[ Tất tần tật] Chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày là bình thường
Ngày cập nhật :17/03/2023
Chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày là bình thường đang là vấn đề nhận được rất nhiều sự quan tâm đến từ chị em. Bởi như chúng ta đã biết chu kỳ kinh cũng là một trong những thước đo để đánh giá sức khỏe cũng như khả năng sinh sản của chị em. Hiểu được điều đó bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp chị em làm sáng tỏ vấn đề này. Hãy theo dõi và cùng tìm hiểu nhé!
Nội Dung Chính
Chu kỳ kinh nguyệt là gì?
Kinh nguyệt ở chị em được tạo ra dưới sự ảnh hưởng của sự tụt giảm đột ngột estrogen hoặc estrogen cùng progesteron có tính chất chu kỳ. Hiện tượng này sẽ xảy ra mỗi tháng một lần ở chị đang trong độ tuổi sinh sản. Nghĩa là kinh nguyệt sẽ bắt đầu từ khi dậy thì đến lúc chị em bước vào tuổi tiền mãn kinh.
Thường kinh nguyệt sẽ diễn ra có tính chất chu kỳ đều đặt hàng tháng. Nên có sự phối hợp hoạt động nhịp nhàng trật tự và phức tạp của hệ thống nội tiết sinh sản bên trong cơ thể chị em. Bao gồm: vùng dưới đồi, tuyến yên, buồng trứng. Khi có một rối loạn bất kỳ của quá trình hoạt động này sẽ dẫn đến rối loạn kinh nguyệt cũng như ảnh hưởng đến chức năng sinh sản.
Để có thể xác định chính xác chu kỳ kinh nguyệt của mình, chị em cần quan sát trong khoảng 3 – 4 tháng. Biết cách tính chu kỳ kinh bao nhiêu ngày là bình thường sẽ giúp chị em nắm rõ chu kỳ kinh, xác định ngày rụng trứng. Từ đó chị em dễ dàng tính được ngày đậu thai và tránh thai an toàn. Cũng như sẽ theo dõi và đảm bảo sức khỏe sinh sản tốt nhất cho bản thân.
Xem thêm: Điều hoà kinh nguyệt là như thế nào? 9+ cách điều hòa kinh nguyệt tại nhà
Cách tính chu kì kinh nguyệt
Theo cách tính thông thường chu kỳ kinh ở chị em sẽ bắt đầu từ ngày hành kinh đầu tiên của chu kỳ kinh này đến ngày đâu tiên của chu kỳ kinh tiếp theo. Thường được chia thành 2 phần: Chu kỳ buồng trứng và chu kỳ niêm mạc tử cung.
Chu kỳ buồng trứng
Chu kỳ buồng trứng bao gồm nhóm các nang trứng tạo thành một đoàn hệ. Do được kích thích bởi nồng độ tăng dần và được phân chia thành 2 giai đoạn:
- Giai đoạn nang noãn: Thường kéo dài từ 10 – 14 ngày, thời gian của giai đoạn này có thể khác nhau giữa các chu kỳ kinh và khác nhau tùy từng người. Vào đầu chu kỳ kinh nguyệt, dưới tác dụng của FSH. Các nang noãn của 2 buồng trứng bắt đầu bước vào cuộc chạy đua chọn lọc nang trội. Từ vài chục nang thứ cấp, chỉ có 1 nang noãn duy nhất phát triển vượt trội hơn tất cả các nang còn lại. Để trở thành nang trội, nang này chín và phóng noãn giữa chu kỳ kinh kết thúc giai đoạn nang noãn.
- Giai đoạn hoàng thể: Sau khi noãn được phóng, phần vỏ nang noãn còn lại của buồng trứng sẽ trở thành hoàng thể, tiếp tục chế tiết estradiol và progesteron. Nếu noãn được thụ tinh, hoàng thể tiếp tục phát triển, tiết progesteron và estradiol. Giúp duy trì thai nghén trong 3 tháng đầu, gọi là hoàng thể thai nghén.
Còn nếu noãn phóng ra không được thụ tinh, sau 14 ngày, hoàng thể sẽ thoái hóa. Gây nên hiện tượng tụt giảm đột ngột estradiol và progesteron. Đây gọi là hoàng thể chu kỳ, giai đoạn này kéo dài trung bình 14 ngày và cố định ở tất cả mọi chu kỳ kinh và mọi phụ nữ.
