Hướng dẫn khám nhanh, thuận lợi tại Bệnh viện K1 – Phan Chu Trinh

Tham vấn y khoa : Bác sĩ

Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn khám nhanh, thuận lợi tại Bệnh viện K1 – Phan Chu Trinh (Quán sứ). Hy vọng, các bạn sẽ có thêm những kinh nghiệm thực tế khi đến đây.

Nội Dung Chính

Giới thiệu về Bệnh viện K Hà Nội

Bệnh viện K Hà Nội được thành lập vào ngày 17/7/1969 từ tiền thân là Viện Curi Đông Dương. Bệnh viện K là cơ sở đầu ngành của cả nước về phòng và chống ung thư.

Hiện nay, bệnh viện có 3 cơ sở khang trang, sạch sẽ và nhiều trang thiết bị hiện đại sánh ngang tầm với các quốc gia trong khu vực.

Bệnh viện K

3 cơ sở khám chữa bệnh của bệnh viện K trên địa bàn Hà Nội là:

  • Cơ sở 1: Số 43 Quán Sứ và số 9A – 9B Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Cơ sở 2: Tựu Liệt, Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội
  • Cơ sở 3: Số 30 đường Cầu Bươu, Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội

Tuy nhiên, trong cả 3 cơ sở thì Bệnh viện K cơ sở 1 vẫn luôn là lựa chọn hàng đầu của nhiều bệnh nhân. Vì vậy, trong bài viết này Hải Vân sẽ đưa ra những thông tin về bệnh viện K cơ sở 1 để mọi người có thể tham khảo và đánh giá chất lượng của bệnh viện K cơ sở 1.

Khi nào nên đi khám ở bệnh viện K?

Các bác sĩ chuyên khoa khuyên rằng, nếu bạn phát hiện ra mình có những dấu hiệu dưới đây. Hãy chủ động đi khám tại bệnh viện K càng sớm càng tốt:

  • Vết loét lâu liền;
  • Ho dai dẳng, tức ngực điều trị không đỡ,
  • Chậm tiêu, khó nuốt;
  • Thay đổi thói quen bài tiết phân, nước tiểu;
  • U ở vú hay ở trên cơ thể;
  • Hạch to lên không bình thường;
  • Chảy máu, chảy dịch bất thường ở âm đạo ngoài kỳ kinh;
  • Ù tai, nhìn lệch;
  • Gầy sút, thiếu máu không giải thích được…

Xem thêm: [ Bệnh viện K ] – Địa chỉ khám chữa bệnh ung thư hàng đầu Việt Nam

Tại sao mọi người luôn đặt bệnh viện K1 là lựa chọn hàng đầu?

Bệnh viện K1 là địa chỉ đầu tiên trong 3 cơ sở của bệnh viện K. Với nhiệm vụ chính là cấp cứu, khám, điều trị, phòng chống bệnh và phục hồi chức năng chuyên khoa ung bướu, bệnh viện là địa chỉ uy tín, đáng tin cập cho bệnh nhân có nhu cầu khám sàng lọc phát hiện sớm và ngăn ngừa, điều trị ung thư.

Cả 3 cơ sở của Bệnh viện K đều khám chữa bệnh tốt và hiệu quả nhưng mọi người thường lựa chọn bệnh viện K1 vì lí do sau đây:

Thời gian khám bệnh     

Ngoài thăm khám các ngày trong tuần, Bệnh viện K1 còn khám cả ngày Thứ 7. Bệnh nhân có thể thuận tiện sắp xếp lịch khám hơn.

Địa chỉ khám bệnh      

Địa chỉ ở trung tâm Thành phố, thuận tiện cho việc đi lại của người bệnh

Tại sao mọi người luôn đặt bệnh viện K1 là lựa chọn hàng đầu?

