Cây chùm ngây: 17 Công dụng bất ngờ & cách sử dụng

Tham vấn y khoa : Bác sĩ

Ngày cập nhật :23/12/2022

Cây chùm ngây được biết đến với nhiều công dụng chữa bệnh hiệu quả. Trong đó, phải kể đến công dụng phòng ung thư, làm đẹp, tốt cho xương…

Nội dung bài viết dưới đây sẽ có những thông tin cụ thể về loài cây này. Cũng như công dụng, bài thuốc, cách sử dụng đúng cách, Mời bạn đọc cùng tìm hiểu.

Nội Dung Chính

Mô tả cây chùm ngây

Đầu tiên là một số thông tin về mô tả cây chùm ngây.

mô tả cây chùm ngây

Đặc điểm sinh thái của cây chùm ngây

Loại cây này còn có tên gọi khác là ba đậu dại, tên khoa học là Moringa oleifera. Loài thực vật này thuộc họ nhà Moringaceae.

Chùm ngây là loại cây thân gỗ nhỏ. Khi cây phát triển được 1 tuổi, nếu không cắt ngọn, cây cao khoảng 5 – 6 m với đường kính 10 cm. Còn ở độ tuổi trưởng thành (3 – 4 tuổi) cây có chiều cao trung bình từ 5 – 10 m.

Vỏ cây có màu xám trắng dày và có các khe rãnh. Khi bị thương, vỏ sẽ tiết ra chất gôm. Dưới tác động của môi trường chúng sẽ chuyển từ màu trắng sang màu nâu đỏ hoặc nâu đen.

Thân cây không có gai. Lá cây thuộc dạng lá kép, mọc so le nhau, có chiều dài 30 – 60 cm và lá có màu xanh mốc. Đối với lá chét, chúng dài 12 – 20 mm, thường mọc đối nhau có khoảng 6 – 9 đôi.

Hoa chùm ngây có màu trắng, mọc thành cụm trông giống hoa đậu. Thường nở rộ vào tháng 4 đến tháng 6.

Quả cây chùm ngây có màu nâu, có thiết diện tam giác và mọc thõng xuống. Mỗi quả dài 30 – 50 cm và rộng 1,5 – 2,5 cm, chứa ít nhất 20 hạt. Thông thường, hạt có màu nâu tối hoặc sáng, có 3 cạnh, dạng màng. Có cánh màu trắng với chiều dài 1,5 – 2,5 cm và có đường kính 1 – 1,4 cm.

Phân bố cây chùm ngây

Chùm ngây có nguồn gốc hơn 4000 năm tại vùng sơn cước Hi Mã Lạp Sơn tây bắc Ấn Độ. Sau này người ta trồng nhiều ở Trung Mỹ, Nam Mỹ, Châu Phi, Đông Nam Á…

Ở Việt Nam mọc nhiều ở các tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận, Thanh Hóa, đảo Phú Quốc, vùng Bảy Núi tỉnh An Giang… Thế nhưng trước đây ít ai quan tâm và cũng không biết về tác dụng của nó.

Mãi về sau người ta mang hạt giống về Việt Nam trồng đại trà để lấy nguyên liệu thì mới để ý đến. Nhiều người lầm tưởng cây chùm ngây được du nhập vào nước ta.

Bộ phận dùng, thu hái

Bộ phận dùng: Quả, rễ, lá non, hoa và các nhánh non.

Thu hái: Thu hoạch quả từ tháng 7 đến tháng 9. Lá có thể thu hái quanh năm. Hoa từ tháng 4 – 6.

Thành phần hóa học

Mỗi bộ phận của cây chùm ngây đều chứa các thành phần hóa học khác nhau.

Cụ thể:

  • Vỏ cây chùm ngây: Bao gồm các thành phần hóa học như chất gôm (galactose, arabinose và acidýglucuronic), -sitosterol và benzylanin.
  • Rễ cây chùm ngây: Chứa hoạt chất glucosinolate như 4 (-L-rhamnosyloxy)-benzyl glucosinolate).
  • Lá chùm ngây: Chứa các hoạt chất chống oxy hóa như flavonoid và phenolic. Ngoài ra, lá cây còn chứa các thành phần như chất gôm và 2 alcaloid bao gồm moringinin và moringi.
  • Hoa chùm cây: Polysaccharid là thành phần hóa học chính được tìm thấy trong hoa cây chùm ngoài.
  • Hạt chùm ngây: Chứa các hoạt chất như glucosinolate và peptid.
  • Toàn thân: Chứa thành phần hóa học chính là pterygospermin.

