Đau bụng kinh dữ dội buồn nôn có nguy hiểm không? Cách khắc phục

Tham vấn y khoa : Bác sĩ

Ngày cập nhật :03/12/2021

Đau bụng kinh dữ dội buồn nôn là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Đau bụng kinh dữ dội buồn nôn nên ăn gì, uống thuốc gì, làm gì để cải thiện. Tất cả những vấn đề chị em quan tâm sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây. Cùng theo dõi nhé.

Nội Dung Chính

Tìm hiểu sơ lược về hiện tượng đau bụng kinh dữ dội buồn nôn

Đau bụng kinh dữ dội buồn nôn là nỗi ám ảnh của chị em phụ nữ khi đến kỳ nguyệt san. Nó không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý, công việc, sinh hoạt mà còn tác động rất lớn đến sức khỏe sinh sản về sau.

Nắm rõ những thông tin về hiện tượng đau bụng kinh dữ dội buồn nôn sẽ giúp chị em nhận biết và xử lý cơn đau dễ dàng hơn.

Đau bụng kinh là gì?

Đau bụng kinh (thống kinh) là tình trạng vùng bụng dưới đau âm ỉ khi gần đến kỳ kinh nguyệt. Nguyên nhân chính gây đau bụng kinh là do tử cung co thắt quá mức khiến hàm lượng prostaglandin trong máu kinh và nội mạc tử cung tăng cao.

Tùy từng trường hợp mà mức độ đau bụng kinh diễn ra khác nhau. Ở trường hợp nhẹ, cơn đau chỉ diễn ra âm ỉ chừng 1- 2 ngày là kết thúc. Tuy nhiên, ở trường hợp nặng, đau bụng kinh có thể diễn ra dữ dội kèm buồn nôn kéo dài hết chu kỳ kinh nguyệt.

Xem thêm: Làm sao để hết đau bụng kinh nhanh nhất – 15+ Cách giảm đau hiệu quả

Đối tượng thường gặp đau bụng kinh dữ dội buồn nôn?

Bất cứ chị em nào trong độ tuổi sinh sản cũng có thể mắc đau bụng kinh dữ dội buồn nôn. Tuy nhiên, khảo sát cho thấy, hiện tượng này xảy ra phổ biến hơn ở những nhóm đối tượng sau:

  • Tiền sử gia đình có người thân cận huyết bị đau bụng kinh.
  • Nữ giới dưới 30 tuổi.
  • Phụ nữ chưa sinh con.
  • Chị em thường bị rong kinh, rong huyết.
  • Trẻ dậy thì sớm.
  • Người có thể trạng yếu ớt.
  • Chị em có thói quen hút thuốc lá và nghiện rượu bia.

Dấu hiệu nhận biết triệu chứng đau bụng kinh dữ dội buồn nôn

Đau bụng kinh dữ dội buồn nôn rất dễ nhầm lẫn với những cơn đau do bệnh lý tiết niệu và đường tiêu hóa. Để phân biệt, chị em có thể dựa vào những triệu chứng sau đây:

  • Cơn đau dữ dội xảy ra ở vùng bụng dưới.
  • Đau bụng kinh khởi phát trước khi máu kinh xuất hiện và kéo dài từ 1-5 ngày tùy trường hợp.
  • Triệu chứng đi kèm là đau đùi, đau lưng, đau hông.
  • Nhức đầu, chóng mặt.
  • Buồn nôn và nôn mửa.
  • Khó ngủ, ngủ chập chờn, mất ngủ.
  • Cơ thể mệt mỏi, khó chịu.
  • Thiếu tập trung, dễ cáu gắt.
  • Rối loạn tiêu hóa: Táo bón hoặc tiêu chảy.

Trường hợp đau bụng kinh dữ dội buồn nôn do mắc bệnh phụ khoa sẽ có triệu chứng nghiêm trọng hơn. Cụ thể:

  • Vùng kín ngứa ngáy, đau rát.
  • Chóng mặt.
  • Màu sắc máu kinh khác thường kèm mùi khó chịu.
  • Buồn nôn và nôn mửa liên tục
  • Sốt
  • Ớn lạnh.

Đau bụng kinh dữ dội buồn nôn là dấu hiệu bệnh gì?

Theo chia sẻ của các chuyên gia y tế, đau bụng kinh dữ dội buồn nôn là dấu hiệu bất thường. Nếu chị em thường xuyên gặp phải tình trạng này hãy chủ động thăm khám sớm.

