Nổi mẩn đỏ ngứa – Dấu hiệu 15 bệnh nguy hiểm chớ coi thường

Tham vấn y khoa : Bác sĩ

Ngày cập nhật :15/12/2022

Chớ coi thường khi thấy da nổi mẩn đỏ ngứa kéo dài. Bởi lẽ, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc những bệnh lý nguy hiểm.

Chủ động thăm khám sớm để nắm rõ tình trạng sức khỏe và có hướng điều trị phù hợp là việc người bệnh nên làm khi này.

Nội Dung Chính

Nổi mẩn đỏ ngứa là bệnh gì?

Nổi mẩn đỏ ngứa là tình trạng trên da xuất hiện những nốt mẩn đỏ ngứa ngáy khó chịu. Có thể nổi mẩn ngứa thành từng mảng hoặc nổi mẩn đỏ ngứa như muỗi đốt… đi kèm viêm da.

Tùy thuộc vào tình trạng mỗi cơ địa mà thời gian ngứa sẽ khác nhau và cơn ngứa có thể lặp lại nhiều lần.

Những vùng da hở như mặt, tay, chân, cổ là những vị trí dễ nổi mẩn ngứa nhất.  Trường hợp nặng có thể nổi mẩn ngứa khắp người.

Theo phản xạ tự nhiên của cơ thể, khi bị mẩn ngứa, người bệnh thường đưa tay lên gãi.Thế nhưng, hành động này càng khiến tình trạng ngứa nặng thêm.Da bị tổn thương dễ dẫn tới nhiễm trùng hoặc hình thành sẹo thâm trên da gây mất thẩm mỹ.

Nổi mẩn đỏ ngứa là bệnh gì

Dấu hiệu nhận biết nổi mẩn đỏ ngứa

Nổi mẩn đỏ và ngứa có thể dễ dàng nhận biết bằng mắt thường. Người bệnh sẽ thấy trên da xuất hiện những nốt mẩn đỏ và sần lên thành từng mảng.

Ngoài ra, nổi mẩn đỏ thường đi kèm các triệu chứng dưới đây, bạn có thể dựa vào các triệu chứng này để xác định nguyên nhân gây ra tình trạng trên.

  • Da thường bị mẩn ngứa vào mùa hè, mùa đông hoặc khi thay đổi thời tiết.
  • Người bệnh sẽ thấy cảm giác ngứa ngáy tăng nặng vào ban đêm khi đang ngủ
  • Vùng da bị mẩn ngứa bị tróc vảy và kèm các mụn nước li ti.
  • Nước tiểu đậm màu đi kèm với tình trạng tiểu rắt
  • Khó thở, cơ thể tím tái.
  • Cơ thể mệt mỏi.

Xem thêm: Da nổi đốm đỏ không ngứa do đâu? 10+ Triệu chứng và cách chữa

Các bệnh ngoài da khiến da nổi mẩn đỏ ngứa

Da nổi mẩn đỏ ngứa có thể do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Từ bệnh về da cho đến bệnh liên quan đến tâm lý hoặc một số bệnh lý gây ra.

Dưới đây là 15 nguyên nhân khiến da nổi mẩn đỏ ngứa mà chúng tôi đã tổng hợp được. Hy vọng, bạn sẽ biết cách kiểm soát tình trạng da nổi mẩn ngứa và ngăn ngừa tình trạng tái phát.

Viêm da tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc là một tình trạng bệnh rất phổ biến do da chạm phải các chất gây kích ứng. Có nhiều nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc nhưng nguyên nhân chính gây bệnh thường bao gồm:

Tiếp xúc với các hóa chất tẩy mạnh

Bạn có thể bị viêm da tiếp xúc do hóa chất có trong nước giặt quần áo, nước rửa chén, nước xịt đa năng trong quá trình làm việc nhà hoặc do tiếp xúc với các sản phẩm tắm gội, chăm sóc da.

