Nổi mụn ở nách là bệnh gì – Cách khắc phục đơn giản tại nhà

Tham vấn y khoa : Bác sĩ

Nổi mụn ở nách là bệnh gì? Tình trạng này không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn gây đau đớn khó chịu. Nếu không điều trị sớm sẽ gây những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe.

Nội dung bài viết sau đây sẽ chia sẻ những thủ phạm gây nên tình trạng này. Cũng như gợi ý cách khắc phục đơn giản tại nhà. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu.

Nổi mụn ở nách là gì?

nổi mụn ở nách là gì

Nổi mụn ở nách thể hiện cho tình trạng viêm, nhiễm khuẩn và bít tắc lỗ chân lông. Do tuyến bã nhờn hoạt động mạnh dẫn đến tích tụ dầu thừa, tích tụ da chết ở nách hoặc do nhiễm tụ cầu khuẩn.

Khi nhiễm trùng xuất hiện, vùng da dưới cánh tay sẽ có dấu hiệu đỏ và sưng to tại một vị trí (biểu hiện đầu của nốt mụn).

Sau 1 – 2 ngày phát triển, một lượng mủ nhất định sẽ ứ đọng tại nốt mụn. Kèm theo cảm giác khó chịu và đau nhức nghiêm trọng.

Dấu hiệu nhận biết nổi mụn dưới nách

Khi một hoặc nhiều nốt mụn nhọt hình thành tại vùng da dưới cánh tay. Người bệnh sẽ nhận thấy tại khu vực này xuất hiện nhiều triệu chứng khó chịu sau:

  • Một hoặc nhiều nốt mụn sưng đỏ nổi cộm dưới nách (nách trái, nách phải hoặc cả hai).
  • So với các loại mụn thông thường và nhiều vị trí nổi mụn khác. Mụn nhọt dưới nách thường cứng và tạo cảm giác đau nhức nhiều hơn.
  • Xuất hiện một bọc mủ có màu vàng hoặc màu trắng trong nhọt.
  • Tại khu vực ổ nhọt phát sinh cảm giác ngứa ngáy khi sờ. Cảm giác này cũng có thể xuất hiện tại vùng da xung quanh.
  • Tại vùng da dưới cánh tay, nốt mụn có thể xuất hiện đơn lẻ. Hoặc tụ lại theo từng đám tạo thành các nốt mụn lớn.

Trong trường hợp mụn nhọt nổi nhiều dưới nách, tại khu vực này sẽ hình thành các mảng nhiễm trùng lớn. Tình trạng này có thể gây nguy hiểm, làm phát sinh các biến chứng nghiêm trọng. Nên cần phải sớm nhờ đến sự chăm sóc và điều trị của bác sĩ chuyên khoa Da liễu.

Nguyên nhân nổi mụn ở nách

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến nổi mụn ở nách. Trong đó, có những nguyên nhân chính như:

nguyên nhân nổi mụn ở nách

  1. Ma sát quá nhiều

Vùng da ở nách thường có sự ma sát tương đối lớn khi cánh tay xoay qua xoay lại. Do đó, vùng da này thường rất dễ bị ma sát, tổn thương, kích ứng và thậm chí là nhiễm trùng.

Ma sát này có thể góp phần gây viêm, kích ứng ở nách và dẫn đến tắc lỗ chân lông và gây nhọt ở nách.

  1. Cạo lông nách

Việc sử dụng dao cạo thường xuyên để loại bỏ lông nách có thể gây kích ứng và tổn thương khu vực này. Cạo lông đôi khi có thể gây phát ban, kích ứng da và gây mụn nhọt.

Mụn nhọt thường có liên quan đến dao cạo cũ, cùn. Hoặc không sử dụng sản phẩm bảo vệ, dưỡng ẩm khi cạo lông. Ngoài ra, việc vô tình gây vết xước nhỏ cũng có thể dẫn đến nhiễm trùng, gây viêm nang lông ở nách ở mụn nhọt.

