Vị thuốc quý Ngũ gia bì : Phân loại, tác dụng, cách dùng, cách chăm sóc
Ngày cập nhật :27/11/2021
Ngũ gia bì là vị thuốc quý dân gian. Tuy nhiên, ít người nắm rõ tác dụng của loại dược liệu này. Khiến chúng chưa phát huy được hết tác dụng vốn có.
Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nắm được những thông tin tổng quan về ngũ gia bì. Bao gồm: Phân loại, tác dụng, cách dùng, cách chăm sóc. Hãy cùng tìm hiểu nhé!
Nội Dung Chính
- 1 Mô tả dược liệu
- 2 Ngũ gia bì có mấy loại?
- 3 Vị thuốc ngũ gia bì
- 4 Một số bài thuốc từ vị thuốc ngũ gia bì
- 4.1 Bài thuốc trị liệt dương, mệt mỏi, đau nhức xương khớp do phong thấp
- 4.2 Bài thuốc trị huyết áp thấp
- 4.3 Bài thuốc trị gãy xương, giúp xương mau phục hồi
- 4.4 Bài thuốc trị thấp khớp
- 4.5 Bài thuốc trị suy nhược cơ thể ở nữ giới
- 4.6 Bài thuốc trị khớp sưng đau khiến khả năng vận động suy giảm
- 4.7 Bài thuốc trị yếu sinh lý ở nam giới
- 4.8 Bài thuốc chữa phù thận
- 4.9 Bài thuốc chữa nhức mỏi xương khớp do thận dương hư tổn
- 4.10 Bài thuốc trị đau dây thần kinh cổ, vai do hàn thấp
- 4.11 Bài thuốc chữa viêm tinh hoàn do bệnh quai bị
- 4.12 Bài thuốc trị chân tay yếu mềm và tỳ vị hư nhược
- 4.13 Bài thuốc trị dày da bụng do thấp tỳ
- 4.14 Bài thuốc chữa chứng thống phong (gout)
- 4.15 Bài thuốc trị sản phụ phù nề sau khi sinh
- 4.16 Bài thuốc trị thận khí hưu hàn
- 5 Những điều cần kiêng kỵ khi dùng
- 6 Cây ngũ gia bì trong phong thủy
- 7 Cây ngũ gia bì chống muỗi hiệu quả
- 8 Điều kiện sống và chăm sóc cây ngũ gia bì
- 9 Một số câu hỏi thường gặp về ngũ gia bì
Mô tả dược liệu
Tên khác: Cây đáng, cây lằng, ngũ gia bì chân chim, cây chân vịt, sâm nam,…
Tên khoa học: Schefflera Octophylla
Chi: Chân chim (danh pháp khoa học: Schefflera)
Họ: Ngũ gia bì (danh pháp khoa học: Araliaceae)
Đặc điểm thực vật
Cây ngũ gia bì được trồng nhiều để làm cảnh và làm thuốc. Cây có chiều cao trung bình khoảng 2 – 8m.Lá kép hình chân vịt. Mỗi lá có khoảng 6 – 8 lá chét, phiến lá hình trứng, mọc so le nhau.
Quả mọng, có màu tím đen khi chín, hình cầu, đường kính từ 3 – 4mm. Bên trong có khoảng 6 – 8 hạt. Hoa mọc thành chùm, màu trắng và nhỏ.
Bộ phận dùng
Vỏ của thân và rễ được dùng để làm thuốc. Ngoài ra lá của cây cũng được dùng để chữa sưng đau.
Phân bố
Ngũ gia bì phân bố ở miền Nam Trung Quốc. Tập trung nhiều ở các tỉnh như Chiết Giang, Tây Tạng, Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây, Phúc Kiến, Hồ Nam. Ngoài ra, thảo dược này còn phân bố ở Hồng Kông, Malaysia, Đài Loan, Nhật Bản, và Ấn Độ.
Ở nước ta, cây mọc nhiều ở các tỉnh phía Bắc và miền Trung.
Thu hái – sơ chế
Chỉ thu hái ở những cây trên 10 năm tuổi. Sau đó tiến hành bóc vỏ cây. Việc thu hái ngũ gia bì cần được thực hiện bởi người có chuyên môn. Nếu bóc vỏ không đúng cách, cây có thể bị chết.
Sơ chế: Đem thái mỏng, rồi sao hoặc phơi khô.
Bảo quản
Bảo quản dược liệu ở nơi khô thoáng và tránh ẩm mốc.
