6+ Dấu hiệu đến tháng lần đầu – Giúp bạn gái dễ nhận biết

Tham vấn y khoa : Bác sĩ

Ngày cập nhật :01/03/2023

Với những bạn gái tuổi dậy thì, lần đầu có kinh nguyệt khiến các em không khỏi bỡ ngỡ. Ngày “đèn đỏ” đầu tiên của chị em có dấu hiệu báo trước hay không? Các dấu hiệu đến tháng lần đầu như thế nào? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây, để trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về kinh nguyệt.

Kinh nguyệt là gì?

Kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý bình thường của chị em gái ở tuổi dậy thì. Khi kinh nguyệt lần đầu xuất hiện, tức là cơ thể của phụ nữ sẽ có khả năng sinh sản.

Khi chu kỳ kinh nguyệt bắt đầu, nồng độ estrogen sẽ tăng lên. Khiến cho lớp niêm mạc tử cung dày lên. Để hỗ trợ quá trình thụ tinh và phát triển bào thai.

Trong trường hợp trứng không được thụ tinh. Lớp niêm mạc này sẽ bong ra, và đẩy trứng ra khỏi tử cung. Dẫn đến tình trạng chảy máu âm đạo, hay còn gọi là hiện tượng kinh nguyệt.

Dau hieu den thang lan dau
Kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý bình thường, xuất hiện khi chị em ở tuổi dậy thì

Khi nào kinh nguyệt xuất hiện?

Trước đây, chu kỳ kinh nguyệt của chị em thường đến muộn, khoảng 14-16 tuổi. Nhưng ngày nay, do chế độ ăn uống, sinh hoạt, cùng nhiều tác động khác,… Nên chị em thường có các dấu hiệu đến tháng sớm hơn ở độ tuổi khoảng 12-13 tuổi.

Thông thường, chu kỳ kinh nguyệt sẽ bắt đầu sau khoảng hai năm, kể từ khi ngực của trẻ phát triển.

Xem thêm: 20+ Cách hết đau bụng kinh nhanh nhất tại nhà

Dấu hiệu đến tháng lần đầu

Khi đến tuổi dậy thì, cơ thể chị em sẽ có sự thay đổi và dần hoàn thiện. Lúc này, nếu quan sát kỹ, bạn gái có thể dễ dàng  nhận thấy cơ thể xuất hiện một số dấu hiệu đến tháng lần đầu. Cụ thể như:

Dấu hiệu đến tháng của con gái – Ngực phát triển và đau

Dấu hiệu kinh nguyệt đầu tiên mà các bạn gái tuổi dậy thì có thể cảm nhận được rõ ràng, đó là phần ngực nhô lên. Thời gian để ngực phát triển đầy đủ khoảng 3-4 năm.

Chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên của các bạn gái sẽ xuất hiện, sau hai năm ngực phát triển.

Dấu hiệu đến tháng lần đầu của bạn gái có thể sẽ bị đau ngực, đau bung. Cơn đau thường ngắn, hoặc liên tục tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.

Mọc lông ở “vùng tam giác” – Dấu hiệu đến ngày hành kinh

Ngay sau khi ngực phát triển, chị em sẽ thấy phần lông vùng kín bắt đầu mọc. Thời gian đâu, những sợi lông này sẽ mềm mại và mỏng. Nhưng dần dần sẽ trở nên thô cứng. Và sau 1-2 năm các bạn gái sẽ thấy ngày kinh đến.

Dịch tiết âm đạo – Dấu hiệu đến tháng sớm

Ở tuổi dậy thì, khi sắp cho kinh nguyệt, chị em sẽ thấy dịch tiết âm đạo màu trắng hoặc hơi vàng.

Ở lần đầu tiên, chị em sẽ cảm thấy hơi khó chịu và ẩm ướt. Để khắc phục tình trạng này, các bạn gái có thể sử dụng băng vệ sinh hàng ngày. Tuy nhiên, nhớ thay băng vệ sinh thường xuyên để đảm bảo vệ sinh. Ngăn không cho vi khuẩn có cơ hội sinh sôi và phát triển.

Khi dịch tiết âm đạo xuất hiện, thì thời điểm kinh nguyệt xuất hiện của chị em đang ngày càng gần. Chỉ vài tháng sau, “nàng dâu” sẽ ghé thăm bạn.

