Bong da chân: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách khắc phục

Tham vấn y khoa : Bác sĩ

Bong da chân là triệu chứng không hiếm gặp ở nhiều người. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây nhiều phiền toái, mất thẩm mỹ. Đặc biệt, đây còn là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác.

Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về dấu hiệu, nguyên nhân cũng như cách khắc phục tình trạng bong da chân trong phạm vi bài viết sau.

Bong da chân là gì?

Bong da chân là tình trạng phổ biến với biểu hiện thường gặp là da chân bị bong thành từng mảng.

bong da chân là gì

Chứng bệnh này tuy trông không nguy hiểm. Nhưng lại có thể là dấu hiệu cảnh báo của nhiều vấn đề về sức khỏe. Vì vậy bệnh nhân không nên chủ quan và xem nhẹ khi bị bong da chân.

Các biểu hiện tình trạng lột da chân xảy ra

Những biểu biện bong da chân trở thành bệnh. Được xem là bệnh có gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ của người bị bệnh như:

  • Da khô, bong trợt da, bệnh kéo dài có thể dẫn tới tình trạng mất vân tay.
  • Bệnh ở tình trạng nặng sẽ khiến da bị đỏ, sẩn. Xuất hiện các đám sẩn, có mụn nước tiết dịch và không có vẩy ra.
  • Triệu chứng chủ yếu xảy ra thường xuất hiện ngứa, đặc biệt ngứa về ban đêm. Nên thường khiến người bị tróc da chân mất ngủ. Hành động gãi nhiều có thể khiến da bị trầy xước, nhiễm trùng.
  • Trên da xuất hiện các đám sẩn đỏ, dày sừng, có bong vảy và gây rối loạn sắc tố da. Vị trí phân phối của tổn thương da sẽ phụ thuộc vào độ tuổi của bệnh nhân. Phụ thuộc vào mức độ bệnh gây ảnh hưởng đến người bệnh.

Khi trẻ nhỏ bị bong da chân, bệnh của trẻ thường sẽ có xu hướng cấp tính. Điều này sẽ gây ra những tổn thương xuất hiện trên cả da mặt, da đầu, các chi của trẻ.

Nếu trẻ lớn hoặc người bị bệnh diễn tiến bong da chân kéo dài. Sẽ gây ra các tổn thương da thường khu trú và hình thành các nếp gấp của các chi. Tình trạng viêm da cơ địa ở người lớn thường biểu hiện đơn thuần ở bàn tay, bàn chân.

Nguyên nhân khiến tình trạng da chân bị tróc

Bong da chân có thể bắt nguồn từ các nguyên nhân dưới đây:

  1. Chân bị bong da do nhiễm nấm

Lý do phổ biến nhất mà khiến da chân bị bong da là do nhiễm nấm. Mặc dù không phải ai cũng nhận ra được điều đó.

Phần lớn trường hợp, nấm chân thường biểu hiện bong da. Người bệnh không bị ngứa, vì vậy họ không biết mình bị nhiễm nấm.

Do đó, nếu da bạn đột ngột bong ra không rõ lý do. Tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ da liễu sớm nhất có thể. Vì một khi da bị nhiễm nấm, nó dễ dàng lan đến móng tay chân, khi đó rất khó để khỏi bệnh.

  1. Đổ mồ hôi khi tập thể dục

Trong quá trình tập thể dục, việc đổ mồ hôi quá nhiều và chân thường tiếp xúc với môi trường ẩm ướt. Thường gây ra nhiễm trùng chân, dẫn đến bong gân, khiến chân bị bong da.

  1. Cháy nắng

Theo các chuyên gia da liễu, da chân mà bị cháy nắng cũng dẫn đến bị bong da và những bệnh khác. Chính vì vậy, bạn cần chú ý hơn đến da chân để tránh cho chúng không phải chịu tác hại của các tia tử ngoại nguy hiểm. Bằng cách có thể bôi kem chống nắng mỗi khi ra ngoài.