Lạc nội mạc tử cung gây đau bụng kinh dữ dội buồn nôn

Đau bụng kinh dữ dội buồn nôn là triệu chứng điển hình của bệnh lạc nội mạc tử cung. Bệnh xảy ra khi các mô phát triển bên trong nay lại lệch ra bên ngoài tử cung. Thường là buồng trứng, ống dẫn trứng và mô xung quanh tử cung.

Lạc nội mạc tử cung gây tắc nghẽn ống dẫn trứng và rối loạn phóng noãn. Hơn 50% chị em bị vô sinh vì bệnh lý này.

Một số triệu chứng bệnh lạc nội mạc tử cung mà chị em cần lưu ý là:

  • Đau bụng kinh dữ dội đến mức buồn nôn, nôn ói.
  • Cơ thể mệt mỏi thiếu sức sống.
  • Thường xuyên chướng bụng, đầy hơi, rối loạn tiêu hóa.
  • Đau vùng chậu, đau khi quan hệ, đau khi đi vệ sinh.
  • Máu kinh ra nhiều giữa chu kỳ.
  • Chị em khó thụ thai.

Lạc nội mạc tử cung gây đau bụng kinh dữ dội buồn nôn

Đau bụng kinh dữ dội buồn nôn có nguy hiểm không? Dấu hiệu viêm vùng chậu

Nhắc đến nguyên nhân gây đau bụng kinh dữ dội buồn nôn sẽ thật thiếu sót nếu bỏ qua bệnh viêm vùng chậu.

Đây là bệnh lý viêm nhiễm xảy ra tại các vị trí như: Tử cung, ống dẫn trứng, buồng trứng. Nguyên nhân gây bệnh là do biến chứng của bệnh viêm nhiễm phụ khoa và bệnh xã hội.

Dấu hiệu nhận biết viêm vùng chậu giúp chị em dễ nhận biết là:

  • Đau bụng dưới nhiều và dữ dội, cảm giác nặng nề vùng bụng dưới.
  • Rối loạn kinh nguyệt, rong kinh kéo dài.

Bệnh u xơ tử cung gây đau bụng kinh dữ dội buồn nôn

Nếu chị em bị đau bụng kinh dữ dội buồn nôn thường xuyên, coi chừng mắc u xơ tử cung.

U xơ tử cung là khối u lành tính do các tế bào cơ mềm và các mô tạo nên. Kích thước khối u dao động từ 0,1 cm – 20 cm. Khối u càng lớn càng chèn ép nhiều vào bàng quang. Từ đó khiến chị em khó thụ thai, hoặc ảnh hưởng đến thai nhi.

Chị em mắc u xơ tử cung thường có những triệu chứng sau:

  • Buồn nôn kèm đau bụng kinh dữ dội.
  • Xuất huyết âm đạo bất thường.
  • Khí hư ra nhiều kèm màu vàng, xanh.
  • Đau hoặc ra máu khi quan hệ tình dục.
  • Rối loạn tiểu tiện: Tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu lắt nhắt, …

Đau bụng kinh dữ dội buồn nôn – Nguy cơ cao mắc u nang buồng trứng

U nang buồng trứng là bệnh phụ khoa thường gặp, chiếm 3,6%. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến chị em đau bụng kinh dữ dội buồn nôn.

Theo các chuyên gia y tế, u nang buồng trứng là một khối chứa dịch hoặc chất rắn dạng bã đậu. Chúng phát triển bất thường ở bên trên hoặc bên trong buồng trứng.

Một số triệu chứng điển hình bệnh u nang buồng trứng là:

  • Thống kinh ở mức nghiêm trọng kèm buồn nôn, nôn.
  • Kinh nguyệt không đều.
  • Mất kinh do nhiều nang phát triển.

Xem thêm: [Giải đáp] Đau bụng kinh nên ăn gì và không nên ăn gì để giảm đau?

Ung thư cổ tử cung – Kẻ thù giấu mặt gây đau bụng kinh dữ dội buồn nôn

Trong các nguyên nhân gây đau bụng kinh dữ dội buồn nôn, ung thư cổ tử cung là tác nhân nguy hiểm nhất.

Ung thư cổ tử cung là khối ung thư do các tế bào cổ tử cung phát triển bất thường gây ra. Những tế bào này lây bệnh cho các tế bào khỏe mạnh. Từ đó làm hình thành khố ung thư CTC.

Chị em mắc ung thư CTC sẽ bị rối loạn nội tiết tố, vô sinh – hiếm muộn. Họ sẽ phải chịu đựng rất nhiều cơn đau. Thậm chí có thể tử vong.

Sớm phát hiện và điều trị có thể ngăn chặn những biến chứng do bệnh gây ra.

