[Giải đáp]: Chu kỳ kinh nguyệt ở người diễn ra trung bình bao nhiêu ngày

Tham vấn y khoa : Bác sĩ

Ngày cập nhật :03/02/2023

Chu kỳ kinh nguyệt ở người diễn ra trung bình bao nhiêu ngày? Nữ giới cần nắm rõ để có chế độ chăm sóc phù hợp nếu kinh nguyệt bất thường.

Trong phạm vi bài viết sau, chúng tôi sẽ chia sẻ những thông xung quanh vấn đề này. Chị em cùng tham khảo để nắm rõ những thông tin về nguyệt san và có có chế độ chăm sóc phù hợp.

Chu kỳ kinh nguyệt là gì?

Chu kỳ kinh nguyệt là sự thay đổi về mặt sinh lý diễn ra liên tục ở cơ thể nữ giới. Được điều hành bởi hệ hormone sinh dục và rất cần đối với sự sinh sản.

Chu kỳ kinh nguyệt diễn ra đều đặn hàng tháng giữa giai đoạn dậy thì và mãn kinh. Nói cách khác, kinh nguyệt diễn ra từ tuổi dậy thì cho đến cuối tuổi sinh sản. Đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường của 1 quá trình phát triển tự nhiên theo chu kỳ ở nữ giới.

Hàng tháng kinh nguyệt vẫn xuất hiện chứng tỏ bạn không có thai. Trong chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ trưởng thành về mặt giới sẽ phóng ra 1 hoặc 2 trứng. Trước khi thực hiện phóng noãn. Nội mạc bao phủ toàn bộ tử cung và xây dựng theo dạng đồng bộ hóa.

Sau khi phóng noãn, nội mạc lại thay đổi. Nhằm chuẩn bị cho quá trình thụ tinh và hình thành thai kỳ.

Nếu không diễn ra sự thụ tinh và hình thành thai kỳ tử cung sẽ hủy bỏ lớp nội mạc và tiếp tục chu kỳ kinh nguyệt tiếp theo.

Vậy chu kỳ kinh nguyệt ở người diễn ra trung bình bao nhiêu ngày? Thông thường một chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới sẽ diễn ra trong khoảng 3 tới 5 ngày. Ở mức 2 đến 7 ngày vẫn được coi là bình thường.

Khoảng thời gian giữa các chu kỳ cách nhau 28 ngày. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp chu kỳ lặp lại sau 35 ngày.

Chu kỳ kinh nguyệt là gì

Chu kỳ kinh nguyệt ở người diễn ra trung bình bao nhiêu ngày? Cách tính

Việc biết được thời gian lặp lại chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày. Sẽ giúp chúng ta có kế hoạch chăm sóc sức khỏe cơ thể tốt hơn. Đặc biệt việc tránh thai sẽ hiệu quả hơn nếu không có ý định mang thai.

Chu kỳ kinh nguyệt ở người diễn ra trung bình bao nhiêu ngày thì quay lại được tính thế nào? Chu kỳ kinh được tính từ ngày đầu tiên của chu kì này đến ngày đầu tiên của chu kì tiếp theo.

Sau đây là cách tính chu kỳ kinh nguyệt dành cho các chị em:

Bước 1: Đánh dấu ngày bắt đầu khi kinh nguyệt xuất hiện để theo dõi sát sao chu kì của bản thân.

Bước 2: Theo dõi liên tục đến ngày bắt đầu của chu kì tiếp theo và đánh dấu tiếp tục.

Bước 3: Qua 2 bước trên bạn đã có được ngày đầu tiên giữa 2 chu kỳ. Từ đó dễ dàng tính được thời gian lặp lại giữa các chu kỳ là bao lâu.

Bước 4: Theo dõi không ngừng trong khoảng 6 tháng. Bạn sẽ có được kết quả trung bình và biết được chu kì tiếp theo rơi vào ngày nào.

