Cách trị ghẻ ngứa: 20+ Cách đơn giản, hiệu quả, áp dụng tại nhà

Tham vấn y khoa : Bác sĩ

Ngày cập nhật :15/12/2022

Cách trị ghẻ ngứa hiệu quả là mối quan tâm của rất nhiều người. Bởi bệnh không gây khó chịu mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe.

Nội dung bài viết dưới đây sẽ chia sẻ chi tiết về các cách trị ghẻ ngứa hiện nay. Lưu ý, nội dung chỉ mang tính tham khảo. Các bạn không tự ý áp dụng, hãy tham khảo ý biến bác sĩ để đạt hiệu quả tốt nhất.

Nội Dung Chính

Những điều cần biết bệnh ghẻ

Trước khi chia sẻ cách trị ghẻ ngứa. Chúng tôi sẽ điểm qua một số thông tin về bệnh lý này.

Bệnh ghẻ là gì?

Bệnh ghẻ là tình trạng ngứa da do một loại rệp nhỏ sarcoptes scabiei gây ra. Sau khi bám vào bề mặt da, rệp chui sâu vào trong để đẻ trứng. Khiến vùng da đó ngứa dữ dội. Do cơ thể phản ứng dị ứng với tác nhân lạ. Rệp có thể sống trong da đến 2 tháng.

Ngoài ra, tình trạng ghẻ ngứa sẽ dữ dội hơn về đêm. Điều này có thể khiến người bị ghẻ gãi nhiều. Từ đó dẫn đến các tình trạng xấu hơn như ghẻ lở, nhiễm trùng da.

ghe ngua

Triệu chứng thường gặp

Các triệu chứng bệnh ghẻ ngứa sẽ xuất hiện trong sáu tuần sau khi da nhiễm ký sinh trùng. Nếu đã từng mắc bệnh, các triệu chứng có thể xuất hiện sớm hơn, chỉ trong vòng một vài ngày sau khi bị bệnh.

Các triệu chứng và dấu hiệu bệnh ghẻ thường bao gồm:

  • Ngứa dữ dội và phát ban, thường nặng hơn vào ban đêm
  • Có những dấu vết nhỏ, ngoằn ngoèo của hang rệp trên da
  • Xuất hiện những mụn nước hay u nhỏ nhạt màu trên da
  • Nếu bị ghẻ đóng vảy, trên da xuất hiện lớp vỏ dày chứa hàng ngàn con ve và trứng
  • Lớp vảy thường xám, dày và hay vỡ vụn ra khi chạm vào

Ở người trưởng thành và trẻ vị thành niên. Dấu hiệu bị ghẻ lở thường xuất hiện ở:

  • Giữa các ngón tay
  • Trong nách
  • Vùng eo
  • Các nếp gấp ở cổ tay
  • Vùng khuỷu tay bên trong
  • Lòng bàn chân
  • Vùng quanh vú
  • Xung quanh khu vực bộ phận sinh dục nam
  • Trên mông
  • Đầu gối
  • Bả vai

Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, vị trí nhiễm ghẻ thường ở các vùng sau:

  • Da đầu
  • Mặt
  • Cổ
  • Lòng bàn tay
  • Lòng bàn chân

Nguyên nhân gây bệnh ghẻ

Nguyên nhân bị ghẻ là do rệp, loài vật nhỏ có 8 chân và chỉ được thấy trên kính hiển vi. Rệp cái sẽ đào một đường hầm trong da để đẻ trứng.

Sau khi trứng nở, ấu trùng di chuyển tới bề mặt của da để tiếp tục trưởng thành. Lây lan sang các khu vực khác hoặc lây qua da của người khác. Những con ve, trứng và chất thải của chúng kích hoạt hệ miễn dịch cơ thể. Gây ra các triệu chứng như ngứa, nổi ban đỏ.

Nếu bạn có tiếp xúc cơ thể gần gũi về hay sử dụng chung vật dụng cá nhân. Như quần áo, ngủ chung giường với người bị ghẻ. Rệp có thể lây lan và làm tổ trên da bạn.

Da bạn cũng có thể phản ứng khi bị lây rệp từ các vật chủ khác như gia súc hay vật nuôi. Trong thực tế, mỗi loài rệp chỉ ký sinh trên một vật chủ. do đó chúng sẽ chết sớm nếu không sống với vật chủ thích hợp.

Xem thêm: [Không thể bỏ qua] 30+ Cách trị tàn nhang hiệu quả

Cách trị ghẻ ngứa bằng thuốc

Thuốc là cách trị ghẻ ngứa chính được sử dụng hiện nay. Tuy nhiên, hầu hết các thuốc tân dược đều ít nhiều tiềm ẩn các tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe. Vì vậy cần thận trọng dùng thuốc đúng cách, đúng liều lượng. Để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.

Có nhiều loại thuốc được chỉ định cho bệnh nhân bị ghẻ. Trong đó được sử dụng phổ biến nhất là các thuốc dưới đây:

  1. Cách trị ghẻ ngứa bằng thuốc bôi trị ghẻ Towders Cream

Towders Cream là một trong những cách trị ghẻ ngứa dạng bôi được sử dụng phổ biến hiện nay.

Thuốc chứa thành phần chính là Towders Cream hàm lượng 5%. Hoạt chất này có tác dụng làm suy yếu hoạt động của ký sinh trùng gây bệnh ghẻ. Khiến chúng bị tiêu diệt. Qua đó giảm ngứa và cải thiện các triệu chứng có liên quan đến bệnh ghẻ.

Thuốc thường được chỉ định cho người trưởng thành bị ghẻ. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định loại thuốc này để điều trị bệnh rậm lông mu. Hay các vấn đề da liễu khác do ký sinh trùng gây ra.

