc uống.
Bài thuốc chữa viêm khớp
- Cách 1: Dùng sung tươi hầm với thịt lợn nạc, ăn hết trong ngày.
- Cách 2: Hoặc dùng 2 – 3 quả sung tươi, thái nhỏ và chiên với trừng gà.
Tác dụng của quả sung hỗ trợ điều trị các bệnh sinh lý
Chuẩn bị: 2 – 3 quả sung và 1 ít sữa.
Thực hiện: Chẻ đôi quả sung và ngâm với sữa qua đêm. Sáng hôm sau, ăn cả nước và cái.
Bài thuốc trị ung thư phổi từ quả sung xanh
Chuẩn bị: Chè xanh 10g và quả sung xanh 20 quả.
Thực hiện: Rửa sạch nguyên liệu và cho vào nồi nước đun trong 20 phút. Dùng nước uống thay trà liên tục trong nhiều tháng.
Chữa khàn tiếng, mất giọng với quả sung
Chuẩn bị: 20g quả sung và một ít mật ong/ đường phèn.
Thực hiện: Sắc quả sung với nước, sau đó thêm mật ong/ đường phèn vào và dùng uống trong ngày.
Chữa trĩ bằng bài thuốc xông từ quả sung
Chuẩn bị: 10 – 20 quả sung.
Thực hiện: Đem sung đun với 2l nước, sau đó dùng để xông và rửa hậu môn. Thực hiện từ 3 – 5 liệu trình (mỗi liệu trình kéo dài 7 ngày)
Chữa hen suyễn với mủ từ quả sung
Chuẩn bị: Vài quả sung xanh
Thực hiện: Chẻ quả sung và lấy mủ, đem hòa với mật ong và uống trước khi ngủ.
Bài thuốc trị sỏi gan và sỏi mật
Chuẩn bị: 50 – 60g quả sung khô.
Thực hiện: Đem sung sắc với 4 bát nước, còn 1 bát và chia thành nhiều lần uống trong ngày. Thực hiện liên tục trong 2 – 3 tháng để đạt được kết quả tốt.
Xem thêm: Quả mâm xôi và 12 công dụng tốt cho sức khỏe không phải ai cũng biết
Cách chọn mua quả sung
Chọn mua quả sung ngon sẽ giúp bạn hấp thụ tối ưu các chất dinh dưỡng từ loại quả này và không làm ảnh hưởng đến sức khỏe hiện tại. Vậy hãy áp dụng cách chọn mua quả sung mà Điện máy XANH gợi ý cho bạn như sau:
Quả sung tươi
Quả sung tươi có màu sắc (như nâu, vàng, xanh lam, tím đậm) và kích thước nhỏ to cũng khá đa dạng. Bạn nên chọn những quả sung chín có độ đàn hồi tốt khi chạm vào và có hương vị ngọt nồng khi nếm thử. Bề mặt vỏ quả có thể bị xước nhẹ cũng không sao.
Tránh chọn quả sung còn cứng hoặc bị dập, bầm và nổi nấm mốc, thậm chí xuất hiện mùi chua, thối.
Quả sung khô
Chọn mua quả sung khô có trong bao bì, nguồn gốc và thời hạn sử dụng rõ ràng. Khi kiểm tra, quả sung không có mùi lạ và xuất hiện nấm mốc.
1001 Món ngon từ quả sung và cách chế biến
Để chế biến các món ăn khác nhau từ quả sung, bạn có thể tham khảo một số món ăn dưới đây:
Quả sung tươi
Được biết đến là loại quả có hàm lượng calo thấp và chứa nhiều chất dinh dưỡng nên quả sung tươi trở thành món ăn nhẹ tuyệt vời. Bạn có thể làm món tráng miệng, món salad hoặc làm mứt từ quả sung tươi.
Trước khi ăn, bạn nên rửa sạch quả sung dưới vòi nước và dùng tay chà nhẹ lên bề mặt của quả, tránh dùng bàn chải để chà. Sau đó, lau khô và ăn trực tiếp nguyên quả hoặc chế biến thành món ăn yêu thích. Bạn có thể gọt vỏ nếu như không thích.
Quả sung khô
Là loại quả chứa nhiều calo và đường, trái ngược lại với quả sung tươi. Vì thế, bạn có thể sử dụng quả sung khô để hỗ trợ điều trị táo bón tại nhà.
Bạn có thể ăn quả sung khô như các loại trái cây sấy khô khác, hoặc sử dụng trong các món bánh, món cháo hoặc ăn kèm với sữa chua.
Lá sung
Lá sung có giá trị dinh dưỡng cao và được chế biến theo nhiều cách khác nhau, thậm chí bạn có thể sử dụng lá sung để làm màng bọc cho các món ăn có cơm và thịt. Ngoài ra, trà lá sung cũng có nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe.