Chu kỳ niêm mạc tử cung
Niêm mạc tử cung bao gồm 2 phần là màng rụng đáy ở dưới và mạng rụng chức năng ở trên. Màng rụng đáy có nhiệm vụ tái tạo lại niêm mạc tử cung sau khi hành kinh. Còn màng rụng chức năng là phần niêm mạc bị bong ra hàng tháng khi hành kinh.Với chu kỳ niêm mạc tử cung được phân chia thành 3 giai đoạn:
- Giai đoạn tăng sinh: Dưới tác dụng của estrogen do các nang noãn tiết ra. Đặc biệt là nang trội của buồng trứng, màng rụng chức năng nguyên phân liên tục. Niêm mạc tử cung dầy dần lên từ 5 – 6 mm vào đầu chu kỳ. Đến cuối pha nang noãn đã đạt 8-12 mm, các tuyến nội mạc ban đầu thẳng, hẹp và ngắn cũng tăng sinh dài hơn và cuộn xoắn lại.
- Giai đoạn chế tiết: Trong vòng 48-72 giờ sau khi phóng noãn. Dưới tác dụng của progesteron do hoàng thể tiết ra. Niêm mạc tử cung chuyển sang giai đoạn chế tiết, tăng tích trữ glycogen. Nếu trứng không thụ tinh, hoàng thể thoái hóa, kéo theo sự tụt giảm estrogen và progesteron. Dẫn đến niêm mạc tử cung bị thoái hóa và bong ra kèm theo chảy máu, đó là hiện tượng hành kinh.
- Hành kinh: Khi không có sự làm tổ của phôi, sự chế tiết của các tuyến ngừng lại. Và xảy ra sự phá vỡ không đều lớp màng rụng chức năng. Kết quả làm bong lớp niêm mạc này, gây nên hành kinh. Sự thoái hoá của hoàng thể và tụt giảm đột ngột các sản phẩm chế tiết estrogen và progesteron là nguyên nhân của bong niêm mạc.
Cách đánh giá chu kỳ kinh nguyệt
Để đánh giá một chu kỳ kinh nguyệt có ổn định hay không. Thông thường các bác sĩ chuyên khoa sẽ dựa vào những yếu tố dưới đây để giúp chị em.
- Độ tuổi bắt đầu hành kinh.
- Thời gian hành kinh: Ngày bắt đầu và ngày kết thúc ra máu âm đạo. Thường trung bình từ 3 đến 5 ngày và đều đặn mỗi tháng.
- Tính chất máu kinh: số lượng, đặc hay loãng, màu sắc…
- Triệu chứng kèm theo: Căng tức ngực, đau bụng dưới, đau lưng hay đau đầu…
Chị em có chu kỳ kinh nguyệt được xem là bình thường khi tất cả các yếu tố trên diễn ra ổn định và đều đặn theo chu kỳ. Nghĩa là vào những ngày có kinh chị em cảm thấy nó không làm ảnh hưởng quá lớn đến khỏe và sinh hoạt. Cũng như không cần phải dùng đến các biện pháp chuyên sâu.
Chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày là bình thường
Chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày là bình thường? Có rất nhiều chị em thắc mắc về vấn đề này.
Như đã chia sẻ ngay từ đầu bài viết. Một chu kỳ kinh được hiểu là thời gian từ khi bắt đầu hành kinh của chu kỳ này cho đến ngày bắt đầu hành kinh của chu kỳ kế tiếp.
Một người phụ nữ có kinh nguyệt ổn định thì chu kỳ kinh sẽ kéo dài trung bình 28-30 ngày. Tuy nhiên, dao động trong khoảng 21-35 ngày vẫn được xem là bình thường. Một chu kỳ ngắn hơn 21 ngày được xem là đa kinh. Ngược lại chu kỳ kinh trên 35 ngày gọi là kinh thưa.
Tuy nhiên, chị em không cần quá lo lắng. Bởi không phải bất kì sự sai lệch nào của chu kỳ kinh cũng là bất thường. Số ngày dao động nhẹ khoảng 1-2 ngày thường không đáng lo ngại. Điều quan trọng là sự ổn định lâu dài của nhiều kỳ kinh liên tiếp.