Vị thuốc cây chùm ngây

Chùm ngây có tác dụng gì? Tính vị ra sao?

vị thuốc cây chùm ngây

Tính vị và tác dụng

Theo đông y. mỗi bộ phận cây chùm ngây đều có tính vị và tác dụng khác nhau. Cụ thể:

  • Rễ có tính kích thích giúp máu lưu thông tốt có tác dụng trợ tim, bổ tuần hoàn. Đồng thời, chúng còn giúp tiêu hóa dễ dàng.
  • Vỏ cây có tác dụng tốt đối với hệ thần kinh.
  • Quả, hạt và gôm nhựa từ thân cây có công dụng làm giảm đau nhức.
  • Hoa có chứa chất kích thích và gây kích dục.

Tác dụng chữa bệnh của cây chùm ngây

Tác dụng chữa bệnh của cây chùm ngây là gì?

Các bộ phận của cây chùm ngây chứa nhiều thành phần dinh dưỡng. Giúp cung cấp lượng lớn vitamin, chất đạm, acid amin và nhiều hoạt chất chống oxy hóa. Chính nhờ những dưỡng chất này, chùm ngây giúp làm tăng hệ miễn dịch. Cải thiện chế độ dinh dưỡng ở những bệnh nhân bị nhiễm HIV/AIDS.

Bên cạnh đó, hoạt chất saponin chứa trong chùm ngây có tác dụng giảm đau, hạ sốt và hỗ trợ bảo vệ mô thận, gan. Hơn nữa, lượng lớn chất chống oxy hóa từ lá chùm ngây như flavonoids, oleanoic acid, hyperosid, terpenoid và rutosid. Có tác dụng chống viêm loét dạ dày do rượu.

Mặt khác, cao chiết lá chùm ngây có tính kháng khuẩn mạnh mẽ. Giúp tiêu diệt nấm Candida albicans và chủng khuẩn Gram dương. Như Enterococcus feacalis, Staphylococcus aureus.

Đồng thời, chúng giúp làm yếu đi hoạt động của vi khuẩn Gram âm. Như Pseudomonas aeruginosa, Salmonella thyphimurium, Klebsiella pneumoniae và Escherichia coli.

Ngoài ra, hạt chùm ngây được ứng dụng trọng việc xử lý nước bẩn cho các vùng lũ ở nước ta. Giúp giảm tình trạng đau bụng, tiêu chảy nhờ công dụng lắng lọc và diệt khuẩn gây bệnh đường ruột.

Một số tác dụng có lợi của cây chùm ngây đối với sức khỏe như:

  1. Cây chùm ngây ngăn ngừa nguy cơ ung thư

Trong phần lá của chùm ngây có chứa nhiều chất chống oxy hóa, vitamin C, kẽm và các hoạt chất khác. Có khả năng loại bỏ và phòng ngừa sự gây hại của các gốc tự do. từ đó có thể ngăn chặn sự tổn hại cho các tế bào và sự hình thành các tế bào ung thư.

Bên cạnh đó, loại lá này còn chứa một hợp chất niazimicin. Có thể gây ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư.

  1. Phòng ngừa bệnh tim hiệu quả

Theo một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng lá chùm ngây có tác dụng làm giảm lượng cholesterol trong máu. Qua đó sẽ giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.

Ngoài ra, các chất chống oxy hóa mạnh được chiết xuất từ phần lá. Sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ tim bị tổn thương. Giúp cho trái tim luôn trong tình trạng khỏe mạnh.

  1. Tốt cho gan

Phần lá cây chùm ngây có chứa loại hoạt chất sillymarin. Có khả năng làm tăng chức năng men gan. Đồng thời cũng giúp bảo vệ gan khỏi nguy cơ bị tổn thương. Do việc tiêu thụ lượng lớn thực phẩm giàu chất béo…

Xem thêm: Quế: Công dụng và các món ngon từ quế không phải ai cũng biết

  1. Ổn định lượng đường trong máu

Trong lá chùm ngây cũng chứa các hoạt chất sẽ giúp kiểm soát tốt lượng đường trong máu. Đồng thời cũng có thể ổn định hàm lượng đường và protein trong nước tiểu. Nhờ đó mà loại thảo dược này rất tốt cho những người mắc phải bệnh đái tháo đường.