Thận trọng khi sử dụng thuốc trị ghẻ Towders Cream cho những đối tượng có cơ địa nhạy cảm. Như bà bầu, trẻ em, phụ nữ đang cho con bú. Trên thị trường, loại thuốc này hiện đang được bán với giá khoảng 90.000 VNĐ/tuýp.

Cách sử dụng:

  • Làm sạch và thấm khô vùng da bị ghẻ.
  • Lấy một lượng kem thuốc vừa đủ thoa một lớp mỏng lên bề mặt da bị ghẻ.
  • Lưu lại thuốc trên da từ 8 – 14 giờ. Trong khoảng thời gian này, tránh tắm rửa hoặc để da tiếp xúc với nước.
  • Không dùng thuốc theo đường uống. Khi bôi thuốc nên cẩn thận tránh để dính vào mắt hoặc miệng.
  1. Cách trị ghẻ ngứa bằng thuốc uống trị ghẻ ngứa Diphenhydramin

Diphenhydramin là thuốc kháng histamin H1. Loại thuốc này vốn được sử dụng để điều trị dị ứng. Nhưng được xem là cách trị ghẻ ngứa hiệu quả.

Bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định thuốc Diphenhydramin nhằm mục đích ngăn chặn hoạt động sản xuất histamin. Giảm hiện tượng sưng viêm và giúp người bệnh bớt ngứa.

Ngoài ra, thuốc Diphenhydramin cũng có tác dụng an thần nhẹ. Sử dụng thuốc vào buổi tối sẽ giúp ngăn chặn các cơn ngứa ngáy phát sinh vào ban đêm. Giúp người bệnh dễ ngủ hơn.

Một số tác dụng phụ thường gặp của thuốc Diphenhydramin:

  • Buồn ngủ, ngủ gà
  • Đau đầu
  • Mệt mỏi
  • Tiêu chảy
  • Miệng khô
  • Buồn nôn hoặc nôn ói
  • Tăng cân
  • Giảm huyết áp
  • Chóng mặt
  • Phù mạch
  • Bí đái
  • Đau cơ
  • Mắt nhìn mờ
  • Co thắt phế quản…

Liều dùng:

  • Thanh thiếu niên và người trưởng thành: Uống 25 – 50mg/lần. Lặp lại sau mỗi 4 – 6 tiếng.
  • Trẻ từ 6 – 12 tuổi: Uống 12,5 – 25 m/ lần. Khoảng cách giữa 2 lần uống thuốc là 4 – 6 tiếng. Liều dùng tối đa trong ngày không được vượt quá 150mg.
  • Trẻ < 6 tuổi: Uống 6,25 – 12,5 mg/lần. Liều dùng tiếp theo sau đó từ 4 – 6 tiếng.
  1. Thuốc Permethrin Cream 5%

Tiếp theo trong danh sách các loại thuốc trị ghẻ tốt nhất đó chính là Permethrin Cream 5%. Dược phẩm này được bào chế dưới dạng kem ngoài da với thành phần chính là Permethrin (hàm lượng 5%).

Permethrin Cream 5% có thể giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh ghẻ. Thuốc hoạt động tại chỗ bằng cách tiêu diệt ghẻ cái cũng như trứng của chúng.

Trong quá trình sử dụng, người bệnh nên thận trọng với các tác dụng phụ. Như châm chích dưới da, nổi mẩn đỏ, mề đay, khó thở, sưng môi, miệng, tê ngứa da…

Hiện nay, hầu hết các tiệm thuốc tây lớn nhỏ trên toàn quốc đều có bán thuốc Permethrin trị ghẻ. Tùy theo địa điểm bán thuốc và giá cả có thể dao động từ 70.000 – 80.000 đồng mỗi tuýp 15g.

Cách sử dụng thuốc Permethrin Cream 5% trị ghẻ:

  • Thoa một lượng thuốc vừa đủ trực tiếp lên vùng da bị nhiễm bệnh. Mát xa nhẹ nhàng vài phút cho kem thấm hết vào da.
  • Lưu lại thuốc ít nhất từ 8 – 14 tiếng trước khi tắm rửa lại.
  • Số lần thoa thuốc trong ngày sẽ được bác sĩ cân nhắc. Dựa trên mức độ bệnh, diện tích da bị tổn thương, tuổi tác của đối tượng sử dụng. Khả năng đáp ứng với thuốc.
  1. Thuốc đặc trị ghẻ ngứa Eurax

Thuốc đặc trị ghẻ ngứa Eurax là thuốc kháng histamin được bào chế dưới dạng kem bôi ngoài da. Thuốc hoạt động tích cực trong việc giảm ngứa, ức chế phản ứng viêm trên vùng da bị bệnh. Đồng thời giảm thiểu nguy cơ bị nhiễm trùng.

Khi được sử dụng, thuốc bôi trị ghẻ Eurax có khả năng thẩm thấu nhanh qua da. Chính vì vậy, thuốc phát huy hiệu quả tốt ngay cả khi bôi ở những vùng da có nhiều lông. Hoặc có mụn nước bị bể, rỉ dịch.

Bên cạnh tác dụng trị ghẻ, thuốc Eurax còn được bác sĩ kê đơn cho các trường hợp bị ngứa hậu môn. Dị ứng da, ngứa do chấy rận hoặc ngứa không rõ nguyên nhân. Thuốc có tác dụng tại chỗ nên ít gây tác dụng phụ.

Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú cần có sự đồng ý của bác để trị ghẻ hay bất kỳ căn bệnh nào khác. Giá bán tham khảo khoảng 200.000 đồng/tuýp 20 gram.