Thành phần hóa học
Vỏ thân của cây có chứa khoảng 0.9 – 1% tinh dầu, trong đó vỏ ở rễ và cành có chứa saponin triterpene.
Ngũ gia bì có mấy loại?
Có 3 loại ngũ gia bì thường gặp đó là:
- Ngũ gia bì gai là giống cây mọc bụi, phần mép lá có xuất hiện rất nhiều gai.
- Ngũ gia bì cẩm thạch là giống cây thuộc họ nhà ngũ bì, phần lá có màu sắc lạ, được mọi người ưa chuộng bày biện trong nhà ở, phòng khách.
- Ngũ gia bì hương hay còn có tên gọi khác là tế trụ gia bì. Đây là loại thực vật mọc bụi, có chiều cao lên tới vài mét.
- Người ta tìm thấy loại cây này lần đầu tiên vào năm 1969 tại Phó Bảng, Hà Giang. Sau đó, loại cây này đã được xếp vào danh sách dược liệu quý cần được bảo tồn. Hiện nay, cây đang được nghiên cứu bảo tồn và phát triển trồng tại Viện dược liệu.
Vị thuốc ngũ gia bì
Ngũ gia bì là vị thuốc dân gian mang nhiều công dụng hữu ích.
Tính vị
Vị cay, đắng, tính ôn.
Qui kinh
Qui vào kinh Phế, Thận và Can.
Tác dụng dược lý, chủ trị
Theo y học hiện đại:
- Được chứng minh có khả năng chống mệt mỏi tốt hơn nhân sâm. Cây sâm nam làm tăng sức chịu đựng của cơ thể đối với tình trạng nhiệt độ cao và thiếu oxy.
- Thảo dược còn có tác dụng giải độc, chống phóng xạ, điều hòa hồng cầu, bạch cầu và huyết áp.
- Điều tiết sự cân bằng giữa 2 quá trình hưng phấn và ức chế ở trung khu thần kinh, do đó có tác dụng an thần rõ rệt.
- Tác dụng tăng thể lực, trí lực, chống lão hóa, thúc đẩy quá trình chuyển hóa, tăng cường chức năng tuyến sinh dục và xúc tiến tế bào tái sinh.
- Có khả năng tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, kháng tế bào ung thư và kháng virus.
- Tác dụng làm giảm cơn ho suyễn, long đờm và cầm ho.
- Tác dụng kháng viêm.
- Tác dụng chống ung thư và hạ huyết áp.
Theo Đông y:
- Tác dụng minh mục, ích tinh, thất thương, tằn trí nhớ, mạnh gân xương và bổ trung.
- Tác dụng trừ thấp, tiêu thủy, ích tinh, dưỡng thận, trừ phong và hóa đờm.
- Hạ khí bổ ngũ lao, tiêu phù và trừ phong thấp.
Chủ trị:
- Hen suyễn, cầm ho,…
- Đau nhức xương khớp, mệt mỏi, suy nhược, co quắp, bại liệt
- Cải thiện yếu sinh lý do suy nhược cơ thể và do thận hư yếu
Liều dùng, cách dùng
Có thể dùng dược liệu ở dạng thuốc sắc, ngâm rượu,… Mỗi ngày dùng từ 10 – 20g.
Một số bài thuốc từ vị thuốc ngũ gia bì
Dược liệu ngũ gia bì được dùng để chữa chứng suy nhược, đau nhức xương khớp, yếu sinh lý,…
Bài thuốc trị liệt dương, mệt mỏi, đau nhức xương khớp do phong thấp
Chuẩn bị: Ngũ gia bì sao vàng 100g, rượu 30 độ 1 lít.
Thực hiện: Đem dược liệu ngâm rượu trong khoảng 10 ngày. Sau đó có thể dùng 30ml/ ngày, nên dùng trước khi ăn tối.
Bài thuốc trị huyết áp thấp
Chuẩn bị: Ngũ gia bì tán bột.
Thực hiện: Đem làm thành viên, mỗi lần dùng 5 viên, ngày dùng 3 lần. Một liệu trình kéo dài khoảng 20 ngày.
Bài thuốc trị gãy xương, giúp xương mau phục hồi
Chuẩn bị: Địa cốt bì 40g, ngũ gia bì 40g và 1 con gà
Thực hiện: Đem các vị thuốc tán nhuyễn, sau đó giã nát thịt gà, trộn đều với bột thuốc. Dùng đắp bên ngoài vùng xương bị gãy, lấy vải quấn lại trong 1 tuần.