  1. Chàm bội nhiễm

Chàm bội nhiễm là một chứng bệnh trên da do sự giãn nở của da. Bệnh này có thể gây ra lột da, ngứa và khô da khắp cơ thể. Bao gồm cả bàn chân bị bong da.

Khi có dấu hiệu mắc phải bệnh này, bạn hãy đến bệnh viện để nhận nhiều biện pháp điều trị của các chuyên gia và bác sĩ da liễu.

  1. Mất nước

Mất nước có thể làm bạn mệt mỏi, giảm sự trao đổi chất, khiến bàn chân bị bong da. Nếu cơ thể bạn không đủ độ ẩm, da sẽ bắt đầu khô, lột từng mảng và lan ra khắp mọi nơi trên cơ thể chúng ta. Ngoài ra, thiếu nước cũng là nguyên nhân khiến da bị sạm, khô ráp, nổi mụn. Do vậy, bạn hãy luôn nhớ phải uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe và tránh các tình trạng bị khô da nhé!

  1. Viêm da cơ địa

Đặc tính cơ địa của một số người có tính chất da nhạy cảm với một số yếu tố. Như nguồn nước, môi trường sống, khí hậu và thực phẩm ăn uống. Từ đó, dễ dẫn đến tình trạng dị ứng và chân bị bong da.

  1. Do tiếp xúc với chất tẩy rửa

Việc tiếp xúc với các chất tẩy rửa mạnh và nguồn nước bẩn cũng là nguyên nhân khiến chân bị bong da. Acid có trong các loại nước tẩy rửa sau một thời gian sẽ dần phá bỏ từng tổ chức tế bào da và gây nên bong tróc.

  1. Thiếu chất

Thiếu các thành phần dưỡng chất trong nhóm vitamin cũng là nguyên nhân gây bong tróc da chân khá phổ biến. Hãy bổ sung đầy đủ các dưỡng chất Vitamin để nâng cao sức khỏe. Tránh các tình trạng da tay chân tay bị bong da nhé!

  1. Rửa tay quá nhiều

Mặc dù rửa tay thường xuyên có thể giúp bạn giảm sự lây lan của vi khuẩn có hại. Nhưng cũng sẽ vô tình loại bỏ lớp dầu bảo vệ của da. Khi dầu mất đi, da không còn giữ được độ ẩm, gây bong da tay hoặc viêm da do xà phòng.

Thói quen rửa tay thường xuyên sẽ khiến da bị bong tróc nhiều hơn. Do đó, bạn chỉ rửa khi cần thiết, dưỡng ẩm sau đó và tránh làm khô da bằng khăn giấy thô.

  1. Khí hậu khiến da chân bị bong tróc

Điều kiện thời tiết quá khô hoặc quá lạnh cũng có thể làm khô da, khiến da chân bị bong tróc hoặc nứt nẻ. Bạn sẽ bị lột da nặng hơn nếu bạn không đeo găng tay ấm khi ra ngoài trời.

  1. Da chân bị khô bong tróc do thuốc

Một số loại thuốc có tác dụng làm mất nước của cơ thể gây khô da và khô ở bàn chân.

Ngoài ra, da khô ở bàn chân có thể xảy ra ở một số bệnh lý như:

  • Bệnh vảy nến: Bệnh vảy nến là một tình trạng tự miễn dịch mãn tính gây ra các mảng da dày, có vảy. Vảy nến rất có thể xuất phát từ bàn chân.
  • Suy tuyến giáp: Những người bị suy tuyến giáp, bàn chân sẽ cực kỳ khô. Vì tuyến giáp của họ không thể điều tiết các tuyến mồ hôi ở bàn chân.
  • Bệnh tiểu đường: Bệnh tiểu đường có thể gây tổn thương các dây thần kinh ngoại biên. Nếu không được kiểm soát, từ đó làm rối loạn điều tiết các tuyến dầu và độ ẩm ở bàn chân, gây khô, nứt chân.

