[10+ Nguyên nhân] Trễ kinh 1 tháng nhưng không có dấu hiệu mang thai

Tham vấn y khoa : Bác sĩ

Ngày cập nhật :01/03/2023

Trễ kinh 1 tháng nhưng không có dấu hiệu mang thai có sao không, có nguy hiểm không? Trễ kinh 1 tháng nên ăn gì, nên uống thuốc gì? Tại sao trễ kinh 1 tháng ở tuổi dậy thì, sau sinh? Chậm kinh 1 tháng và đau bụng dưới, ra máu đen là dấu hiệu gì? Đây là những nội dung được rất nhiều chị em quan tâm, tìm hiểu.

Bài viết dưới đây sẽ giúp chị em giải đáp tất tần tật thông tin về trễ kinh 1 tháng. Hãy cùng theo dõi nhé!

10+ Nguyên nhân trễ kinh 1 tháng nhưng không có dấu hiệu mang thai thường gặp

Thông thường, chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới sẽ kéo dài từ 28 – 32 ngày. Thời gian hành kinh diễn ra trong khoảng từ 3- 5 ngày. Lượng máu mất đi mỗi đợt hành kinh khoảng từ 20- 80ml.

Trễ kinh 1 tháng nhưng không có dấu hiệu mang thai là tình trạng đã qua 1 tháng chị em vẫn chưa có kinh dù không hề mang thai. Rắc rối này xảy ra khá phổ biến ở chị em độ tuổi sinh sản. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp:

Rối loạn nội tiết tố – Nguyên nhân trễ kinh 1 tháng ở tuổi dậy thì, sau sinh

Nội tiết tố quyết định rất lớn đến sự ổn định của kinh nguyệt. Nội tiết cân bằng thì kinh nguyệt ổn định. Ngược lại, nội tiết rối loạn sẽ khiến cho cả vùng dưới đồi, tuyến yên và buồng trứng hoạt động sai lệch, dẫn đến rối loạn kinh nguyệt.

Các bạn gái ở tuổi dậy thì và chị em phụ nữ sau sinh là những người dễ bị rối loạn nội tiết hơn cả. Tuy nhiên, đây chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường. Sau vài tháng đến 1 năm, tình trạng này sẽ được cải thiện, chị em không nên quá lo lắng.

Chậm kinh 1 tháng và đau bụng dưới là dấu hiệu bệnh gì? Bệnh buồng trứng đa nang

Nhiều chị em nghĩ rằng chậm kinh 1 tháng và đau bụng dưới là dấu hiệu mang thai. Điều này là đúng, tuy nhiên chưa đủ. Đây cũng có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang bị mất cân bằng hormone gây ra hội chứng buồng trứng đa nang.

Chậm kinh 1 tháng và đau bụng dưới là dấu hiệu bệnh gì? Bệnh buồng trứng đa nang

Chị em mắc bệnh đa nang buồng trứng thường xuất hiện rất nhiều nang nhỏ trong buồng trứng, ngăn cản sự rụng trứng xảy ra. Bệnh làm giảm khả năng thụ thai ở chị em phụ nữ.

Ngoài chậm kinh, đau bụng dưới bệnh buồng trứng đa nang còn khiến chị em tăng cân đột ngột, béo phì, nổi mụn nhiều, …

Trễ kinh 1 tháng do đâu? Coi chừng bệnh u xơ tử cung

U xơ tử cung là một trong những nguyên nhân thường gặp khiến chị em bị trễ kinh 1 tháng. Bệnh xảy ra do các mô cơ tăng trưởng một cách quá mức và mất kiểm soát. Từ đó làm xuất hiện một hoặc nhiều khối u xơ trên bề mặt và bên trong tử cung.

Chậm kinh, rong kinh là dấu hiệu rõ rệt nhất của bệnh u xơ tử cung. Khối u càng lớn càng dễ gây bít tắc ống dẫn trứng khiến chị em khó thụ thai.

Dấu hiệu trễ kinh 1 tháng do viêm lộ tuyến cổ tử cung

Theo thống kê, có đến hơn 10% chị em trong độ tuổi sinh sản mắc viêm lộ tuyến cổ tử cung. Đây cũng chính là bệnh lý thường gặp khiến chị em dễ bị chậm kinh, trễ kinh 1 tháng.

Lộ tuyến cổ tử cung là phần biểu mô bị lộn ra ngoài cổ tử cung. Lộ tuyến khiến tử cung tăng tiết dịch nhiều hơn, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus gây bệnh xâm nhập gây viêm nhiễm.

