Đau bụng buồn nôn là bệnh gì? Cách khắc phục hiệu quả
Ngày cập nhật :03/12/2021
Đau bụng buồn nôn trong kỳ kinh nguyệt là tình trạng rất thường gặp. Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, hiện tượng này gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hàng ngày. Trong trường hợp đau bụng kinh kèm theo máu kinh màu đen, sốt, đau bụng buồn nôn đi ngoài,… là triệu chứng nguy hiểm. Vậy cụ thể đau bụng buồn nôn là bệnh gì? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để cùng tìm lời giải đáp nhé!
Nội Dung Chính
Nguyên nhân gây đau bụng buồn nôn trong kỳ kinh
Trước khi tìm hiểu cụ thể “đau bụng buồn nôn là bệnh gì?”. Hãy cùng điểm qua một số nguyên nhân gây đau bụng buồn nôn nhé!
- Tử cung bất thường hoặc do sự co thắt quá mạnh, ống tử cung hẹp,… khiến máu kinh khó lưu thông, hoặc lưu thông chậm. Từ đó, kích thích tử cung phải co bóp mạnh hơn, để đẩy máu kinh ra ngoài, dẫn đến tình trạng đau bụng kinh.
- Yếu tố di truyền cũng có thể khiến bạn bị đau bụng kinh. Nếu trong gia đình có bà hoặc mẹ bạn bị đau bụng khi đến tháng. Thì khả năng cao bạn cũng sẽ mắc phải tình trạng này.
- Ngoài ra, sự giảm progesterone và estrogen trong những ngày đầu của kỳ kinh cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng này.
- Tâm ý căng thẳng, stress,… cũng là yếu tố gây đau bụng khi đến tháng.
- Hít phải hóa chất công nghiệp, trúng gió hay cơ thể suy yếu bị đau bụng buồn nôn.
- Ngoài những nguyên nhân kể trên, đau bụng buồn nôn là bệnh gì? Đây có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý phụ khoa như: lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, viêm nội mạc tử cung, viêm vùng chậu,….
Đau bụng buồn nôn là bệnh gì?
Như đã nói ở trên, đau bụng buồn nôn có thể là do nguyên nhân sinh lý gây ra. Tuy nhiên, đây cũng có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Vậy đau bụng buồn nôn là bệnh gì? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây:
Xem thêm: [Giải đáp] Uống thuốc giảm đau bụng kinh có hại không?
Do hội chứng tiền kinh nguyệt gây ra
Các triệu chứng tiền kinh nguyệt như: đau bụng, buồn nôn, đau lưng, nhức đầu, đau bụng buồn nôn đi ngoài, đau bụng buồn nôn không đi ngoài được,…Tình trạng này thường gặp ở những phụ nữ trong độ tuổi sinh nở, trước những ngày hành kinh.
Những chị em mắc phải hội chứng tiền kinh nguyệt dễ cáu gắt, hoặc nhạy cảm hơn trong những ngày “dâu”.
Rối loạn tiền kinh nguyệt
So với hội chứng tiền kinh nguyệt, thì tác động của tình trạng rối loạn tiền kinh nguyệt gây ra có phần nghiêm trọng hơn.
Các bác sĩ sản phụ khoa cho biết, về cơ bản, 2 loại bệnh lý này đều có những biểu hiện tương tự nhau. Tuy nhiên, khi bị rối loạn tiền kinh nguyệt, tất cả các triệu chứng kể trên đều xảy ra nặng hơn. Tác động xấu đến đời sống hàng ngày.
Đau bụng buồn nôn là bệnh gì? – Lạc nội mạc tử cung
Đau bụng buồn nôn trong chu kỳ kinh còn là triệu chứng của bệnh lạc nội mạc tử cung. Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, mô nội mạc tử cung phát triển bên ngoài tử cung, lan đến ống dẫn trứng. Tuy nhiên, phần mô này lại cản trở không cho máu chảy ra bên ngoài âm đạo trong ngày “đèn đỏ”.
Tình trạng này kéo dài sẽ khiến cho chúng ta bị viêm nhiễm, phù nề.
Bệnh viêm vùng chậu
Nếu bạn đang băn khoăn không biết “đau bụng buồn nôn là bệnh gì?” thì đây có thể là biểu hiện của bệnh viêm vùng chậu.