Ví dụ minh họa:

Ngày bắt đầu chu kì lần 1: 26/5/2020.

Ngày bắt đầu chu kì lần 2: 24/6/2020.

Kết luận, thời gian giữa 2 kỳ kinh nguyệt người này là 28 ngày.

Các giai đoạn trong một chu kỳ kinh nguyệt

Chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ diễn ra từ khi bạn bước vào tuổi dậy thì (khoảng 12 – 17 tuổi). Cho đến hết độ tuổi mãn kinh (khoảng 45 – 55 tuổi).

Một chu kỳ hành kinh sẽ bao gồm các giai đoạn sau:

Giai đoạn kinh nguyệt

Giai đoạn kinh nguyệt (hay còn gọi là giai đoạn hành kinh) là giai đoạn đầu tiên của một chu kỳ kinh nguyệt. Chúng được diễn ra khi trứng ở chu kỳ trước không được thụ tinh. Hoặc quá trình mang thai không được xảy ra.

Khi đó, lớp niêm mạch tử cung bong ra, rời khỏi cơ thể thông qua âm đạo. Nồng độ estrogen và progesterone giảm xuống. Trứng được giải phóng ra bên ngoài kèm theo với đó là máu, chất nhầy, niêm mạc tử cung.

Giai đoạn này kéo dài từ 3 – 7 ngày, nhiều người có thể có chu kỳ ngắn hơn hoặc dài hơn.

Giai đoạn nang trứng

Giai đoạn nang trứng diễn ra song song với giai đoạn hành kinh. Chúng bắt đầu từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt và kết thúc khi trứng rụng. Trong giai đoạn này, cơ thể tiến hành các công đoạn để chuẩn bị sẵn sàng cho quá trình mang thai.

Hormone GnRH và nồng độ hormone FSH dần tăng lên thúc đẩy trứng chín. Thông thường có 15 – 20 tế bào trứng. Mỗi một tế bào trứng được bọc trong 1 túi nhỏ được gọi là nang trứng.

Trong số các nang trứng đó sẽ có 1 nang trứng phát triển nhanh hơn. Còn tất cả các nang trứng chỉ đạt đến đường kính từ 18 – 25mm.

Nang trứng trội hơn sẽ được phóng thích trong chu kỳ kinh nguyệt lần này. Nếu cơ thể phát triển 2 nang trứng trội sẽ được phóng thích, phụ nữ có khả năng sinh đôi.

Giai đoạn rụng trứng

Rụng trứng là giai đoạn trứng được phóng thích vào buồng trứng. Giai đoạn này thường xảy ra ở ngày thứ 14 của chu kỳ kinh nguyệt. Sự gia tăng của nồng độ estrogen khiến nồng độ hormone LH tăng lên.

Sau khoảng 36 giờ, nồng độ hormone LH tăng, các nang trứng sẽ phóng thích vào ống dẫn trứng. Thời điểm đó, nếu trứng gặp được tinh trùng sẽ bắt đầu quá trình thụ tinh.

Trứng chỉ tồn tại trong ống dẫn trứng từ 12 – 24 giờ. Trong khi, tinh trùng có thể tồn tại được 5 ngày trong đường sinh dục của nữ giới.

Vì thế, nếu trứng rụng vào ngày 15 của chu kỳ mà quan hệ tình dục trong khoảng từ ngày 10 đến ngày 15 thì khả năng có thai là rất cao.

chu kỳ kinh nguyệt

Giai đoạn hoàng thể

Là giai đoạn sau khi trứng rụng, thường diễn ra từ ngày thứ 15 của chu kỳ. Trong giai đoạn này, nồng độ hormone FSH và hormone LH giảm. Cơ hội thụ thai cao đã trôi qua, cơ thể đang tiến hành chuẩn bị cho kỳ kinh mới.

Trong buồng trứng, các nang trứng rỗng bị xẹp xuống. Trở thành một khối tế bào nhỏ màu vàng được gọi là thể vàng hay là hoàng thể.