Các mặt bệnh điều trị    

Bệnh viện K1 khám chữa nhiều mặt bệnh, với mức độ nặng nhẹ khác nhau (Bệnh viện K3 cũng tương tự, còn K2 sẽ khám ít mặt bệnh hơn, hoạt động khám chữa bệnh không đa dạng).

Thời gian chờ khám      

Bệnh viện không quá đông, ít khi xảy ra tình trạng quá tải.

Nhìn chung, bệnh nhân khám tại Bệnh viện K1 vẫn phải chờ đợi, (đặc biệt là khâu chụp chiếu, xét nghiệm),tuy nhiên thời gian chờ ít hơn nhiều so với Bệnh viện K3.

Đội ngũ bác sĩ   

Bệnh viện quy tụ đội ngũ chuyên gia đầu ngành, có chuyên môn trong điều trị ung thư và chăm sóc sức khỏe cho người dân.

Khoa khám theo yêu cầu – Bệnh viện K1 có những bác sĩ 30 năm kinh nghiệm, bác sĩ giỏi đã nghỉ hưu, Trưởng khoa, Phó khoa, Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ chuyên khoa đang thăm khám.

Khu vực điều trị Bệnh viện K1 đưa vào hoạt động cơ sở mới tại Phan Chu Trinh với 12 tầng tại khu khám bệnh gồm 8 phòng khám chuyên khoa và khu vực điều trị. Cơ sở vật chất, máy móc và trang thiết bị còn rất mới, khang trang.

Mỗi ngày, chỉ riêng cơ sở mới nhận khám đến khoảng 400 lượt bệnh nhân.

Địa chỉ, Thời gian làm việc Bệnh viện K1

Dưới đây là một số thông tin về địa chỉ, thời gian làm việc bệnh viện K1 các bạn có thể tham khảo. Từ đó chủ động hơn trong việc lên lịch thăm khám, điều trị.

Địa chỉ Bệnh viện K1

  • Số 43 Quán Sứ, Hoàn Kiếm, Hà Nội (cơ sở cũ, đang tạm dừng khám bệnh)
  • Số 9A – 9B Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Lưu ý: Cơ sở Quán Sứ đang tạm ngừng hoạt động để nâng cấp và sửa chữa cơ sở vật chất. Bệnh nhân đến khám sẽ được sắp xếp sang cơ sở Phan Chu Trinh gần đó.

Nhiều bệnh nhân không tìm hiểu trước khi đi khám nên vẫn tới thẳng cơ sở Quán Sứ, sau đó mới di chuyển sang cơ sở Phan Chu Trinh. Điều này gây ra tâm lý hoang mang, đồng thời khiến bệnh nhân và người thân cảm thấy mệt mỏi, khó chịu khi tìm kiếm địa chỉ chính xác.

Địa chỉ, Thời gian làm việc Bệnh viện K1

Thời gian làm việc

  • Khám thông thường: Thứ 2 – Thứ 6: 7h30 – 16h00.
  • Khám theo yêu cầu: Thứ 2 – Thứ 7: 7h30 – 17h00.

Các bạn hãy chú ý nắm kỹ lịch làm việc cụ thể của bệnh viện để sắp xếp công việc, thời gian thăm khám hợp lý. Tránh trường hợp đi vào những ngày bệnh viện K1 không làm việc sẽ tốn công sức, thời gian của chúng ta một cách vô ích.

Bệnh viện K1 khám những bệnh nào?

