Cây ngô đồng có tác dụng gì? Đặc điểm và cách dùng cụ thể

Tham vấn y khoa : Bác sĩ

Ngày cập nhật :12/01/2023

Cây ngô đồng vốn nổi tiếng là cây cảnh đẹp, vị thuốc hay. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ đặc điểm, công dụng, cách dùng cụ thể.

Bài viết dưới đây sẽ đưa ra những thông tin đầy đủ, chi tiết nhất về cây ngô đồng. Hy vọng, sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loại cây này, từ đó sử dụng hiệu quả.

Tìm hiểu về cây ngô đồng

Tên gọi khác: Cây bo rừng, cây trôm đơn

Tên khoa học: Fimiana simplex (L.)

Họ: Trôm (Sterculiaceae)

tìm hiểu về cây ngô đồng

Đặc điểm sinh thái

Cây ngô đồng thường có thân phình ở gần gốc giống hệt như cái lọ. Loại cây này có chiều cao trung bình khoảng 40 – 100 cm, phân thành nhiều nhánh khác nhau.

Lá cây thường bóng, phiến là chia thành 3 – 5 thùy to. Cuống lá dài khoảng 10 – 20 cm. Nếu quan sát kỹ, bạn sẽ thấy mặt lá dưới thường nhạt hơn so với mặt phía trên.

Hoa thường có màu đỏ tươi, mọc thành chùm dày, rộng khoảng 25 cm. Loài hoa này giống hệt với cành san hô đỏ. Cuống hoa dài khoảng 20 cm, có màu xanh xám, thẳng. Cả hoa cái và hoa đực đều có 5 cánh màu đỏ.

Phần thùy nhụy có màu xanh lá cây. Các vòi nhụy rất ngắn và bầu nhụy có màu trắng như củ hành. Hoa đực thường có lớp bao phấn phủ bên ngoài màu vàng tươi.

Quả ngô đồng có hình bầu dục, thường có 3 hạt. Lúc quả non thường có màu xanh, khi chín màu vàng. Khi khô, hạn rất dễ bung ra và phát tán khắp nơi. Nếu gặp điều kiện thuận lợi, các hạt nhanh chóng này mầm thành cây mới và tiếp tục vòng đời của nó.

Bộ phận sử dụng dược liệu

Cây ngô đồng thường được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh. Trong Đông y sử dụng thân, lá, nhựa cây để điều chế ra nhiều bài thuốc khác nhau.

Hạt và quả của cây có chứa nhiều độc tính curcin nên không được dùng. Chúng có thể gây ngộ độc, ảnh hưởng gan và hệ tiêu hóa.

Phân bố

Cây ngô đồng có nguồn gốc từ Nam Mỹ và Trung Mỹ. Đây là loại cây được trồng phổ biến ở nước ta, trải dài từ Bắc vào Nam. Loại cây này được mọi người rất yêu thích bởi màu sắc rực rỡ, tràn đầy sức sống của hoa.

Thu hái – Sơ chế

Loại cây này được thu hái quanh năm.

Chỉ sử dụng thân và lá cây đem rửa sạch, phơi khô và dùng dần. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng cây tươi và đắp lên vết thương bên ngoài da.

Các loại cây ngô đồng

Có 2 loại ngô đồng là cây ngô đồng cảnh và cây ngô đồng thân gỗ.

  • Cây ngô đồng cảnh mọc thành cụm, hoa nở to, lá già chuyển thành màu xanh đậm.
  • Cây ngô đồng thân gỗ nở hoa với rất nhiều bông, có màu vàng, lá không có lông.

Bảo quản dược liệu

Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, tránh ẩm thấp, ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp gây ảnh hưởng đến nguyên liệu.

Xem thêm: Diệp hạ châu (cây chó đẻ) : 10+ Công dụng, cách dùng, kiêng kỵ

Thành phần hóa học

Hiện tại vẫn chưa có bất cứ nghiên cứu nào về thành phần hóa học của cây. Trong quả của loại cây này chứa chất độc curin, hạt có chứa hơn 40% lượng dầu.

Tác dụng của cây ngô đồng

Cây ngô đồng không chỉ được sử dụng để làm cảnh mà nó còn có tác dụng chữa trị bệnh rất hiệu quả. Dưới đây là một số tác dụng chính của loại cây này.

tác dụng của cây ngô đồng

Chữa mụn nhọt

Với những bệnh nhân bị mụn nhọt mới sưng tấy, bạn có thể sử dụng lá cây ngô đồng cắt ra lấy phần nhựa. Sử dụng nhựa cây bôi lên vùng da bị nhọt.

Áp dụng phương pháp này bạn cần thực hiện kiên trì nhiều lần để nhựa cây khô lại. Đây là cách giúp giảm tình trạng sưng tấy, mưng mủ.