Quần áo gây kích ứng

Quần áo bạn mặc được giặt bằng sản phẩm có chứa hóa chất kích ứng hoặc chất liệu vải làm da nổi mẩn ngứa.

Vi khuẩn, bụi bẩn, lông thú cưng

Đây cũng là những nguyên nhân chính yếu khiến da nổi mẩn ngứa.

Bệnh chàm khiến da nổi mẩn ngứa

Nguyên nhân chính yếu gây bệnh chàm khiến da nổi mẩn ngứa gồm:

  • Căng thẳng làm nội tiết tố thay đổi và khiến da nổi mẩn ngứa
  • Bạn có thể khắc phục tình trạng này bằng cách nghỉ ngơi hợp lý, massage thư giãn, đi du lịch…
  • Thời tiết quá lạnh, nóng hoặc môi trường quá khô làm da dễ bị kích ứng

Vi khuẩn, virus, bụi bẩn, phấn hoa

Bạn có thể loại bỏ vi sinh vật bằng cách thường xuyên dọn dẹp nhà cửa và định kỳ giặt chăn, drap, bao gối, chiếu bằng những sản phẩm có thành phần lành tính, thân thiện với môi trường.

Hóa chất độc hại

Dị ứng cũng thường xảy ra khi sử dụng sản phẩm tẩy rửa, chất bảo quản, mỹ phẩm, sản phẩm tắm gội.Bạn cần nên tìm hiểu kỹ và chọn những sản phẩm chăm sóc gia đình tốt cho sức khỏe để bảo vệ làn da.

Bệnh vảy nến

Nguyên nhân gây bệnh vảy nến hiện vẫn chưa rõ. Các nhà nghiên cứu cho rằng điều này xảy ra là do rối loạn miễn dịch trong cơ thể khiến các tế bào da cũ và mới không kịp thay đổi. Từ đó, các tế bào này tích tụ lại một chỗ. Tạo thành những mảng dày, có vảy trắng hoặc bạc và có mảng đỏ trên da.

Một số nguyên nhân khác có thể làm tăng tình trạng rối loạn miễn dịch là do các yếu tố di truyền. Hoặc yếu tố kích hoạt gây nên như stress, hút thuốc, cháy nắng, căng thẳng, nghiện rượu, nhiễm trùng da, thời tiết lạnh, khô, thuốc điều trị tăng huyết áp, sốt rét…

Ghẻ khiến da nổi mẩn ngứa

Bệnh ghẻ thường khiến da nổi mẩn ngứa do một loại rệp nhỏ sarcoptes scabiei gây ra. Rệp có thể đẻ trứng làm cho vùng da ngứa dữ dội. Dẫn đến tình trạng xấu hơn như lở loét, nhiễm trùng da.

Nấm da

Nấm da là bệnh lý ở da và móng do nhiễm nấm gây nên. Đây là một bệnh có thể lây truyền qua 4 con đường:

  • Từ người sang người
  • Từ động vật nhiễm bệnh sang người
  • Tiếp xúc với đồ vật đã nhiễm nấm
  • Tiếp xúc với các bề mặt (sàn nhà, mặt bàn ghế, mặt đất nhiễm nấm)

Đây là một bệnh có thể được điều trị bằng thuốc trị nấm, kem bôi hay thuốc mỡ. Bạn nên chú ý điều trị tận gốc tình trạng này để không có nguy cơ bị bội nhiễm vi khuẩn.

Viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa thường khiến da nổi mẩn ngứa và dễ tái đi tái nhiều lần.Nếu không được kiểm soát triệt để. Bạn có nguy cơ cao mắc bệnh này nếu bị bệnh hen suyễn, dị ứng và chàm.

Nguyên nhân gây bệnh thường là do 3 yếu tố: Di truyền, hệ miễn dịch yếu và các yếu tố ngoài môi trường.