Da tay chân bong tróc thiếu chất gì?

Bên cạnh những nguyên nhân tác động từ bên ngoài. Thì sự thiếu hụt nghiêm trọng các loại dưỡng chất bên trong cơ thể. Cũng là nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng da bị bong tróc.

Đó là những loại dưỡng chất vitamin A, vitamin nhóm B( B1, B2, B3, B12) và cả vitamin C, vitamin PP. Đây hoàn toàn là những loại dưỡng chất có tác dụng dưỡng ẩm, giữ nước cho làn da.

Đồng thời, chúng là nguồn dinh dưỡng thiết yếu giúp làn da khoẻ, tăng cường sức đề kháng, chống viêm kháng khuẩn. Tạo lớp màng chắc chắn bảo vệ da tay chân trước những tác động xấu từ môi trường.

Do đó, cách trị khô da tay chân hiệu quả mà bạn cần thiết phải thực hiện ngay lúc này. Là tăng cường bổ sung các dinh dưỡng nhóm vitamin trên cho làn da càng sớm càng tốt.

Một số biến chứng có thể gặp phải khi bị bong da chân

Bong da chân nhẹ thường không gây nguy hiểm mà sẽ chỉ gây ra cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, mất thẩm mỹ. Tuy nhiên, nếu không tìm ra nguyên nhân và khắc phục sớm. Bong da chân có thể gây ra tình trạng nghiêm trọng hơn. Ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý của bệnh nhân.

  • Làn da bị nứt, hở, loét gây đau và chảy máu.
  • Nhiễm trùng lây lan.
  • Viêm mô tế bào.
  • Sẹo hoặc thay đổi vĩnh viễn cấu trúc làn da.
  • Đổi màu da.
  • Ung thư da (hiếm gặp ở trẻ em).
  • Viêm da thần kinh bì.

Bong da chân đột ngột có nguy hiểm không?

Bong da chân nhẹ thường chỉ gây mât thẩm mỹ mà không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Nên người bệnh thường rất chủ quan, để bệnh tự khỏi. Chỉ đến khi bệnh nặng hơn, biến chứng mới điều trị.

Bong da chân lâu ngày có thể khiến da trở nên khô ráp, mất dần các dấu vân chân. Hiện tượng bong da kéo dài sẽ làm tổn thương da, hình thành tình trạng viêm da cơ địa.

Ở giai đoạn nặng, bắt đầu nổi các loại mụn nước tiết dịch, không có vẩy da, đám da đỏ không phân rõ được ranh giới. Đồng thời, người bệnh sẽ cảm thấy ngứa ngáy, gãi thường xuyên sẽ gây trầy xước, nhiễm trùng…

Bong tróc da chân tưởng chừng như không nguy hiểm. Nhưng nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách nó có thể theo người bệnh đến hết đời. Gây khó khăn trong công việc cũng như sinh hoạt hàng ngày.

Xem thêm: Phân biệt các loại mụn thường gặp [Kèm nguyên nhân, cách điều trị]

Mẹo chữa bong da chân

Chúng ta thường lo ngại và mất tự tin khi nhìn thấy lớp da tay bị khô tróc vảy. Khiến làn da trở nên sần sùi, thô ráp gây không ít khó khăn trong cuộc sống mỗi ngày.

Đối với những người bị lột da trên ngón tay thỉnh thoảng hoặc thường xuyên có thể thử áp dụng các cách khắc phục đơn giản sau:

mẹo chữa bong da chân

  1. Dùng sản phẩm tẩy tế bào chết

Tẩy tế bào chết là loại bỏ lớp da bề mặt (lớp biểu bì) đã chết bằng cách sử dụng tẩy tế bào chết vật lý hoặc hóa học.