Bệnh viện K là bệnh viện tuyến Trung ương chuyên về khám và điều trị ung thư nổi bật tại nước ta. Mỗi ngày, bệnh viện tiếp đón lượng bệnh nhân lớn khám một số chuyên khoa sau. Giúp bệnh nhân thuận tiện trong thăm khám sức khỏe tổng quát. Tầm soát phát hiện sớm bệnh ung thư ở các bộ phận, cơ quan khác nhau trong cơ thể:

  • Khám tổng hợp
  • Tai – Mũi – Họng
  • Đầu mặt cổ
  • Tiêu hóa
  • Thần kinh
  • Phụ khoa
  • Bướu cổ
  • Tiết niệu
  • Gan Mật Tụy
  • Nội khoa…

Ngoài ra, bệnh nhân nên đến khám tại Bệnh viện K càng sớm càng tốt khi cơ thể xuất hiện các dấu hiệu sau: Viêm loét lâu liền, ho, tức ngực dai dẳng, chậm tiêu, khó nuốt, u trên cơ thể, sút cân nghiêm trọng, thiếu máu bất thường…

Bác sĩ giỏi khám tại Bệnh viện K1

Bệnh viện K1 là nơi làm việc của nhiều thầy thuốc, chuyên gia đầu ngành. Có kinh nghiệm lâu năm trong thăm khám và điều trị bệnh nhân mắc ung bướu.

Ngoài ra, các bác sĩ tích cực tham gia nghiên cứu, ứng dụng khoa học kĩ thuật tiên tiến vào quá trình khám chữa bệnh. Một số bác sĩ giỏi tại Bệnh viện K1 có thể kể đến:

Tiến sĩ, Bác sĩ Phạm Văn Bình

  • TS.BS Phạm Văn Bình hiện là Trưởng khoa Ngoại bụng 1, Bệnh viện K
  • Giám đốc Trung tâm Phẫu thuật Nội soi Robot, Bệnh viện K
  • Nguyên Phó Trưởng khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện K
  • Hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tiêu hóa
  • Bác sĩ nhận bệnh nhân trên 18 tuổi

Bác sĩ giỏi khám tại Bệnh viện K1

Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Trung Chính

  • BSCK II Vũ Trung Chính là Trưởng khoa Khám bệnh tự nguyện, Bệnh viện K
  • Nguyên Trưởng khoa Điều trị yêu cầu Quán Sứ, Bệnh viện K
  • Nguyên Phó Trưởng khoa Ngoại A, Bệnh viện K
  • Gần 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Ung thư
  • Bác sĩ nhận bệnh nhân từ 18 tuổi đến 70 tuổi

Bác sĩ Chuyên khoa I Nguyễn Thị Thu Hiền

  • BSCKI Nguyễn Thị Thu Hiền hiện là Phó Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện K
  • Bác sĩ Chuyên ngành Ung thư và Tai Mũi Họng, Bệnh viện K
  • Hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Tai Mũi Họng và Ung thư

Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thái Hưng

  • TS.BS Nguyễn Thái Hưng hiện là Phó Trường khoa Ngoại bụng II, Bệnh viện K cơ sở Tân Triều
  • Trên 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Tiêu hóa
  • Có nhiều công trình nghiên cứu về bệnh Đường mật
  • Từng là Bác sĩ Phẫu thuật khoa Phẫu thuật Cấp cứu Bụng, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức
  • Bác sĩ nhận khám bệnh nhân từ 15 tuổi

Bác sĩ Chuyên khoa II Nguyễn Thị Huyền

  • BS Nguyễn Thị Huyền đang là Phó trưởng khoa Khám bệnh theo yêu cầu Quán Sứ, Bệnh viện K
  • Gần 20 năm kinh nghiệm trong khám và điều trị Ung thư tuyến vú
  • Tốt nghiệp Bác sĩ Chuyên khoa II chuyên ngành Ung thư, Đại học Y Hà Nội.