Các yếu tố ngoài môi trường có thể khiến bạn bị viêm da cơ địa bao gồm:

• Ở trong thời tiết lạnh, khô, thiếu độ ẩm

• Tắm nước quá nóng gây khô da, dẫn đến viêm da cơ địa

• Tiếp xúc với bụi bẩn, phấn hoa, khói thuốc lá, lông thú cưng

• Tiếp xúc với hóa chất tạo mùi hương trong các sản phẩm tẩy rửa

Bệnh mề đay khiến da nổi mẩn ngứa

Nguyên nhân gây bệnh mề đay là các chất gây dị ứng. Khi những chất này xâm nhập vào cơ thể sẽ kích thích hệ miễn dịch phản ứng lại bằng cách giải phóng histamin. Tuy nhiên, cơ thể bạn lại phản ứng với histamin nên tạo ra phản ứng dị ứng, dẫn đến nổi mề đay và sưng.

Dưới đây là những chất gây dị ứng có thể khiến bạn bị nổi mề đay:

• Phấn hoa

• Bị côn trùng đốt

• Dị ứng với thuốc

• Dị ứng thực phẩm

• Nhiễm trùng do vi khuẩn

• Mắc phải các bệnh tự miễn

• Dị ứng với hóa chất độc hại

• Gặp các vấn đề về nội tiết tố

• Thân nhiệt thay đổi đột ngột (lúc nóng, lúc lạnh)

Da nổi mẩn ngứa do các bệnh lý bên trong cơ thể

Không chỉ mắc các bệnh ngoài da mới khiến bạn nổi mẩn ngứa. Ngay cả các bệnh lý từ bên trong cơ thể cũng khiến da bạn xuất hiện tình trạng này.

Dưới đây là những bệnh lý bên trong cơ thể khiến da nổi mẩn ngứa mà bạn nên biết.

Sẩn ngứa do gan

Đây là một trong những triệu chứng báo hiệu cơ thể nhận quá nhiều các loại độc tố khác nhau khiến gan bị suy giảm chức năng thải độc.

Chất độc tồn dư lâu ngày trong cơ thể sẽ gây ra các biểu hiện lâm sàng như sẩn ngứa, mề đay. Người mắc bệnh sẩn ngứa do gan nếu không được điều trị đúng cách sẽ âm thầm tiến triển, về lâu dài có thể dẫn đến xơ gan.

Bệnh suy thận

Thận có chức năng loại bỏ các chất cặn bã ra khỏi máu. Nếu thận bị suy, sự tích tụ của các chất thải này trong máu có thể gây ngứa ở da.

Bệnh tiểu đường khiến da nổi mẩn ngứa

Bệnh tiểu đường khiến cho lượng đường trong máu ở người bệnh tăng cao làm cơ thể bị mất nước và giảm tưới máu nuôi da. Hơn thế nữa, bệnh tiểu đường còn khiến các dây thần kinh bị tổn thương và làm quá trình bài tiết mồ hôi ở da bị rối loạn, gây khô da và ngứa ngáy.

Bệnh suy giáp

Bệnh suy giáp có thể khiến cho da khô, phù nề, cơ thể chịu lạnh kém và gây ra cảm giác ngứa ngáy cho người bệnh.

Da nổi mẩn ngứa do nhiễm giun sán

Tình trạng nhiễm giun sán làm thải chất độc vào máu khiến cho cơ thể xem chất độc này như một kháng nguyên lạ và sinh ra kháng thể để chống lại sự xâm nhập của dị nguyên, từ đó khiến da nổi mẩn ngứa.

Da nổi mẩn ngứa do có bệnh liên quan đến tâm lý – thần kinh

Một số loại bệnh liên quan đến tâm lý – thần kinh như zona thần kinh và bệnh về tâm lý có thể khiến cho da nổi mẩn ngứa.

Bệnh zona thần kinh

Bệnh zona thần kinh do virus varicella-zoster tái hoạt động gây ra. Sau khi khởi phát các dấu hiệu ban đầu như nhức đầu, sốt, mệt mỏi, bạn sẽ cảm thấy ngứa ngáy, phát ban, đau đầu dần nặng lên.