Đây là bệnh lý lây truyền chủ yếu qua con đường quan hệ tình dục không an toàn. Với những triệu chứng bất thường như: đau khi đi tiểu, đau khi quan hệ tình dục, đau bụng dưới, buồn nôn,…
Đau bụng kinh
Buồn nôn đau bụng cũng là biểu hiện của tình trạng đau bụng kinh khi đến tháng. Có hai dạng thường gặp: nguyên phát và thứ phát:
- Đau bụng kinh nguyên phát: chóng mặt, buồn nôn,..
- Đau bụng kinh nguyên phát: thường xảy đến trong 1- 2 ngày đầu kỳ kinh. Tuy nhiên, càng triệu chứng này sẽ ngày càng giảm đi khi bạn càng lớn tuổi. Tình trạng này còn gặp phải do những bất thường ở vùng chậu gây ra. Vì vậy, tình trạng đau bụng kinh còn có thể là do bẩm sinh, u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung gây ra.
Đau bụng buồn nôn là bệnh gì? Những biểu hiện đi kèm với đau bụng kinh gây ảnh hưởng đến sức khỏe
Chị em có thể dựa vào những triệu chứng đi kèm với đau bụng buồn nôn dưới đây. Để biết cách nhận biết các dấu hiệu nguy hiểm. Từ đó, có hướng thăm khám và điều trị kịp thời:
Đau bụng kinh nhưng không ra máu
Tình trạng buồn nôn, đau bụng kinh nhưng không thấy ra máu. Có thể là rất có thể là biểu hiện của một số vấn đề như:
Nội tiết tố cơ thể bị rối loạn
Rối loạn nội tiết tố trong cơ thể là một trong những nguyên nhân tác động đến kinh nguyệt. Các bác sĩ sản phụ khoa cho biết, khi các hormone progesterone và estrogen bị mất cân bằng. Chu kỳ kinh của chị em sẽ bị ảnh hưởng như: mất kinh, trễ kinh hoặc đau bụng kinh nhưng không ra máu,..
Tử cung bất thường
Những chị em có cấu tạo tử cung ngả trước, ngả sphias sau,… sẽ làm ảnh hưởng đến sự lưu thông của máu kinh. Đây cũng là nguyên nhân khởi phát của nhiều bệnh phụ khoa như viêm nội mạc tử cung, viêm vùng chậu, u xơ tử cung,…
Mang thai
Dấu hiệu mang thai sớm như đau bụng dưới, cơ thể nhức mỏi, đau lưng,… rất giống với hiện tượng tiền kinh nguyệt. Điều này khiến chị em khó phân biệt với việc có thai hay chuẩn bị đến kỳ kinh. Vì thế, đây cũng là lý do tại sao đau bụng kinh nhưng không thấy ra máu.
Sử dụng thuốc tránh thai
Lạm dụng quá nhiều thuốc tránh thai, dùng thuốc tránh thai không đúng,… chị em sẽ gặp phải một số tác dụng phụ. Trong đó, phải kể đến tình trạng rối loạn kinh nguyệt, rong kinh hay đau bụng kinh,..
Do bị căng thẳng kéo dài
Công việc, học tập và cuộc sống hàng ngày phải chịu quá nhiều áp lực, cũng tác động đến nội tiết tố. Khiến cho chu kỳ nguyệt san bị ảnh hưởng.
Đau bụng buồn nôn kinh kèm theo ra máu đen
Trong trường hợp bạn bị đau bụng buồn nôn kèm máu kinh có màu đen, vón cục, kèm theo mùi hôi tanh khó chịu,… thì có thể bạn đang bị u nang buồng trứng, u xơ tử cung, buồng trứng đa nang, lạc nội mạc tử cung,…
Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, các bệnh lý này sẽ gây ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe cũng như khả năng sinh sản của chị em sau này. Do đó, nếu gặp phải các biểu hiện trên, chị em nên chủ động đi khám. Để bác sĩ tìm ra nguyên nhân gây bệnh và có hướng điều trị kịp thời.
Đau bụng buồn nôn sốt nhẹ
Sốt là phản ứng của cơ thể khi bị cúm hoặc nhiễm trùng,… Trong trường hợp bạn bị sốt cao, kèm theo các biểu hiện bất thường tại dạ dày,… bạn nên đi thăm khám, để bác sĩ thăm khám tìm ra nguyên nhân và có hướng khắc phục kịp thời.
Nếu chỉ bị đau bụng buồn nôn sốt nhẹ bạn có thể theo dõi tại nhà. Trường hợp đau bụng dữ dội ở vùng bụng. Hãy đi khám ngay lập tức.