Kinh nghiệm đi khám chữa bệnh tại bệnh viện K1

Nhằm giúp cho quá trình khám chữa bệnh tại bệnh viện K1 được thuận lợi, nhanh chóng hơn thì chúng tôi xin chia sẻ tới bệnh nhân các quy trình, kinh nghiệm thăm khám cụ thể để bạn tham khảo:

Khám bệnh có BHYT tại Bệnh viện K1

Nếu bệnh nhân có bảo hiểm y tế (BHYT) thì hãy thực hiện theo quy trình hướng dẫn thăm khám như sau:

Bước 1: Đăng ký khám

Xuất trình:

  • Thẻ Bảo hiểm Y tế, giấy tờ tùy thân có dán ảnh
  • Giấy chuyển tuyến

Đối với bệnh nhân khám lại định kỳ:

  • Giấy hẹn tái khám
  • Thẻ ra viện
  • Nhận phiếu, số thứ tự khám theo chuyên khoa, phòng

Bước 2: Khám bệnh

  • Chờ vào khám theo số thứ tự hiển thị trên cửa phòng khám
  • Bác sĩ khám và đưa ra chỉ định các xét nghiệm cận lâm sàng (nếu thấy cần thiết)

Nếu không có chỉ định làm các xét nghiệm cận lâm sàng:

  • Nhận đơn thuốc (nếu có)
  • Xác nhận bảng kê chi phí khám chữa bệnh ngoại trú
  • Quay lại cửa đăng ký khám bệnh, nhận lại thẻ Bảo hiểm Y tế.

Kinh nghiệm đi khám chữa bệnh tại bệnh viện K1

Bước 3: Thực hiện các chỉ định xét nghiệm cận lâm sàng

  • Đóng dấu Bảo hiểm Y tế
  • Đóng dấu các phiếu chỉ định tại các cửa thu viện phí, nộp phí chênh lệch % Bảo hiểm Y tế (nếu có)
  • Nhân viên y tế hướng dẫn bạn đi làm xét nghiệm theo thông tin ghi trên phiếu chỉ định xét nghiệm (khoa, phòng…)

Đi làm các xét nghiệm theo chỉ định của bác sĩ

  • Thực hiện các chỉ định xét nghiệm cận lâm sàng theo thông tin đã ghi trên phiếu.
  • Sau khi làm các xét nghiệm, bạn chờ lấy kết quả theo giờ hẹn ghi trên phiếu.
  • Sau khi có đầy đủ kết quả xét nghiệm, bạn quay lại cửa đón tiếp và đăng ký khám. Lấy số thứ tự vào phòng khám để gặp bác sĩ khám kết luận.

Bước 4: Kết luận

  • Bác sĩ xem các xét nghiệm và đưa ra kết luận.
  • Bạn nhận chỉ định, đơn thuốc, giấy hẹn tái khám (nếu có).
  • Bạn xác nhận bảng kê chi phí khám chữa bệnh ngoại trú.
  • Quay lại cửa đón tiếp và đăng ký khám nhận lại thẻ Bảo hiểm Y tế và thanh toán chi phí (nếu có).

Nếu có chỉ định nhập viện:

  • Bạn thực hiện theo hướng dẫn của nhân viên y tế.

Nếu có đơn thuốc Bảo hiểm Y tế:

  • Bạn nộp đơn thuốc tại quầy phát thuốc Bảo hiểm Y tế.
  • Chờ gọi tên nhận thuốc, kiểm tra thuốc trước khi ra về.

Khám bệnh tự nguyện tại Khoa khám bệnh của bệnh viện K1

Đối với quy trình khám chữa bệnh tự nguyện của bệnh viện K1 thì sẽ đơn giản nhanh chóng hơn rất nhiều. Nếu không có thẻ Bảo hiểm Y tế, bạn sẽ thực hiện quy trình sau:

Bước 1: Đăng ký khám

  • Cung cấp thông tin theo yêu cầu của nhân viên y tế.
  • Nộp phí khám bệnh.
  • Nhận phiếu khám, số thứ tự theo chuyên khoa.

Bước 2: Khám bệnh

  • Chờ vào khám theo số thứ tự hiển thị trên bảng điện tử.
  • Nhận chỉ định các xét nghiệm cận lâm sàng từ bác sĩ khám bệnh.
  • Nếu không có xét nghiệm cận lâm sàng, bạn nhận đơn thuốc (nếu có).
  • Xác nhận bảng kê chi phí khám chữa bệnh ngoại trú.