Các sản phẩm tẩy tế bào chết vật lý bao gồm hỗn hợp tẩy tế bào chết, bàn chải, bông tắm… Bạn có thể mua sản phẩm tẩy tế bào chết vật lý hoặc tự làm tại nhà. Bằng cách trộn mật ong, nước ấm và đường rồi sử dụng.

Các chất tẩy da chết hóa học có dạng kem, gel hoặc chất lỏng chứa các thành phần hòa tan. Các tế bào chết trên bề mặt da như axit glycolic, axit lactic và axit alpha-hydroxy.

Tuy nhiên, một số loại hóa chất có chứa hương liệu nhân tạo và cồn có thể gây kích ứng da nhạy cảm. Vì vậy, bạn nên kiểm tra thành phần có gây dị ứng hoặc kích ứng trước khi mua.

  1. Ngâm chân trong nước ấm cho da chân bị bong tróc

Ngâm chân trong nước ấm giúp làm dịu da khô, cải thiện lưu thông máu đến bàn chân, giúp ngăn ngừa da khô trong tương lai.

Bạn thêm một lượng nhỏ giấm vào nước ngâm chân để giúp điều trị tình trạng viêm nhẹ. Giấm có đặc tính kháng khuẩn mạnh mẽ giúp khử trùng bàn chân, loại bỏ mùi hôi chân.

Các thành phần có lợi khác có thể xem xét thêm vào nước ngâm chân. Như: muối Epsom, mật ong, yến mạch, nước chanh, tinh dầu bạc hà…

  1. Giữ ẩm cho bàn chân bằng kem dưỡng

Thói quen thường xuyên giữ ẩm cho bàn chân sẽ giúp làm giảm da khô hiện có và ngăn ngừa da khô mới tích tụ. Bạn nên giữ ẩm cho bàn chân sau khi tẩy tế bào chết.

Tốt nhất là bạn nên tránh các loại kem, kem dưỡng ẩm có chứa cồn, hương liệu và màu nhân tạo. Vì những thành phần này có thể làm xấu đi làn da khô.

Bạn nên sử dụng các sản phẩm có chứa các thành phần: chất làm ẩm (nha đam, axit hyaluronic…), chất làm mềm (bơ, dầu thực vật…), các chất bổ sung (lanolin, dầu dừa…).

  1. Mang vớ giữ ẩm đi ngủ

Bạn có thể sử dụng vớ lót gel dưỡng ẩm chứa dầu tự nhiên và vitamin (sản phẩm này khá mới trên thị trường). Giúp giữ nước và hạn chế tình trạng khô da trên bàn chân.

Bạn cũng có thể sử dụng kem dưỡng ẩm da chân ban đêm. Sau đó mang tất với chất liệu cotton và tháo tất vào buổi sáng rồi rửa chân thật kỹ.

  1. Gót chân bị khô cứng nứt nẻ: Massage chân với dầu dừa

Lợi ích của dầu dừa có thể giúp làm mềm và giữ ẩm cho đôi chân của bạn do cung cấp nước cho làn da. Dầu dừa còn làm cho tất cả mảng da khô bong tróc biến mất chỉ sau một vài lần thực hiện.

Bạn hãy massage chân của mình bằng một ít dầu dừa cho đến khi dưỡng chất hấp thụ vào da rồi để chân qua đêm.

Để giúp chữa da khô ở bàn chân hiệu quả. Bạn cần nên kiên trì thực hiện các bước massage mỗi tối trước khi đi ngủ cho đến lúc bình phục.

Bạn cũng có thể sử dụng dầu ô liu hoặc dầu em bé thay cho dầu dừa. Thêm một vài giọt dầu cây trà vào bất kỳ loại dầu nào để có tác dụng làm dịu.

  1. Ngâm chân trong nước giấm táo

Bên cạnh việc ngâm chân trong nước ấm, bạn có thể ngâm chân bằng giấm táo. Axit malic có trong giấm táo sẽ giúp tẩy tế bào da chết. Khiến da khô bong tróc và làm sạch. Giấm táo cũng phục hồi cân bằng độ pH của da và giảm khô da trong thời gian dài.