Cạo lông cũng làm tăng nguy cơ lông mọc ngược, dẫn đến viêm nang lông.

  1. Viêm lỗ chân lông ở nách

Viêm lỗ chân lông ở nách là một dạng nhiễm trùng các nang lông ở nách. Các triệu chứng bệnh tương tự hình thành một vết sưng đỏ. Hoặc mụn đầu trắng ở các nang lông. Mụn nhọt này có thể chứa mủ và cả máu.

Thông thường, viêm nang lông ở nách không nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu không được điều trị phù hợp bệnh có thể gây nhiễm trùng da, lở loét, bội nhiễm. Phá hủy các nang lông và gây tổn thương vĩnh viễn dẫn đến sẹo ở nách.

  1. Viêm da tiếp xúc dị ứng ở nách

Viêm da tiếp xúc dị ứng xảy ra khi da tiếp xúc với một chất hoặc tác nhân mà da bị dị ứng. Ở nách, các chất khử mùi, chất chống mồ hôi. Thậm chí xà phòng giặt quần áo cũng có thể gây viêm da tiếp xúc dị ứng.

Triệu chứng phổ biến thường bao gồm: Gây phát ban đỏ, ngứa ngáy ở vùng da dưới nách. Xuất hiện các nốt mụn nước chứa chất lỏng hoặc mủ.

  1. Nhiễm trùng nấm men ở nách

Các khu vực da ẩm ướt là nơi dễ bị nhiễm trùng nấm men, phổ biến là nấm Candida. Nhiễm trùng nấm men thường gây ra các nốt mụn đỏ, mụn mủ hoặc các nốt mẩn đỏ bên trong có chứa mủ.

Nhiễm trùng nấm men không thể điều trị bằng các loại thuốc không kê đơn. Do đó, bệnh nhân cần đến bệnh viện để được kê đơn thuốc và tư vấn cụ thể.

  1. Viêm tuyến mồ hôi mủ

Viêm tuyến mồ hôi mủ là tình trạng nhiễm trùng da phổ biến ở nách.

Triệu chứng phổ biến của bệnh thường bào gồm xuất hiện các nốt mụn đỏ hoặc mụn mủ ở khu vực da bệnh. Ngoài ra, trong các trường hợp nghiêm trọng. Bệnh có thể gây đau đớn và khiến cho việc di chuyển cánh tay gặp nhiều khó khăn.

  1. Lông mọc ngược

Khi lạm dụng dao cạo hoặc nhíp nhổ lông khiến cho vùng da dưới nách bị tổn thương gây ra viêm da hoặc tình trạng lông mọc ngược. Hiện tượng lông mọc ngược là lông không mọc hướng lên trên mà lại mọc nghiêng ở dưới da.

Thật ra tình trạng lông mọc ngược không gây nguy hiểm. Nhưng nó có thể khiến cho người bị cảm thấy vô cùng khó chịu. Có thể gây nổi mụn sưng đỏ, viêm, ngứa, đau nhức, một số trường hợp có thể gây chảy dịch.

Ngoài gây ra tình trạng lông mọc ngược, thói quen cạo, nhổ lông nách. Cũng có thể làm tăng nguy cơ tạo vết xước trên da và gây nhiễm trùng, nổi mụn. Hơn nữa, nếu bạn không vệ sinh tốt dụng cụ cạo, nhổ lông. Vi khuẩn từ đây cũng sẽ là nguyên nhân hình thành mụn ở vùng da dưới nách.

Xem thêm: Mụn thịt có tự hết được không? Phương pháp điều trị hiệu quả, dứt điểm

Nổi mụn ở nách có nghiêm trọng không?

Đa số tình trạng nổi mụn ở nách nói chung và các dạng mụn nhọt ở nách nói riêng ít gây nguy hiểm. Người bị mụn có thể áp dụng các biện pháp chăm sóc và điều trị tại nhà để khắc phục bệnh lý.