Hoàng thể sản xuất progesterone khiến chất nhầy ở cổ tử cung của người phụ nữ trở nên đặc và dính hơn.

Trường hợp, tế bào tinh trùng ở ống dẫn trứng lớp niêm mạc. Sẽ tiết ra các chất đặc biệt nuôi dưỡng trứng đã được thụ tinh.

Sau 1 tuần, hợp tử bám vào thành niêm mạc tử cung để làm tổ. Đó là thời điểm chị em chính thức mang thai.

Trong 1 tuần, chị em sẽ nhận được kết quả dương tính sau khi thử thai bằng que. Dần dần, các triệu chứng mang thai xuất hiện rõ rệt và nhiều hơn.

Nếu trứng không được thụ tinh hoặc thụ tinh mà không tồn tại được thì sẽ bước vào giai đoạn thái hóa. Trong những ngày cuối của chu kỳ kinh nguyệt, nồng độ hormone estrogen và progesterone ở phụ nữ không mang thai sẽ giảm xuống. Khiến các mạch máu trong niêm mạc tử cung co lại, bong ra gây nên hiện tượng co thắt, đau bụng kinh.

Cuối cùng, các mạch máu trong niêm mạch vỡ ra. Máu của các mô niêm mạc được đào thải ra ngoài qua đường âm đạo và bắt đầu một chu kỳ mới.

Xem thêm: App theo dõi kinh nguyệt: 15+ Ứng dụng theo dõi nguyệt san chính xác

Dấu hiệu của một kỳ kinh nguyệt bình thường

Chu kỳ kinh nguyệt ổn định thường quay lại trong khoảng 28 – 30 ngày. Một vài trường hợp có thể ít hơn khoảng 21 ngày hoặc nhiều hơn từ 30 – 35 ngày.

Một chu kì sẽ kéo dài khoảng 3 – 5 ngày hoặc từ 2 – 7 ngày. Ngoài ra có những người có độ dài chu kì từ 7 – 10 ngày với lượng máu rất ít cũng không vấn đề gì nghiêm trọng.

Những thay đổi nhỏ giữa chu kỳ cũng không có gì nghiêm trọng.

Ví dụ nếu khoảng cách giữa 2 chu kì trước của bạn là 28 ngày. Nhưng sau lại là 30 ngày cũng là bình thường không đáng lo ngại.

Nguyên nhân do những căng thẳng hoặc bệnh tật có thể làm thay đổi chu kỳ kinh hoặc lỡ 1 chu kì. Nếu thời gian giữa 2 chu kỳ kinh nguyệt của bạn kéo dài hơn 40 ngày. Mà không mang thai cần đến gặp ngay bác sĩ.

Những dấu hiệu bình thường của chu kỳ kinh nguyệt gồm có: thèm ăn, dễ thay đổi tâm trạng. Hay cáu gắt, khó chịu, đau bụng, đau lưng, nổi mụn… Các dấu hiệu có thể thay đổi tùy theo cơ địa của mỗi người.

Chu kỳ kinh nguyệt ở người diễn ra trung bình bao nhiêu ngày? Khi nào bất thường?

Nếu phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt dài hơn 35 ngày hoặc ngắn hơn 22 ngày thì được coi là bất thường. Đây là biểu hiện điển hình của kinh nguyệt không đều hay rối loạn kinh nguyệt. Cụ thể, vòng kinh bất thường có nhiều mức độ khác nhau:

  • Vòng kinh < 22 ngày gọi là kinh mau hay vòng kinh quá ngắn.
  • Vòng kinh > 35 ngày gọi là kinh thưa, trễ kinh, chậm kinh.
  • Nếu như 1 – 2 tháng mới có kinh nguyệt một lần, máu kinh ra rất ít thì được gọi là tắc kinh.
  • Nếu như quá 3 tháng mới có kinh nguyệt một lần (thậm chí là 4 – 5 tháng). Thì được gọi là mất kinh (hay vô kinh thứ phát).