Đây là bệnh cần được nhanh chóng điều trị. Vì thế, bạn nên đến bệnh viện điều trị ngay từ sớm, nhất là khi bạn thấy các triệu chứng sau đây:

• Bạn trên 60 tuổi

• Tình trạng phát ban và đau diễn ra ở gần mắt

• Có hệ thống miễn dịch yếu do mắc bệnh ung thư hay có bệnh mạn tính

Bệnh về tâm lý khiến da nổi mẩn ngứa

Bạn có thể bị da nổi mẩn ngứa nếu mắc các bệnh về tâm lý như stress, lo âu, phiền muộn, rối loạn ám ảnh cưỡng chế, trầm cảm… Những tình trạng bệnh này làm cho các tế bào da ở lớp ngoài cùng yếu đi khiến vi khuẩn có hại dễ thâm nhập vào các lớp da ở sâu hơn, gây ra các bệnh về da.

Da nổi mẩn ngứa do đang mang thai

Phụ nữ mang thai có thể gặp tình trạng da nổi mẩn ngứa do nội tiết tố thay đổi, căng thẳng, thực phẩm gây dị ứng, suy giảm đề kháng, thời tiết, khói bụi, hóa chất độc hại…

nổi mẩn ngứa do đang mang thai

Nổi mẩn đỏ ngứa như muỗi đốt có nguy hiểm?

Nổi mẩn đỏ ngứa khắp người như muỗi đốt là tình trạng khá phổ biến. Đa phần các trường hợp gặp phải tình trạng này đều có mức độ nhẹ và thuyên giảm nhanh sau khi chăm sóc, sử dụng thuốc. Vì vậy, bạn không nên quá lo lắng khi nhận thấy da xuất hiện mẩn đỏ kèm theo ngứa ngáy và châm chích.

Tuy nhiên ở một số trường hợp, nổi mẩn đỏ khắp người có thể là dấu hiệu của phản ứng dị ứng nghiêm trọng. Do đó, cần chủ động đến bệnh viện nếu triệu chứng này đi kèm với khó thở, sưng cổ họng, sưng mí mắt, choáng váng, đau đầu, hạ huyết áp,… Nếu không xử lý kịp thời, tình trạng có thể chuyển biến nặng và dẫn đến tai biến dị ứng – sốc phản vệ.

Dù không phổ biến nhưng cũng đã có một số trường hợp nổi mẩn đỏ do các bệnh lý tiềm ẩn. Khác với những nguyên nhân thông thường, da nổi mẩn đỏ ngứa do vấn đề bên trong cơ thể thường có đặc tính dai dẳng và mãn tính.

Trong trường hợp triệu chứng kéo dài trong nhiều tuần, bạn nên chủ động thăm khám để kịp thời phát hiện và xử lý sớm các vấn đề sức khỏe.

Xem thêm: Tinh dầu bưởi: Công dụng, cách sử dụng & lưu ý vàng khi dùng

Điều trị nổi mẩn đỏ ngứa hiệu quả bằng Tây y

Điều trị nổi mẩn đỏ khắp người bằng Tây y giúp chấm dứt nhanh các triệu chứng mẩn đỏ. Thường được áp dụng với những trường hợp bị mẩn đỏ ngứa toàn thân hoặc kèm theo các dấu hiệu nhiễm trùng.

Mặc dù có tác dụng nhanh nhưng nếu dùng thuốc trong thời gian dài, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ.

Một số loại thuốc thường được sử dụng để giảm triệu chứng ngứa ngáy:

Thuốc bôi ngoài da

Loại thuốc này thường chứa các chất kháng histamin hoặc menthol có tác dụng giảm ngứa. Bạn có thể sử dụng chúng để bôi lên vùng da bị bệnh 2 – 3 lần trong ngày để giảm ngứa.