Nếu mụn nhọt quá to, bạn có thể lấy khoảng 1 – 3 lá đem rửa sạch, để ráo nước. Tiếp đến, bạn tiến hành giã nhuyễn cùng một ít muối và đắp trực tiếp lên nốt mụn. Sử dụng kẹp vải băng cố định lại để tinh chất lá làm giảm sưng tấy. Áo dụng cách làm này khoảng 3 – 5 ngày để bệnh nhanh chóng khỏi.

Chữa ho ra máu, ho gà

Ho ra máu là triệu chứng vô cùng nguy hiểm. Nếu bị ho ra máu ở mức độ nhẹ, mọi người có thể sử dụng thân và cuống của lá tiến hành rửa sạch. Sau đó, bạn đem chúng sắc lấy nước uống.

Bệnh nhân uống nước này thường xuyên sẽ giảm nhanh cơn ho do bệnh gây ra. Cách chữa trị này cũng có thể áp dụng cho những bệnh nhân mắc bệnh ho gà hiệu quả.

Ngừa nhiễm trùng vết thương

Nếu người bệnh bị đứt tay, trầy xước, bầm chân tay thì có thể sử dụng cây ngô đồng đắp trực tiếp lên vết thương. Đồng thời, giữ cho vết thương không bị dính nước, tránh nhiễm trùng.

Đây là cách giúp làn da bị thương nhanh lành. Ngoài ra, bạn cũng có thể lấy nhựa ngô đồng bôi lên vết thương để cải thiện bệnh.

Trị ghẻ lở lâu ngày

Với tình trạng ngứa ngáy thường xuyên, làn da bị ghẻ lở, khó chịu, bạn có thể dùng lá cây rửa sạch và chà lên vùng da bị ghẻ.

Thực hiện kiên trì cách làm này trong khoảng vài ngày, các nốt ghẻ sẽ không còn còn ngứa nữa và nhanh chóng lành làn da.

Chữa sa tử cung

Ở phụ nữ, khi mắc bệnh sa tử cung, người bệnh có thể sử dụng cây ngô đồng để chữa trị bệnh cho mình.

Đầu tiên, bạn cần lấy khoảng 3 cuống lá đem rửa sạch. Tiếp đến, bạn giã nát chúng và đắp trực tiếp lên vùng tử cung bị sa. Với cách làm này, bạn cần cẩn thận, tránh ảnh hưởng đến tử cung và khả năng sinh sản sau này.

Thuốc bổ cho nam giới

Ít ai biết rằng, cây ngô đồng chính là liều thuốc bổ ích cho nam giới. Chỉ cần nam giới dùng thân cây rửa sạch và tiến hành thái mỏng, phơi khô. Tiếp đến, bạn cho cây lên bếp và sao vàng.

Sử dụng nguyên liệu này đem ngâm rượu với các loại thuốc bổ. Đây là cách giúp tăng cường sinh lực, cải thiện tinh trùng yếu cho cánh mày râu.

Chữa hạch sưng đau

Nếu tay, chân, cổ của bạn bị mọc hạch thì có thể sử dụng cây ngô đồng để chữa trị bệnh cho bản thân mình.

Trước hết, bạn dùng dao rạch lấy một đường ở thân cây và hứng lấy phần nhựa cây. Tiếp đến, bạn dùng một miếng vải và tăm bông thấm vào phần nhựa cây để bôi vào vùng da bị sưng hạch.

Áp dụng cách làm này một ngày 1 lần để cải thiện tình trạng bệnh.

Nhuộm đen tóc

Cây ngô đồng có tác dụng hiệu quả trong việc nhuộm đen tóc, giúp tóc mềm mượt, bóng khỏe hơn.

Bạn chỉ cần đem cây rửa sạch, phơi khô. Sau đó đốt cháy nguyên liệu này và trộn đều chúng với dầu gội.

Sử dụng hỗn hợp này để gội đầu mỗi ngày. Đây là cách giúp bạn nhanh chóng sở hữu được mái tóc đen, đẹp như ý muốn.

Chữa bệnh phong thấp

Nếu chẳng may mắc bệnh phong thấp, người bệnh có thể sử dụng cây ngô đồng để chữa trị bệnh. Bạn chỉ cần lấy rễ của cây rửa sạch và nấu lấy nước để uống mỗi ngày.

Với cách thực hiện vô cùng đơn giản, các triệu chứng đau nhức, ra nhiều mồ hôi tay do bệnh phong thấp gây ra sẽ nhanh chóng được cải thiện.

Một số công dụng khác

Ngoài những công dụng trên, loại cây này còn có rất nhiều công dụng khác nhau.

Trong dân gian, mọi người sử dụng thân cây đốt cháy lấy than mịn và trộn chung với dầu để nhuộm đen tóc, chữa bệnh lòi dom, bệnh trĩ, thấp khớp, lao phổi, bệnh hậu môn,…

Cây ngô đồng trong phong thủy

Nhắc đến ý nghĩa phong thủy, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến hình ảnh phượng hoàng đậu trên cây ngô đồng.