Bạn có thể làm sạch da khô ở bàn chân bằng các bước dưới đây:

  • Cho giấm vào thau nước ấm và ngâm chân khoảng 15-30 phút.
  • Bỏ chân ra khỏi nước và dùng tay chà sạch để loại bỏ lớp da bong tróc.
  • Rửa sạch với nước thường.
  • Lau khô và thoa kem dưỡng ẩm.
  • Với phương pháp này, bạn nên thực hiện hai lần một tuần để thấy hiệu quả.
  1. Khắc phụ da khô bằng dầu dừa và đường

Đường nâu có thể giúp bạn tẩy tế bào chết, loại bỏ da bong tróc dễ dàng cũng như làm cho da mềm mại và sạch sẽ. Dầu dừa hoạt động như một chất dưỡng ẩm và điều trị da khô bằng cách cung cấp cho các tế bào da các axit béo thiết yếu.

Bạn hãy thực hiện các bước tẩy da chết cho bàn chân khô bằng dầu dừa và đường nâu với các bước dưới đây:

  • Chuẩn bị 1/4 thìa cà phê đường nâu, 4-5 thìa súp dầu dừa, và một vài giọt tinh dầu (chanh, bạc hà hoặc dầu cây trà).
  • Trộn tất cả các thành phần trong một bát và sử dụng hỗn hợp này để chà lên chân nhẹ nhàng.
  • Massage bằng chuyển động tròn trong vài phút.
  • Rửa sạch trước bằng nước ấm và sau đó bằng nước mát.
  • Tinh dầu là một thành phần tùy chọn và bạn có thể bỏ nếu không có sẵn.

Sử dụng hỗn hợp này 2-3 lần một tuần cho đến khi bạn cảm thấy lớp tế bào chết được loại khỏi làn da khô và bong tróc của bạn

  1. Rửa chân bằng mật ong

Mật ong chứa các chất dinh dưỡng giúp chữa lành da khô và bong tróc. Nó cũng chứa chất chống oxy hóa làm trẻ hóa làn da. Bằng cách đảo ngược tác hại do các gốc tự do gây ra.

Bạn hãy thoa mật ong nguyên chất lên bàn chân của mình rồi massage và để trong 10 phút. Sau đó, bạn rửa sạch chân mình với nước. Làn da sẽ sớm trở nên mềm mại nếu bạn thực hiện cách này mỗi ngày.

  1. Loại bỏ da khô bằng baking soda

Giống như hầu hết các biện pháp khắc phục trong bài viết này. Baking soda cũng là một chất tẩy da chết giúp làm mềm và dịu da với các đặc tính chống viêm.

  • Bạn chuẩn bị 1 chén baking soda, 1 thau nước ấm và đá chà chân.
  • Cho baking soda vào thau nước ấm và ngâm chân trong đó khoảng 20 phút.
  • Loại bỏ da chân của bạn bằng đá chà.
  • Rửa kỹ để loại bỏ tất cả các tế bào da chết.
  • Bạn thực hiện cách này 2 lần/1 tuần để thấy hiệu quả loại bỏ da khô.
  1. Chà chân bằng nước chanh và đường

Nước chanh là một chất làm se da, tẩy da chết và làm mềm da. Đường cũng hoạt động như một chất tẩy tế bào chết vì độ thô của loại gia vị này.

  • Bạn hãy chuẩn bị 1 quả chanh và 1-2 muỗng canh đường.
  • Vắt lấy nước cốt từ một quả chanh và thêm đường vào đó.
  • Áp dụng hỗn hợp này vào khu vực bị ảnh hưởng.
  • Chà nhẹ nhàng trong 2-3 phút và sau đó để trong 5 phút và rửa sạch.
  • Bạn thực hiện chà chân bằng cách này mỗi ngày để thấy hiệu quả.
  1. Vaseline

Với làn da khô ở chân, bạn cũng có thể dùng vaseline để dưỡng ẩm, giúp chân không bị nứt nẻ, bong tróc. Thạch dầu trong vaseline có tác dụng khóa độ ẩm trong da và làm giảm khô da. Da khô ở bàn chân sẽ trở nên mềm mại và khỏe khoắn trong thời gian nhanh hơn.