Bài thuốc trị thấp khớp
Chuẩn bị: Mộc qua 120g, ngũ gia bì 120g và tùng tiết 120g.
Thực hiện: Đem các vị tán thành bột, mỗi lần dùng 4g uống, ngày dùng 2 lần cho đến khi triệu chứng giảm.
Bài thuốc trị suy nhược cơ thể ở nữ giới
Chuẩn bị: Mẫu đơn bì, ngũ gia bì, đương quy và xích thược mỗi thứ 40g.
Thực hiện: Đem các vị tán thành bột mịn. Mỗi lần uống 4g, ngày dùng 2 lần.
Bài thuốc trị khớp sưng đau khiến khả năng vận động suy giảm
Chuẩn bị: Cát căn 16g, ngũ gia bì 16g, bưởi bung 16g, ngải diệp 16g, trinh nữ 16g, nam tục đoạn 20g.
Thực hiện: Đem dược liệu sắc với 4 chén nước, còn lại 2 chén, chia thành 2 lần uống và dùng hết trong ngày.
Bài thuốc trị yếu sinh lý ở nam giới
Chuẩn bị: Cam thảo 10g, ngũ gia bì 16g, khởi tử 12g, thục địa 12g, phá cố chỉ 10g, cẩu tích 12g, phòng sâm 16g, hạt sen 12g, nhục thung dung 10g, tần giao 10g, thỏ ty tử 16g.
Thực hiện: Đem sắc với 1.8l nước, còn lại khoảng 400ml. Bỏ bã và chia nước sắc thành 2 lần uống, dùng hết trong ngày.
Bài thuốc chữa phù thận
Chuẩn bị: Ngải diệp, bạch truật, hương nhu trắng, ngũ gia bì và bông mã đề mỗi thứ 16g, cẩu tích 12g, đinh lăng 20g, bào khương và nhục quế mỗi thứ 10g.
Thực hiện: Sắc uống, ngày dùng 1 thang. Sử dụng thuốc liên tục trong một tuần.
Bài thuốc chữa nhức mỏi xương khớp do thận dương hư tổn
Chuẩn bị: Liên nhục, khởi tử, thục địa và cẩu tích mỗi thứ 12g, ngũ gia bì, đương quy, hắc táo nhân và tục đoạn mỗi thứ 16g, quế chi, xuyên khung mỗi thứ 10g, cam thảo 11g.
Thực hiện: Ngâm các vị trong bình sành với nước trong khoảng 15 ngày. Mỗi lần dùng 20ml trước bữa ăn, ngày dùng 2 lần.
Bài thuốc trị đau dây thần kinh cổ, vai do hàn thấp
Chuẩn bị: Kinh giới, thổ phục linh, ngũ gia bì, tang ký sinh và rễ cỏ xước mỗi thứ 16g, quế chi, phòng phong và cố chỉ mỗi thứ 10g, tế tân 6g.
Thực hiện: Đem sắc uống ngày dùng 1 thang.
Bài thuốc chữa viêm tinh hoàn do bệnh quai bị
Chuẩn bị: Trần bì 10g, ngũ gia bì 16g, lệ chi 16g, quế chi 6g, bạch linh 10g, đinh lăng 16g, bạch truật 12 và xa tiền tử 10g.
Thực hiện: Đem các vị sắc với 4 chén nước, còn lại 2 chén, chia thành 2 lần uống trong ngày.
Bài thuốc trị chân tay yếu mềm và tỳ vị hư nhược
Chuẩn bị: Hoài sơn 12g, ngũ gia bì 16g, cao lương khương 10g, bạch truật 16g, đương quy 16g, biển đậu 16g, đinh lăng 16g, trần bì 10g, táo tàu 5 quả, sinh khương 6g.
Thực hiện: Đem sắc với 400ml nước, bỏ bã và chia thành 2 lần uống.
Xem thêm: Cây chùm ngây: 17 Công dụng bất ngờ & cách sử dụng
Bài thuốc trị dày da bụng do thấp tỳ
Chuẩn bị: Hoài sơn, ngấy hương, bạch truật, ngũ gia bì, ngải diệp, đinh lăng và lá đắng mỗi thứ 16g, trần bì 10g.
Thực hiện: Đem sắc uống, mỗi ngày dùng 1 thang.
Bài thuốc chữa chứng thống phong (gout)
Thống phong (gout) khiến toàn thân mệt mỏi, sưng đau khớp đột ngột và khó đi lại có thể sử dụng ngũ gia bì.