Nộm sung
Sung được chế biến thành món nộm truyền thống hoặc kết hợp với tai heo giòn sựt, hòa lẫn vị chua ngọt của nước gỏi ăn rất lạ miệng. Bạn có thể dùng kèm với bánh đa nướng hoặc phồng tôm.
Mứt sung
Mứt sung có màu hồng đẹp mắt, trông giống mứt dâu tây nhưng có vị ngọt lịm và độ dẻo đặc trưng của quả sung. Đây là món ăn vặt có lợi cho sức khỏe và bạn có thể ăn không hoặc dùng kèm với bánh mì nướng để đổi mới khẩu vị.
Sung kho thịt lợn
Nguyên liệu: Sung bánh tẻ 200 – 300g, thịt lợn nạc 200g, hành lá và gia vị.
Thực hiện:
- Bước 1: Quả sung rửa sạch, bổ đôi hoặc bổ sao cho vừa ăn rồi ngâm vào nước muối loãng khoảng 15 – 20 phút để loại bỏ vị chát. Sau đó, vớt ra để ráo nước.
- Bước 2: Thịt lợn thái miếng vừa ăn, ướp gia vị đầy đủ rồi đảo sơ trên bếp. Khi thịt chín tới thì thêm sung vào và cho nước ngập mặt thịt và kho khoảng 10 phút thì tắt bếp. Và đây là thành quả của bạn!
Gỏi sung tai heo
Nguyên liệu: Sung bánh tẻ 100g, tai heo 100g, giấm, tỏi, ớt và gia vị.
Thực hiện:
- Bước 1: Sung rửa sạch, thái lát, ngâm trong nước muối loãng 15 phút. Sau đó vớt ra để ráo. Tỏi băm nhuyễn và ớt thái nhỏ. Tai heo luộc chín và thái miếng vừa ăn.
- Bước 2: Pha nước chấm trộn: 1 thìa nước mắm, 1 thìa đường, 1 thìa giấm ăn, 1 thìa nước cốt chanh và nửa thìa ớt, tỏi băm nhuyễn.
- Bước 3: Trộn sung, tai heo và nước chấm vừa pha. Trộn đều các nguyên liệu trên và nêm nếm gia vị cho vừa miệng.
Sung muối chua ngọt
Nguyên liệu: Sung tươi, muối trắng, chanh, sả, tỏi, ớt, dấm và gia vị.
Thực hiện:
- Bước 1: Sung rửa sạch, bổ miếng vừa ăn, ngâm trong nước muối loãng cùng nước cốt chanh trong khoảng 30 phút đến khi sung hết nhựa trắng và chát. Sau đó, vớt ra để thật ráo, càng khô càng tốt.
- Bước 2: Pha nước ngâm: Chuẩn bị một bát nước đun sôi để nguội, thêm bột canh và đường (tỷ lệ 1:1), khuấy tan; thêm dấm và nước mắm. Nêm nếm sao cho đủ 3 vị chua, ngọt, mặn.
- Bước 3: Tỏi, sả, ớt thái mỏng và vào nước ngâm sung.
- Bước 4: Cho sung đã ráo nước và hỗn hợp gia vị ngâm vào một lọ thủy tinh là xong.
Rượu quả sung
Nguyên liệu: Sung chín 1kg và 4 lít rượu.
Cách ngâm rượu quả sung:
- Bước 1: Quả sung bổ đôi, đem phơi khô và hạ thổ.
- Bước 2: Đem ngâm với rượu trong khoảng 1 tháng là dùng được. Mỗi bữa dùng 2 – 3 ly rượu nhỏ sẽ rất tốt.
Tác hại của quả sung nếu dùng sai cách
Tuy nhiều lợi ích tuyệt vời đối với cơ thể nhưng quả sung cũng có một số tác dụng không mong muốn khi lạm dụng quá nhiều, cụ thể như sau:
Ăn nhiều sung chín gây xuất huyết
Theo đông y, quả sung có vị ngọt, chát, tính bình. Thực chất ăn sung có tác dụng tăng cường khí huyết, giúp cho máu lưu thông tốt hơn.
Thế nhưng ngược lại, quả sung chín có tính nóng nên ăn quá nhiều sung chín có khả năng gây ra xuất huyết trong, xuất huyết trực tràng, võng mạc hoặc thậm chí là chảy máu nhẹ ở vùng âm đạo.
Do vậy, không nên ăn nhiều sung chín do nó không hề tốt cho cơ thể nhất là đối với những bệnh nhân bị thiếu máu hoặc xuất huyết.
Làm giảm lượng đường huyết trong máu
Axit chlorogenic được phát hiện trong quả sung có đặc tính giúp giảm và kiểm soát lượng đường trong máu.
Ăn sung là một phương pháp hỗ trợ điều trị mà người mắc bệnh tiểu đường tuýp II (phát sinh với người trưởng thành) nên thử.
