Chậm kinh 1 tháng sau khi quan hệ: Do mang thai hay bệnh lý?

Tham vấn y khoa : Bác sĩ

Ngày cập nhật :17/03/2023

Chậm kinh 1 tháng sau khi quan hệ có thai không? Trễ kinh 1 tháng nhưng không có dấu hiệu mang thai. Chậm kinh 1 tháng và đau bụng dưới… Chị em cần phải tìm hiểu rõ nguyên nhân và có hướng xử lý kịp thời.

Nội dung bài viết sau đây sẽ chia sẻ những nguyên nhân khiến chị em chậm kinh 1 tháng sau khi quan hệ. Cũng như lời khuyên từ bác sĩ chuyên khoa. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu.

Chậm kinh 1 tháng quan hệ có thai không?

Khi bị chậm kinh 1 tháng, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến việc có thai. Vậy thực hiện chậm kinh 1 tháng quan hệ có thai không?

Chậm kinh 1 tháng quan hệ có thai không

Để trả lời câu hỏi này, trước tiên cùng tìm hiểu đôi nét về chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới.

Giai đoạn đầu tiên

Đây là giai đoạn chị em xuất hiện chảy máu kinh, thời gian diễn ra từ 2 – 7 ngày. Sau ngày hành kinh, nội mạc tử cung của chị em sẽ được làm dày lên. Nang trứng cũng bắt đầu phát triển mạnh mẽ. Nếu chị em quan hệ trong giai đoạn này thì khả năng mang thai có thể xảy ra.

Bởi lúc này mặc dù trứng chưa rụng, nhưng tinh trùng của nam giới có thể tồn tại trong cơ thể của chị em khoảng 72 giờ. Ngoài ra, khi có kích thích tình dục, estrogen sẽ sản sinh nhiều hơn nên sẽ khiến rụng trứng sớm.

Giai đoạn thứ 2

Lúc này, nội mạc tử cung được hoàn chỉnh hơn và là nơi làm tổ tốt nhất cho nang trứng. Ngoài ra, trứng có thể phát triển toàn diện và rụng. Nên nếu quan hệ tình dục thì sẽ có khả năng mang thai cao.

Với những cặp đôi đã quan hệ tình dục nhưng chưa có ý định sinh con. Tốt nhất nên quan hệ an toàn hoặc tránh quan hệ trong thời điểm này để tránh mang thai ngoài ý muốn.

Giai đoạn thứ 3

Giai đoạn này xảy ra sau khi rụng trứng và trước khi đến ngày đèn đỏ lần kế tiếp. Trên lý thuyết đây là thời điểm an toàn khó có thai. Lúc này, niêm mạc bước vào giai đoạn thoái hóa, trứng đã rụng và tiêu biến. Nên khả năng có thai là rất thấp.

Tuy nhiên, quy luật trên chỉ đúng với những chị em có kinh nguyệt đều. Với những chị em có kinh nguyệt thất thường việc áp dụng có thể xảy ra sai sót.

Vậy chậm kinh 1 tháng sau quan hệ có thai không? Câu trả lời là có. Lúc này, chị em sử dụng que thử thai hoặc đến cơ sở y tế chuyên khoa để siêu âm chính xác.

Xem thêm: Nguyên nhân chậm kinh mà không có thai – Chị em cần lưu ý

Chậm kinh 1 tháng siêu âm không thấy thai do đâu?

Trường hợp chậm kinh 1 tháng siêu âm không thấy thai do đâu? Trường hợp này có thể do những nguyên nhân dưới đây:

Mất kinh 1 tháng do yếu tố tâm lý

Nhiều chị em mất kinh 1 tháng do tâm lý gây ra. Vùng dưới đồi có nhiệm vụ sản sinh estrogen trong kỳ kinh nguyệt. Bộ phận này bị ảnh nhiều bởi các hormone gây ra bởi stress như adrenaline và cortisol.

Nên nếu chị em thường xuyên bị căng thẳng, mệt mỏi, stress kéo dài. Sẽ có chu kỳ kinh nguyệt chậm hơn so với bình thường.

Chậm kinh 1 tháng nhưng không có thai do bệnh lý

Bệnh lý cũng là thủ phạm gây chậm kinh 1 tháng nhưng không có thai.

Nếu chị em đang mắc các bệnh lý về máu hay một số bệnh lý khác có thể gây giảm lượng tiểu cầu. Điều này cũng sẽ gây chậm kinh ở chị em.

Ngoài ra, chậm kinh 1 tháng sau khi quan hệ còn có thể do các bệnh lý sau:

  • Buồng trứng đa nang: Nữ giới mắc bệnh thường sẽ khiến nồng độ hormone bị mất cân bằng. Nên trứng khó rụng và khiến kỳ kinh nguyệt mất 1 tháng. Thậm chí, có nhiều trường hợp còn mất kinh hoàn toàn.
  • Tuyến giáp bất thường: Tuyến giáp gặp bất thường cũng sẽ làm giảm sự bài tiết của tuyến yên. Từ đó, gây ra những thay đổi trong chu kỳ kinh, điển hình như chậm kinh 1 tháng.
  • Các bệnh về tử cung, cổ tử cung: Một số bệnh như viêm lộ tuyến, viêm cổ tử cung đều có thể khiến kinh nguyệt ghé thăm muộn.