Hướng dẫn cách dùng thuốc:

  • Làm sạch vùng da bị ghẻ với nước ấm cho bề mặt da sạch và mềm hơn.
  • Thấm khô da, bôi một lượng thuốc vừa đủ che phủ toàn bộ vùng da bị ghẻ.
  • Áp dụng đều đặn mỗi ngày 1 lần trong 3 – 5 ngày liên tục.
  • Người bệnh nên bôi thuốc vào buổi tối trước khi đi ngủ. Nghỉ ngơi để thuốc phát huy được hiệu quả tốt nhất.
  1. Cách trị ghẻ ngứa bằng thuốc Ivermectin

Ivermectin là một trong số ít cách trị ghẻ ngứa đang được các bệnh viện sử dụng. Loại thuốc này có cấu trúc tương đồng với các thuốc kháng sinh thuộc nhóm macrolid. Nhưng không có tác dụng kháng khuẩn.

Khi được hấp thu, thuốc Ivermectin có tác dụng làm tê liệt và tiêu diệt ký sinh trùng gây bệnh ghẻ. Một số nghiên cứu y khoa đã chỉ ra. Khoảng 70% bệnh nhân được điều trị khỏi bệnh ghẻ bằng thuốc ivermectin với liều đơn. Tỷ lệ khỏi bệnh cũng đạt đến 95% khi dùng thuốc nhắc lại sau 2 tuần.

Thuốc Ivermectin thường chỉ được bác sĩ kê đơn khi bệnh nhân không đáp ứng được với các loại thuốc bôi trị ghẻ. Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như:

  • Nhức đầu
  • Men gan tăng
  • Tim đập nhanh
  • Đau cơ
  • Tiêu chảy hoặc buồn nôn
  • Sốt
  • Ngứa da, nổi mụn mủ, phát ban
  • Đau nhức các khớp xương
  • Viêm màng hoạt dịch
  • Sưng đau hạch bạch huyết ở các khu vực như nách, cổ, bẹn

Do có nhiều tác dụng phụ, thuốc Ivermectin không được chỉ định cho bệnh nhân bị ghẻ. Kèm theo các bệnh lý về tim mạch, bà bầu, phụ nữ đang trong thời gian cho con bú.

Cách sử dụng:

  • Uống 1 liều duy nhất 200mcg x kg trọng lượng cơ thể.
  • Có thể nhắc lại thêm 1 liều sau khoảng 7 – 10 ngày.
  • Uống thuốc với nhiều nước khi đói bụng. Để các hoạt chất trong thuốc được hấp thu nhanh chóng.

Cách trị ghẻ ngứa bằng thuốc

  1. Cách trị ghẻ ngứa bằng thuốc Crotamiton

Crotamiton là cách trị ghẻ ngứa không kê toa được bào chế dưới dạng thuốc mỡ điều trị tại chỗ.

Khi tiếp xúc với bề mặt tổn thương. Thuốc sẽ phát huy tác dụng bằng cách ức chế sự phát triển của ký sinh trùng. Giảm cảm giác ngứa ngáy khó chịu phát sinh ở vùng da bị bệnh. Đồng thời làm dịu kích ứng, kích thích tái tạo tổn thương trên da.

Các thành phần có trong thuốc bôi trị ghẻ Crotamiton bao gồm:

  • Magiê nhôm silicat
  • Methylisothiazolinone
  • Diazolid502urea
  • Glyceryl stearate
  • Carbomer-934,
  • Natri hydroxit…

Thuốc Crotamiton thường được chỉ định để điều trị ghẻ cho trẻ em trên 10 tuổi và người trưởng thành. Tránh dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chưa đủ độ tuổi quy định. Phụ nữ có thai, chị em đang cho con bú và người già có độ tuổi từ 65 trở lên. Hiệu quả của thuốc có thể kéo dài tới 24 giờ.

Cách sử dụng thuốc:

  • Bôi một lớp thuốc mỏng lên toàn bộ cơ thể, bắt đầu từ cằm xuống đến chân.
  • Mát xa da kỹ để các hoạt chất trong thuốc thẩm thấu sâu vào trong da.
  • Để trong 24 giờ, tiếp tục bôi lớp thuốc thứ 2. Tránh tắm rửa sau khi bôi thuốc lần đầu.
  • Khi bôi lớp thuốc thứ 2, cần để khoảng 48 giờ nữa mới được tắm rửa.
  • Những đối tượng tiếp xúc gần gũi với bệnh nhân. Cũng nên tiến hành điều trị để tránh tình trạng lây nhiễm chéo qua lại.
  1. Thuốc trị ghẻ ngứa D.E.P

Nếu đang thắc mắc bị ghẻ bôi thuốc gì tốt thì thuốc D.E.P cũng chính là một gợi ý hữu ích cho người bệnh.

Đây là thuốc không kê đơn được bào chế dưới dạng thuốc mỡ. Hoặc dung dịch lỏng không màu, không chứa hương thơm nhân tạo. Thuốc do công ty Cổ Phần Hóa – Dược Phẩm Mekophar sản xuất.

Chứa thành phần chính là Diethyl phtalat 9,5g. Thuốc D.E.P có tác dụng ngăn ngừa và tiêu diệt mạt ngứa gây bệnh ghẻ, giảm ngứa da. Ngoài ra, thuốc cũng giúp điều trị các vấn đề về da xảy ra do bị các loại côn trùng như muỗi, bọ chét tấn công.

So với các loại thuốc trị ghẻ khác, D.E.P cho hiệu quả tương đối chậm. Nên thích hợp hơn với những người bị ghẻ ở mức độ nhẹ. Thuốc khá an toàn và không gây kích ứng da khi sử dụng.

Bác sĩ có thể chỉ định thuốc D.E.P cho trẻ em trên 2 tháng tuổi và người trưởng thành. Trong quá trình bôi thuốc, nếu không may để dính vào mắt hay niêm mạc miệng. Nên nhanh chóng rửa lại với nước cho sạch.