Sau khi rửa chân và vỗ cho khô, bạn thoa vaseline lên khắp bàn chân. Đồng thời massage để da thấp thụ kem dưỡng. Sau đó, bạn mang tất qua đêm để trị khô bàn chân. Bạn thực hiện mỗi tối trong một vài ngày để nhận thấy kết quả biến chuyển.

  1. Da chân bị bong tróc? Ngâm trong hydrogen peroxide

Sẽ hơi xa lạ với nhiều người nhưng hydrogen peroxide dễ dàng mua được ở một số hiệu thuốc. Sau khi ngâm trong dung dịch hydro peroxide, da khô và bong tróc trở nên mềm và dễ dàng bong ra.

  • Bạn chuẩn bị 2 ly 3% hydro peroxide, một thau nước ấm và đá chà chân. Rồi thực hiện những bước sau để điều trị da khô ở bàn chân.
  • Cho hydrogen peroxide vào nước và ngâm chân.
  • Ngâm khoảng 15 phút. Sau đó, sử dụng đá chà để tẩy sạch da chết, bong tróc khỏi bàn chân của bạn.
  • Rửa sạch peroxide và da chết bằng nước.
  • Thoa kem dưỡng ẩm.
  • Bạn thực hiện hai lần một tuần để thấy kết quả được cải thiện.

Cách bổ sung dưỡng chất ngừa bong tróc da chân tay

Các thành phần dưỡng chất mà làn da thiếu đều có trong các thực phẩm tự nhiên. Vì thế hãy lên thực đơn ăn uống thật bổ dưỡng. Đây là cách cách trị khô da tay chân rất hiệu quả đấy!

  • Vitamin A: trứng gàu, hoa quả xanh, đỏ, dầu gan cá.
  • Vitamin B1: ngũ cốc, các loại đậu, những quả rắn.
  • Vitamin B2: trứng, sữa bò, đậu xanh.
  • Vitamin B3: các loại thịt, nấm, bơ.
  • Vitamin B12: Hải sản, thịt bò, gà, sữa chua.
  • Vitamin C: trái cây họ cam, lựu.
  • Vitamin PP: Rau xanh, thịt bò, gà gan động vật, hạt lạc.

Thuốc trị bong da chân

Một số trường hợp bong da chân do bệnh lý. Bác sĩ có thể chỉ định thuốc trị bong da chân.

thuốc trị bong da chân

  1. Thuốc mỡ corticoid

Corticoid là một nhóm các chất hóa học bao gồm các hormon steroid. Được sản xuất từ vỏ thượng thận của động vật có xương sống. Các chất tổng hợp tương tự các hormone đó.

Thuốc mỡ corticoid là sản phẩm chuyên dùng điều trị da tay bị bong tróc. Có tác dụng giữ ẩm cho da, hạn chế tình trạng dày sừng và nứt nẻ. Ngoài ra, hoạt chất corticoid gây ức chế hoạt động miễn dịch. Từ đó giúp giảm viêm, kháng dị ứng và ngăn ngừa tổn thương lan tỏa rộng.

Cách sử dụng:

  • Cần làm sạch da tay trước khi bôi thuốc, sau đó thoa 1 lớp thuốc mỏng nhẹ lên da và để khô tự nhiên.
  • Lưu ý về độ mạnh của sản phẩm và nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ trước khi sử dụng. Nếu tình trạng khô da của bạn nghiêm trọng và có dấu hiệu chuyển sang các bệnh lý về da.

Giá thành: 100.000/tuýp 15g.