Ngoài những biểu hiện bất thường về độ dài vòng kinh. Chu kỳ kinh nguyệt của bạn có thể gặp phải một số trục trặc sau:

  • Rong kinh: Ra máu kéo dài trong thời gian hành kinh (>7 ngày).
  • Cường kinh: Máu kinh ra nhiều trong thời gian hành kinh.
  • Rong huyết: Ra máu bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt trên 7 ngày. Không phải thời điểm hành kinh.
  • Thống kinh: Đau bụng kinh dữ dội.
  • Thiểu kinh: Máu kinh chỉ ra khoảng 1 – 2 ngày rồi hết. Lượng máu ít hơn 40ml/kỳ kinh nguyệt.

Những nguyên nhân nào có thể làm thay đổi độ dài vòng kinh của bạn?

Theo các bác sĩ, một số yếu tố dưới đâu có thể làm thay đổi độ dài vòng kinh của chị em.

Rối loạn nội tiết tố sinh lý

Rối loạn nội tiết tố sinh lý thường xảy ra ở nữ giới trong độ tuổi dậy thì. Phụ nữ cho con bú và giai đoạn tiền mãn kinh.

Ở tuổi dậy thì, hệ trục nội tiết mới bắt đầu “vận hành”. Nên hoạt động của nó chưa thực sự nhịp nhàng. Các bạn gái thường có vòng kinh không đều. Phải mất vài năm thì tình trạng này mới dần ổn định hơn.

Sau khi sinh, các bà mẹ thường cho con bú. Do đó sự ảnh hưởng của hormone prolactin trong các tuyến sữa có thể ức chế sự rụng trứng. Khiến các bà mẹ mất kinh nguyệt tạm thời.

Phải 6 – 8 tháng sau, khi tần suất bú đã giảm (thời gian bé tập ăn dặm) thì kinh nguyệt mới trở lại. Những bà mẹ nuôi con bằng sữa ngoài thì kinh nguyệt có thể đến sớm hơn. Khoảng 2 tháng kể từ khi sinh em bé.

Ở tuổi tiền mãn kinh, hệ trục nội tiết bắt đầu suy thoái, hoạt động của chúng kém nhịp nhàng hơn. Hormone từ buồng trứng tiết ra ngày càng ít. Vì vậy, vòng kinh cũng có xu hướng ngắn hơn, một số người lại bị rong kinh kéo dài.

Do lối sống

Một số tình trạng sau có thể làm tăng nguy cơ rối loạn hormone. Và là điều kiện làm thay đổi vòng kinh của bạn.

Stress

Căng thẳng kéo dài có thể làm suy yếu chức năng của vùng dưới đồi. Hormone GnRH tiết ra không đồng đều.

Điều đó làm ảnh hưởng tới quá trình sản xuất hormone tại tuyến yên và buồng trứng, gây ra rối loạn kinh nguyệt. Thế nhưng, chu kỳ của bạn sẽ bình thường trở lại khi căng thẳng biến mất.

Thừa cân hoặc quá gầy

Chất béo là thành phần quan trọng để tổng hợp estrogen. Ở những người béo phì, lượng chất béo tích lũy quá lớn. Khiến cho estrogen bị tăng, gây mất cân bằng nội tiết tố và gây ra rong kinh.

Ngược lại, với những người có hình thể quá gầy, lượng mỡ thấp. Không đủ để chuyển hóa thành hormone. Vì thế kinh nguyệt cũng bị rối loạn theo, do thiếu hụt estrogen.

Đây là lý do tại sao những người ăn kiêng trong thời gian dài. Hoặc những người vận động thể chất quá nhiều là những đối tượng thường hay bị vô kinh, mất kinh.

Do sử dụng thuốc

Thuốc tránh thai và một số thuốc điều trị các bệnh lí khác. Như là thuốc trị tiểu đường, thuốc điều trị cao huyết áp, thuốc chống động kinh. Thuốc hóa trị có thể làm mất cân bằng nội tiết tố gây ra rối loạn kinh nguyệt.