Da nhiều dầu, nổi mụn – Dấu hiệu khi chuẩn bị đến tháng

Mỗi người sẽ có một loại da khác nhau. Tuy nhiên, dù bạn ở loại da nào, thì gần đến ngày kinh nguyệt, da của bạn gái sẽ tiết ra nhiều dầu và dễ nổi mụn hơn.

Đây là một trong những dấu hiệu đến tháng lần đầu rất dễ nhận biết. ở những kỳ kinh tiếp theo, chị em có thể sẽ gặp lại các dấu hiệu bệnh này. Cách nhận biết này, sẽ dễ phân biệt hơn đối với những bạn gái có da khô hoặc ít nổi mụn.

dau hieu den thang lan dau
Trước mỗi kỳ kinh nguyệt – da sẽ tiết dầu và dễ nổi mụn

Để hạn chế mụn phát triển, khiến bạn bị xuống sắc. Hãy tăng cường bổ sung thêm các loại thực phẩm chứa kẽm. Điều này sẽ giúp ngăn chặn sự tăng tiết dầu và da mụn.

Ngoài ra, chị em cần chú ý vệ sinh mặt thật sạch. Tuyệt đối không được dùng tay để sờ hoặc nặn mụn.  

Dấu hiệu đến tháng trước 1 ngày – Đau bụng dưới

Có thể nói đây là dấu hiệu không phải chị em nào cũng có. Tuy nhiên, cũng có không ít chị em cảm thấy bị đau vùng bụng dưới âm ỉ trước khi xuất hiện kinh nguyệt từ 1 – 3 ngày.

Nguyên nhân gây ra hiện tượng này là do trước khi xuất hiện kinh nguyệt, các hormone sinh dục nữ sẽ tiết ra nhiều hơn, từ đó khiến tử cung bị co thắt, dẫn đến hiện tượng đau bụng dưới.

Tâm trạng thay đổi – Dấu hiệu đến ngày kinh nguyệt

Càng ngày ngày kinh nguyệt, cơ thể của chị em sẽ có sự gia tăng đột biến của hormone sinh dục nữ. Cộng thêm những khó chịu của giai đoạn tiền kinh nguyệt, sẽ gây nên những thay đổi về tâm lý.

Nhiều chị em trong giai đoạn tiền kinh nguyệt sẽ dễ cáu giận và xúc động hơn.

Cách phân biệt kinh nguyệt tuổi dậy thì bình thường và bất thường

Các bác sĩ sản phụ khoa cho biết, vòng kinh của bạn gái trung bình khoảng 28-30 ngày.

Thời gian hành kinh kéo dài từ 3-7 ngày tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. Ở người khỏe mạnh, máu kinh không đông, hơi tanh, màu đỏ tươi. Lượng máu kinh mất đi trong mỗi ngày “đèn đỏ” khoảng 50-80ml. Khiến chị em phải thay băng vệ sinh 3-5 lần mỗi ngày, để đảm bảo vệ vùng kín khỏe mạnh.

Dưới đây là những dấu hiệu kinh nguyệt bất thường:

  • Rong kinh: thời gian hành kinh kéo dài trên 7 ngày
  • Kinh mau: vòng kinh ít hơn 21 ngày
  • Thiểu kinh hay kinh ít: Ngày kinh chỉ kéo dài 2 ngày. lượng máu kinh ra rất ít.
  • Kinh thưa: vòng kinh nhiều hơn 35 ngày
  • Thống kinh: đau bụng dữ dội khi hành kinh, gây ảnh hưởng sinh hoạt, làm cơ thể mệt mỏi.
  • Vô kinh: vô kinh nguyên phát là khi bạn nữ chưa hành kinh dù đã trên 18 tuổi. Vô kinh thứ phát là không có kinh trong liên tục hơn 3 tháng dù trước đó kinh nguyệt đều.
  • Kinh sớm: có kinh trước 10 tuổi
  • Kinh nhiều: lượng máu kinh trong cả kỳ kinh trên 60ml.

Xem thêm: Đau bụng buồn nôn là bệnh gì? Cách khắc phục hiệu quả

Lần đầu có kinh nguyệt nên dùng gì?