Tuy nhiên đối với trường hợp nặng, một số dạng mụn ở nách. Có thể gây viêm, sưng to, đau nhức và ứ nhiều mủ trắng dưới da. Khi đó người bệnh cần phải đến các cơ sở y tế uy tín, tiến hành tiểu phẫu hoặc hút mủ để nốt mụn được chữa khỏi hoàn toàn.

Các biến chứng nguy hiểm có thể xuất hiện gồm:

  • Viêm da;
  • Nhiễm trùng máu;
  • Tử vong ở trường hợp nặng.

Khi nào bệnh nhân cần thăm khám bác sĩ?

Người bệnh cần liên hệ với bác sĩ chuyên khoa Da liễu khi nhận thấy tình trạng nổi mụn ở nách xuất hiện cùng với những biểu hiện sau đây:

  • Hạch bạch huyết sưng to.
  • Ổ nhọt xuất hiện với kích thích lớn, sưng to, cảm thấy rất cứng khi chạm vào, đau nhức nghiêm trọng.
  • Phát sinh những cơn sốt.
  • Mụn nhọt không mọc riêng lẻ mà nổi theo từng cụm hoặc có dấu hiệu sưng to hay lây lan rộng.

Để xử lý mụn nhọt dưới nách, người bệnh có thể được yêu cầu tiểu phẫu để dẫn lưu chất dịch và mủ ra ngoài. Đồng thời khắc phục triệu chứng đau nhức.

Cách chữa mụn nhọt ở dưới nách tại nhà

Tình trạng nổi mụn ở nách có thể phát sinh từ những dạng mụn nhẹ. Ít gây nguy hiểm và có thể được điều trị khỏi tại nhà. Tuy nhiên, bác sĩ chuyên khoa khuyên rằng người bệnh tuyệt đối không được nặn mụn.

Nguyên nhân là do trong quá trình chích nhân mụn, nặng mụn dưới nách, ổ vi khuẩn có thể bị tác động và vỡ ra. Lượng vi khuẩn này có thể nhanh chóng gây nhiễm trùng tại chỗ. Khiến tình trạng mụn ở nên nghiêm trọng. Đồng thời, lây lan sang nhiều vùng da khác.

Vì thế ngay khi nhận thấy các nốt mụn nổi ở nách, bạn không nên chích nặn mụn. Thay vào đó hãy xử lý nốt mụn bằng một số biện pháp được liệt kê dưới đây:

cách chữa mụn nhọt ở dưới nách tại nhà

  1. Chườm nóng

Biện pháp chườm nóng có khả năng mang đến hiệu quả hữu hiệu. Trong việc cải thiện cảm giác đau, đỏ ửng và sưng mụn ở nách.

Tác dụng này được thành lập là do nhiệt độ cao từ biện pháp này có khả năng thư giãn các cơ và mạch máu. Kích thích quá trình tuần hoàn máu đến khu vực nổi mụn. Từ đó ức chế cơn đau, giảm sưng. Đồng thời phòng ngừa và cải thiện tình trạng nhiễm trùng.

Chuẩn bị:

  • Khăn ngâm nước nóng hoặc túi chườm.

Cách thực hiện:

  • Dùng túi chườm nóng hoặc khăn ngâm nước nóng vắt cho ráo nước.
  • Dùng khăn đắp lên những khu vực bị nổi mụn.
  • Đợi 15 – 20 phút hoặc đến khi khăn nguội thì mang ngâm nước nóng, vắt khô và tiến hành chườm thêm lần nữa.
  • Người bị mụn áp dụng biện pháp chườm nóng từ 3 – 5 lần/ngày. Kiên trì áp dụng cho đến khi nhận thấy cảm giác đau không còn và ổ mụn có dấu hiệu thuyên giảm.

Lưu ý: Tránh chườm nóng với nhiệt độ quá cao. Bởi điều này có thể khiến vùng da dưới cánh tay của bạn bị tổn thương.

