Nguyên nhân chậm kinh mà không có thai – Chị em cần lưu ý
Ngày cập nhật :17/03/2023
Chậm kinh nguyệt nhưng không có thai, mất kinh nhưng không có thai,… là tình trạng rất thường gặp. Điều này khiến cho không ít chị em lo lắng. Các bác sĩ sản phụ khoa cho biết, đây có thể đây có thể là biểu hiện bất thường của cơ thể, cảnh báo nhiều vấn đề nguy hiểm. Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên, chị em nên chủ động đi khám để có hướng khắc phục và điều trị kịp thời. Vậy nguyên nhân chậm kinh mà không có thai là gì? Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây nhé!
Nội Dung Chính
- 1 Như thế nào thì được gọi là chậm kinh?
- 2 Nguyên nhân chậm kinh mà không có thai
- 2.1 Chậm kinh nguyệt nhưng không có thai do sử dụng nhiều chất kích thích
- 2.2 Mất kinh nhưng không có thai do tác dụng phụ của thuốc
- 2.3 Chậm kinh mà không có thai do tuổi mãn kinh
- 2.4 Mất kinh nguyệt nhưng không có thai do căng thẳng kéo dài
- 2.5 Tăng giảm cân đột ngột bị chậm kinh nhưng không có thai
- 2.6 Nguyên nhân chậm kinh mà không có thai là do mắc bệnh phụ khoa
- 2.7 Cho con bú gây châm kinh mà không có thai
- 3 Chậm kinh mà không có thai có nguy hiểm không?
- 4 Bị trễ kinh nhưng không có thai cần làm gì?
Như thế nào thì được gọi là chậm kinh?
Các bác sĩ sản phụ khoa cho biết, ở phụ nữ khỏe mạnh, chu kỳ kinh nguyệt thường dao động từ 28-32 ngày. Thời gian kinh nguyệt diễn ra khoảng từ 3-7 ngày.
Chậm kinh, trễ kinh là hiện tượng chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn bình thường. Nếu bạn bị chậm kinh từ 5 ngày trở lên so với chu kỳ trước, thì được gọi là bất thường.
Chị em cũng không cần quá lo lắng về vấn đề trễ kinh. Bởi hầu hết trong cuộc đời nữ giới, chắc chắn sẽ trải qua vài ba lần bị chậm và trễ kinh. Nhất là khi bạn vừa bước vào tuổi dậy thì hoặc đang trong giai đoạn tiền mãn kinh.
Nếu tình trạng chậm kinh diễn ra thường xuyên, trong thời gian dài. Thì bạn cần hết sức cảnh giác. Trường hợp này, tốt hơn hết bạn nên chủ động đi khám, để bác sĩ tìm ra nguyên nhân chậm kinh mà không có thai. Từ đó, đưa ra phương điều trị phù hợp.
Xem thêm: [Bật mí] 10+ Nguyên nhân trễ kinh và cách khắc phục chị em cần biết
Nguyên nhân chậm kinh mà không có thai
Với những chị em trong độ tuổi sinh sản. Trễ kinh khiến nhiều chị em nghĩ ngay đó là dấu hiệu của việc mang thai sớm. Tuy điều này chỉ đúng với những chị em trước đó có quan hệ tình dục.
Trong trường hợp bạn chưa từng có quan hệ tình dục, hoặc đã quan hệ tình dục cách một khoảng thời gian dài. Thì khả năng chậm kinh và mang thai khó có thể xảy ra.
Kinh nguyệt là yếu tố cần thiết, có liên quan đến sức khỏe và khả năng sinh sản của chị em. Do đó, nếu kinh nguyệt xảy ra bất thường gì đó, chị em cần theo dõi, và đi khám để bác sĩ có hướng xử lý kịp thời.
Có rất nhiều nguyên nhân chậm kinh mà không có thai. Trong đó, phải kể đến như:
Chậm kinh nguyệt nhưng không có thai do sử dụng nhiều chất kích thích
Rượu bia, thuốc lá, trà, cà phê,… là những chất kích thích dễ làm rối loạn kinh nguyệt, điển hình là chậm kinh. Do đó, nếu bạn sử dụng thường xuyên những chất này thì nguyệt san của chị em sẽ bị ảnh hưởng.
Do đó, nếu bạn gặp phải tình trạng trễ kinh, hãy thử từ bỏ thói quen sử dụng các loại chất kinh thích này. Chu kỳ kinh nguyệt của bạn sẽ được điều hòa trở lại. Đồng thời, sức khỏe cũng được nâng cao, phòng tránh các bệnh lý nguy hiểm.