Khám bệnh tự nguyện tại Khoa khám bệnh của bệnh viện K1

Bước 3: Làm các xét nghiệm cận lâm sàng

  • Nếu không có chỉ định làm các xét nghiệm cận lâm sàng: Bạn ra quầy thuốc nộp đơn thuốc, chờ gọi tên đóng tiền mua thuốc, nhận thuốc ra về.

Nếu có chỉ định làm các xét nghiệm cận lâm sàng:

  • Đóng phí làm các xét nghiệm tại cửa thu viện phí
  • Thực hiện các xét nghiệm theo thông tin ghi trên phiếu chỉ định xét nghiệm (khoa, phòng…)
  • Bạn chờ lấy kết quả xét nghiệm theo giờ hẹn ghi trên phiếu
  • Khi có đầy đủ kết quả xét nghiệm, bạn cầm kết quả quay lại cửa đón tiếp và đăng ký khám lấy số thứ tự vào phòng khám để bác sĩ đọc kết quả.

Bước 4: Kết luận

  • Sau khi xem các kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ có chỉ định, đơn thuốc, giấy hẹn tái khám (nếu có). Bạn xác nhận bảng kê chi phí khám chữa bệnh ngoại trú
  • Nếu có chỉ định nhập viện, bạn làm theo hướng dẫn của nhân viên y tế
  • Nếu có đơn thuốc, bạn ra quầy thuốc nộp đơn thuốc, chờ gọi tên đóng tiền mua thuốc, nhận thuốc, ra về.

Bảng giá khám tại bệnh viện K

Các dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện K đã được Sở y tế thông qua. Vì vậy, giá thành sẽ không quá đắt. Trong phần giới thiếu về chi phí khám ở viện K. Chúng tôi sẽ chỉ giới thiệu về giá khám lâm sàng, khám chuyên khoa tại Bệnh viện K Trung ương để bệnh nhân tham khảo.

Giá khám tại Khoa khám bệnh (chờ đợi lâu): giá khám niêm yết tại đây là 39.000đ. Tuy nhiên, giá khám tại khoa Tai mũi họng sẽ cao hơn. Do phải nội soi tai mũi họng.

Khám theo yêu cầu có nhiều mức giá

  • Khám với Giáo sư, Phó Giáo sư: 500.000đ/ lần khám
  • Khám Tiến sĩ, Bác sĩ chuyên khoa II: 300.000đ/lần khám
  • Khám Thạc sĩ, Bác sĩ chuyên khoa I, Bác sĩ chuyên khoa : 200.000đ/ lần khám

Ngoài ra, nếu người bệnh mượn xe đẩy, cáng… để di chuyển phải tạm ứng tiền, sau khi trả đồ thì nhân viên bệnh viện sẽ trả lại tiền cọc.

Giá các gói tầm soát ung thư

  • Ung thư vú: 2.500.000n đồng
  • Ung thư cổ tử cung & buồng trứng: 3.150.000 đồng
  • Ung thư gan: 2.100.000 đồng
  • Ung thư phổi: 2.500.000 đồng
  • Ung thư dạ dày:2.600.000
  • Ung thư đại trực tràng: 2.900.000
  • Ung thư vòm họng: 1.850.000
  • Ung thư tuyến giáp: 2.600.000
  • Ung thư tiền liệt tuyến: 1.800.000

Những lưu ý khi khám chữa bệnh tại Bệnh viện K1

Ngoài việc nắm được quy trình thăm khám tại bệnh viện K1 thì các bạn cũng cần tham khảo kỹ những lưu ý sau đây để sử dụng trong trường hợp cần thiết:

  • Người bệnh đến khám bệnh phải làm thủ tục đăng ký khám tại tầng 1 của bệnh viện để nhận biên lại và số sự tự để chờ vào khám. Lưu ý là bạn nên đến sớm để có số khám đầu, như vậy thì các quy trình khám, xét nghiệm sẽ nhanh hơn và có thể xong trong ngày.
  • Tất cả bệnh nhân khám tại bệnh viện K1 đều được trả kết quả xét nghiệm, chụp chiếu tại quầy hướng dẫn ở từng tầng. Tuy nhiên, tại quầy nhận kết quả xét nghiệm thường đông người và có chen lấn nên bạn cần lưu ý nghe tên của mình để lấy kết quả kịp thời.
  • Tất cả bệnh nhân đều đăng ký, làm thủ tục ở tầng 1 và sẽ lên khám ở tầng 2 hoặc tầng 3 tùy theo chuyên khoa và bác sĩ mà bạn đăng ký khám. Ngoài ra, tầng 1, tầng 2, tầng 3 đều có phòng xét nghiệm, chụp chiếu. Nên sau khi bác sĩ chỉ định, bạn hãy chú ý tìm đúng số phòng ghi trên phiếu khám để tránh mất thời gian.
  • Tại bệnh viện K1, trẻ em dưới 5 tuổi, người già trên 70 tuổi, người bệnh nặng sẽ được ưu tiên khám chữa và cấp cứu ngay.
  • Tất cả người bệnh khám từ vùng đầu cổ, thân mình, tứ chi, bộ phận sinh dục đều được thực hiện thăm khám theo bảng giá quy định của Bộ Y tế về thu một phần viện phí.
  • Trong quá trình làm thủ tục, nếu có nhu cầu thì các bạn có thể chọn thêm dịch vụ có nhân viên đưa đi khám để tìm được phòng xét nghiệm, làm thủ tục nhanh hơn.

Xem thêm: Bệnh viện k tân triều_15+ Thông tin không nên bỏ qua

Di chuyển đến địa chỉ bệnh viện K Hà Nội cơ sở 1 như thế nào?

Do nằm tại trung tâm thành phố nên rất dễ để di chuyển và chủ động bằng nhiều phương tiện khác nhau.

Di chuyển bằng Grab

Hiện nay, một trong những dịch vụ tốt nhất phục vụ đi lại cho người dân phải kể đến Grab. Luôn được đánh giá chất lượng phục vụ và “book” xe dễ dàng. Grab là lựa chọn tốt nhất khi bạn cần đến bất kỳ địa chỉ nào. Đặc biệt là bệnh viện K.

Grab được tích hợp mọi phương tiện di chuyển bằng xe ô tô con, xe taxi và xe ôm. Bạn có thể thoải mái lựa chọn phương tiện phù hợp với mình. Hơn nữa, giá thành của việc “book” Grab cũng mềm hơn so với xe ôm, xe taxi truyền thống.

Vì vậy, bạn không còn lo lắng trong việc tìm kiếm địa chỉ bệnh viện K đơn giản. Chỉ cần một chiếc smartphone là bạn sẽ có một chuyến đi được đón tận nơi.

Phương tiện xe buýt công cộng

Một trong những phương tiện giá rẻ khác được nhiều người lựa chọn, đó chính là xe buýt. Những chuyến xe buýt có sẵn lịch trình. Đây là lựa chọn không thể bỏ qua khi di chuyển đến bệnh viện K Hà Nội cơ sở 1.

Tuyến xe bus đi qua Bệnh viện K Hà Nội cơ sở 1 là: 01, 02, 09, 34, 38, 40, 45.

Di chuyển đến địa chỉ bệnh viện K Hà Nội cơ sở 1 như thế nào?