Sảy thai gây đau bụng kinh dữ dội buồn nôn

Chị em đừng nghĩ bất cứ lúc nào đau bụng kinh dữ dội buồn nôn cũng là đến tháng. Trong nhiều trường hợp, đây còn là dấu hiệu sảy thai.

Nhiều chị em có quan hệ tình dục không an toàn. Bị trễ kinh nhưng không biết mình có thai. Kèm với đó là kỳ kinh đến muộn hơn thường lệ, đau bụng kéo dài. Cơn đau lệch bên trái hoặc phải, lượng máu bất thường. Đây là những dấu hiệu sảy thai chị em nên lưu ý.

Đau bụng kinh dữ dội buồn nôn nên làm gì? Cách khắc phục hiệu quả

Đau bụng kinh dữ dội buồn nôn nên làm gì là thắc mắc của rất nhiều chị em. Dưới đây là một số mẹo đơn giản tại nhà  giúp chị em cải thiện tốt nhất tình trạng này.

Bí quyết giảm đau bụng kinh hiệu quả nhờ uống trà gừng

Gừng có tính ấm nên thường được chị em lựa chọn trong những ngày rụng dâu. Mỗi ngày uống từ 1-2 cốc trà gừng ấm giúp giảm đau bụng kinh dữ dội buồn nôn. Giúp máu kinh được tuần hoàn tốt hơn.

Để tăng hương vị của trà gừng, chị em có thể thêm vào đó thìa mật ong. Nhớ uống từng ngụm nhỏ để vị cay ấm của trà gừng thẩm thấu vào cơ thể tốt hơn.

Phải làm gì khi bị đau bụng kinh dữ dội buồn nôn? – Massage nhẹ nhàng

Đau bụng kinh dữ dội buồn nôn khiến chị em mệt mỏi, khó chịu. Học tập, công việc, sinh hoạt gần như bị ngưng trệ khi rơi vào tình huống này. Đừng quá lo lắng. Những động tác massage nhẹ nhàng bụng dưới có thể giúp bạn cải thiện.

Phải làm gì khi bị đau bụng kinh dữ dội buồn nôn? - Massage nhẹ nhàng

Massage vùng bụng dưới có thể làm giảm mức độ co thắt của tử cung. Thúc đẩy tuần hoàn máu và cải thiện đau bụng kinh. Chị em cũng có thể kết hợp dùng dầu hoặc cao nóng để tăng tác dụng giảm đau.

Loại bỏ cơn đau bụng kinh dữ dội buồn nôn bằng cách chườm ấm

Chườm ấm vùng bụng dưới cũng là mẹo hay trị đau bụng kinh dữ dội buồn nôn chị em có thể tham khảo.

Nhiệt độ ấm từ túi chườm sẽ làm giãn cơ trơn tử cung. Tránh tình trạng tử cung co thắt quá mức. Mặt khác, chườm ấm còn giúp tăng khả năng tuần hoàn máu, hạn chế hiện tượng huyết ứ, gây cục máu đông.

Tập thể dục nhẹ nhàng giúp xoa dịu cơn đau bụng kinh

Tập luyện thể dục thể thao nhẹ nhàng có thể giúp chị em tăng cường sức đề kháng. Cơ thể được thư giãn và lưu thông máu tốt hơn. Cùng với đó là làm giảm đau bụng kinh, đau lưng, buồn nôn.

Thay đổi chế độ ăn uống giúp giảm đau bụng kinh dữ dội

Trong thời kỳ kinh nguyệt, cơ thể người phụ nữ rất nhạy cảm và mệt mỏi. Do đó, để khắc phục tình trạng buồn nôn trong kỳ kinh nguyệt, đừng quên bổ sung đầy đủ các dưỡng chất, vitamin và sắt cho cơ thể.

Bạn có thể tham khảo một số loại thực phẩm giàu sắt như thịt bò, đậu nành, hải sản, các loại trái cây và rau xanh…

Cách chữa đau bụng kinh dữ dội buồn nôn tại cơ sở y tế

Nếu như đã bạn đã áp dụng các biện pháp khắc phục tại nhà mà không có hiệu quả thì tốt hơn hết hãy đến bệnh viện. Tại đây, bạn sẽ được kiểm tra kỹ lưỡng để tìm rõ nguyên nhân và phương pháp điều trị hợp lý.

Thông thường, các bác sĩ sẽ chỉ định 1 số xét nghiệm như:

  • Xét nghiệm máu
  • Siêu âm ổ bụng
  • Khám phụ khoa

Dựa trên nguyên nhân và mức độ bệnh cụ thể chị em sẽ được tư vấn loại thuốc phù hợp.