Hiện nay, có rất nhiều công cụ có thể khắc phục các vấn đề kinh nguyệt. Trong những ngày đèn đỏ, chị em có thể sử dụng một trong các sản phẩm dưới đây để giải quyết vấn đề kinh nguyệt:

Băng vệ sinh: Là sản phẩm xuất hiện từ rất lâu. Đây là miếng băng mềm, có khả năng thấm hút tốt. Cách sử dụng băng vệ sinh cũng rất đơn giản. Chị em chỉ cần dán trực tiếp miếng băng vệ sinh vào đáy quần lót, sẽ giúp thấm hút phần máu kinh chảy ra.

Cốc nguyệt san: là dụng cụ xuất hiện sau. Nhưng mang lại nhiều ưu điểm vượt trội hơn hẳn so với băng vệ sinh. Đây là một dụng cụ làm bằng nhựa hình chiếc cốc. Chị em dùng cốc này để đặt vào bên trong lỗ âm đạo để hứng kinh nguyệt.

Tampon: cũng là một dạng băng vệ sinh. Những loại băng vệ sinh này có hình giống viên đạn. Được dùng để đặt trực tiếp vào lỗ âm đạo để hút máu kinh.

Kết luận

Theo các chuyên gia, mỗi loại dụng cụ dùng để thấm máu kinh đều có hiệu quả khác nhau. Tuy nhiên, với những bạn gái có dấu hiệu đến tháng lần đầu, nên sử dụng băng vệ sinh, thay vì cốc nguyệt san hoặc tampon.

Bởi băng vệ sinh thông thường chỉ dùng bên ngoài âm hộ, không ảnh hưởng đến âm đạo. Nếu mới có hành kinh lần đầu tiên, các bạn gái sử dụng tampon và cốc nguyệt san. Có thể gặp phải một số vấn đề như:

  • Không sử dụng đúng cách có thể gây tổn thương âm đạo.
  • Đưa cốc nguyệt san hoặc tampon không đúng, hoặc lệch, có thể gây chảy máu kinh ra ngoài.
  • Vệ sinh cốc nguyệt san không sạch sẽ, có thể gây viêm nhiễm phụ khoa.
  • Nếu bạn bỏ quên tampon hoặc cốc nguyệt san ở trong âm đạo, có dễ gây tắc nghẽn kinh, dẫn đến biến chứng nguy hiểm.

dau hieu den thang cua con gai

Bị kinh nguyệt lần đầu tiên, nếu quan hệ tình dục thì có mang thai không?

Kỳ chị em trải qua kỳ kinh nguyệt đầu tiên, thì bạn bạn đã có thể mang thai nếu quan hệ tình dục không an toàn với người khác giới.

Vì vậy, các bậc phụ huynh nên cảnh giác, cũng như thận trọng khi con gái ở gần nam giới. Đặc biệt, các bạn gái không nên để nam giới đụng chạm vào cơ thể, nhất là vùng kín của mình.

Cách làm giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt  

Để hạn chế những tác động của những dấu hiệu đến tháng lần đầu. Các bạn gái có thể áp dụng một số cách sau:

  • Chườm nước ấm vào vùng bụng dưới sẽ giúp giảm những cơn đau bụng kinh.
  • Massage bụng nhẹ nhàng
  • Ăn rau ngải cứu
  • Dành nhiều thời gian nằm nghỉ ngơi
  • Hạn chế, hoặc loại bỏ các chất kích thích như rượu bia, nước ngọt, cà phê ra khỏi thực đơn.
  • Không ăn đồ cay nóng, hoặc đồ có dầu mỡ.
  • Trong thời gian hành kinh, chị em không nên vận động mạnh như chạy bộ, đạp xe,…
  • Tập yoga có thể giúp điều hòa kinh nguyệt.
  • Trường hợp đau bụng dữ dội, bạn nên đi khám và sử dụng thuốc giảm đau bụng kinh theo chỉ định của bác sĩ.

Với những thông tin bài viết trên đây, chắc hẳn các bạn gái đã nắm được dấu hiệu đến tháng lần đầu. Từ đó, có sự chuẩn bị, để đón dấu mốc quan trọng của cuộc đời. 

 

Bài Liên Quan