Chuẩn bị: Xương bồ, ngũ gia bì, trinh nữ, kinh giới, cà gai leo, đơn hoa, cát căn, bồ công anh, đinh lăng mỗi thứ 16g, rễ cỏ xước 20g, tất bát 12g, quế chi 10g.
Thực hiện: Sắc uống ngày dùng 1 thang.
Bài thuốc trị sản phụ phù nề sau khi sinh
Chuẩn bị: Trần bì, xa tiền tử, hồng hoa, quế chi mỗi thứ 10g, ngũ gia bì, ích mẫu và đan sâm mỗi thứ 16g, tô mộc 20g, đinh lăng 20g, uất kim và bạch truật mỗi thứ 12g.
Thực hiện: Đem sắc với 1.8l nước, còn lại 400ml, chia thành 2 lần dùng.
Bài thuốc trị thận khí hưu hàn
Thận yếu, thận hư thường gây tiểu ít, tiểu són, lưng gối đau và lạnh âm đạo. Khi này, người bệnh có thể áp dụng bài thuốc từ ngũ gia bì.
Chuẩn bị: Xà sàng tử, can khương, đỗ trọng, thục địa, hoàng đơn, thiên môn, ngũ gia bì mỗi thứ 120g, địa cốt bì 80g và chung nhũ 160g, rượu 750ml, đường 960g.
Thực hiện: Đem các thảo dược ngâm với rượu trong 2 đêm, sau đó thêm đường vào. Mỗi lần uống khoảng 40ml, ngày dùng 2 – 3 lần.
Những điều cần kiêng kỵ khi dùng
Không dùng ngũ gia bì cho người âm hư hỏa vượng. Một số bài thuốc chứa các dược liệu phối hợp có tính nóng (can khương) có thể gây hại cho phụ nữ mang thai. Vì vậy cần cẩn trọng trước khi áp dụng.
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại dược liệu ngũ gia bì. Nên chú ý trong việc lựa chọn nguyên liệu để tránh gây ảnh hưởng đến kết quả điều trị.
Tình trạng sử dụng tùy tiện các bài thuốc từ dược liệu có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn. Để hạn chế rủi ro khi áp dụng, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
Cây ngũ gia bì trong phong thủy
Do việc sinh trưởng xanh tốt quanh năm và không tốn nhiều công chăm sóc. Vậy nên cây ngũ da bì được rất nhiều người lựa chọn để trồng trong nhà hay văn phòng. Giúp cho không gian thoáng đãng, tươi tắn hơn. Mang lại cảm giác thoải mái, thư thái cho những người xung quanh.
Ý nghĩa trong phong thủy
Ngoài tác dụng điều trị một số bệnh hiệu quả, ngũ gia bì còn có ý nghĩa tuyệt vời trong phong thủy.
- Giúp gia chủ phát triển vững mạnh và ổn định đường tài vận
- Mang đến sự thịnh vượng và giúp gia chủ củng cố tiền bạc
- Quản lý, giữ vững tài khí để tài sản làm ra không bị tiêu biến.
- Trồng trong nhà có ý nghĩa phong thủy biểu tượng cho sự hòa thuận, êm ấm.
- Mang ý nghĩa động viên tinh thần, có ý nghĩa hòa thuận, đoàn kết các thành viên trong gia đình.
- Được nhiều người sử dụng với ý nghĩa chấn phong rất tốt, xua đuổi tà ma và khí độc từ bên ngoài.
- Mỗi lá cây sở hữu 5 thùy. Điều này có ý nghĩa cân bằng và tăng tương tác của ngũ hành trong phong thủy trong ngôi nhà của bạn.
Cây ngũ gia bì hợp tuổi nào?
Trong phong thủy, cây ngũ gia bì là loài cây cảnh đặc biệt thích hợp nhất với những người tuổi Dần (năm sinh 1950, 1962, 1974, 1986, 1998).
Nhận thức được điều này, gia chủ tuổi Dần nên trồng loài cây này trong nhà để có thêm nhiều tài khí, vận may trong cuộc sống cũng như công việc.
Cùng với những băn khoăn là cây ngũ gia bì hợp với tuổi nào. Rất nhiều người cũng quan tâm xem loại cây này hợp với những mệnh nào.
Trên thực tế, ngũ gia bì không quá kén mệnh, tuy nhiên trong ngũ hành tương sinh, để cây phát huy hết ý nghĩa phong thủy thì những người mang mệnh Mộc được coi là phù hợp nhất.
