Rối loạn kinh nguyệt uống thuốc gì? 6 loại thuốc chữa rối loạn kinh nguyệt

Tham vấn y khoa : Bác sĩ

Ngày cập nhật :16/02/2023

Rối loạn kinh nguyệt là vấn đề rất thường xuyên xảy ra. Nhiều chị em bị rối loạn kinh nguyệt sau sinh, sau sinh mổ, rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh, hoặc sau khi uống thuốc tránh thai khẩn cấp,… Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về căn bệnh này, nguyên nhân gây bệnh. Và rối loạn kinh nguyệt nên uống thuốc gì?,…

Rối loạn kinh nguyệt là gì?

Trước khi giải đáp câu hỏi rối loạn kinh nguyệt uống thuốc gì? Hãy cùng bác sĩ sản phụ khoa tìm hiểu rõ hơn về kinh nguyệt và rối loạn kinh nguyệt là gì?

Kinh nguyệt được hiểu đơn giản là hiện tượng lớp niêm mạc tử cung bong ra có chu kỳ. Khi có sự thay đổi nội tiết tác động, làm chảy máu từ buồng tử cung ra ngoài âm đạo.

Thông thường, kinh nguyệt sẽ xuất hiện khi chị em bước vào độ tuổi dậy thì (12-16 tuổi). Vậy chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày? Các bác sĩ sản phụ khoa cho biết:

  • Chu kỳ trung bình sẽ kéo dài 28 ngày.
  • Có trường hợp chu kỳ kinh ngắn hơn khoảng 25 ngày.
  • Hoặc dài hơn 30-35 ngày.
  • Tùy vào cơ địa của mỗi người, thời gian chảy máu kinh có thể kéo dài từ 3-5 ngày.
  • Mỗi chu kỳ, lượng máu kinh mất đi khoảng từ 50-150ml.

roi loan kinh nguyet la gi

 

Rối loạn kinh nguyệt chính là sự bất thường của chu kỳ kinh nguyệt về số ngày kinh quá ngắn, hoặc quá dài. Lượng máu kinh quá ít hoặc quá nhiều. Chị em có thể dễ dàng phân biệt các trường hợp rối loạn kinh nguyệt như sau:

  • Kinh thưa: Kỳ kinh kéo dài hơn 39 ngày
  • Rong kinh: ngày “dâu” kéo dài hơn 8 ngày.
  • Kinh mau: Rối loạn kinh nguyệt 1 tháng có 2 lần thì được gọi là kinh mau.
  • Thiển kinh (ít kinh nguyệt): Lượng kinh ra quá ít (chỉ khoảng 20ml). Ngày hành kinh chỉ kéo dài từ 1-2 ngày.
  • Rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh: thường xảy ra ở độ tuổi từ 40- 50 tuổi. Trường hợp mãn kinh trước độ tuổi này thì được coi là mãn kinh sớm.

Xem thêm: [Tìm hiểu] Kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì có sao không?

Nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt

Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt không đều. Trong đó, phải kể đến như:

Rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì do mất cân bằng nội tiết tố

Nội tiết tố trong cơ thể của chị em bao gồm estrogen và progesterone. Hai loại hormone này có vai trò điều hoà chu kỳ kinh nguyệt.

Thế nhưng, quá trình sản xuất các hormone này vô cùng phức tạp. Chỉ một tác động nhỏ  liên quan đến cơ chế sản xuất cũng gây mất cân bằng nội tiết tố.

Hơn nữa, ở giai đoạn dậy thì, nội tiết tố của các bạn gái chưa thể hoạt động ổn định. Chính vì vậy, đa phần, các bạn gái ở độ tuổi này, đều có chu kỳ kinh nguyệt không đều, hoặc thường xuyên bị rối loạn kinh nguyệt.

Rối loạn kinh nguyệt uống thuốc gì? Để cân bằng lại nội tiết tố. Các bác sĩ sản phụ khoa cho biết, chị em bị rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì không cần quá lo lắng. Cơ thể của bạn gái sẽ tự cân bằng trở lại trong vòng 1-2 năm tới.