  1. Dùng tinh bột nghệ

Nhờ hợp chất curcuminoid (curcumin (diferuloylmethane), bisdemethoxycurcumin, demethoxycurcumin) và nhiều hoạt chất kháng viêm khác. Nghệ có khả năng sát khuẩn, ức chế hoạt động của vi khuẩn, nấm men, phòng ngừa và điều trị viêm sưng.

Ngoài ra, chất chống oxy hóa, protein, curcumin và một số thành phần quan trọng khác như zingiberene,turmerone, atlantone… Cũng được tìm thấy trong loại nguyên liệu thiên nhiên này.

Đây đều là những dưỡng chất có khả năng kháng viêm, giảm đau. Thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào, làm lành tổn thương và phòng ngừa thâm sẹo.

Chính vì những tác dụng nêu trên, người bị mụn ở nách có thể sử dụng tinh bột nghệ. Để loại bỏ các  nốt mụn và phòng ngừa thâm sẹo.

Nguyên liệu:

  • Bột nghệ với lượng vừa đủ.
  • Nước lọc hoặc mật ong nguyên chất.

Cách thực hiện:

  • Trộn đều bột nghệ cùng với nước lọc hoặc mật ong nguyên chất để tạo thành hỗn hợp sệt.
  • Vệ sinh sạch sẽ và nhẹ nhàng lau khô vùng da dưới nách.
  • Thoa hỗn vào nốt mụn và vùng da xung quanh, giữ yên khoảng 20 phút.
  • Vệ sinh lại vùng da dưới cánh tay bằng nước sạch.
  • Để nhanh chóng khắc phục các nốt mụn, bạn cần sử dụng bột nghệ 2 lần/ ngày.

Bên cạnh việc đắp trực tiếp tinh bột nghệ lên da. Bạn có thể hòa tan 1 muỗng cà phê tinh bột nghệ cùng 300ml nước ấm và uống mỗi ngày.

Cách này sẽ giúp những dưỡng chất trong bột nghệ phát huy tác dụng. Tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa và cải thiện tình trạng mụn.

  1. Tinh dầu tràm trà

Các hoạt chất được tìm thấy trong tinh dầu tràm trà có khả năng khử trùng, giảm viêm và diệt khuẩn mạnh. Chính vì thế, việc sử dụng nguyên liệu thiên nhiên này sẽ giúp bạn phòng ngừa. Cải thiện tình trạng nhiễm khuẩn lan rộng, ức chế hoạt động gây viêm của tác nhân và giảm sưng hiệu quả.

Bên cạnh đó, nhờ chứa mùi hương và nhiều hoạt chất có lợi. Tinh dầu tràm trà còn có khả năng điều trị mụn bọc ở nách kèm theo mùi hôi khó chịu. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý sử dụng tinh dầu đúng cách để phòng ngừa tình trạng kích ứng da.

Nguyên liệu:

  • 5 giọt tinh dầu tràm trà.
  • 1 thìa cà phê dầu dừa.

Cách thực hiện:

  • Trộn đều dầu dừa và tinh dầu tràm trà để tạo thành hỗn hợp.
  • Dùng bông y tế thấm vào hỗn hợp với lượng vừa đủ và thoa lên da.
  • Để qua đêm.
  • Sử dụng nước sạch rửa lại vùng da dưới cánh tay.
  • Thực hiện 1 lần/ngày vào buổi tối.
  1. Khoai tây tươi

Thành phần dinh dưỡng của khoai tây gồm vitamin C, vitamin B6, kali. Một lượng nhỏ kẽm, sắt, niacin, magie, photpho, thiamin, riboflavin, folate…

Đây đều là những dưỡng chất có khả năng làm dịu da. Cải thiện tình trạng sưng viêm và đau rát hiệu quả. Đồng thời, giúp tiêu viêm, nốt mụn nhanh chóng xẹp xuống.