Dấu hiệu trễ kinh 1 tháng do viêm lộ tuyến cổ tử cung

 

Bệnh viêm lộ tuyến chia làm 4 giai đoạn chính. Một số triệu chứng của bệnh là: Kinh nguyệt không đều kèm theo khí hư ra nhiều, có mùi hôi, chảy máu khi quan hệ, chảy máu âm đạo bất thường.

Bệnh ở giai đoạn mãn tính có thể gây viêm tắc vòi trứng, polyp cổ tử cung, u nang cổ tử cung, viêm nội mạc tử cung, ung thư cổ tử cung và vô sinh.

Kinh chậm 1 tháng do mắc viêm buồng trứng

Hầu hết chị em lo lắng khi thấy kinh chậm 1 tháng nhưng không có dấu hiệu mang thai? Theo các chuyên gia y tế, chị em nên theo dõi sát sao tình trạng kinh nguyệt. Nếu tình trạng chậm kinh diễn ra thường xuyên có thể là dấu hiệu bệnh viêm buồng trứng.

Viêm buồng trứng là tình trạng một hoặc ở cả hai bên buồng trứng bị tấn công bởi các vi sinh vật gây hại có thể từ bên trong hoặc bên ngoài cơ thể.

Bệnh mới khởi phát thường có biểu hiện chậm kinh. Trong trường hợp không được can thiệp điều trị kịp thời sẽ chuyển sang viêm buồng trứng mạn làm xuất hiện biến chứng nguy hiểm.

Trễ kinh 1 tháng – Cảnh giác với bệnh lý tuyến giáp

Bệnh tuyến giáp chiếm tỷ lệ mắc cao ở chị em đã từng mang thai, sinh nở. Một khi tuyến giáp bị trục trặc sẽ khiến nội tiết tố bị mất cân bằng. Sự trao đổi chất và khả năng tương tác với các hệ thống khác trong cơ thể bị lệch nhịp.

Chị em mắc bệnh tuyến giáp thường có kinh nguyệt không đều.

Trễ kinh 1 tháng nhưng không có dấu hiệu mang thai do tăng giảm cân quá mức

Một trong những nguyên nhân khiến chị em trễ kinh 1 tháng nhưng không có dấu hiệu mang thai là do tăng giảm cân quá mức.

Trong một chu kỳ kinh nguyệt, cơ thể cần sản xuất đủ lượng estrogen để xây dựng nên lớp niêm mạc tử cung. Việc tăng, giảm cân quá mức và đột ngột sẽ làm ảnh hưởng đến vùng dưới đồi. Cơ thể do không sản xuất đủ estrogen cần thiết cho kỳ kinh nguyệt, trở thành nguyên nhân gây ra chậm kinh. Trường hợp nặng, những người giảm cân cấp tốc thậm chí sẽ không xuất hiện kinh nguyệt.

Chậm kinh do đâu? Thường xuyên vận động quá sức

Tập luyện, vận động là thói quen tốt giúp chị em tăng cường sức khỏe và sự dẻo dai. Tuy nhiên, việc tập luyện cần diễn ra điều độ, phù hợp với thể trạng. Nếu chị em thường xuyên vận động quá sức kinh nguyệt có thể sẽ bị rối loạn.

Trễ kinh 1 tháng do tác dụng phụ của thuốc

Nhắc đến nguyên nhân gây trễ kinh, chị em không nên bỏ qua tác dụng phụ của thuốc. Đặc biệt là các loại thuốc kháng sinh, thuốc chống trầm cảm. Thuốc nội tiết tố, thuốc chống loạn thần, thuốc tránh thai hàng ngày và khẩn cấp.

Những loại thuốc này vốn có tác dụng phụ là ức chế quá trình rụng trứng. Làm thay đổi nội tiết tố trong cơ thể…Do đó, việc lạm dụng thuốc hoặc sử dụng thuốc liên tục trong một thời gian dài rất dễ khiến chị em bị trễ kinh.

Sử dụng chất kích thích – Nguyên nhân trễ kinh thường gặp

Việc chị em thường xuyên sử dụng chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá, chất gây nghiện, cà phê, … sẽ gây ảnh hưởng đến nội tiết tố sinh sản, dẫn đến rối loạn kinh nguyệt.

Xem thêm: [Giải đáp] Quan hệ trước 2 ngày có kinh nguyệt có thai không?

Trễ kinh 1 tháng nhưng không có dấu hiệu mang thai có nguy hiểm không?