Ngoài ra, những tác dụng trên là do có sự tác động của các hợp chất thực vật như isothiocyanates.

  1. Cây chùm ngây có lợi cho hệ tim mạch

Trong lá của Chùm ngây còn chứa những loại hoạt chất như isothiocyanate và niaziminin. Các loại hoạt chất này sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ phần động mạch bị dày lên. Một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng cao huyết áp.

  1. Nâng cao sức đề kháng, kích thích quá trình trao đổi chất của cơ thể

Những loại hoạt chất chống oxy hóa, vitamin C và thành phần khoáng chất kẽm có trong lá Chùm ngây có thể giúp nâng cao hệ miễn dịch của các tế bào trong cơ thể. Qua đó, sẽ hỗ trợ khả năng phòng ngừa sự tấn công của các loại virus, vi khuẩn hoặc các gốc tự do xâm nhập vào cơ thể.

  1. Ngừa thiếu máu

Với những người thường hay bị thiếu máu. Việc sử dụng loại rau này sẽ rất hữu ích cho bạn nếu bạn thường xuyên ăn loại rau này.

Thông thường trong 100g bột lá chùm ngây khô có chứa khoảng 28 mg sắt. Đây được xem là hàm lượng cao hơn so với lượng sắt trong thịt bò và các loại thịt động vật khác.

  1. Cây chùm ngây giúp điều trị sỏi thận

Với công dụng đặc biệt là lợi tiểu, lá của cây chùm ngây có thể giúp quá trình lọc thận tốt hơn. Nhờ đó mà có thể đánh tan sỏi thận và loại bỏ tinh thể hình thành sỏi.

  1. Chăm sóc, nuôi dưỡng làn da và mái tóc

Chiết xuất dầu từ hạt Chùm ngây mang lại nhiều lợi ích trong việc bảo vệ tóc khỏi tác hại của các gốc tự do. Duy trì cho mái tóc luôn sạch sẽ và khỏe mạnh.

Bên cạnh đó, trong loại dầu của hạt chùm ngây không chỉ chứa sitokinin. Một loại hormone giúp cho làn da khỏe mạnh. Mà nó còn có nhiều hàm lượng vitamin C. Giúp ngăn ngừa tình trạng lão hóa làn da.

  1. Trị táo bón

Nếu thường hay gặp phải trường hợp táo bón. Bạn hãy nên dùng loại rau này để chế biến các món canh và dùng thường xuyên.

Đối với phần lá có chứa nhiều chất xơ hòa tan và không hòa tan. Có tác dụng giảm thiểu và chữa trị hiệu quả tình trạng trên.

  1. Cây chùm ngây hồi phục thể trạng

Việc ăn thường xuyên rau chùm ngây sẽ giúp cho cơ thể luôn được khỏe mạnh. Hệ miễn dịch được nâng cao hơn.

Qua đó sẽ giúp chống lại các loại bệnh thông thường hay mắc phải như sốt, cảm cúm, ho… Đó là nhờ vào nguồn cung cấp dồi dào các chất dinh dưỡng có sẵn trong loại rau này.

  1. Lợi sữa

Với những phụ nữ đang trong giai đoạn thai kì, sử dụng phần lá của cây chùm ngây sẽ có khả năng lợi sữa rất tốt. Đó là bởi chiết xuất từ lá của loại thảo dược này có thể giúp tăng cường khả năng hoạt động ở tuyến sữa. Kích thích quá trình sản xuất sữa ở người mẹ.

  1. Kháng viêm

Hầu hết các loại trái cây, rau, thảo dược và một số gia vị khác đều có đặc tính kháng viêm. Tuy nhiên, khả năng kháng viêm đó cũng sẽ phụ thuộc vào loại và lượng hợp chất kháng viêm có trong thành phần của chúng.

Qua những nghiên cứu gần đây cho thấy. Loại hoạt chất isothiocyanates có trong lá, vỏ và hạt Chùm ngây là các hợp chất kháng viêm hiệu quả nhất.

  1. Bảo vệ cơ thể chống độc tính của asen

Ngoài những công dụng trên ở phần chiết xuất từ lá của Chùm ngây. Loại chiết xuất này còn có thể làm giảm ảnh hưởng của asen trong thực phẩm, nước uống và đất.