Mất kinh nhưng không có thai do tác dụng phụ của thuốc
Một trong những nguyên nhân chậm kinh mà không có thai phải kể đến đó là do dùng thuốc. Bạn sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc tránh thai trong thời gian dài. Cũng khiến cho kinh nguyệt không đều, chậm và rong kinh,…
Lý giải về tình trạng này, bác sĩ sản phụ khoa cho biết, những loại thuốc kể trên có tác dụng phụ gây ức chế quá trình rụng trứng. Đồng thời, làm thay đổi nội tiết tố trong cơ thể. Vì vậy, việc lạm dụng thuốc hoặc sử dụng thuốc liên tục trong thời gian dài sẽ khiến chị em bị chậm kinh.
Chậm kinh mà không có thai do tuổi mãn kinh
Những chị em ngoài 50 tuổi, sẽ gặp phải hiện tượng trễ kinh thường xuyên hơn. Bởi giai đoạn này, cơ thể không tiết ra nhiều hormone estrogen như trước. Điều này khiến cho hoạt động buồng trứng bị suy yếu, kinh nguyệt sẽ thưa dần và biến mất.
Ngoài dấu hiệu trễ kinh, tuổi mãn kinh còn kèm theo các triệu chứng điển hình như: khô rát âm đạo, dễ bốc hỏa, đổ mồ hôi về đêm.
Mất kinh nguyệt nhưng không có thai do căng thẳng kéo dài
Lo lắng, căng thẳng kéo dài cũng là một trong những nguyên nhân gây chậm kinh mà không có thai. Những chị em thường xuyên bị căng thẳng, lo lắng, tâm trạng không tốt, ngủ không đúng giờ, thức quá khuya,…. Sẽ làm thay đổi, mất cân bằng nội tiết tố. Khiến trứng rụng không đúng thời điểm, làm chu kỳ kinh nguyệt của bạn chậm hơn bình thường.
Để chu kỳ kinh nguyệt được điều hòa trở lại. Chị em chỉ cần suy nghĩ tích cực, giữ tâm trạng thoải mái, ăn uống, ngủ ngủ đúng giờ,….
Tăng giảm cân đột ngột bị chậm kinh nhưng không có thai
Có rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, việc chị em giảm cân hoặc tăng cân đột ngột. Sẽ ảnh hưởng đến quá trình sản xuất nội tiết tố cơ thể. Điều này khiến chị em thường xuyên rơi vào tình trạng khó chịu, mệt mỏi. Làm ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.
Do đó, nếu bạn thấy cân nặng của mình đột ngột thay đổi. Thì tuyệt đối không nên chủ qua. Tốt nhất hãy đến gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt.
Nguyên nhân chậm kinh mà không có thai là do mắc bệnh phụ khoa
Các bệnh lý phụ khoa như u xơ tử cung, đa nang buồng trứng, viêm buồng trứng,… là những bệnh lý gây ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng rối loạn kinh nguyệt.
Ngoài biểu hiện chậm kinh, chị em mắc phải các bệnh lý phụ khoa kể trên, còn gặp phải các triệu chứng điển hình như: đau rát âm đạo khi quan hệ, vùng kín có mùi hôi, khí hư bất thường, đau bụng dưới, xuất huyết âm đạo ngoài kỳ kinh,….
Các bệnh lý viêm phụ khoa đang ngày càng có xu hướng gia tăng. Gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và khả năng sinh sản của chị em. Vì vậy, nếu bạn thường xuyên bị chậm kinh nhưng không có thai, thì khả năng bạn đang mắc phải bệnh phụ khoa là rất cao. Hãy chủ động đi thăm khám, để có hướng khắc phục kịp thời.
Cho con bú gây châm kinh mà không có thai
Phụ nữ sau sinh, phải mất một thời gian kinh nguyệt mới trở lại bình thường. Tuy nhiên hoạt động cho con bú hàng ngày sẽ gây ra một số ảnh hưởng đến sự điều hòa nội tiết tố. Vì vậy, chu kỳ kinh nguyệt cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Trong những tháng đầu sau sinh, em bé thường xuyên bú đêm. Khiến mẹ bầu không được ngủ đủ giấc, thường xuyên phải thức khuya,… Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng chậm kinh mà không có thai.
Trên đây là 7 nguyên nhân chậm kinh mà không có thai. Chị em cần lưu ý để có hướng điều chỉnh là nếp sinh hoạt. Đồng thời, có phương án chủ động thăm khám và chữa trị càng sớm càng tốt.