  1. Thuốc ức chế calcineurin

Thuốc ức chế calcineurin tại chỗ có 2 hoạt chất là Tacrolimus và hoạt chất Pimecrolimus (dẫn xuất của ascomycin).

Thuốc dùng bôi tại chỗ, vùng da không bị nhiễm trùng. Có tác dụng giảm tụ cầu vàng trên da giúp tạo hàng rào bảo vệ da, chống viêm.

Loại thuốc này có tác dụng tương tự corticoid nhưng không gây mỏng da, teo da và giãn mao mạch. Ngoài ra, đối với những trường hợp sử dụng corticoid hơn 14 ngày. Nhưng triệu chứng chưa thuyên giảm hẳn, bác sĩ có thể chỉ định thuốc ức chế calcineurin.

  1. Kem bôi chứa Kẽm

Kẽm có tác dụng làm dịu, sát trùng và ngăn ngừa viêm nhiễm. Các sản phẩm thuốc mỡ, kem bôi ngoài da thường phối hợp Kẽm Oxyd. Với các hoạt chất khác trong các chế phẩm như: titan oxyd, bismuth oxyd, glycerol, Peru…

Những người mẫn cảm với bất kì thành phần nào của thuốc thì không nên sử dụng. Kem bôi chứa kẽm được sử dụng nhằm giữ ẩm cho da, hạn chế tình trạng khô ráp, bong tróc và giảm ngứa nhẹ.

Ngoài ra còn giúp điều trị da khô, vùng da bị kích ứng và chống oxy hóa. Hữu ích trong việc ngăn ngừa tổn thương do UV gây ra.

Giá thành: 30.000-40.000/hũ nhựa 100g.

  1. Thuốc kháng histamine H1

Histamin là chất trung gian có vai trò quan trọng trong phản ứng dị ứng. Đích tác động của histamin trong cơ thể bao gồm thụ thể histamin H1.

Khi các tác nhân dị ứng xâm nhập cơ thể, histamin được phóng thích tác động lên thụ thể. H1 gây ra phản ứng dị ứng (phù nề, viêm, ngứa, phát ban, co thắt khí quản …).

Các thuốc kháng histamin là chất đối kháng cạnh tranh với histamin tại thụ thể tương ứng. Khiến histamin không tác dụng lên tế bào..

Ngoài tác dụng giảm ngứa, giúp kiểm soát và hạn chế hình thành tổn thương mới. Thuốc kháng histamin còn được dùng điều trị dị ứng: nổi mày đay, ban da, viêm da dị ứng; các trường hợp bị côn trùng cắn…

Xem thêm: Nổi mụn ở nách là bệnh gì – Cách khắc phục đơn giản tại nhà

Cách chăm sóc da chân

Những lưu ý khi chăm sóc da chân bị bong:

  • Tuyệt đối không tự ý lột da tay hay chân khi thấy xuất hiện hiện tượng bong tróc.
  • Không sử dụng bàn chải, xát muối để làm bong da nhanh. Vì có thể gây chảy máu thậm chí là nhiễm trùng da.
  • Cần hạn chế tối đa việc sử dụng hoặc tiếp xúc với các hóa chất tẩy rửa như giặt đồ, rửa bát, lau nhà…
  • Khi bị bong da chân, bạn nên tránh đi giày, dép mà cần để da được thông thoáng.
  • Rượu bia cũng là tác nhân gây ra tình trạng bong da. Do đó bạn cần bỏ rượu bia để bảo vệ chân khỏi tình trạng bong tróc.
  • Cần bổ sung thực đơn hàng ngày nhiều loại rau xanh, củ quả, trái cây tươi. Giúp cung cấp vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
  • Uống nhiều nước cũng làm hạn chế tình trạng bong tróc da.

Trên đây là những thông tin về tình trạng bong da chân. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích, giúp các bạn có biện pháp chăm sóc, khắc phục bong da chân phù hợp.