Vị trí đặt cây ngũ gia bì
Cây ngũ gia bì đẹp, tươi tốt quanh năm. Vậy nên rất phù hợp để làm cảnh đặt ở các vị trí dễ thấy như phòng khách, phòng làm việc để dễ dàng thưởng thức và điều hòa không khí.
Ta nên lưu ý lựa chọn những vị trí phối màu hợp lý với cây cảnh để có màu sắc hòa hợp cho cả căn phòng.
Cũng như những loại cây khác, ngũ gia bì thực hiện hấp thụ oxy vào ban đêm. Vậy nên cần tránh đặt cây trong phòng ngủ để đảm bảo dưỡng khí trong phòng. Đồng thời nên đặt cây tại các vị trí sạch sẽ, thoáng đãng để việc trao đổi khí của cây diễn ra tốt.
Bên cạnh đó cây ngũ gia bì trị muỗi nên có thể lựa chọn để cây gần lối đi hoặc các góc tường.
Việc lựa chọn hướng đặt cây ngũ gia bì cũng cần lưu ý một số chi tiết liên quan đến phong thủy. Cây ngũ gia bì hợp với người mệnh mộc nên sẽ tốt hơn nếu được đặt tại phía đông hoặc đông nam.
Cây ngũ gia bì chống muỗi hiệu quả
Cây ngũ gia bì phát ra một loại xạ hương có mùi thơm nhẹ gần giống với mùi bạc hà. Theo nghiên cứu, mùi xạ hương này có thể xua đuổi các loại côn trùng đặc biệt là muỗi.
Việt Nam là đất nước có khí hậu nóng ẩm, thường có mùa mưa kéo dài nên chính là môi trường thuận lợi để muỗi sinh sản và phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là ở các vùng nông thôn.
Nhiều người thường trồng cây ngũ gia bì trong nhà mình để vừa làm cảnh, vừa đuổi muỗi hiệu quả. Công dụng này đã được các nhà khoa học thử trồng nhiều cây tại bậc cửa ra vào để kiểm chứng và nhận thấy sự thay đổi rõ rệt.
Hiện tại, tác dụng xua đuổi muỗi của loài cây này đã được ghi nhận trong cuốn Dược điển Việt Nam.
Điều kiện sống và chăm sóc cây ngũ gia bì
Ngũ gia bì là cây ưa khí hậu chịu bóng và nóng ẩm, thích hợp với nơi có ánh nắng và có khả năng chịu được hạn.
Đặc điểm điều kiện sống cây ngũ gia bì
- Loại đất thích hợp nhất để trồng cây là đất chua và có độ phì nhiêu. Nhiệt độ sinh trưởng lý tưởng của cây là từ 20 – 30 độ C. Cây có nhu cầu nước trung bình, lá xanh quanh năm, có thể trồng cây bằng cách giâm cành.
- Ánh sáng: Ngũ gia bì là cây ưa bóng bán phần vì vậy cần đảm bảo trong nhà có đủ ánh sáng. Mỗi ngày nên cho cây được tắm nắng khoảng 4h là cây sẽ phát triển rất tốt.
- Nhiệt độ: Cây không chịu được quá nóng hoặc quá lạnh. Chúng phát triển tốt trong khoảng từ 20 – 30 độ C. Mùa đông nhiệt độ không được < 5 độ C nếu không cây sẽ bị rụng lá.
- Nước và độ ẩm: Cây thích hợp ở môi trường có độ ẩm cao. Tuy nhiên cây cũng có khả năng chịu được khí hậu khô.
- Đất: bạn có thể tự trộn hỗn hợp đất để trồng cây gồm đất mùn, bùn than, đá trân châu và 1 lượng nhỏ phân tổng hợp.
- Phân bón: Thời gian sinh trưởng của cây là vào mùa hè. Vì vậy có thể bón phân cho cây vào thời gian này để chúng phát triển tốt hơn.
Nhân giống
Cây chân chim có thể nhân giống bằng phương pháp giâm cành:
- Dùng dao cắt 1 phần cảu nhánh cây có màu nâu (hơi già). Loại bỏ lá đi, ngâm phần gốc vào nước để kích thích cho chúng ra rễ.
- Sau khoảng 20 – 30 phút đem nhánh cây đi trồng vào bịch đất. Đặt những bịch này ở nơi râm mát. Sau khoảng 15 – 20 ngày chúng sẽ ra rễ.
- Từ những bụi nhỏ ta có thể trồng chúng thành bụi lớn. Chọn nơi có đất thích hợp để cây nhanh phát triển hơn. Như thế năng suất cũng cao hơn và thu hoạch được nhiều hơn.