Chậm kinh mà không có thai có nguy hiểm không?
Chậm kinh thử que 1 vạch có nguy hiểm không? Với những nguyên nhân chậm kinh mà không có thai kể trên. Có thể thấy rằng, dù trễ kinh xảy ra do bất kỳ nguyên nhân nào. Thì nó cũng gây ra những tác động không tốt cho sức khỏe.
Vì vậy, nếu chị em chủ quan không theo dõi và thăm khám sớm. Tình trạng chậm kinh, trễ kinh có thể gây ảnh hưởng nhiều đến tâm sinh lý, sức khỏe cho nữ giới. Cụ thể như:
Ảnh hưởng xấu đến sức khỏe
Như đã nói ở trên, một trong những nguyên nhân chậm kinh mà không có thai, có thể do các bệnh lý phụ khoa gây ra. Điển hình như bệnh viêm vòi trứng, u xơ tử cung, đa nang buồng trứng,… Nhưng bệnh lý này không chỉ khiến chị em mệt mỏi, đau bụng dưới,..
Những bệnh lý này nếu không được phát hiện, điều trị sớm, có thể khiến tình trạng viêm nhiễm diễn ra nghiêm trọng hơn. Ảnh hưởng đến các cơ quan xung quanh như bàng quang và tiết niệu,…
Làm suy giảm khả năng sinh sản
Các bác sĩ sản phụ khoa cho biết, kinh nguyệt là yếu tố liên quan trực tiếp đến khả năng sinh sản của nữ giới. Do đó, nếu bạn bị kinh nguyệt không đều, rối loạn kinh nguyệt,… Đồng nghĩa với việc khả năng sinh sản của chị em đang gặp trục trặc.
Chậm kinh khiến cho chị em khó xác định được ngày rụng trứng. Vì vậy, khả năng thụ thai cũng bị suy giảm, gây khó có con hơn.
Ngoài ra, các bệnh lý phụ khoa sẽ tác động rất lớn đến hoạt động sinh sản của cơ quan sinh dục. Do đó, nếu bạn không điều trị kịp thời, dễ phải đối mặt với nguy cơ vô sinh hiếm muộn.
Ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt
Chậm kinh nhưng không phải mang thai chắc hẳn sẽ khiến chị em lo lắng, không biết bản thân mình đang mắc phải bệnh lý gì? Điều này khiến chị em luôn phải suy nghĩ, dẫn đến căng thẳng, stress,… ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt, và đời sống hàng ngày.
Xem thêm: [Chuyên gia giải đáp] Quan hệ khi có kinh nguyệt ngày cuối có thai không?
Bị trễ kinh nhưng không có thai cần làm gì?
Nếu trước đó bạn có quan hệ tình dục không an toàn. Sau đó, bị chậm kinh, nhưng thử que thử thai báo 1 vạch. Để chắc chắn hơn, bạn nên chờ thêm 1 vài ngày nữa để kiểm tra lại lần nữa.
Trường hợp bị trễ kinh nhiều lần nhưng không có thai. Hãy chủ động đi khám sản phụ khoa sớm, để bác sĩ tìm ra nguyên nhân, và có hướng điều trị kịp thời.
Ngoài việc thăm khám, chị em cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Hạn chế sử dụng thực phẩm có chất gây hại như: thức uống có cồn, chứa caffeine, đồ ăn nhanh, hoặc thực phẩm chứa nhiều chất béo, đồ ăn chứa nhiều đường.
- Xây dựng chế độ sinh dưỡng cân bằng: Nạp đủ lượng calo tiêu thụ hành ngày, phù hợp với lượng calo mất đi.
- Duy trì cân nặng ổn định cũng là yếu tố giúp chị em duy trì sức khỏe, dáng vóng từ trong ra ngoài.
- Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao điều độ.
- Chú ý ngủ đúng giờ, và đủ giấc. Không thay đổi lịch sinh hoạt đột ngột. Bởi điều này sẽ tác động đến hoạt động sinh lý của cơ thể.
- Giữa tinh thần luôn thoải mái, hạn chế lo âu,…
Trên đây là 7 nguyên nhân chậm kinh mà không có thai. Theo các bác sĩ chuyên khoa, khi nắm được những nguyên nhân gây trễ kinh nhưng không mang thai sẽ giúp chị em hiểu hơn về tình trạng sức khỏe của bản thân.
Bài Liên Quan