Hướng dẫn sử dụng thuốc D.E.P trị ghẻ:

  • Tùy theo tình trạng tổn thương da, mỗi ngày bôi thuốc từ 2 – 3 lần.
  • Lấy một lượng thuốc cỡ hạt đậu nhẹ nhàng thoa lên vùng da cần điều trị. Sử dụng khoảng 3 ngày các triệu chứng sẽ thuyên giảm rõ ràng.
  • Rửa sạch tay với xà phòng diệt khuẩn trước và sau khi bôi thuốc.
  1. Cách trị ghẻ ngứa bằng thuốc Benzyl benzoate

Benzyl benzoate là cách trị ghẻ ngứa và chấy rận được bào chế dưới dạng nhũ dịch dầu trong nước (25%) và thuốc bôi ngoài. Thuốc chứa thành phần chính là Benzyl benzoat. Hoạt chất được biết đến với khả năng tiêu diệt ký sinh trùng. Gây bệnh ghẻ và chấy rận cho hiệu quả cao.

Chống chỉ định dùng thuốc trị ghẻ Benzyl benzoate cho các trường hợp bị kích ứng hoặc quá mẫn với thành phần của thuốc. Phụ nữ mang thai cần thận trọng dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Tránh để thuốc tiếp xúc trực tiếp với màng nhầy, niêm mạc miệng hoặc mắt.

Tuyệt đối không dùng Benzyl benzoate theo đường miệng. Bởi thuốc có thể gây kích thích hệ thần kinh trung ương và khiến bệnh nhân bị co giật.

Khi được sử dụng bôi ngoài da trị ghẻ, thuốc Benzyl benzoate có thể gây kích ứng da ở mức độ nhẹ. Thuốc hiếm khi được chỉ định cho trẻ em.

Cách sử dụng thuốc:

  • Người trưởng thành: Dùng benzyl benzoat nhũ dịch 25% với liều lượng khoảng 120 đến 180 ml.
  • Trẻ em: Pha loãng 60 – 90 ml nhũ dịch 25% với nước sạch theo tỷ lệ 1:1 rồi thoa lên da.
  • Trước khi thoa thuốc người bệnh nên tắm nước ấm hoặc vệ sinh da sạch sẽ.
  • Lưu lại thuốc trên da trong 24 giờ rồi tiếp tục bôi thêm lớp thuốc thứ 2. Sau 48 giờ tiếp theo mới được tắm.
  • Triệu chứng ngứa do bệnh ghẻ có thể kéo dài trong 2 tuần nhưng ghẻ cái đã bị tiêu diệt hết. Người bệnh chỉ nên thoa thuốc khoảng 2 lần thì ngưng. Không được tiếp tục sử dụng trừ khi có chỉ định của bác sĩ.
  1. Cách trị ghẻ ngứa bằng thuốc bôi Lindane Lotion

Lindane Lotion là kem bôi trị ghẻ, là cách trị ghẻ ngứa hiệu quả. Chính vì vậy, loại thuốc này thường được bác sĩ kê đơn cho các trường hợp bị ghẻ nghiêm trọng. không đáp ứng được với các thuốc điều trị khác.

Thuốc Lindane Lotion được sử dụng cho người lớn có hệ miễn dịch hoạt động ổn định. Do có thể tác động đến hệ thần kinh và gây co giật. Cần cân nhắc kỹ khi chỉ định thuốc cho các nhóm đối tượng dưới đây:

  • Phụ nữ đang dự định mang thai
  • Bà bầu
  • Phụ nữ đang cho con bú
  • Trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ sinh non, thiếu tháng
  • Các bé dưới 10 tuổi
  • Bệnh nhân từng có tiền sử bị động kinh, co giật
  • Người lớn có trọng lượng cơ thể dưới 50 kg

Cách sử dụng thuốc:

  • Tắm rửa sạch sẽ rồi thấm khô toàn bộ cơ thể.
  • Lấy thuốc bôi một lớp mỏng lên toàn bộ vùng da trên cơ thể. Bắt đầu từ cổ trở xuống, không thoa lên mặt.
  • Lưu lại thuốc trong thời gian từ 8 – 12 tiếng có thể tắm rửa lại.
  • Mỗi ngày bôi 1 lần.
  • Thoa một lớp kem mỏng lên vùng da từ cổ trở xuống.
  • Chỉ thoa 1 lần trong ngày.
  1. Kem bôi trị ghẻ Elimite

Elimite được xếp vào nhóm các loại thuốc bôi ngoài da có tác dụng điều trị ghẻ và bệnh chấy rậm. Thuốc có chứa thành phần Permethrin hàm lượng 5%. Giúp tiêu diệt tác nhân gây bệnh ghẻ, ngăn ngừa bệnh lây lan sang các vùng da lành.

Cũng như nhiều loại thuốc tân dược khác. Thuốc bôi trị ghẻ Elimite có thể tiềm ẩn một số tác dụng phụ cho người sử dụng như:

  • Dị ứng da
  • Phát ban
  • Châm chích dưới da
  • Kích ứng, đỏ da
  • Chóng mặt
  • Nóng sốt
  • Nhức đầu

Thận trọng khi sử dụng Elimite trị ghẻ cho người có tiền sử bị dị ứng với thuốc. Hoặc các dược phẩm khác chứa Permethrin.

Trẻ em dưới 2 tuổi, người đang có kế hoạch mang thai, bà bầu, phụ nữ đang nuôi con nhỏ bằng sữa mẹ. Cần tham vấn ý kiến bác sĩ chuyên khoa da liễu trước khi dùng.