Thuốc giảm đau Paracetamol

Paracetamol là loại thuốc giảm cơn đau nhẹ và vừa. Bạn có thể sử dụng thuốc để cải thiện tình trạng đau bụng kinh hoặc đau đầu và đau lưng xảy ra trong chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên Paracetamol không thích hợp với người nghiện rượu hoặc suy giảm chức năng gan.

Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)

Các thuốc chống viêm không steroid (NSAID) là phương pháp phổ biến để điều trị các cơn đau do kinh nguyệt. Các loại thuốc này có cơ chế hoạt động là làm giảm nồng độ prostaglandin, từ đó có thể làm giảm các cơn đau và hiện tượng buồn nôn.

Bạn có thể mua thuốc chống viêm không steroid tại các hiệu thuốc mà không cần đơn của bác sĩ. Một số loại thuốc NSAID thường được sử dụng phổ biến gồm có:

  • ibuprofen
  • naproxen
  • aspirin

Thuốc tránh thai hàng ngày

Thuốc tránh thai đường uống được sử dụng với mục đích chính là tránh mang thai ngoài ý muốn. Các loại thuốc này hoạt động với cơ chế kiểm soát sự thay đổi nội tiết tố trong chu kỳ kinh nguyệt. Điều này sẽ giúp giảm một số triệu chứng về cảm xúc và thể chất, gồm có buồn nôn khi đến kỳ.

Cách chữa đau bụng kinh dữ dội buồn nôn tại cơ sở y tế 

Thông thường, thuốc tránh thai được sử dụng để điều trị:

  • Rong kinh
  • Đau đớn khi đến kỳ
  • Kinh nguyệt không đều
  • Lạc nội mạc tử cung
  • Hội chứng tiền kinh nguyệt
  • Rối loạn tiền kinh nguyệt

Thuốc kháng sinh

Nếu bị bệnh viêm vùng chậu thì sẽ cần điều trị bằng thuốc kháng sinh. Bác sĩ sẽ kê kháng sinh dựa trên loại nhiễm trùng cụ thể.

Khi được kê kháng sinh thì phải uống đủ liều, ngay cả khi không còn thấy các triệu chứng. Nếu dùng không đủ liều thì vi khuẩn sẽ không bị tiêu diệt hết, dẫn đến vấn đề tái phát và trở nên nghiêm trọng hơn, khó điều trị hơn.

Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc

Hội chứng tiền kinh nguyệt và rối loạn tiền kinh nguyệt có thể được điều trị bằng thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI). SSRI là nhóm thuốc chống trầm cảm có tác dụng làm tăng mức serotonin trong não.

SSRI chủ yếu được dùng để điều trị các triệu chứng về cảm xúc. Tuy nhiên, đôi khi thuốc này có thể gây tác dụng phụ là buồn nôn ở một số người. Bác sĩ sẽ kê một loại SSRI có ít tác dụng phụ nhất.

Biện pháp phòng ngừa đau bụng kinh dữ dội buồn nôn

Để có thể phòng ngừa đau bụng kinh dữ dội buồn nôn, chị em có thể áp dụng một số biện pháp sau:

  • Hạn chế thức khuya, thiếu ngủ và làm việc quá sức trước kỳ kinh.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học. Hạn chế thực phẩm chứa nhiều dầu, gia vị, chất bảo quản,… Thay vào đó nên bổ sung thực phẩm giàu tinh bột, đạm, vitamin, Omega 3, khoáng chất,…
  • Tránh uống rượu, hút thuốc lá, đồ uống chứa caffeine vì sẽ khiến triệu chứng nghiêm trọng hơn.
  • Tránh căng thẳng và lo lắng quá mức – nhất là thời gian trước khi hành kinh. Bên cạnh đó, bạn cần dành thời gian nghỉ ngơi và chăm sóc bản thân.
  • Ngồi thiền, đi bộ, tập yoga và bơi lội thường xuyên để tăng cường sức khỏe, ổn định kinh nguyệt và tăng mức độ chống chịu cho cơ thể.
  • Kiểm soát cân nặng, tránh tình trạng tăng cân đột ngột.
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ để hạn chế viêm nhiễm.

Bài viết trên đây vừa giúp chị em tìm hiểu đau bụng kinh dữ dội buồn nôn là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Đau bụng kinh dữ dội buồn nôn nên ăn gì, uống thuốc gì, làm gì để cải thiện. Hy vọng, những mẹo hay mà bài viết chia sẻ sẽ giúp chị em trải qua kỳ rụng dâu nhẹ nhàng, khỏe mạnh hơn.