Loại Asen là một độc chất có khả năng làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh như chứng tăng dày sừng, viêm da. Bệnh tim mạch, suy thận, đái tháo đường và thậm chí một số loại ung thư.

  1. Hỗ trợ hệ thần kinh

Việc sử dụng lá Chùm ngây cũng sẽ giúp bảo vệ tế bào não tránh khỏi các tác động của các gốc tự do trong cơ thể. Làm ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh, tế bào não. Một phần là phần lá chứa nhiều thành phần khoáng chất như sắt, kẽm và các chất chống oxy hóa…

  1. Cây chùm ngây hỗ trợ giảm cân hiệu quả

Công dụng khác của loại hoạt chất isothiocyanate có trong rau. Chính là ngăn ngừa khả  năng hấp thụ chất béo hoặc cholesterol của cơ thể. Nhờ đó giúp giảm cân hiệu quả và nhanh chóng.

  1. Làm sạch nước

Một trong những lợi ích trong đời sống của loại cây này chính là phần hạt được sử dụng trong các hệ thống lọc nước tự nhiên. Hạt của nó làm chức năng như một chất kết tụ, giúp loại bỏ chất gây ô nhiễm và tảo gây hại.

Cách dùng cây chùm ngây

Mặc dù cây chùm ngây sở hữu nhiều công dụng chữa bệnh tuyệt vời. Nhưng không phải ai sử dụng cũng được cũng như không phải sử dụng càng nhiều thì càng tốt.

cách dùng cây chùm ngây

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, liều lượng sử dụng chùm ngây an toàn là khoảng 6g/ngày trong vòng 3 tuần. Tuy nhiên, còn tùy thuộc vào độ tuổi và tình trạng sức khỏe của từng người. Mà liều lượng dùng cây chùm ngây sẽ có sự khác nhau.

Do đó, để đảm bảo an toàn, bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để tìm ra được liều dùng phù hợp.

Chùm ngây có thể chế biến theo nhiều cách khác nhau:

Cách ngâm rượu thân cây chùm ngây

Theo đó, cách ngâm rượu thân cân chùm ngay như sau:

  • Cách ngâm rượu cây tươi:

+ Bước 1: Rửa sạch củ rễ.

+ Bước 2: Xếp vào bình thủy tinh.

+ Bước 3: Đổ rượu ngập bình theo tỷ lệ 1:8.

+ Bước 4: Đậy nắp kín, ủ trong vòng 3-4 tháng là dùng được.

  • Cách ngâm rượu chùm ngây khô:

+ Bước 1: Rễ rửa sạch.

+ Bước 2: Thái rễ thành miếng nhỏ rồi đem phơi khô.

+ Bước 3: Cho chùm ngây khô vào chảo sao vàng khoảng 7-10 phút.

+ Bước 4: Xếp vào bình rồi đổ rượu theo tỷ lệ 1:25.

+ Bước 5: Đậy nắp kín, ủ trong vòng 3 tháng là có thể sử dụng được.

Rau chùm ngây nấu gì?

Nguyên liệu: 20g lá, 10g thịt bò, 20g gạo.

Thực hiện:

  • Bước 1: Vo sạch gạo rồi để cho ráo nước.
  • Bước 2: Xay nhuyễn thịt bò, ướp cùng với bột nêm, dầu olive khoảng 5-10 phút cho ngấm.
  • Bước 3: Cho 1 chút dầu olive lên chảo, xào sơ qua thịt bò.
  • Bước 4: Lá chùm ngây xay nhuyễn.
  • Bước 5: Nấu gạo với 200ml nước cho tới khi nhừ thành cháo. Rồi thêm thịt bò và rau đã xay nhuyễn vào. Nêm nếm gia vị cho vừa ăn.

Ngoài cách nấu chùm ngây với thịt bò, để thay đổi khẩu vị bạn có thể nấu nguyên liệu với thịt gà hoặc tôm. Cách chế biến cũng tương tự như trên.

Bột chùm ngây đắp mặt

  • Cách 1:

+ 1 muỗng canh bột chùm ngây, 1-2 muỗng sữa chua, 1 muỗng mật ong.

+ Trộn tất cả các nguyên liệu trên để tạo thành hỗn hợp sền sệt.

+ Rửa sạch mặt với nước ấm rồi đắp hỗn hợp trên lên mặt.