Tuyến xe bus đi qua bệnh viện K Hà Nội cơ sở 1 số 01: BX Gia Lâm – BX Yên Nghĩa

5h00 – 21h00 10 -15 phút/chuyến

Lượt đi: Bến xe Gia Lâm – Ngô Gia Khảm – Ngọc Lâm – Nguyễn Văn Cừ – Cầu Chương Dương – Trần Nhật Duật – Yên Phụ – Điểm trung chuyển Long Biên – Hàng Đậu – Hàng Cót – Hàng Gà – Hàng Điếu – Đường Thành – Phủ Doãn – Triệu Quốc Đạt – Hai Bà Trưng – Lê Duẩn – Khâm Thiên – Đường mới (Vành đai 1) – Quay đầu tại điểm mở dải phân cách – Đường mới (Vành đai 1)- Nguyễn Lương Bằng – Tây Sơn – Ngã tư Sở – Nguyễn Trãi – Trần Phú (Hà Đông) – Quang Trung (Hà Đông) – Ba La – Quốc lộ 6 – Bến xe Yên Nghĩa

Lượt về: Bến xe Yên Nghĩa – Quốc lộ 6 – Ba La – Quang Trung (Hà Đông) – Trần Phú (Hà Đông) – Nguyễn Trãi – Ngã tư Sở – Tây Sơn – Nguyễn Lương Bằng – Xã Đàn – Quay đầu tại đối diện ngõ Xã Đàn 2 – Xã Đàn – Khâm Thiên – Nguyễn Thượng Hiền – Yết Kiêu – Trần Hưng Đạo – Quán Sứ – Hàng Da – Đường Thành – Phùng Hưng – Lê Văn Linh – Phùng Hưng (đường trong) – Phan Đình Phùng – Hàng Đậu – Trần Nhật Duật – Cầu Chương Dương – Nguyễn Văn Cừ – Nguyễn Sơn – Ngọc Lâm – Ngô Gia Khảm – Bến xe Gia Lâm

Tuyến xe bus đi qua bệnh viện K Hà Nội cơ sở 1 số 02: Bác Cổ – BX Yên Nghĩa

5h05 -22h30 5- 10-15 phút/chuyến

Lượt đi: Bác Cổ (Bãi đỗ xe Trần Khánh Dư) – Trần Khánh Dư (đường dưới) – Trần Hưng Đạo – Lê Thánh Tông – Tràng Tiền – Hàng Khay – Tràng Thi – Điện Biên Phủ – Trần Phú – Chu Văn An – Tôn Đức Thắng – Đường mới (Vành đai 1) – Quay đầu tại điểm mở dải phân cách – Đường mới (Vành đai 1) – Nguyễn Lương Bằng – Tây Sơn – Ngã tư Sở – Nguyễn Trãi – Trần Phú (Hà Đông) – Quang Trung (Hà Đông) – Ba La – Quốc Lộ 6 – Bến xe Yên Nghĩa.

Lượt về: Bến xe Yên Nghĩa – Quốc Lộ 6 – Ba La – Quang Trung (Hà Đông) – Trần Phú (Hà Đông) – Nguyễn Trãi – Ngã tư Sở – Tây Sơn – Nguyễn Lương Bằng – Xã Đàn – Quay đầu tại đối diện ngõ Xã Đàn 2 – Xã Đàn – Tôn Đức Thắng – Nguyễn Thái Học – Phan Bội Châu – Hai Bà Trưng – Phan Chu Trinh – Tràng Tiền – Bác Cổ (Bãi đỗ xe Trần Khánh Dư).