Cách sử dụng thuốc Elimite:

  • Lấy một lượng thuốc đủ dùng bôi đều lên toàn bộ vùng da bị bệnh.
  • Dùng các đầu ngón tay mát xa nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ. Để thuốc nhanh thấm vào da hơn và không gây bết dính.
  • Người trưởng thành có thể dùng thuốc với liều lượng khoảng 30g/lần.
  • Có thể bôi thuốc để điều trị cho người bị ghẻ trên da đầu.
  • Sau khi thoa thuốc, cần giữ khoảng 8 – 14 tiếng sau mới được tắm gội trở lại.
  1. Cách trị ghẻ ngứa bằng thuốc trị ghẻ chứa lưu huỳnh

Đôi khi, bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc bôi ngoài da có chứa lưu huỳnh để điều trị bệnh ghẻ. Thuốc có hiệu quả tốt đối với các trường hợp bị ghẻ nước.

Sử dụng các thuốc có chứa hàm lượng lưu huỳnh từ 6 – 10%. Cho hiệu quả tích cực trong việc tiêu diệt cái ghẻ, ức chế bệnh lan rộng. Đồng thời bảo vệ vùng da khỏe mạnh xung quanh khỏi sự tấn công của các tác nhân gây bệnh.

Nhóm thuốc này có thể được bào chế dưới nhiều hình thức khác nhau. Như thuốc mỡ, kem, dung dịch lỏng hay xà phòng.

Thuốc trị ghẻ chứa lưu huỳnh có thể gây kích ứng da khi sử dụng. Đặc biệt là những người có làn da nhạy cảm. Vì vậy, trước khi tiến hành điều trị trên diện rộng. Bệnh nhân được khuyến cáo thử thuốc ra cổ tay. Nếu không có phản ứng gì bất thường mới bôi lên vị trí bị tổn thương.

Cách sử dụng thuốc chứa lưu huỳnh:

  • Trường hợp sử dụng kem bôi, thuốc mỡ:

+ Tắm rửa sạch sẽ toàn thân với nước và xà bông dịu nhẹ, thấm khô người.

+ Lấy thuốc bôi lên toàn bộ cơ thể, trừ mặt.

+ Để sau 24 giờ hãy tắm rửa kỹ lại và tiếp tục thoa thuốc thêm lần nữa.

  • Đối với xà phòng chứa lưu huỳnh:

+ Rửa vùng da bị bệnh sạch sẽ với nước ấm.

+ Thoa xà phòng chứa lưu huỳnh lên khu vực bị ảnh hưởng và nhẹ nhàng. Chà xát trong vài phút để thuốc phát huy được hiệu quả.

+ Sau cùng lấy khăn giấy lau đi lớp bọt mà không cần lấy nước rửa lại.

Cách trị ghẻ ngứa tại nhà hiệu quả nhanh

Với các trường hợp bệnh nhẹ thì việc áp dụng cách trị ghẻ ngứa tại nhà được ưu tiên. Đặc biệt là khi tổn thương da chỉ kích hoạt ở 1 vài vị trí nhỏ.

Mẹo chữa tại nhà được đánh giá cao bởi sự an toàn, lành tính và rất dễ áp dụng. Ngoài việc giúp hỗ trợ cắt nhanh cơn ngứa thì còn thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương da.

Tuy nhiên nếu tổn thương lan rộng, gây ngứa nhiều hay trở nên nghiêm trọng. Thì cách trị ghẻ ngứa tại nhà sẽ không thể đáp ứng. Lúc này việc điều trị bằng thuốc theo chỉ dẫn bác sĩ là hết sức cần thiết..

Có thể tham khảo và áp dụng 1cách trị ghẻ ngứa tại nhà dưới đây:

  1. Chú ý vệ sinh da đúng cách

Bệnh ghẻ ngứa sẽ rất dễ kích hoạt khi có sự cộng hưởng của nhiều yếu tố nguy cơ. Trong đó bệ sinh da không tốt được cho là vấn đề có liên quan đến sự bùng phát của bệnh.

Chính vì vậy để quá trình kiểm soát và điều trị bệnh diễn ra suôn sẻ. Bạn cần đặc biệt chú ý tới vấn đề vệ sinh da. Đặc biệt khi có các triệu chứng của bệnh thì cần phải làm sạch da đúng cách.

Khi vệ sinh nên kỳ cọ nhẹ nhàng, tuyệt đối không chà xát mạnh. Nếu bề mặt da đang bị nổi mụn nước và ngứa ngáy nhiều. Đồng thời, nên dùng các sản phẩm sữa tắm có tính chất kháng khuẩn nhẹ. Để giúp làn da được làm sạch dễ dàng hơn.

Tốt nhất người bệnh nên tham khảo bác sĩ da liễu để được tư vấn dùng các sản phẩm sữa tắm thích hợp. Vệ sinh da đúng cách sẽ giúp cắt nhanh cơn ngứa. Ức chế hoạt động của cái ghẻ và ngăn ngừa tổn thương da lan rộng.

  1. Cách dùng nước muối ấm trị ghẻ ngứa tại nhà

Ngứa ngáy là một trong những triệu chứng điển hình nhất của bệnh ghẻ. Triệu chứng này có xu hướng nghiêm trọng và dữ dội hơn vào ban đêm. Điều này gây ảnh hưởng tới sức khỏe nói chung và chất lượng giấc ngủ nói riêng.

Để phòng ngừa triệu chứng ngứa ngáy bùng phát vào ban đêm. Người bệnh có thể áp dụng mẹo chữa bằng muối biển. Muối biển có đặc tính sát trùng, làm giảm ngứa, chống viêm và kháng khuẩn nhẹ.

Tận dụng dược liệu này có thể kiểm soát tình trạng ngứa ngáy khó chịu. Đồng thời còn hỗ trợ làm giảm sưng viêm và hạn chế nguy cơ bội nhiễm da. Người bệnh có thể pha nước muối ấm để tắm hay ngâm rửa tổn thương.