Ngoài ra, vitamin cùng các dưỡng chất khác trong khoai tây còn có khả năng giữ ẩm và làm sáng da. Cải thiện tình trạng thâm nách và phòng ngừa thâm sẹo sau điều trị mụn.

Nguyên liệu:

  • 1 củ khoai tây nhỏ.

Cách thực hiện:

  • Loại bỏ vỏ và rửa sạch khoai tây.
  • Thái khoai tây thành từng lát mỏng.
  • Đắp trực tiếp khoai tây vào vùng da dưới cánh tay sau khi đã vệ sinh da sạch sẽ.
  • Giữ nguyên khoai tây trên da từ 15 – 20 phút.
  • Gỡ bỏ khoai tây và rửa sạch da với nước.
  • Thực hiện mỗi ngày 1 lần để cải thiện tình trạng mụn sưng viêm.
  1. Cách thoa kem đánh răng điều trị nhọt ổ gà ở nách

Thành phần kháng viêm, sát khuẩn trong kem đánh răng. Có tác dụng điều trị nhọt ổ gà ở nách, giảm sưng viêm, kháng khuẩn và phòng ngừa mụn tái phát.

Ngoài ra thành phần Sodium pyrophosphate trong kem đánh răng. Còn có tác dụng ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm, giảm sưng, giảm tiết mồ hôi ở vùng nách và kiểm soát dầu.

Nguyên liệu:

  • Kem đánh răng có phần ruột bên trong màu trắng (lưu ý không dùng kem đánh răng chứa nhiều tinh thể hoặc sản phẩm lõi màu).

Cách thực hiện:

  • Vệ sinh tay và vùng nách sạch sẽ.
  • Cho một lượng vừa đủ kem đánh răng ra tay. Sau đó thoa trực tiếp kem đánh răng lên đầu mụn sưng đỏ.
  • Đợi 15 phút để kem đánh răng khô lại.
  • Sử dụng nước rửa sạch kem trên da.
  • Kiên trì thoa kem đánh răng từ 2 – 3 lần mỗi ngày. Kiên trì trong 5 ngày để giảm viêm, điều trị nhọt ổ gà ở nách.

Điều trị y tế

Nếu nhọt gây đau nhức dữ dội hoặc nhiễm trùng lan rộng. Bạn cần thăm khám chuyên khoa để được bác sĩ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.

Thông thường, bác sĩ sẽ kê đơn điều trị bằng Tây y. Giúp giảm viêm sưng và loại bỏ vi khuẩn gây hại. Các loại thuốc thường được sử dụng là:

  • Kháng sinh (Tetracycline, Erythromycin, kem Clindamycin): Dựa vào mức độ nhiễm trùng. Mà bác sĩ sẽ kê đơn điều trị bằng thuốc uống hoặc thuốc bôi. Kháng sinh có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây hại tồn tại bên trong nốt mụn và ngăn chặn nhiễm trùng lan rộng
  • Thuốc Retinoid: Công dụng chính của thuốc là giảm viêm sưng và làm tan mụn. Loại thuốc này tuyệt đối không được kê đơn điều trị cho thai phụ. Để tránh gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
  • Thuốc chống viêm (Infliximab): Được kê đơn điều trị cho những trường hợp bị viêm sưng ở mức độ nghiêm trọng. Khi mà các loại thuốc ở trên đều không mang lại hiệu quả. Thuốc được sử dụng bằng cách tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch giúp giảm viêm sưng nhanh chóng.

Dùng thuốc Tây y điều trị mụn nhọt mang lại hiệu quả nhanh chóng. Nhưng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ không muốn.

Để đảm bảo an toàn, bạn cần tuyệt đối tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị mà bác sĩ chuyên khoa đã đưa ra. Nếu thấy cơ thể phát sinh triệu chứng bất thường sau khi dùng thuốc. Cần báo với bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn cách xử lý.