Bị đau bụng buồn nôn trong kỳ kinh có nguy hiểm không?
Đau bụng, buồn nôn trong kỳ kinh nguyệt có nguy hiểm? Câu trả lời là không. Nếu chỉ đơn thuần gặp phải các triệu chứng kể trên thì nó chỉ tác động đến sinh hoạt hàng ngày. Chứ không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Thông thường các triệu chứng này sẽ tự biến mất khi “ngày dâu” qua.
Trường hợp chị em bị buồn nôn, đau bụng, kèm theo các biểu hiện bất thường về máu kinh, dịch tiết âm đạo, ngứa vùng kín, mùi hôi khó chịu,… hãy chủ động đi khám. Vì đây là biểu hiện của nhiều bệnh lý phụ khoa nguy hiểm.
Đau bụng buồn nôn phải làm sao? Cách khắc phục hiện tượng trên
Cho dù tình trạng đau bụng kinh kèm buồn nôn ở mức độ nặng hoặc nhẹ đều ảnh hưởng tới sinh hoạt của chị em. Vì vậy, hãy tham khảo ngày một số mẹo giúp giảm đau đơn giản dưới đây. Để bạn cảm thấy thoải mái, nhẹ nhàng hơn mỗi khi “ngày dâu” ghé thăm nhé!
Xem thêm: [Bật mí]: 20+ Cách làm giảm đau bụng kinh ngay lập tức tại nhà
Massage nhẹ nhàng vùng bụng dưới
Massage vùng bụng dưới nhẹ nhàng sẽ giảm được mức độ co thắt của tử cung. Hành động nhỏ này cũng giúp thúc đẩy tuần hoàn máu tốt hơn. Từ đó làm giảm các cơn đau bụng kinh, đồng thời gian chế cảm giác buồn nôn hiệu quả.
Lưu ý: Khi massage chị em nên dùng lực nhẹ nhàng theo vòng tròn. Để tăng tính hiệu quả, có thể dùng thêm tinh dầu hoặc cao nóng.
Chườm ấm
Dùng túi chườm ấm để chườm vùng bụng dưới cũng là giải pháp giúp giảm đau bụng kinh vừa đơn giản, vừa phổ biến. Nhiệt độ ấm tỏa ra từ túi chườm có thể làm giảm cơ trơn tử cung. Hạn chế tử cung bị co bóp quá mức, hạn chế hiện tượng huyết ứ, gây cục máu đông.
Lưu ý: Chị em chỉ nên dùng nước ở nhiệt độ 60-70 độ C, không dùng nước quá nóng sẽ dễ gây bỏng. Vì chúng ta sẽ chườm trực tiếp lên bụng. Để phát huy công dụng tốt nhất, chị em nên chườm khi mới xuất hiện triệu chứng. Hoặc chườm khi mới bắt đầu ra kinh.
Uống trà gừng
Các thầy thuốc đông y cho biết, gừng có tính ấm nên được các bà các chị từ xa xưa, dùng để giảm đau bụng nói chung. Và được dùng để dùng để hỗ trợ giảm đau bụng kinh mỗi khi đến tháng.
Bên cạnh đó, loại tinh dầu có trong gừng còn giúp làm giảm cảm giác buồn nôn, mệt mỏi nhanh chóng. Để trà gừng thơm ngon và dễ uống hơn. Chị em có thể thêm 1-2 thìa mật ong vào. Rồi thưởng thức từng ngụm nhỏ để dưỡng chất thẩm thấu vào cơ thể.
Nếu ngại chế biến, có thể ngậm trực tiếp vài lát gừng tươi. Mẹo này cũng giúp giảm đau bụng, giảm buồn nôn rất hiệu quả.
Một số mẹo khác:
Ngoài cách giảm đau bụng buồn nôn khi đến kỳ kinh, chị em có thể áp dụng những cách sau:
- Luôn để tinh thần thoải mái, ngủ đủ giấc, và tránh căng thẳng.
- Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu dưỡng chất từ vitamin, magie, axit béo omega 3,…
- Thường xuyên tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga,…
- Không hút thuốc lá, uống rượu bia,… bởi những chất này sẽ khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.
Với những thông tin vừa rồi, chắc hẳn chị em đã nắm được “đau bụng buồn nôn là bệnh gì?”. Từ đó, biết cách phòng tránh, cũng như khắc phục nếu chẳng may mắc phải.