+ Thư giãn khoảng 15-20 phút rồi rửa sạch lại bằng nước ấm.

  • Cách 2:

+ 1 muỗng chùm ngây, 1 muỗng bột cam thảo, 2 muỗng sữa tươi không đường.

+ Trộn đều các nguyên liệu trên, cho vào ngăn mát tủ lạnh vài phút.

+ Rửa sạch mặt rồi đắp lên mặt.

+ Thư giãn khoảng 15-20 phút rồi rửa mặt lại với nước ấm.

Hạt chùm ngây ăn sống được không?

Hạt của loại cây này có thể ăn sống được không là thắc mắc của rất nhiều bạn đọc. Theo các chuyên gia cho biết, hạt có tác dụng nổi trội với đường tiêu hóa. Tuy nhiên để hấp thu tốt nhất những dưỡng chất của loại dược liệu này. Bạn đọc nên rang hạt sơ qua rồi mới ăn.

Cốm chùm ngây dùng cho trẻ mấy tuổi?

Cốm là một chế phẩm phù hợp với trẻ nhỏ biếng ăn, suy nhược cơ thể, táo bón… Theo nhà sản xuất cho biết, cốm của loại cây này phù hợp với đối tượng trẻ nhỏ trên 5 tháng tuổi.

Ăn rau chùm ngây nhiều có tốt không?

Được biết đến là dược liệu rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên không phải cứ ăn nhiều là tốt. Người bệnh chỉ nên sử dụng rau làm nguyên liệu nấu ăn 1 lần trong tuần.

Đặc biệt, với đối tượng trẻ nhỏ, bạn chỉ nên sử dụng 2-3 lần trong 1 tuần, mỗi lần khoảng 20g là đủ.

Tác dụng phụ

Cây chùm ngây nếu tiêu thụ với liều lượng lớn có thể gây tác dụng phụ như:

  • Tiêu chảy nhẹ;
  • Tê liệt;
  • Tổn thương thận và gan.

Ngoài ra, nếu sử dụng chùm ngây từ 5-7 ngày có thể gây sảy thai, thậm chí vô sinh. Đây là tác hại nguy hiểm của cây thuốc này. Do đó, chị em mang thai đặc biết lưu ý, không sử dụng loại thảo dược này bừa bãi.

Các bài thuốc chữa bệnh từ cây chùm ngây

Dưới đây là một số kinh nghiệm chữa bệnh bằng chùm ngây:

Dùng làm thuốc ngừa thai

Bài thuốc dựa theo kinh nghiệm của dân tộc Raglay.

  • Chị em sử dụng 150 gram rễ cây chùm ngây tươi, rửa sạch và băm nhỏ.
  • Đun chung với 2 lít nước cho đến khi cạn còn nửa lít.
  • Chia thuốc và uống 2 lần trong ngày.
  • Liệu trình điều trị cứ cách 5 ngày sắc uống 1 lần.

Chữa suy nhược cơ thể, ổn định huyết áp và bảo vệ gan

  • Hái 150 gram lá cây chùm ngây non, rửa sạch và giã nát.
  • Sau đó, thêm 300 ml nước sạch vào rồi vắt lấy nước cốt.
  • Tiếp đó, cho thêm 2 muỗng canh mật ong, khuấy đều và chia làm 3, uống trong ngày.

Điều trị tăng lipid máu, tăng cholesterol và tăng triglycerit. Đồng thời, làm giảm acid uric trong máu và ngăn ngừa hình thành sỏi oxalat

  • Sử dụng 300 gram rễ chùm ngây tươi hoặc 30 gram rễ khô đem rửa sạch và nấu với 1 lít nước.
  • Sau khi thuốc sôi khoảng 15 phút, tắt bếp, lọc lấy nước và uống trong ngày.

Chữa bệnh u xơ tiền liệt tuyến

  • Dùng 100 gram rễ chùm ngây tươi kết hợp với 80 gram lá cây trinh nữ hoàng cung đem nấu với 2 lít nước.
  • Sau khi nước cạn còn nửa lít, chia ra làm 3 và uống trong ngày.
  • Hoặc cũng có thể dùng 30 gram rễ cây chùm ngây khô nấu trộn với 20 gram lá cây trinh nữ hoàng cung khô.
  • Lượng nước và cách nấu tương tự như nấu rễ chùm ngây tươi.