Trong các điển cố điển tích của cả Trung Quốc và Việt Nam ta, cây ngô đồng đều được gắn kết với chim phượng hoàng – vua của các loài chim. Vì vậy ngô đồng được coi là loại cây gỗ quý và có giá trị thiêng liêng.

Trồng cây gần nhà sẽ mang lại cát tường và tài lộc đến cho gia đình. Người xưa đồn rằng phượng hoàng già sẽ về đậu trên cây ngô đồng xanh. Vì vậy có một cây trồng trong sân sẽ có nhiều ý nghĩa phong thủy tốt. Bên cạnh đó, phượng hoàng là một trong tứ thần thú nên loại cây này cũng có tác dụng khắc chế tà ma và xua đuổi khí xấu..

Cây ngô đồng có sức sống mạnh, nhựa cây dồi dào. Cây lại có nhiều tác dụng chữa bệnh tốt nên nhiều người cho rằng trồng cây này sẽ đem lại sức khỏe và tuổi thọ cho con người.

Cây ngô đồng có độc không?

Cây ngô đồng là một loại thuốc quý nhưng không nên nuốt nhựa cây ngô đồng có thể gây hại cho hệ tiêu hóa.

Đặc biệt trong hạt và quả của cây ngô đồng có một chất độc là curin. Khi chất này tiếp xúc với cơ thể sẽ gây ngộ độc, một số bệnh về gan và hệ tiêu hóa. Trường hợp nhiễm độc nặng có thể dẫn đến rối loạn tim mạch, ức chế thần kinh và xuất huyết đường tiêu hóa.

Nếu chẳng may trẻ nhỏ nuốt phải hạt cây , bạn nên bình tĩnh và cố cho trẻ nôn ra càng nhiều càng tốt. Sau đó nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế gần nhất.

Cách trồng cây ngô đồng

Cây ngô đồng có thể nhân giống bằng phương pháp chiết cành hoặc gieo hạt. Tuy nhiên hạt cây ngô đồng nhiều và tỉ lệ thành công khá cao nên được ưa chuộng hơn.

cách trồng cây ngô đồng

Bước 1: Chọn hạt giống

Mỗi cây cho ra khá nhiều hạt nên bạn có thể thoải mái lựa chọn. Nên lấy những hạt đã trưởng thành và không bị sâu bệnh, dị dạng.

Bước 2: Chuẩn bị

Ngâm hạt giống đã chọn trong nước ấm từ 30-40 độ trong khoảng 30 phút. Sau đó đem hạt ủ trong khăn ấm khoảng một ngày. Khi thấy hạt đã nứt ra thì có thể đem đi gieo.

Bước 3: Gieo hạt

Gieo hạt vào chậu đất đã chuẩn bị. Phủ một lớp đất mỏng khoảng 1-2cm để hạt dễ phát triển. Khoảng 2 ngày sau bắt đầu tưới cho hạt.

Xem thêm: [Clorpheniramin] Từ A- Z thông tin về thuốc ít người biết

Cách chăm sóc cây ngô đồng

Cây ngô đồng thuộc loại cây dễ trồng. Chỉ cần bạn biết cách chăm sóc đúng đắn, cây có thể sống tươi tốt rất lâu.

Đất trồng

Các loại đất mùn giàu dinh dưỡng rất thích hợp cho cây phát triển. Sẽ tốt hơn nếu pha thêm cát vào trong đất để tăng khả năng thoát nước. Tro, than vụn, mùn cưa là những loại phân bón tự nhiên rất thích hợp để trộn với đất. Khi đất trồng đủ dinh dưỡng, hoa ngô đồng sẽ nở to và đẹp hơn.

Tưới nước

Ngô đồng không có nhu cầu nước quá nhiều. Hàng ngày hãy tưới cho cây một lần quanh gốc là đủ. Tránh tưới quá nhiều mỗi lần vì cây chịu úng kém.

Ánh sáng

Ngô đồng có các lá to nên rất dễ hiểu việc đây là loài cây ưa sáng. Nên trồng cây tại các vị trí thoáng đãng, nhiều ánh nắng như sân nhà hay trên ban công. Khi cây đủ nắng sẽ quang hợp tốt và khỏe mạnh.

Lưu ý tránh đặt cây dưới bóng râm quá lâu sẽ làm cây bị úng lá và chết.

Sâu bệnh

Nhựa ngô đồng có thể giúp cây phòng tránh sâu hại tấn công rất tốt. Vì vậy bạn chỉ cần phòng tránh cây bị bệnh. Nếu phát hiện lá cây bị vàng úa, thâm đen thì cần cắt bỏ và phun thuốc cho cây.

Từ lâu cây Ngô đồng đã được sử dụng trong dân gian. Với sự đa dạng và phong phú về tác dụng của ngô đồng điều trị bệnh. Tuy nhiên, để có thể tận dụng hết giá trị của vị thuốc đối với sức khỏe. Bạn nên tham khảo ý kiến người có chuyên môn, y bác sĩ để kiểm soát rủi ro và những tác dụng không mong muốn.