Tuyến xe bus đi qua bệnh viện K Hà Nội cơ sở 1 số 09: BĐX Bờ Hồ – BĐX Bờ Hồ

5h00 – 21h00 15 – 20 phút/chuyến Lượt đi: Bãi đỗ xe Bờ Hồ – Đinh Tiên Hoàng – Lê Thái Tổ – Bà Triệu – Hồ Xuân Hương – Nguyễn Bỉnh Khiêm – Trần Nhân Tông – Lê Duẩn – Khâm Thiên – Đường mới (Vành đai 1) – Quay đầu tại điểm mở dải phân cách – Đường mới (Vành đai 1) – Nguyễn Lương Bằng – Tây Sơn – Thái Thịnh – Láng Hạ – Huỳnh Thúc Kháng – Nguyễn Chí Thanh – Quay đầu tại đối diện số nhà 56 Nguyễn Chí Thanh – Nguyễn Chí Thanh – Chùa Láng – Đường Láng – Điểm trung chuyển Cầu Giấy – Kim Mã – Liễu Giai – Văn Cao – Hoàng Hoa Thám – Ngọc Hà – Lê Hồng Phong – Điện Biên Phủ – Phan Bội Châu – Hai Bà Trưng – Hàng Bài – Đinh Tiên Hoàng – Bãi đỗ xe Bờ Hồ

Lượt về: Bãi đỗ xe Bờ Hồ – Lê Thái Tổ – Tràng Thi – Điện Biên Phủ – Lê Hồng Phong – Đội Cấn – Liễu Giai – Kim Mã – Điểm trung chuyển Cầu Giấy – Đường Láng – Chùa Láng – Nguyễn Chí Thanh – Quay đầu tại gầm cầu vượt Nguyễn Chí Thanh – Nguyễn Chí Thanh – Huỳnh Thúc Kháng – Láng Hạ – Quay đầu tại số 48 Láng Hạ – Láng Hạ – Thái Thịnh – Tây Sơn – Nguyễn Lương Bằng – Xã Đàn – Quay đầu tại đối diện ngõ Xã Đàn 2 – Xã Đàn – Khâm Thiên – Lê Duẩn – Trần Nhân Tông – Phố Huế – Hàng Bài – Đinh Tiên Hoàng – Bãi đỗ xe Bờ Hồ

Tuyến xe bus đi qua bệnh viện K Hà Nội cơ sở 1 số 34: BX Mỹ Đình – BX Gia Lâm

5h07 – 21h05 10-15 phút/chuyến

Lượt đi: Bến xe Mỹ Đình – Phạm Hùng – Quay đầu tại ngã 3 Đình Thôn – Phạm Hùng – Xuân Thủy – Cầu Giấy – Cầu Giấy (đường dưới) – Điểm trung chuyển Cầu Giấy (hè trước tường rào Trường ĐHGTVT) – Cầu Giấy (đường dưới) – Kim Mã – Nguyễn Thái Học – Phan Bội Châu – Lý Thường Kiệt – Quang Trung – Hai Bà Trưng – Phan Chu Trinh – Lý Thái Tổ – Ngô Quyền – Hàng Vôi – Hàng Tre – Hàng Muối – Trần Nhật Duật – Long Biên (Điểm quay đầu trước phố Hàng Khoai) – Nguyễn Văn Cừ – Nguyễn Sơn – Ngọc Lâm – Ngô Gia Khảm – Bến xe Gia Lâm

Lượt về: Bến xe Gia Lâm – Ngô Gia Khảm – Ngọc Lâm – Nguyễn Văn Cừ – Long Biên (Điểm quay đầu trước phố Hàng Khoai) – Trần Nhật Duật – Trần Quang Khải – Tràng Tiền – Ngô Quyền – Hai Bà Trưng – Thợ Nhuộm – Điện Điên Phủ – Trần Phú – Kim Mã – Cầu Giấy – Điểm trung chuyển Cầu Giấy (hè trước tường rào Vườn thú Hà Nội) – Cầu Giấy – Xuân Thủy – Phạm Hùng – Bến xe Mỹ Đình…

Vừa rồi là những thông tin hướng dẫn khám nhanh thuận lợi tại Bệnh viện K1 – Phan Chu Trinh (Quán sứ). Bao gồm quy trình khám bệnh, bảng giá dịch vụ, bác sĩ giỏi tại bệnh viện K. Hi vọng rằng, bài viết này đã giúp ích được cho mọi người.