Dùng lắng nước

Cách làm này giúp tiêu diệt vi khuẩn gây hại cho đường ruột. Giúp giảm thiểu triệu chứng đau bụng hoặc tiêu chảy do sử dụng nguồn nước bẩn.

Cách làm:

  • Sử dụng phần hạt già của hai trái chùm ngây tươi đem giã nát rồi.
  • Khuấy đều với 3 lít nước trong 5 phút.
  • Sau đó, chờ khoảng 2 tiếng, nước sẽ trong lại và có thể dùng.

Cách trồng cây chùm ngây

Thay vì mua cây chùm cây, các bạn cũng có thể tự trồng cây để sử dụng. Cách trồng như sau:

  • Bước 1: Mua hạt giống

Chùm ngây là giống cây hiếm. Vì thế nó thường không được bán tại các cửa hàng cây cảnh. Bạn có thể tìm mua ở các nhà bán lẻ trên mạng.

  • Bước 2: Giậm cành thay vì trồng đất từ hạt

Cây chùm ngây có thể phát triển khỏe mạnh bằng cách giâm cành xuống đất. Nếu bạn không thể tìm mua được hạt giống thì có thể trồng theo cách này.

Chọn những cành khỏe mạnh, dùng kìm cắt sao cho độ dài cành khoảng 90m.

  • Bước 3: Tỷ lệ đất trồng 85% đất, 10% cát, 5% phân ủ

Đất để trồng chùm ngây cần có độ thoát nước tốt để không bị ngập úng. Hỗn hợp đất trộn với cát và phân ủ theo tỷ lệ như trên là hỗn hợp giàu dưỡng chất. Đạt được độ thoát nước tốt nhất cho bạn gieo hạt.

  • Bước 4: Trồng cây trong chậu

Ở nhiệt độ dưới 0 độ C, chùm ngây không thể sống sót. Vì thế, bạn nên trồng trong chậu để có thể di chuyển và đặt ở nơi có nhiệt độ thích hợp.

Nếu trồng bằng hạt, bạn hãy trồng xuống đất với độ sâu khoảng 2.5m. Còn nếu giâm cành thì cần cắm 1/3 chiều dài của cành xuống đất.

  • Bước 5: Tưới cây

Dùng bình tưới cho đất đẫm nước sao cho không bị úng. Nếu tưới quá nhiều cây sẽ không thoát nước tốt.

Xem thêm: Bình bát: 10 Bài thuốc chữa bệnh hiệu quả không ngờ tới

Chùm ngây kỵ với gì?

  • Không sử dụng loại thảo dược này liên tục trong thời gian dài: Đây là dược liệu rất giàu vitamin C và canxi. Vì thế, nếu dùng liên tục trong thời gian dài sẽ không có lợi, gây thừa chất. Nhất là đối với đối tượng trẻ nhỏ. Người bệnh chỉ nên dùng tối đa 3 lần mỗi tuần, mỗi lần không quá 20-30g.
  • Không dùng chùm ngây vào buổi tối: Đối với người có tiền sử mất ngủ. Tuyệt đối không nên dùng bởi sẽ ảnh hưởng tới giấc ngủ của bạn.
  • Không dùng cho phụ nữ mang thai: Trong chùm ngây có chứa alpha 1-sitosterol. Hoạt chất này khiến cho tử cung bị co giãn. Bởi vậy, phụ nữ có thai khi ăn rất dễ bị sảy thai.
  • Không nên nấu quá kỹ: Để bảo toàn tối đa hàm lượng dinh dưỡng có trong chùm ngây, bạn nên nấu rau ở mức vừa phải, không nên nấu có chín.

Mua chùm ngây ở đâu, giá bao tiền?

Hiện nay, trên thị trường loại cây này có giá dao động trong khoảng từ 150-200k/kg. Bạn đọc có thể tìm mua ở các hiệu thuốc đông y hoặc mua trực tiếp tại các vườn trồng dược liệu trên toàn quốc.

Trước khi quyết định mua, cần tìm hiểu thật kỹ địa chỉ bán cũng như nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm. Để tránh mua phải hàng giả, hàng nhái.

Trên đây là tổng hợp một số thông tin về cây chùm ngây. Mặc dù đây là thảo dược có nhiều công dụng chữa bệnh tốt. Nhưng trước khi dùng, các bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng hiệu quả.