Vì vậy với chị em đăng băn khoăn chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày là bình thường? Hay kinh nguyệt có bao nhiêu này thì hết? Đây sẽ là câu trả lời chung cho tất cả các chị em. Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường kéo dài 21-35 ngày, thời gian hành kinh 2-6 ngày và lượng máu mất trung bình 20-60ml.
Chu kỳ kinh nguyệt như thế nào là thì cần đi thăm khám?
Chị em cần lưu ý rằng kinh nguyệt ở mỗi người không giống nhau. Vì thế có nhiều chị em chu kỳ kinh chỉ diễn ra trong vòng 3 – 4 ngày. Nhưng có chị em lại có chu kỳ kinh dài hơn từ 7 – 10 ngày. Tuy nhiên nếu chị em phát hiện chu kỳ kinh của bản thân có những thay đổi bất thường. Nên đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám kiểm tra và có hướng điều trị thích hợp.
Có rấy nhiều trường hợp vì chị em thiếu hiểu biết, chủ quan. Cho rằng những thay đổi bất thường trong chu kỳ kinh xảy ra do thời tiết, ăn uống không hợp lý,… Từ đó tạo điều kiện cho bệnh lý gây hại phát triển trong cơ thể. Và dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.
- Rong huyết là hiện tượng ra máu dài hơn 7 ngày nhưng không mang tính chu kì. Nếu chị em bị rong kinh diễn ra hơn 15 ngày sẽ chuyển thành rong huyết gọi là rong kinh – rong huyết. Nếu kéo dài tình trạng này sẽ gây nguy hiểm cho cơ thể. Thế nên, khi cơ thể vừa xuất hiện những triệu chứng này cần đến gặp ngay bác sĩ.
- Cường kinh là hiện tượng máu kinh nguyệt ra nhiều và diễn ra dài ngày. Khiến sức khỏe chúng ta bị giảm sút mạnh do mất khá nhiều máu.
- Thiếu kinh là hiện tượng lượng kinh nguyệt ra ít và chỉ trong thời gian ngắn khoảng 1 – 2 ngày.
Xem thêm: [Tìm hiểu] Gần tới ngày kinh nguyệt quan hệ có sao không, có bầu không?
Làm sao để chu kỳ kinh nguyệt luôn bình thường và đều đặn?
Để chu kỳ kinh nguyệt luôn bình thường và đều đặn. Chị em nên tránh những bất thường, phiền toái. Và cần lưu ý một số điều dưới đây:
- Giữ cho cơ thể mình không bị béo phì. Mắc béo phì có thể đóng góp vào sự mất cân bằng nội tiết tố dẫn đến kinh nguyệt không đều.
- Tạo tâm lý vui tươi, thoải mái. Bởi lo lắng, stress, căng thẳng là nguyên nhân mất cân bằng nội tiết tố. Cần tạo được niềm vui năng lượng trong cuộc sống; hạn chế tức giận, căng thẳng.
- Tránh lao động quá sức, nặng nhọc. Cần có lịch làm việc rõ ràng, phân bố thời gian làm việc và thư giãn hợp lý.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, khoa học. Nhằm tránh rối loạn chu kỳ kinh nguyệt. Nên uống đủ nước mỗi ngày, đặc biệt là uống nước hoa quả, hạn chế nước ngọt có gas. Cần bổ sung rau xanh vào chế độ ăn hàng ngày. Tránh thực phẩm nhiều dầu mỡ thức ăn cay nóng, thức ăn quá mặn.
- Nên ngủ nghỉ đúng giờ đủ giấc để cân bằng nội tiết tố cơ thể.
- Không dùng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá… để nâng cao sức khỏe và ổn định chu kỳ kinh nguyệt.
Mong rằng với những chia sẻ trên đây đã giúp chị em hiểu hơn về chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày là bình thường. Cũng như biết được các thông tin khác để phòng tránh. Nếu theo dõi thấy vòng kinh của mình không đều đặn trong ít nhất 6 tháng liên tiếp. Chị em hãy tới bệnh viện khám và điều trị kịp thời.