Các thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 bồn nước ấm, thêm vào khoảng 3 thìa muối biển.
  • Khuấy đều cho muối tan rồi ngâm mình vào tắm khoảng 10 phút.
  • Nên kỳ cọ nhẹ nhàng, tránh chà xát mạnh lên vùng da tổn thương.
  • Nếu tổn thương chỉ kích hoạt ở bàn tay, bàn chân. Thì có thể dùng nước muối ấm ngâm rửa vùng da này.

Ngoài ra, người bệnh còn có thể áp dụng cách chườm nóng với muối biển. Rang nóng khoảng 2 – 3 thìa muối hạt. Sau đó đợi muối nguội bớt thì cho vào túi vải. Chườm trực tiếp lên vị trí bị tổn thương do bệnh ghẻ ngứa.

thuoc dan gian tri ghe ngua

  1. Cách trị ghẻ ngứa ở chân bằng tinh dầu tràm trà

Cách trị ghẻ ngứa ở chân bằng tinh dầu tràm trà cũng được nhiều người áp dụng. Nguyên liệu này được nhiều nghiên cứu chứng minh là có khả năng sát khuẩn và chống viêm rất hữu hiệu.

Một số thành phần có trong tinh dầu tràm trà còn ức chế được hoạt động của ký sinh trùng ghẻ Sarcoptes scabiei hominis. Từ đó hỗ trợ làm giảm ngứa ngáy, nhất là vào ban đêm khi cái ghẻ hoạt động mạnh.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 ít tinh dầu tràm trà nguyên chất.
  • Vệ sinh và dùng khăn mềm lau khô vùng da cần điều trị.
  • Thoa 1 lớp thật mỏng tinh dầu tràm trà lên trên bề mặt da.
  • Vỗ nhẹ nhàng để tinh dầu thấm sâu vào lớp biểu bì của da và phát huy tốt công dụng.
  1. Cách trị ghẻ ngứa bằng cách chườm đá lạnh

Cách trị ghẻ ngứa bằng chườm lạnh sẽ không thể tác động tới căn nguyên của bệnh ghẻ ngứa. Tuy nhiên, đây là cách chữa tại nhà có thể giúp hỗ trợ khắc phục các triệu chứng mà bệnh gây ra.

Việc chườm lạnh có tác dụng khắc phục nhanh cơn ngứa. Đồng thời hỗ trợ làm giảm sưng viêm trên bề mặt da. Cơn ngứa được cải thiện sẽ tránh tình trạng cào gãi. Hay lạm dụng các loại thuốc bôi chống ngứa. Điều này rất hữu ích với việc kiểm soát và điều trị bệnh.

Cách thực hiện:

  • Vệ sinh và dùng khăn mềm lau khô vùng da bị ghẻ ngứa.
  • Chuẩn bị 1 miếng gạc y tế để thấm vào nước mát vô trùng.
  • Sau đó đắp trực tiếp lên vùng da cần điều trị khoảng 20 phút.
  • Cuối cùng sử dụng khăn mềm thấm hết nước để giúp làn da khô thoáng.
  • Cách chườm lạnh này có thể thực hiện đều đặn 3 – 4 lần/ngày.
  1. Cách trị ghẻ ngứa tại nhà bằng nha đam

Dùng nha đam để chữa bệnh ghẻ là cách trị ghẻ ngứa tại nhà được nhiều người nghĩ tới. Bởi từ lâu, nha đam đã là một nguyên liệu được dùng rất phổ biến với tác dụng làm đẹp và chăm sóc da.

Với các tổn thương do bệnh da liễu như chàm, ghẻ, tổ đỉa… Thì gel nha đam vẫn có thể đáp ứng tốt.

Thực tế cho thấy, gel nha đam có khả năng làm dịu da, cấp ẩm. Hỗ trợ làm tăng tốc độ hồi phục các tế bào da bị tổn thương. Một số thành phần trong nha đam còn có khả năng trị ghẻ. Nhờ hoạt động giống thuốc trị ghẻ benzyl benzoate.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 nhánh nha đam tươi đem rửa cho sạch rồi gọt bỏ vỏ.
  • Rửa thêm lần nữa để loại bỏ hết phần nhựa mủ.
  • Dùng thìa cạo lấy lớp gel nha đam trong suốt để sử dụng.
  • Vệ sinh và lau khô vùng da cần điều trị rồi thoa gel nha đam lên da.
  • Để nguyên khoảng 30 phút cho các hoạt chất trong gel nha đam thấm vào da.
  • Cuối dùng dùng nước mát để rửa lại cho sạch.
  1. Hướng dẫn cách trị ghẻ ngứa tại nhà bằng tỏi

Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng tỏi để làm cách trị ghẻ ngứa. Với đặc tính kháng khuẩn và chống viêm rất mạnh. Thảo dược này sẽ giúp ngăn ngừa viêm nhiễm. Đồng thời làm giảm tình trạng sưng đỏ da.

Bên cạnh đó hoạt chất Allicin từ tỏi còn có công dụng ức chế các tác nhân gây nhiễm trùng da. Từ đó, ngăn ngừa tình trạng bội nhiễm kích hoạt trên vùng da bị tổn thương do ghẻ ngứa.