Rối loạn kinh nguyệt sau sinh

Phụ nữ sau sinh cũng thường xuyên bị rối loạn về chu kỳ kinh. Sở dĩ gặp phải tình trạng này là do:

  • Mất cân bằng hormone là nguyên nhân chính gây rối loạn kinh nguyệt.
  • Sau sinh chị em sẽ có sự thay đổi về cân nặng. Điều này cũng tác động đến chu kỳ kinh.
  • Quá trình cho con bú, cơ thể mẹ sẽ tiết ra Prolactin. Chất này làm ức chế việc rụng trứng, khiến mẹ sẽ không có kinh nguyệt trong giai đoạn này. Hoặc thường xuyên bị kinh nguyệt không đều.
  • Hành trình nuôi con đầy vất vả và gian nan. Chính vì vậy, mẹ bỉm sữa sẽ không tránh khỏi những lúc căng thẳng, stress, rối loạn giấc ngủ,… Những tác động về tâm lý như vậy, cũng ảnh hưởng đến chu kỳ kinh của chị em.

nguyen nhan gay roi loan kinh nguyet

 

 

Rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh

Khi phụ nữ ở tuổi 40-50 tuổi sẽ dần bước sang tuổi tiền mãn kinh. Ở giai đoạn này, nội tiết tố sinh dục estrogen bị sụt giảm. Khiến cho chu kỳ kinh của chị em bị rối loạn.

Ngoài những ảnh hưởng về chu kỳ kinh, chị em khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh còn gặp phải các triệu chứng như: mất ngủ, dễ cáu gắt, đổ mồ hôi về đêm,… Tùy thuộc vào mỗi người, tình trạng này sẽ kéo dài từ 4- 8 năm.

Rối loạn kinh nguyệt sau sinh mổ

Phụ nữ sau sinh mổ, cơ thể sẽ có rất nhiều thay đổi, đặc biệt là nội tiết tố estrogen bị sụt giảm.

Với những chị em sinh mổ, kinh nguyệt sẽ quay lại sau khoảng 6-12 tuần. Đây là thời gian, đủ để cơ thể và tử cung của mẹ dần ổn định lại. Lượng hormone trong cơ thể cũng được cân bằng.

Tuy nhiên, trên thực tế, “nàng dâu” quay trở lại sớm hay muộn còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi của mẹ sau sinh, mẹ có đang cho con bú hay không? Có thường xuyên bị mất ngủ, hay căng thẳng hay không?,..…

Rối loạn kinh nguyệt sau khi uống thuốc tránh thai khẩn cấp

Thuốc tránh thai khẩn cấp là sản phẩm được nhiều chị em sử dụng để ngừa thai. Tuy nhiên, nếu chị em sử dụng loại thuốc này thường xuyên, lạm dụng quá mức. Sẽ khiến lượng hormone sinh dục nữ tăng lên, gây rối loạn chu kỳ kinh.

Đây chính là tác dụng phụ rất thường gặp khi chị em sử dụng thuốc tránh thai. Dùng thuốc tránh thai bị rối loạn kinh nguyệt sẽ có sự thay đổi về màu sắc máu kinh, số lượng máu kinh thay đổi. Chu kỳ “đèn đỏ” có thể đến sớm hoặc đến muộn,…

Trong trường bạn bị rối loạn kinh nguyệt kéo dài, kèm theo các biểu hiện bất thường như máu kinh vón cục, máu kinh màu đen, kèm theo mùi hôi khó chịu,… Bạn nên chủ động đi thăm khám. Vì đây là một trong những dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh phụ khoa nguy hiểm.

Chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học

Việc giảm cân và tăng cân đột ngột,.. cũng gây tác động đến chu kỳ kinh của chị em. Khi cơ thể không được cung cấp đủ lượng calo, sẽ làm cản trở việc sản sinh hormone cần thiết cho quá trình rụng trứng.

Bên cạnh đó, việc ăn uống thất thường, ăn nhiều đồ cay nóng,… cũng gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt.

Rối loạn kinh nguyệt uống thuốc gì?

Chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn khiến cho chị em không khỏi lo lắng. Vậy bị rối loạn kinh nguyệt uống thuốc gì? Là câu hỏi được nhiều chị em quan tâm.

Các bác sĩ sản phụ khoa cho biết, có rất nhiều cách để khắc phục tình trạng rối loạn kinh nguyệt như: điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, hay đơn giản là dung thuốc tân dược. Dưới đây là một số loại thuốc tây giúp chân bằng chu kỳ kinh. Hãy cùng tham khảo nhé!

roi loan kinh nguyet uong thuoc gi

Rối loạn kinh nguyệt nên uống gì? thuốc tránh thai

Thuốc tránh thai không chỉ có tác dụng ngừa thai, mà còn giúp điều hòa kinh nguyệt.

Bởi khi sử dụng thuốc tránh thai, là chị em sẽ nạp progesterone và estrogen,.. Điều này sẽ giúp cân bằng nội tiết tố. Giúp chu kỳ kinh của chị em trở nên ổn định hơn.

Thế nhưng, đây chỉ là giải pháp tạm thời. Chị em không nên lạm dụng thuốc tránh thai để cân bằng chu kỳ kinh. Bởi loại thuốc này có thể gây ra nhiều tác dụng phụ cho cơ thể như: rong kinh, chán ăn, ứ huyết,…

Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, thuốc tránh thai chỉ mang lại hiệu quả khi chị em bị rối loạn kinh nguyệt do gặp phải những bất thường về nội tiết. Nếu chu kỳ kinh bị rối loạn do các nguyên nhân khác, thuốc này sẽ không đem lại hiệu quả mong muốn.