Thuốc uống

Loại thuốc thường được sử dụng cho người bệnh trong trường hợp này là thuốc kháng histamin H1 như: Chlorpheniramine, Cetirizine, Loratadin,…

Loại thuốc này giúp giảm ngứa và giảm mẩn đỏ như muỗi đốt nhanh chóng. Tuy nhiên dùng trong thời gian dài có thể gây hại gan, thận…

Một số thuốc khác

Ngoài các loại thuốc giúp điều trị triệu chứng đã kể trên. Người bệnh còn phải sử dụng một số loại thuốc khác để điều trị tận gốc căn nguyên gây mẩn đỏ ngứa.

Các loại thuốc thường được sử dụng là: thuốc điều trị bệnh gan, tuyến giáp, hoặc thuốc điều trị tình trạng nhiễm sán.

Đông y chữa mẩn ngứa khắp người an toàn

Theo Y học cổ truyền, có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng nổi mẩn đỏ.Tuy nhiên, chủ yếu nhất là do cơ thể bị suy giảm chức năng của gan và thận. Khiến cho cả 2 cơ quan này không đào thải được độc tố ra khỏi cơ thể nên sinh nổi mẩn đỏ khắp người.

Trên thực tế, có rất nhiều bệnh nhân đã lựa chọn Đông y để chữa nổi mẩn đỏ toàn thân. Mang lại kết quả hữu hiệu thông qua các loại thảo dược dễ tìm:

Bài thuốc 1

Chuẩn bị 3 lát gừng tươi đem giã nát, cho thêm 3 muỗng canh nước sôi vào pha rồi lọc lấy nước. Bỏ bã rồi cho thêm ít đường vào uống.

Ngày uống 2 lần. Thực hiện khoảng 5 ngày sẽ giúp ôn trung, giải độc và bài trừ mẩn đỏ hiệu quả.

Bài thuốc 2

Dùng khoảng 30g lá kinh giới đem sao với muối cho vàng. Rồi sau đó đem đi áp nhẹ lên vùng da ngứa ngáy ngày khoảng 3 – 5 lần.

Thực hiện liên tục 3 ngày sẽ giúp tuần hoàn khí huyết và giảm các triệu chứng ngứa ngáy hiệu quả.

Các mẹo dân gian thường được sử dụng khi bị mẩn đỏ, ngứa

Để có thể kiểm soát tạm thời cơn ngứa và hạn chế tổn thương trên da. Bạn có thể áp dụng một số mẹo chữa tại nhà khi bị nổi mẩn đỏ ngứa khắp người.

Các mẹo tự nhiên tại nhà thường dễ thực hiện và rất lành tính.  Có thể phù hợp với nhiều đối tượng, ngay cả những người có làn da nhạy cảm.

Các mẹo tự nhiên tại nhà có thể là:

Dùng lá khế

Theo y học cổ truyền, lá khế giúp thanh nhiệt, tiêu viêm và đào thải độc tố ra khỏi cơ thể. Do vậy nó thường được sử dụng để điều trị các bệnh lý như dị ứng, mẩn ngứa, nổi mề đay.

Còn theo y học hiện đại, lá khế có tính sát trùng cao. Nó giúp giảm viêm, giảm ngứa từ đó giảm mề đay, rôm sảy, bệnh chàm… hiệu quả.

Bạn có thể dùng lá khế tươi rửa sạch, thái nhỏ sau đó cho vào chảo sao vàng. Dùng lá khế đã sao cho vào túi chườm hoặc một chiếc khăn sau đó chườm lên vùng da bị mẩn đỏ.

Tắm bằng lá trà xanh

Trong trà xanh có chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp tiêu viêm, kháng khuẩn, làm lành vết thương. Do vậy, nó thường được sử dụng để cải thiện mẩn ngứa, mụn nhọt, nổi mề đay.

Bạn có thể lấy một nắm lá trà xanh rửa sạch sau đó đun với 2 – 3 lít nước.  Dùng nước này để tắm khi nước đã nguội bớt.

Chườm mát

Đây là biện pháp giảm ngứa và mẩn đỏ nhanh chóng. Bạn có thể đắp khăn mát lên vùng da bị mẩn đỏ ngứa hoặc cho đá lạnh vào túi chườm để chườm lên da.