Người bệnh có thể dùng tỏi ngâm rượu để sử dụng. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, mẹo chữa ghẻ ngứa bằng rượu tỏi. Chỉ nên áp dụng khi mụn nước chữa bị vỡ và chưa có dấu hiệu bội nhiễm. Bởi rượu tỏi có chứa cồn và acid có thể khiến vùng da tổn thương bị xót và đau rát.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 2 củ tỏi tươi đem lột sạch vỏ rồi cho vào bình thủy tinh.
  • Đổ rượu trắng khoảng 40 độ vào cho ngập tỏi rồi đậy nắp.
  • Ngâm khoảng 7 – 10 ngày là có thể đem ra sử dụng.
  • Mỗi lần dùng vệ sinh và lau khô vùng da cần điều trị rồi thoa 1 ít rượu tỏi lên.
  • Để nguyên khoảng 7 – 10 phút rồi dùng nước sạch rửa lại.
  1. Tắm bột yến mạch trị ngứa do bệnh ghẻ

Như đã đề cập, ngứa ngáy là triệu chứng điển hình mà bệnh ghẻ gây ra. Lúc này, cách trị ghẻ ngứa bằng bột yến mạch để tắm sẽ có tác dụng cắt nhanh cơn ngứa.

Hàm lượng saponin trong bột yến mạch giúp làm sạch da dịu nhẹ. Hơn nữa nó có ưu điểm lớn là không gây ra tình trạng kích ứng. Như các loại xà phòng thông thường. Ngoài ra, bột yến mạch còn chứa một lượng kẽm nhất định có tác dụng diệt khuẩn và sát trùng.

Trong bột yến mạch còn chứa một lượng lớn avenanthramides. Thành phần này có tác dụng làm giảm ngứa ngáy và phòng ngừa nhiễm trùng.

Hơn nữa nó còn được nhiều nghiên cứu chứng minh là có khả năng thúc đẩy tốc độ chữa lành tổn thương. Đồng thời, kiểm soát không cho tổn thương lan rộng sang vùng da khỏe mạnh.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 bồn nước tắm có độ ấm vừa phải.
  • Thêm vào khoảng 3 – 4 thìa cà phê bột yến mạch rồi khuấy đều lên.
  • Dùng nước này để tắm, chú ý kỳ cọ nhẹ nhàng lên vùng da bị ghẻ.
  • Cuối cùng, tắm lại bằng nước sạch để loại bỏ hết bột yến mạch bị dính trên da.
  1. Cách trị ghẻ ngứa tại nhà bằng lá trầu không

Trầu không là vị thuốc nam quý được dùng phổ biến, có vị cay nồng, tính ấm. Thảo dược này có tác dụng chống ngứa, chỉ thống (giảm đau), tán hàn, khu phong và hành khí.

Ngoài ra một số nghiên cứu dược lý hiện đại còn ghi nhận. tinh dầu trong lá trầu không có tác dụng kháng sinh mạnh. Đặc biệt đáp ứng tốt đối với tụ cầu khuẩn, trực trùng coli, song cầu khuẩn và vi khuẩn subtilis.

Vì vậy, cách trị ghẻ ngứa bằng lá trầu không có thể giảm ngứa da, chống viêm. Đồng thời phát huy tốt công dụng ngăn ngừa bội nhiễm ở các mụn nước.

Thực hiện mẹo chữa này thường xuyên sẽ giúp thúc đẩy tốc độ phục hồi, làm giảm mức độ tổn thương da. Hơn nữa còn hỗ trợ ngăn ngừa các biến chứng của bệnh.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá trầu không tươi đem ngâm rửa với nước muối rồi để ráo.
  • Vò nát rồi cho vào nồi đun cùng 1.5 lít nước trong 7 – 10 phút.
  • Đổ nước ra chậu, thêm vào 1 thìa muối biển.
  • Đợi cho nước nguội bớt rồi sử dụng để ngâm rửa vùng da bị tổn thương.
  1. Cách dùng gừng tươi trị bệnh ghẻ tại nhà

Tận dụng gừng tươi để giảm ngứa và chống viêm ở vùng da bị ghẻ cũng là cách trị ghẻ ngứa có thể áp dụng.

Theo các tài liệu đông y, gừng tươi có tác dụng giải độc, khử mùi hôi và tán phong hàn. Dược liệu này thường được dùng để chữa các bệnh về hô hấp, tiêu hóa và da liễu.

Ngoài ra, các nghiên cứu dược lý hiện đại còn ghi nhận. Dịch ngâm từ gừng tươi có thể kìm hãm sự phát triển một số vi khuẩn và vi nấm có hại.

Bên cạnh đó, hoạt chất Zingerone và Gingerol có trong gừng còn ức chế sản sinh prostaglandin. Thành phần trung gian trong phản ứng viêm. Do đó áp dụng mẹo chữa ghẻ ngứa từ gừng có thể giảm viêm đỏ và ngứa ở vùng da bị bệnh.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 2 củ gừng tươi đem rửa sạch để ráo và cắt thành lát.
  • Đun sôi khoảng 2 lít nước rồi thả gừng vào đun thêm 2 phút.
  • Tắt bếp, đổ nước gừng ra chậu rồi thêm nước lã vào pha ấm.
  • Dùng nước gừng để ngâm rửa vùng da bị tổn thương do bệnh ghẻ.
  1. Cách trị ghẻ ngứa bằng chanh

Dùng chanh chữa bệnh ghẻ ngứa cũng là một trong những cách trị ghẻ ngứa được áp dụng tương đối phổ biến. Mẹo chữa này có tác dụng làm giảm ngứa ngáy. Đồng thời giúp làm thông thoáng vùng da tổn thương và ngăn ngừa viêm nhiễm tiến triển.

Cách chữa từ chanh thích hợp với người bị bệnh ghẻ ngứa do tăng tiết tuyến mồ hôi ở bàn tay và bàn chân. Ngoài việc làm tăng nguy cơ bùng phát bệnh. hiện tượng tăng tiết mồ hôi còn kích thích da bị ngứa ngáy và sưng viêm nặng. Hơn nữa còn làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Acid citric trong chanh có tác dụng làm sạch da và sát trùng. Hơn nữa còn giúp kiểm soát tốt hơn hoạt động bài tiết mồ hôi ở vùng da bị tổn thương do ghẻ nước.