Rối loạn kinh nguyệt uống thuốc gì? Thuốc kháng viêm không steroid

Nhiều cuộc nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các loại thuốc tiêu viêm không steroid có thể ngăn không cho cơ thể tiết prostaglandin.

Do đó, những loại thuốc kháng viêm có chứa steroid sẽ giúp làm giảm cơn đau trong những ngày đèn đỏ.

Thuốc tăng cường hormone

Nếu bạn đang băn khoăn rối loạn kinh nguyệt uống thuốc gì? Thì không thể bỏ qua thuốc tăng cường hormone. Cũng tương tự như thuốc tránh thai, loại thuốc này giúp bổ sung hormone cho nữ giới. Giúp cân bằng trạng thái sinh lý cơ thể.

Hiện nay, những loại thuốc tăng cường hormone này được bày bán rất nhiều tại các quầy thuốc tân dược. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, chị em nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Thuốc Primolut-Nor

Thuốc Primolut-Nor có hoạt chất norethisterone. Đây là loại thuốc được sử dụng để điều trị vô kinh, hoặc đau bụng kinh mỗi khi đến tháng.

Primolut – Nor cũng là thuốc được dùng để chữa mỗi khi cơ thể gặp phải những xuất huyết bất thường.

Để việc dùng thuốc đạt kết quả tốt nhất, bạn nên sử dụng thuốc estrogen trước 14 ngày, trước khi dùng thuốc primolut – Nor.

Lưu ý: Thuốc này không được dùng với các trường hợp người bệnh có tiền sử mắc các vấn đề về thần kinh, tim mạch, người có khối u, tiểu đường,… Trường hợp dung thuốc gặp phải các triệu chứng như đau nhức chân tay, rối loạn thị giác, đau nửa đầu,… chị em cần ngừng sử dụng thuốc ngay.

Rối loạn kinh nguyệt uống thuốc gì? Thuốc PM H-Regulator

Thuốc PM H-Regulator là loại thuốc được điều chế từ quả của cây trinh nữ. Loại thuốc này có tác dụng cân bằng nguyệt san, giảm đau bụng kinh, đau tức ngực trước kỳ kinh.

Ngoài ra,  hoạt chất prolactin trong thuốc sẽ làm giảm những bất ổn về tâm lý cho chị em mỗi khi đến ngày “đèn đỏ”.

Trên đây là 6 loại thuốc chữa rối loạn kinh nguyệt đã và đang được các bác sĩ chuyên khoa sử dụng để giúp chị em cân bằng lại chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, để việc dùng thuốc đạt hiệu quả tốt nhất. Chị em cần chủ động đi khám để được các bác sĩ thăm khám, kê đơn thuốc điều trị phù hợp.

Chị em tuyệt đối không được tự ý mua và sử dụng thuốc khi chưa đi khám. Việc tùy ý sử dụng thuốc có thể gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn.

Xem thêm: Trễ kinh 2 tuần và ra huyết trắng là bị làm sao?

Một số lưu ý khi điều trị rối loạn kinh nguyệt

Ngoài việc điều trị rối loạn kinh nguyệt bằng thuốc. Chị em cần lưu ý một số vấn đề trong chế độ sinh hoạt, sẽ giúp cải thiện dần dần chu kỳ kinh.

Cải thiện thói quen sinh hoạt khoa học: Để chu kỳ kinh được ổn định, chị em cần ngủ đủ giấc, thường xuyên tập thể dục để có một cơ thể khỏe mạnh. Đồng thời, không sử dụng các loại chất kích thích như rượu bia, cà phê,….

Xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng: Chị em nên bổ sung đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng đó là tinh bột, chất đạm, chất béo và rau xanh. Uống đủ ít nhất 2 lít nước mỗi ngày,… để duy trì cơ thể khỏe mạnh.

Duy trì tâm lý ổn định: Chị em nên sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý, cân bằng giữa công việc, học tập,… để hạn chế bị căng thẳng, stress.

Cẩn trọng trong sử dụng thuốc: Trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nội tiết tố, thuốc điều hòa kinh nguyệt gì,… chị em nên hỏi ý kiến của bác sĩ. Không nên tự ý mua và sử dụng thuốc khi chưa đi khám.

Hi vọng rằng, thông qua bài viết này, chị em đã có lời giải cho câu hỏi rối loạn kinh nguyệt uống thuốc gì? Cũng như nắm được nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt. Tùy đó có hướng điều chỉnh và khắc phục phù hợp.