Một số câu hỏi thường gặp về ngũ gia bì
Ngũ gia bì là loại cây được trồng phổ biến ở Việt Nam. Do đó, rất nhiều thắc mắc được đặt ra xoay quanh lại cây này.
Quả ngũ gia bì có ngâm rượu được không?
Quả của loại cây này không được sử dụng để làm thuốc. Thông thường phần rễ sẽ là bộ phận được ứng dụng nhiều nhất.
Có 2 cách ngâm rượu như sau:
- Cách 1: Lấy 100g ngũ gia bì đã được sao vàng đem ngâm với 1l rượu trắng. Thời gian ủ trong khoảng 10 ngày là có thể dùng được. Mỗi ngày dùng 1 chén con vào trước ăn ăn tối.
- Cách 2: Sử dụng phần vỏ và rễ của cây để ngâm rượu, theo tỷ lệ 1:7. Thời gian ngâm là 3 tháng. Mỗi ngày dùng 2 lần, mỗi lần 1 chén nhỏ, uống trong bữa ăn.
Bài thuốc rượu sẽ có tác dụng rất tốt cho các trường hợp đau nhức xương khớp, cơ thể suy nhược,….
Xem thêm: Đậu đỏ và 20+ công dụng không ngờ đối với sức khỏe
Cây ngũ gia bì có ăn được không?
Bộ phận sở hữu nhiều công dụng nhất của cây đó chính là phần rễ và vỏ thân. Vì điều này nên có rất nhiều người thắc mắc là lá của cây ngũ gia bì có ăn được không và tác dụng ra sao.
Thực chất, lá của cây có hình dáng khá đẹp mắt. Chính vì thế, người ta thường bày biện chậu cây này trong nhà để cho không gian thêm tươi tắn và mang lại may mắn cho gia chủ hơn.
Bên cạnh phần rễ và vỏ thân thì lá của cây ngũ gia bì cũng sở hữu nhiều tác dụng nổi trội. Với những cây sinh trưởng tốt, người ta thường dùng lá của nó để canh tôm và canh cá. Lá cây khi cho vào canh cá hoặc canh tôm sẽ có vị hơi đắng đắng, nhưng không quá gắt.
Ngoài ra, người dân Quảng Nam còn sử dụng loại lá này để cuốn gỏi, mang lại hương vị mới lạ cho món ăn. Vì vậy, lá của cây hoàn toàn có thể ăn được.
Cách chọn mua cây ngũ gia bì khoẻ mạnh
Dù ngũ gia bì dễ trồng, dễ sống và dễ chăm sóc, nhưng việc lựa chọn một cây hoặc chậu ngũ gia bì khoẻ mạnh sẽ tốt hơn chọn đại hoặc chọn nhầm cây đang bệnh mà không biết. Vậy bạn nên chú ý những chi tiết nào khi chọn?
- Lá vàng hoặc rụng lá. Nếu lá bị vàng hoặc rụng nhưng ở phía gần gốc cây thì không thành vấn đề, đó là dấu hiệu bình thường khi cây thay lá mới, nhưng nếu lá ở phần ngọn bị vàng hoặc rụng, đây là dấu hiệu cho thấy cây đang dư nước, bị đặt ở nơi nhiệt độ cao, bị thay đổi nhiệt độ đột ngột hoặc bị thiếu ánh sáng
- Lá, cuống lá bị nâu. Thường do dư nước, nếu có dấu hiệu này thì kiểm tra rễ xem có bị hư không.
- Côn trùng. Kiểm tra dưới lá có mạng nhện hoặc nhện không.
Cây ngũ gia bì mua ở đâu?
Đây là loại cây có rất nhiều ứng dụng trong đời sống, đặc biệt nó còn là một giống cây cảnh được nhiều người yêu thích. Vì thế, bạn có thể tìm mua ngũ gia bì tại hầu hết các shop bán cây cảnh hoặc mua trực tiếp tại Vườn trồng cây cảnh trên địa bàn.
Mức giá của cây sẽ khác nhau tùy thuộc vào kích thước của cây, dao động trong khoảng từ 200-350k/chậu.
Trên đây là những thông tin tổng quan về cây ngũ gia bì. Bao gồm đặc điểm, phân loại, cách trồng, công dụng và cách dùng cụ thể. Hy vọng, các bạn sẽ tận dụng được triệt để nhất những lợi ích mà cây mang lại nhé.