Tuy nhiên acid citric có thể gây ra cảm giác xót rát và khó chịu. Vì vậy người bệnh chỉ nên áp dụng mẹo chữa từ chanh khi mụn nước chưa bị vỡ và lở loét.

Cách thực hiện:

  • Vệ sinh và dùng khăn mềm lau khô vùng da cần điều trị.
  • Vắt 1 nửa quả chanh rồi pha thêm nước ấm theo tỷ lệ 1:1.
  • Thoa hỗn hợp này lên da và giữ nguyên trong khoảng 10 phút.
  • Dùng nước ấm rửa lại, sau đó chú ý dưỡng ẩm cho da.

nhung luu y khi dieu tri ghe ngua

Lưu ý khi điều trị ghẻ ngứa tại nhà

Trong quá trình điều trị bệnh cần chú ý đến một số vấn đề sau:

  • Tuyệt đối không tự ý áp dụng các giải pháp điều trị tại nhà. Nếu tổn thương da có dấu hiệu bị lở loét hay bội nhiễm.
  • Tuyệt đối không cào gãi hay chà xát lên da để giải tỏa cơn ngứa. Đây là phản ứng dễ khiến cho tổn thương tiến triển nặng nề.
  • Với các trường hợp bệnh tiến triển nặng. Nên thăm khám để được bác sĩ hướng dẫn điều trị bằng thuốc đúng cách.
  • Nếu bạn đang mắc bệnh ghẻ thì hãy chủ động cách ly với những người khác. Tuyệt đối không ngủ chung giường. Hay có các hành động thân mật, ôm hôn, nắm tay. Tiếp xúc trực tiếp với tổn thương ghẻ rất dễ lây bệnh cho người khác.
  • Nên kết hợp ăn uống lành mạnh và sinh hoạt điều độ để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Đây cũng chính là cách tốt có thể hỗ trợ quá trình sản sinh các tế bào da mới.
  • Thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa bệnh ghẻ. Thường xuyên giặt giũ quần áo, vật dụng cá nhân, chăn màn, giường chiếu và phơi ở nơi có nhiều nắng. Đồng thời chú ý vấn đề vệ sinh cơ thể, hạn chế di chuyển trong vùng dễ bị ngập lụt trong mùa mưa lũ.

Xem thêm: Tác dụng của yến sào – Cách chế biến, liều lượng và lưu ý khi sử dụng

Một số điều buộc phải lưu ý

Bệnh ghẻ nước quá dễ lây lan, đặc biệt là cho một số thành viên trong gia đình. Chính vì vậy, song song với việc chữa trị, công tác kiểm soát, ngăn chặn bệnh tái nhiễm hay lan rộng. Cũng bắt buộc được chú trọng thực hiện.

Một số lưu ý như:

Giặt quần áo, đồ dùng cá nhân bằng nước nóng

Ngay trong ngày đầu tiên thực hiện cách trị ghẻ ngứa. Bắt buộc đem tất cả đồ dùng cá nhân của phái mạnh, bao gồm quần áo, chăn màn, ga giường, khăn tắm… Được dùng trong 3 ngày gần nhất đi giặt. H

iệu quả nhất bắt buộc giặt bằng nước nóng. sau đấy phơi ngoài trời nắng to hay sấy khô ở nhiệt độ cao.

Nếu như chẳng thể giặt ngay, hãy bỏ tất cả những vật dụng trên vào trong túi nhựa cũng như cột kín miệng lại trong 7 ngày. Vi khuẩn sẽ tự chết do sau lúc rời da. Chúng chỉ sống được thêm khoảng 48-72 giờ.

Hút bụi trong nhà

Việc hút bụi cho toàn bộ khu vực trong nhà là điều cần thiết. Để dòng bỏ hết ký sinh trùng ghẻ ra khỏi môi trường sống.

Một số khu vực bắt buộc được ưu tiên hút bụi như sàn nhà, bàn ghế, rèm cửa…

Chặn đứng một số đường lây lan bệnh

Để hạn chế nguy cơ lây truyền, không sử dụng chung đồ cá nhân với người khác. Đồng thời tránh quan hệ tình dục, tiếp xác da kề da với người bệnh.

Tránh gãi ngứa hay chạm tay vào vùng da mắc tổn thương

Những hành động này đều có thể gây ra tổn thương, nhiễm trùng da trầm trọng hơn. Vì vậy, dù vô cùng ngứa ngáy và bức bối. Tuy nhiên bạn hãy cố gắng hạn chế gãi hay chạm tay vào khu vực mắc bệnh.

Thay vào đấy, có thể lấy khăn lạnh chườm lên da để tạm thời đối phó với cơn ngứa.

Giữ gìn vệ sinh cá nhân

Người mắc ghẻ ngứa cần tắm rửa hàng ngày để da luôn được sạch sẽ. Nên sử dụng nước ấm, nước lạnh hay xà phòng dịu nhẹ để tắm. Tránh kì cọ mạnh khiến cho mụn nước mắc bể ra.

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học

Bệnh nhân ghẻ nước thường có cảm giác chán ăn, khó chịu trong người. Nhưng hãy cố gắng đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để nâng cao thể trạng của cơ thể.

Giảm thiểu một số thực phẩm giàu đạm như thịt bò, hải sản, trứng… Vì chúng có thể làm tăng mức độ ngứa.

Thay vào đấy, người bệnh nên ăn cam, dâu tây, nho, rau củ quả. Để bổ sung vitamin và khoáng chất giúp cơ thể có sức chống đỡ lại bệnh tật.

Trên đây là tổng hợp một số cách trị ghẻ ngứa mà chúng tôi đã cập nhật. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với những người đang gặp phải tình trạng này.