Xem thêm: Phân biệt các loại mụn thường gặp [Kèm nguyên nhân, cách điều trị]

Điều trị xâm lấn

Khi bị mụn nhọt ở mức độ nghiêm trọng, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn làm tiểu phẫu để hút mủ bên trong nốt mụn. Tuy nhiên, phương pháp điều trị này có thể để lại sẹo vĩnh viễn trên da. Phẫu thuật hút mủ sẽ được tiến hành thông qua các bước sau đây:

  • Sát trùng vùng da cần làm tiểu phẫu để loại bỏ hoàn toàn tác nhân gây hại còn bám trên da. Hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm trùng sau tiểu phẫu.
  • Bác sĩ dùng dao y tế để rạch một đường nhỏ tại mụn nhọt. Dùng khăn sạch đè lên nốt nhọt để mủ và máu thấm hết vào trong khăn. Tránh để mủ và máu lan rộng sang vùng da xung quanh gây viêm nhiễm lan rộng.
  • Sau khi hút mủ, nếu dịch hoặc nước tại nhọt vẫn tiếp tục rỉ ra. Bác sĩ sẽ tiến hành sát trùng cho da rồi thoa kem đặc trị lên vết thương. Sau đó dùng gạc y tế băng lại.
  • Sau 24 giờ bạn có thể tháo băng gạc ra giúp vết thương trở nên khô thoáng và nhanh lành hơn. Sau tiểu phẫu cần chú ý vệ sinh da đúng cách để hạn chế nguy cơ tái nhiễm hoặc lây lan mụn.

Tiểu phẫu hút mủ mụn nhọt cần được thực hiện bởi những người có chuyên môn và tiến hành trong môi trường vô trùng. Tuyệt đối không được tự ý nặn mụn tại nhà gây viêm nhiễm lan rộng. Khiến tình trạng mụn trở nên ngày càng trầm trọng hơn.

Biện pháp phòng ngừa nổi mụn ở nách

Để phòng ngừa tình trạng nổi mụn  ở nách phát sinh hoặc tái phát. Bạn cần đặc biệt lưu ý đến những thói quen hàng ngày.

Bởi những thói quen này có thể là nguyên nhân khiến mụn thường xuyên xuất hiện ở vùng da dưới cánh tay, nách nổi mụn hạch. Làm phát sinh nhiều vấn đề nghiêm trọng khác.

Một số biện pháp giúp phòng ngừa nổi mụn ở nách hiệu quả:

  • Hãy giặt sạch và phơi quần áo dưới ánh nắng mặt trời.
  • Cần thay mới khăn tắm hàng ngày. Đồng thời nên dùng xà phòng diệt khuẩn giặt sạch khăn tắm và phơi khô.
  • Cần thay giặt chăn, ga, gối theo định kỳ hàng tuần. Để chắc chắn rằng vi khuẩn, nấm men không có điều kiện phát triển và lây lan.
  • Tuyệt không sử dụng chung hoặc chia sẻ đồ dùng cá nhân với người khác.
  • Trong trường hợp một vài nốt mụn đang nổi ở nách, bạn tuyệt đối không dùng tay chạm hoặc sờ. Ngoài ra không tự ý nặn mủ tại nhà để ngăn ngừa nhiễm khuẩn.
  • Vệ sinh cá nhân và tắm rửa mỗi ngày. Tắm bằng xà phòng diệt khuẩn để loại bỏ vi khuẩn trên da.
  • Nên tẩy da chết từ 1 – 2 lần mỗi tuần để phòng ngừa tình trạng tích tụ bã nhờn và tế bào chết. Dẫn đến bít tắc lỗ chân lông – nguyên nhân gây mụn.
  • Hạn chế hoạt động cạo hoặc nhổ lông nách.
  • Uống đủ 2 lít nước lọc mỗi ngày, không uống rượu bia.

Trên đây là những thông tin giải đáp nổi mụn ở nách là bệnh gì? Hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho những bạn đang gặp phải tình trạng này.