Như bài viết đã chia sẻ, trễ kinh 1 tháng nhưng không có dấu hiệu mang thai có thể là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh nguy hiểm. Nếu tình trạng này diễn ra liên tiếp nhiều chu kỳ kèm biểu hiện bất thường, chị em nên chủ động thăm khám. Tránh để bệnh kéo dài gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt

Tình trạng trễ kinh khiến chị em thường xuyên phải lo lắng, băn khoăn. Việc suy nghĩ quá nhiều dễ gây stress, trầm cảm. Chị em sẽ khó tập trung trong công việc, cuộc sống, học tập.

Ảnh hưởng đến sức khỏe

Trường hợp trễ kinh 1 tháng do bệnh lý thường đi kèm với những triệu chứng như: Mệt mỏi, khó chịu, đau bụng dưới, đau lưng, …

Bệnh kéo dài gây viêm nhiễm lan rộng, ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác trong cơ thể. Điển hình như: Đường tiết niệu, bàng quang…

Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản

Kinh nguyệt là tấm gương phản ánh rõ nét tình trạng sức khỏe sinh sản của chị em phụ nữ.  Vì vậy, khi nữ giới bị rối loạn kinh nguyệt đồng nghĩa với việc nguy cơ bị vô sinh hiếm muộn tăng cao.

Trễ kinh khiến chị em khó xác định, tính ngày rụng trứng chính xác. Khả năng thụ thai bị suy giảm, khiến chị em khó có con hơn.

Chưa kể, các bệnh phụ khoa sẽ tác động không nhỏ đến hoạt động và chức năng của cơ quan sinh dục.  Trễ kinh nhiều ngày không được điều trị kịp thời sẽ khiến chị em đối mặt với nguy cơ vô sinh.

Phương pháp điều trị chậm kinh hiệu quả

Chậm kinh có thể điều trị khỏi nếu sớm được phát hiện và can thiệp. Đối với trường hợp chậm kinh do nguyên nhân sinh lý, chỉ cần thay đổi thói quen sinh hoạt là có thể khắc phục. Tuy nhiên, trường hợp chậm kinh bệnh lý cần nhờ đến sự thăm khám, tư vấn của bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm.

Tại các cơ sở y tế uy tín hiện áp dụng 2 phương pháp điều trị chậm kinh chính như sau:

Phương pháp nội khoa điều trị chậm kinh

Nội khoa là phương pháp được áp dụng chủ yếu trong điều trị chậm kinh do viêm nhiễm, rối loạn nội tiết. Thuốc được sử dụng có thể ở dưới dạng đường uống, bôi trực tiếp, đặt âm đạo.

Phương pháp nội khoa điều trị chậm kinh

Phương pháp ngoại khoa điều trị chậm kinh

Điều trị chậm kinh bằng phương pháp ngoại khoa là hình thức sử dụng các thiết bị, dụng cụ y tế chuyên dụng để phẫu thuật cho người bệnh. Phương pháp ngoại khoa được áp dụng cho một số nguyên nhân gây chậm kinh như sự xuất hiện của u ở cơ quan sinh sản.

Lưu ý, việc lựa chọn địa chỉ điều trị chậm kinh rất quan trọng. Đây chính là yếu tố quyết định tới hiệu quả điều trị bệnh của chị em.

Phòng tránh trễ kinh bằng cách nào hiệu quả?

Trễ kinh là điều không ai mong muốn xảy ra. Để khắc phục tình trạng này, chị em nên chú ý hơn đến việc xây dựng đời sống khoa học. Dưới đây là một số gợi ý dành cho bạn:

  • Duy trì mức cân nặng ổn định.
  • Giữ tâm lý thoải mái, vui vẻ, tránh bị stress.
  • Ăn uống khoa học, điều độ. Tránh tiêu thụ đồ uống kích thích quá nhiều.
  • Tập thể dục nhẹ nhàng, điều độ. Không nên vận động quá sức.
  • Ngủ đủ giấc, không làm việc quá sức hoặc đột ngột thay đổi lịch sinh hoạt.

Xem thêm: Trễ kinh 3 ngày thử que 1 vạch đậm 1 vạch mờ nguyên nhân do đâu?

Bài viết trên đây vừa chia sẻ đến bạn những nguyên nhân phổ biến gây trễ kinh 1 tháng nhưng không có dấu hiệu mang thai. Cùng với đó là nguy hại, cách điều trị và phòng tránh hiệu quả. Chúc chị em luôn khỏe mạnh và xinh đẹp.