Thực hiện các biện pháp kiểm soát sinh sản

Hãy nhớ rằng việc sử dụng một số loại biện pháp tránh thai. Chẳng hạn như thuốc tránh thai, đặt vòng, miếng dán tránh thai. Hoặc là nạo phá thai cũng có thể góp phần làm thay đổi độ dài chu kì kinh nguyệt của bạn.

Bởi hầu hết các biện pháp này đều có chứa một lượng hormone (progesterone hay estrogen) nhỏ. Khi vào cơ thể nó sẽ khiến nồng độ hormone tăng lên, gây rối loạn kinh nguyệt tạm thời.

Xem thêm: Làm sao để có kinh nguyệt trở lại [17+] Cách có kinh nguyệt trở lại

Do bệnh lý

Nhiều trường hợp, phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt kéo dài có thể xuất phát từ một tình trạng sức khỏe tiềm ẩn bên trong cơ thể. Đó là:

Hội chứng buồng trứng đa nang

Dấu hiệu của bệnh là tình trạng vô kinh (3 tháng không thấy có kinh nguyệt). Lông tay chân rậm rạp, da mặt nhờn, nhiều mụn trứng cá, tóc ít. Khi đi siêu âm thì thấy trong buồng trứng có nhiều nang nhỏ cạnh nhau.

Đây là một trong những bệnh phụ khoa hàng đầu gây vô sinh hiếm muộn. Do đó, nếu bạn thấy có những biểu hiện như vậy. Hãy nhanh chóng đi khám để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.

U xơ tử cung

U xơ tử cung là khối u lành tính phát triển trên thành niêm mạc tử cung. Hoặc bên trong lớp cơ tử cung. Chúng rất hiếm khi là một khối u ác tính, chứa mầm mống của ung thư.

Mặc dù vậy, u xơ tử cung có thể làm thay đổi độ dài vòng kinh của bạn. Nó cũng là lý do chủ yếu gây rong kinh ở nữ giới.

Polyp tử cung

Polyp là những mô tăng sản quá mức phát triển bên trong niêm mạc tử cung hoặc cổ tử cung. Polyp là một dạng tổn thương thực thể lành tính, rất hiếm khi chuyển biến thành ung thư. Nhưng nó cũng thường là lý do gây chảy máu nhiều trong kì kinh của phụ nữ.

Viêm vùng chậu

Viêm vùng chậu là bệnh nhiễm trùng, lây truyền qua đường tình dục. Viêm vùng chậu là tình trạng nhiễm trùng của các cơ quan sinh sản bao gồm cổ tử cung, tử cung, ống dẫn trứng. Phúc mạc chậu, buồng trứng và các mô mềm phụ trợ.

Viêm vùng chậu có thể làm thay đổi chu kì kinh nguyệt. Khiến phụ nữ cảm thấy đau đớn nhiều hơn, màu máu kinh bất thường.

Lạc nội mạc tử cung

Lạc nội mạc tử cùng là tình trạng các mô nằm bên trong tử cung. Bắt đầu mọc ở nơi khác trong cơ thể như là buồng trứng, vòi trứng, mặt sau của tử cung… Phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung hay bị rong kinh, cường kinh.

Những nguyên nhân nào có thể làm thay đổi độ dài vòng kinh của bạn

Do các bệnh lý khác

  • Rối loạn di truyền máu
  • Cường giáp hoặc thiểu giáp
  • Đái tháo đường
  • U tuyến yên
  • Bệnh về gan, thận
  • Bệnh bạch cầu.

Hy vọng qua những thông tin trên đã giúp chị em giải đáp chu kỳ kinh nguyệt ở người diễn ra trung bình bao nhiêu ngày? Nếu trường hợp chu kỳ kinh bất thường, hãy nhanh chóng đi thăm khám để được điều trị kịp thời.