Một số nguyên nhân khác gây kinh chậm 1 tháng

Nhiều trường hợp chậm kinh 1 tháng có thể bắt nguồn từ thói quen sinh hoạt không lành mạnh của chị em. Cụ thể:

  • Giảm cân quá đà: Chế độ giảm cân không khoa học sẽ khiến cơ thể thiếu chất béo và chất đạm. Điều này sẽ ảnh hưởng đến các cơ quan nội tiết tố. Hệ quả là sẽ khiến chị em bị trễ kinh hoặc vô kinh.
  • Luyện tập thể thao quá sức: Nếu chị em vận động với tần suất nặng, quá sức chịu đựng của cơ thể. Cũng sẽ ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp các hormone nội tiết. Nên chu kỳ kinh nguyệt của chị em sẽ diễn ra không đều.
  • Uống thuốc: Chậm kinh cũng là tác dụng phụ của nhiều loại thuốc. Nên chị em cần phải thận trọng và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
  • Di chuyển liên tục: Thường xuyên thay đổi địa điểm sinh hoạt như công tác, đi du lịch… Nội tiết tố trong cơ thể cũng sẽ bị thay đổi và gây nên tình trạng chậm kinh.

Chậm kinh 1 tháng có bị sao không?

Chậm kinh 1 tháng có bị sao không? Nếu trễ kinh 1 tháng do mang thai, chị em nên đến các cơ sở y tế để làm xét nghiệm, siêu âm. Nhằm kiểm tra chính xác có thai hay không.

Còn nếu không phải do mang thai, đây là triệu chứng cảnh báo nhiều bệnh lý. Những bệnh này nếu không điều trị sớm sẽ gây những biến chứng sau:

  • Tâm lý: Khi chậm kinh 1 tháng hầu hết chị em sẽ có tâm trạng lo lắng, bất an. Điều này sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt, công việc hàng ngày. Càng lo lắng thì tình trạng chậm kinh sẽ diễn ra nghiêm trọng hơn.
  • Khả năng sinh sản: Trễ kinh có thể là dấu hiệu của các bệnh lý phụ khoa về tử cung và buồng trứng. Những bệnh này có thể ảnh hưởng đến khả năng mang thai và sức khỏe sinh sản.
  • Sức khỏe: Một số bệnh phụ khoa nếu không điều trị sớm sẽ dẫn tới biến chứng ung thư. Có thể đe dọa đến tính mạng của chị em.

Trễ kinh 1 tháng khi nào cần đến bệnh viện?

Qua những thông tin trên có thể thấy chậm kinh 1 tháng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu thủ phạm là do chế độ ăn uống, tập luyện, nghỉ ngơi. Các bạn có thể tự điều chỉnh tại nhà mà không phải điều trị.

Trễ kinh 1 tháng khi nào cần đến bệnh viện

Trường hợp nghi ngờ bản thân mang thai hay không thể xác định được nguyên nhân. Chị em nên đến các bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Theo khuyến cáo của các bác sĩ, nếu chị em bị mất kinh nguyệt liên tiếp trong 3 chu kỳ và kết quả thử thai âm tính. Nên nhanh chóng đến các bệnh viện để kiểm tra. Hoặc đến các cơ sở y tế khám ngay nếu xuất hiện các dấu hiệu sau:

  • Đau đầu;
  • Sốt cao;
  • Thay đổi tầm nhìn;
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa;
  • Rụng tóc;
  • Tiết dịch sữa hoặc rò rỉ sữa từ đầu vú;
  • Tăng trưởng tóc quá mức.

Bị chậm kinh 1 tháng phải làm sao?

Bị chậm kinh 1 tháng có thể do tâm lý, bệnh lý hay do mang thai. Do đó, để khắc phục tình trạng này, các chị em cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Sử dụng que thử thai hoặc đến các bệnh viện, phòng khám chuyên khoa để siêu âm, xét nghiệm máu. Để kiểm tra bản thân đã mang thai hay không.
  • Nếu chậm kinh 1 tháng không do mang thai và xuất hiện trong thời gian dài. Chị em nên gặp bác sĩ để được kiểm tra và tìm nguyên nhân. Từ đó, có phác đồ điều trị phù hợp để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Xây dựng cuộc sống lành mạnh, khoa học. Giữ tâm trạng vui vẻ, lạc quan. Có chế độ sinh hoạt, ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý.
  • Ăn uống lành mạnh, nói không với những thực phẩm nhiều dầu mỡ, gia vị cay nóng hay chất kích thích. Luyện tập thể thao để duy trì cân nặng phù hợp.
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, không thụt rửa quá sâu vào âm đạo để viêm nhiễm hay các bệnh phụ khoa.

Xem thêm: [Bật mí] 10+ Nguyên nhân trễ kinh và cách khắc phục chị em cần biết

Cách chữa chậm kinh 1 tháng hiệu quả

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng chậm kinh 1 tháng sau khi quan hệ. Tùy vào từng nguyên nhân mà sẽ có hướng điều trị bệnh khác nhau,

  • Nếu chậm kinh do rối loạn hormone, các bác sĩ có thể chỉ định liệu pháp hormone hoặc thuốc tránh thai để ổn định kinh nguyệt. Chị em lưu ý việc lạm dụng thuốc có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản. Nên chỉ uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
  • Nếu chậm kinh do đa nang buồng trứng, trước hết chị em nên ăn kiêng và tập thể dục. Một số loại thuốc như metformin điều trị tiểu đường và một số thuốc điều trị đa nang sẽ được chỉ định để điều trị.
  • Trường hợp vô sinh do bẩm sinh, bác sĩ có chỉ định thuốc điều trị chuyên dụng hoặc tiểu phẫu. Một số thủ thuật phải kể đến như loại bỏ mô sẹo trong tử cung, phẫu thuật tiêu diệt khối u lành tính tuyến yên…

Trên đây là những thông tin về chậm kinh 1 tháng sau khi quan hệ. Như vậy, đây có thể là dấu hiệu mang thai, bệnh lý, tâm lý. Chị em không nên chủ quan nếu gặp triệu chứng này. Hãy nhanh chóng đi thăm khám bác sĩ để xác định nguyên nhân chính xác.