Nếu bị mẩn đỏ và ngứa toàn thân, bạn nên tắm bằng nước mát để cải thiện triệu chứng.

Dùng tinh dầu bạc hà

Hoạt chất menthol trong tinh dầu bạc hà có khả năng kháng khuẩn, làm mát da. Giảm triệu chứng ngứa ngáy trên da rõ rệt.

Do vậy, khi bị nổi mẩn đỏ ngứa như muỗi đốt, bạn có thể nhỏ một vài giọt tinh dầu bạc hà hoặc vò nát lá bạc hà tươi để cho vào nước tắm.

Gừng tươi

Gừng tươi có chứa gingerol. Đây là chất chống oxy hóa mạnh. Hoạt chất này giúp giảm viêm, kháng khuẩn, làm lành tổn thương và đều màu da hiệu quả.

Bạn có thể dùng gừng tươi rửa rạch, đập nát hoặc thái thành lát mỏng sau đó pha với nước sôi. Thêm chút mật ong vào nước gừng đã pha để dễ uống hơn và tăng hiệu quả trị mẩn đỏ và ngứa.

Gel nha đam

Cũng như dầu dừa, gel nha đam chứa rất nhiều các thành phần tốt cho sức khỏe làn da. Các chất chống oxy hóa dồi dào trong nha đam sẽ giúp cấp ẩm, làm dịu da, giảm ngứa. Đồng thời làm xẹp các nốt mẩn ngứa.

Chỉ cần dùng lá nha đam tươi, rửa sạch. Cạo lấy gel trong rồi thoa lên vùng da cần điều trị. Massage nhẹ nhàng vài phút. Để khô tự nhiên thêm 20 phút rồi rửa sạch.

mẹo dân gian thường được sử dụng khi bị mẩn đỏ, ngứa

Dầu dừa

Dùng dầu dừa có thể khắc phục được tình trạng nổi mẩn đỏ ngứa do các bệnh về da như viêm da dị ứng, vẩy nến hay bệnh chàm gây ra.

Các thành phần acid amin, vitamin E và Omega-3 dồi dào trong dầu dừa giúp làm dịu da, giảm ngứa.  Đồng thời tăng cường hàng rào bảo vệ cho da rất tốt. Chỉ cần thoa một lớp dầu dừa mỏng nhẹ lên da. Để nguyên khoảng 20 – 30 phút rồi rửa lại với nước ấm.

Cách phòng nổi mẩn đỏ ngứa

Để tình trạng nổi mẩn đỏ ngứa không tái phát. Ngoài tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, người bệnh cũng nên áp dụng một số biện pháp giúp phòng ngừa bệnh. Từ đó hạn chế việc dùng thuốc.

Theo đó, người bị nổi mẩn đỏ ngứa nên:

• Thêm các thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất như rau, củ, quả vào chế độ ăn uống hàng ngày.

• Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân dễ gây dị ứng như phấn hoa, lông động vật, hóa chất tẩy rửa…

• Nên tránh xa các loại thực phẩm đã từng khiến bạn dị ứng.

• Hạn chế uống rượu bia, hút thuốc và sử dụng các chất kích thích.

• Bôi kem dưỡng ẩm hàng ngày sau khi tắm để hạn chế tình trạng khô da, ngứa da.

• Vệ sinh nhà cửa thường xuyên để loại bỏ các tác nhân gây dị ứng.

• Tập luyện thể thao điều độ, ngủ đủ giấc, kiểm soát stress… để tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.

• Nên tắm rửa và vệ sinh cơ thể hàng ngày để loại bỏ hết bụi bẩn và vi khuẩn trên da.

Thông tin trong bài viết hy vọng đã cung cấp cho người bệnh một cái nhìn tổng quan hơn về tình trạng nổi mẩn đỏ ngứa.  Nếu bệnh dai dẳng hoặc đi kèm các dấu hiệu bất thường khác. Bạn nên đến bệnh viện để được thăm khám càng sớm càng tốt.