Ngược lại, cần lưu ý rằng người không mắc tiểu đường, người có chứng đường huyết thấp không nên ăn sung để tránh gây ra tình trạng hạ đường huyết trong máu, khiến bệnh thêm nguy hiểm.
Khiến da trở nên nhạy cảm với ánh nắng mặt trời
Hợp chất chống oxy hóa trong quả sung có tác dụng giúp làn da của chị em phụ nữ gìn giữ được vẻ căng bóng mịn màng.
Một số nghiên cứu còn cho thấy ăn sung giúp chữa mụn nhọt, u da và các bệnh mãn tính về da. Vậy nhưng cùng với đó, một tác dụng phụ khác của sung là làm làn da của chúng ta trở nên nhạy cảm với ánh nắng mặt trời.
Nếu như ăn nhiều sung và di chuyển, làm việc nhiều dưới ánh nắng bạn không chỉ bị tăng hắc tố dưới da mà còn có khả năng mắc các bệnh khác về da như phát ban, mẩn đỏ, bỏng rát da..
Gây ra cảm giác đầy bụng, khó tiêu
Dù loại quả này có tác dụng tốt đối với người bị táo bón, nó sẽ ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu hóa đang hoạt động bình thường.
Nguyên nhân là do hàm lượng chất xơ được phát hiện có trong quả sung rất lớn, lớn hơn cả các loại rau củ nhiều chất xơ được biết đến nhiều như hành tây, bắp cải hay măng tre.
Như vậy, ăn quá nhiều sung sẽ làm cho hệ tiêu hóa của bạn gặp phải các vấn đề như đầy hơi, khó tiêu và đau bụng. Nên hạn chế ăn và uống một cốc nước lạnh mỗi khi ăn sung để tránh gặp phải tác dụng phụ này.
Có khả năng gây ngộ độc
Quả sung là một loại quả dân dã và không bị phun thuốc sâu hay các chất hóa học gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Tuy nhiên, do cấu tạo bên trong khá đặc biệt nên quả sung. Đặc biệt là sung chín thường hay xuất hiện sâu, bọ, côn trùng bên trong. Điều này khiến cho việc ăn sung tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm.
Do vậy, hãy bổ và rửa thật sạch và kĩ quả sung trước khi ăn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bản thân và gia đình bạn.
Chứa các acid oxalic có hại
Trong quả sung có chứa nhiều các acid oxalic. Chất này ở dạng thường không có hại với sức khỏe con người. Tuy nhiên khi xuất hiện với lượng lớn, acid oxalic khi đi qua hệ bài tiết sẽ kết hợp với canxi tạo ra cặn muối oxalate và hình thành sỏi thận. Quá trình tương tự cũng xảy ra tại mật và bàng quang.
Ngoài ra, ăn sung cũng có thể ảnh hưởng đến lá lách- bộ phận sản sinh ra bạch cầu. Một tác hại khác của oxalate là làm ức chế quá trình hấp thu canxi của cơ thể.Khiến cơ thể thiếu hụt canxi, gây loãng xương và các bệnh liên quan đến xương khớp.
Dẫn đến các bệnh xương khớp
Đây là loại quả có chứa hàm lượng oxalat cao. Hợp chất này làm ngăn cản quá trình hấp thụ canxi, dẫn đến các vấn đề về xương khớp.
Xem thêm: Khổ qua rừng: 10+ Công dụng chữa bệnh không ngờ tới
Hại cho mật và thận
Hợp chất oxalat gây cản trở hấp thụ canxi khiến bệnh nhân thận và túi mật trở nên nặng hơn. Từ đó, ngăn cản sự đào thải các chất độc có hại cho cơ thể như acid uric,… gây nên triệu chứng bệnh Gout.
Những điều cần lưu ý khi sử dụng quả sung
Khi sử dụng quả sung, bạn nên lưu ý những điều sau đây:
- Sung có tác dụng hoạt huyết nên cần tránh dùng cho phụ nữ mới mang thai. Sử dụng sung trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể gây sảy thai.
- Những người bị dị ứng với mủ cao su có thể dị ứng với mủ bên trong quả sung. Do đó bạn nên cân nhắc trước khi dùng sung để điều trị.
- Dược liệu này chứa nhiều vitamin K có tác dụng thúc đẩy quá trình đông máu. Vì vậy cần tránh dùng khi đang điều trị bằng thuốc chống đông máu như warfarin.
- Ăn quá nhiều sung có thể gây tiêu chảy và phân lỏng.
Quả sung đem lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe và có thể hỗ trợ điều trị một số bệnh lý thường gặp. Tuy nhiên trước khi dùng dược liệu này để chữa bệnh, bạn nên tham vấn bác sĩ để giảm các rủi ro và tác dụng không mong muốn.
Bài Liên Quan